intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chia sẻ: Bidao13 Bidao13 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

306
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với xu thế mở rộng và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như hiện nay thì công tác Kiểm tra, Thanh tra đã là một trong những hoạt động hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của CHDCND Lào. Trong đó công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  PHONTHILATH MAYSOUK NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  PHONTHILATH MAYSOUK NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGSTS. TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô hướng dẫn luận văn của tôi, PGSTS. Trương Thị Hồng, đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới thầy cô khoa Kinh tế tại chính ngân hàng. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy cô đã kiên nhẫn, hướng dẫn,hộ trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy cô, chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu, đã quan tâm, giúp đỡ. Tôi Xin cám ơn, Phòng sau đại học, Trường đại học Khoa học kinh tế,TPHCM. đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn, bạn bè lớp Ngày 1 khóa 18 và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành  
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. TP.HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2011 Tác giả luận văn PHONTHILATH MAYSOUK
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND LÀO : CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NSNN : NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DNNN : DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CBCNV : CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN QH : QUỐC HỘI BTC : BỘ TÀI CHÍNH GTGT : GIÁ TRỊ GIA TĂNG ICT : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CNTT :CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NNT : NGƯỜI NỘP THUẾ ĐTNT : ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
  6. MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng(2.1): Tổng số thu thuế cản ước năm 2007-2008 .......................................... 36 Bảng(2.2): Tổng hợp số thu thuế do cục và địa phương quản lý năm ................... 39 Bảng(2.3): Tổng hợp số thu thế cả nước năm 2008-2009 .................................... 43 Bảng(2.4):Tổng hợp số thu thuế do cục và địa phương quản lý năm 2008-2009 .. 46 Bảng(2.5): Tổng hợp số thu thuế cả nước năm 2009-2010 ................................... 51 Bảng(2.6):Tổng hợp số thu thuế do cục và địa phương quản lý năm 2009-2010 .. .............................................................................................................................. 53 Bảng(2.7): Tổng hợp công tác kiểm tra, thanh tra thuế 3 năm qua ....................... 57 Bảng(2.8): Tổng hợp số liệu kiểm tra, thanh tra thuế năm 2007-2008 .................. 58 Bảng(2.9): Tổng hợp số kiểm tra, thanh tra thuế năm 2008-09............................. 59 Bảng(2.10): Tổng hợp số kiểm tra, thanh tra thuế năm 2009-2010....................... 60
  7. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRATHUẾ. ............................................................................................. 1  1.1  TỔNG QUAN VỀ THUẾ:............................................................................ 1  1.1.1  Khái niệm: ............................................................................................... 2  1.1.2  Chức năng, vai trò của thuế. .................................................................. 4  1.1.2.1  Chức năng chủ yếu của thuế trong nền kinh tế. ................................. 4  1.1.2.2  Vai trò của thuế trong nền kinh tế. ...................................................... 7  1.1.3  Phân loại thuế. ........................................................................................ 9  1.1.3.1  Thuế gián thu. ...................................................................................... 9  1.1.3.2  Thuế trực thu..................................................................................... 10  1.1.4  Các nguyên tắc quy định trong hệ thống thuế: .................................. 13  1.1.4.1  Nguyên tắc công bằng: ....................................................................... 13  1.1.4.2  Nguyên tắc nhất quán: ....................................................................... 13  1.1.4.3  Nguyên tắc thuận lợi: ......................................................................... 13  1.1.4.4  Nguyên tắc tiết kiệm: .......................................................................... 14  1.1.4.5  Nguyên tắc hiệu quả: ......................................................................... 14  1.1.4.6  Nguyên tắc co dãn: ............................................................................. 14  1.1.4.7  Nguyên tắc trung gian kinh tế: .......................................................... 14  1.1.5  Tổ chức và hoạt động của cơ quan thuế: ............................................ 14  1.1.5.1  Nhiệm vụ và quyền hạn: .................................................................... 14  1.1.5.2  Cơ cấu tổ chức: .................................................................................. 15 
  8. 1.1.5.3  Cơ cấu nhân sự: ................................................................................. 15  1.1.5.4  Quy định của các CBCNV thuế: ........................................................ 15  1.1.5.5  Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ thuế: ......................................... 15  1.1.5.6  Đồng phục và biểu trưng: .................................................................. 16  1.2  KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ: .......................................................... 16  1.2.1  Khái niệm và ý nghĩa của kiểm tra, thanh tra thuế: .......................... 16  1.2.1.1  Khái niệm: .......................................................................................... 16  1.2.1.2  Ý nghĩa: .............................................................................................. 17  1.2.2  Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra: .......................................................... 18  1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm tra, thanh tra thuế: ......................... 19  1.2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận kiểm tra nội bộ: ......................... 19  1.2.5 Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận kiểm tra bên ngoài: ................... 19  1.2.6  Hình thức kiểm tra, thanh tra thuế: ................................................... 20  1.2.6.1 Kiểm tra đối tượng nộp thuế: ............................................................. 20  1.2.6.2 Kiểm tra nội bộ ngành thuế:.............................................................. 23  CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ CHDCND LÀO. ......................................................... 27  2.1  VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỤC THUẾ NƯỚC CHDCND LÀO: .... 27  2.1.1  Vị trí của cục thuế: ............................................................................... 27  2.1.2 Nhiệm vụ của cục thuế: ........................................................................... 28  2.1.3 Cơ cấu tổ chức của cục thuế: .................................................................. 31  2.2  THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THU THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CHDCND LÀO: ................................................................................................... 34  2.2.1  Thực trạng thu thuế năm 2007-2008: ................................................. 34  2.2.1.1  So sánh việc thu thuế theo từng sắc thuế: ......................................... 35  2.2.1.2  So sánh số thu thuế theo từng cấp quản lý: ...................................... 38  2.2.2  Thực trạng thu thuế năm 2008-2009: ................................................. 42 
  9. 2.2.2.1  So sánh số thu từng loại thuế trong năm: ......................................... 43  2.2.2.2  So sánh số thu từng loại thuế theo các cấp quản lý: ......................... 45  2.2.3  Thực trạng thu thuế năm 2009-2010: ................................................. 50  2.2.3.1 So sánh số thu từng loại thuế trong năm:.......................................... 50  2.2.3.2 So sánh số thu từng loại thuế theo các cấp quản lý: ......................... 53  2.3  THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ CHDCND LÀO: ............................................................................. 56  2.3.1  Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế năm 2007- 2008:… ............................................................................................................... 58  2.3.2  Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế năm 2008- 2009:… ............................................................................................................... 59  2.3.3  Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế năm 2009- 2010:… ............................................................................................................... 60  2.4  NHỮNG THUẬN LỢI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ CHDCND LÀO: ........ 62  2.4.1  Những thuận lợi: .................................................................................. 62  2.4.2  Những hạn chế: ..................................................................................... 63  2.4.3  Nguyên nhân: ........................................................................................ 65  CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO. ............................................................................................... 68  3.1  ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ - CHDCND LÀO: ........................................................................... 68  3.2  CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ CHDCND LÀO: ................................ 70  3.2.1  Hoàn thiện văn bản pháp luật: ............................................................ 70 
  10. 3.2.2  Tăng cường tổ chức thực hiện, tuyên truyền luật pháp và các quy định về kiểm tra, thanh tra thuế:..................................................................... 71  3.2.3  Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: ....................................................... 72  3.2.4  Hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức: ................................................... 74  3.2.5  Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin:…… .............................................................................................................. 74  3.2.6  Xem xét công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm:…. .............................................................................................................. 75  3.2.7 Nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ khi tiến hành kiểm tra, thanh tra tại cơ sở của ĐTNT: ......................................................................... 75  3.2.8 Tổ chức tốt công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra: ............................ 77  3.2.9 Thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra:…… .............................................................................................................. 77  3.2.10  Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ: ................................................ 77  3.2.11  Phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan:............................................ 78  3.2.12 Các giải pháp đối với người nộp thuế: ................................................. 79  KẾT LUẬN: ......................................................................................................... 81  TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83 
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Với xu thế mở rộng và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như hiện nay thì công tác Kiểm tra, Thanh tra đã là một trong những hoạt động hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của CHDCND Lào. Trong đócông tác thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù. Thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng kể vào chống thất thu thuế mà còn nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất , nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và nâng caohơn nữa công tác để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với những đòi hỏi cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài:“NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CHDCND LÀO” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Góp phần làm rõ lý luận về thanh tra, kiểm tra nói chung và trong ngành thuế nói riêng. - Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Lào. - Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên của Lào giai đoạn 2006-2010, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế của công tác thanh tra, kiểm tra. - Trên cơ sở định hướng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế và những nguyên nhân hạn chế, luận văn đề xuất giải pháp
  12. đẩy nhanh vững chắc thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế của nước CHDCND Lào . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu lý luận về thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế - Phạm vi nghiên cứu là thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế Lào thời gian qua. Trên cơ sở đó tìm kiểm, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước. Các vấn đề khác được đề cập trong luận văn chỉ nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài. Đề tài đã có đề xuất nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Lào hiệntại và trong thời gian tới. Tạo cơ sở khoa học cho các Sở thuế có những định hướng và quyết định trong quản ý thuế mang lại hiệu quả cao. Mặt khác đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người quan tâm đến lĩnh vực thuế, chống thất thu thuế nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục thì luận văn gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về thuế và công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Chương II: Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế của Lào. Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế CHDCND Lào. Nội dung cụ thể từng chương của luận văn đã được trình bày như sau:
  13. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRATHUẾ. 1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ: Từ khi xã hội loài người đã xuất hiện cho đến sự phân chia xã hội thành hai giai cấp khác nhau như giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị; giai cấp thống trị đã tự cho mình là Nhà nước. Vì vậy từ khi có sự xuất hiện của Nhà nước đã cho thấy Nhà nước là giai cấp có quyền lực cao nhất trong quản lý, vậy sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành pháp luật, ấn định các hình thức tự nguyện và bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước. Đối với hình thức huy động tự nguyện thì thuế được coi như là nguồn thu chính và quan trọng nhất, chính vì tình hình phát triển của kinh tế - xã hội cũng như sự tăng trưởng và phát triển của hàng hóa và dịch vụ đã là điều kiện thuận lợi trong việc thu thuế từ các hoạt động kinh doanh trong xã hội. Nhìn chung Nhà nước của mỗi quốc gia trên thế giới đã thu thuế không chỉ là thu thuế từ người dân mà thu cả từ các thể nhân, pháp nhân và các tổ chức mà đã hoạt động kinh doanh hay các sản xuất kinh doanh thường trú hay cư trú đều phải có nghĩa vụ thực hiện nộp thuế cho ngân sách nhà nước, trong đó Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ( CHDCND Lào ) cũng là một quốc gia đã ứng dụng hệ thống thu thuế giống như các quốc gia khác trên thế giới chẳng hạn: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập, phí và lệ phí. Thu thuế cũng là một nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề và có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy và khuyến khích sản xuất – dịch vụ để góp phần thực hiện dự toán thu Ngân sách nhà nước ( NSNN ), để điều chỉnh 1
  14. thu nhập giữa các cấp trong xã hội một cách bình đẳng, đảm bảo phân phối lại của nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội. 1.1.1 Khái niệm: Từ thời kỳ cổ điển cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm về thuế như: - Theo quan điểm của Nhà nước thời cổ điển đã cho rằng: “Thuế đã gắn bó chặt chẽ với chi tiêu của Nhà nước ( NN )” bởi vì trong thực tế khách quan Nhà nước đã dùng quyền lực của mình để huy động các khoản thu mà nó gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của NN. - Theo quan điểm của nhà kinh tế cổ điển cho rằng: “Thuế đã gắn bó với nhiệm vụ kinh tế, nhất là theo quan điểm của Keynes đã cho rằng “ Thuế là một trong các công cụ cơ bản để can thiệp chu kỳ phát triển và vượt qua khủng hoàng” trong đó, việc cải cách chính sách thuế có thể tác động đến các thời hạn sử dụng mà nó tác động đến việc tăng trưởng đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động. - Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại cho rằng: “Thuế đã gắn bó với việc cung cấp hàng hóa công; theo quan điểm của Paul A. Sammuelson đã cho rằng “Thuế cũng có thể gọi là “giá” của hàng hóa công mà chúng ta đã được hưởng” Ngoài ra còn nhiều quan điểm về thuế như Kokkollhell và Bruy đã có quan điểm rằng “Thuế là khoản nộp bắt buộc bằng tiền (hay nộp bằng hàng hóa, dịch vụ) của các công ty và hộ gia đình cho NN, nhưng trong quá trình hoàn lại chúng ta không nhận trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ nữa, khoản đã nộp cho NN không phải khoản tiền phạt do các vi phạm pháp luật theo quyết định tòa án. Theo các quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại đã cho thấy rằng thuế là một phương pháp có chức năng đặc biệt mà NN đã dùng quyền lực của mình để chuyển một phần thu nhập tài chính từ lĩnh vực tư nhân sang linh vực NN, bởi mục đích thực hiện chức năng nhiệm vụ kinh tế - xã hội của NN. 2
  15. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các thể nhân và pháp nhân theo mức độ thu nhập nhằm phục vụ cho chi tiêu công. Mặc dù, đã có rất nhiều quan điểm về thuế kể từ cổ điển cho đến hiện đại, nhưng theo luật thuế của CHDCND Lào đã quy định khái niệm và ý nghĩa của thuế như sau: Thuế là nghĩa vụ bằng tiền của các cá nhân, pháp nhân, tổ chức cả người nước ngoài đã hoạt động kinh doanh hay sản xuất thường xuyên hay tạm thời tại CHDCND Lào cũng như những người đã có thường trú hay nơi kinh doanh tại Lào có thu nhập từ hoạt động ở nước ngoài đều phải nộp thuế theo thuế suất đã quy định trong luật thuế. Cơ quan thuế: là một tổ chức trực thuộc Bộ tài chính, có trách nhiệm thực hiện luật về thuế, thu NSNN, phí và lệ phí. Công chức thuế: là dân Lào đã được nhận biên chế và bầu làm nhiệm vụ trong cơ quan thuế. Cán bộ thuế: là công chức thuế đã được bầu làm nhiệm vụ tại các địa điểm ngoài cơ quan. Đặc trưng của thuế: - Thuế là một khoản thu có tính bắt buộc, bởi vì thuế còn là một phần của thu nhập mà NN sử dụng quyền lực của mình bắt buộc thu thuế từ người nộp, thu nhập đó không nhận được từ sự tự nguyện của người nộp thuế, NN là cơ quan có thẫm quyền trong quản lý NN vậy mới bắt buộc thu thuế nhằm phục vụ cho việc chi tiêu công của xã hội. - Thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp: nghĩa là khoản thu từ thuế không hoàn trả lợi ích trực tiếp cho người nộp, mặt khác người có nghĩa vụ nộp thuế không có quyền yêu cầu lợi ích hoàn lại trực tiếp cho mình, Vì tiền thuế đã nộp không phải là khỏan tiền mua trực tiếp một hàng hóa, dịch vụ 3
  16. nào từ NN. Thuế thực hiện nhiệm vụ phân phối lại các hàng hóa công (tất cả mọi người đều sử dụng chung). - Thuế có tính pháp lý cao: nghĩa là thuế sẽ tính và thu theo mức thuế suất đã quy định trong luật, mà luật đó là thông qua và duyệt do Quốc hội. 1.1.2 Chức năng, vai trò của thuế. 1.1.2.1 Chức năng chủ yếu của thuế trong nền kinh tế. Chức năng phân phối và phân phối lại: là chức năng cơ bản, đặc thù của  thuế. Ngay từ lúc ra đời thuế là phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước (có ở tất cả các kiểu Nhà nước).Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế.Thông qua chức năng này, các qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường xuyên và tồn tại của Nhà nước. Bằng chính chức năng này, Nhà nước tiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội. Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập của thuế là sự huy động một bộ phận thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào ngân sách Nhà nước. Phần lớn thuế đánh trên hàng hóa và thu nhập. Người có thu nhập cao và sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế nhiều hơn. Số tiền này sau đó lại được Nhà nước chi nhằm thực hiện chính sách kinh tế-xã hội, tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội.Trong một chừng mực nhất định, chức năng phân phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết của thuế. Chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng quan trọng. Ðiều này được giải thích bởi sự phát triển, mở rộng các chức năng của Nhà nước và việc 4
  17. thực hiện nhiều chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp của Nhà nước vào các qúa trình kinh tế. Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế.  Chức năng điều tiết của thuế được nhận thức và sử dụng rộng rãi từ những năm đầu của thế kỷ XX và gắn liền với vai trò điều chỉnh của Nhà nước đối với nền kinh tế. Việc tăng cường vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước dẫn đến tốc độ chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng lên và hậu qủa tất yếu là đòi hỏi Nhà nước phải mở rộng qũy tài chính Nhà nước, hình thành chủ yếu từ việc thu thuế. Nhu cầu về nguồn tài chính càng lớn thì Nhà nước cần phải tăng cường các chức năng của thuế để tác động một cách có hiệu qủa đến nền kinh tế quốc dân. Chính trong qúa trình đó chức năng phân phối và phân phối lại và chức năng điều chỉnh của thuế đã được sử dụng một cách hiện thực. Ðiều đó có nghĩa là nội dung điều tiết theo một mục tiêu nào đó đã được dự liệu trước vào trong qúa trình huy động tập trung nguồn tài chính. Bằng cách sử dụng nó để kích thích hoặc kìm hãm tốc độ tăng trưởng, tăng cường hoặc làm yếu đi sự tích lũy tiết kiệm, mở rộng hoặc thu hẹp nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư, đẩy nhanh hoặc làm chậm lại chu kỳ khủng hoảng kinh tế, Nhà nước đã thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc gia. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào qũy đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngay 5
  18. càng được nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Với công cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước không mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể kinh doanh. Giữa hai chức năng trên của thuế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của chức năng điều tiết. Nhưng chức năng điều tiết của thuế cũng có tác động ngược lại đến chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập. Nguồn tài chính mà Nhà nước tập trung được dưới dạng thuế là tiền đề của sự can thiệp của Nhà nước trên diện rộng và theo chiều sâu tới qúa trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngược lại, việc điều tiết, sắp xếp sản xuất của Nhà nước nhằm vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lại tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng lớp nhân dân và đây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của chức năng phân phối và phân phối lại. Sự thống nhất nội tại của các chức năng hoàn toàn không loại trừ các mâu thuẩn nội tại trong mỗi chức năng và giữa hai chức năng. Sự tăng cường chức năng phân phối và phân phối lại làm cho nguồn thu của Nhà nước tăng lên. Ðiều đó có nghĩa là mở rộng khả năng của Nhà nước trong việc thực hiện các chương trình kinh tế xã hội. Mặc khác, việc tăng cường chức năng phân phối và phân phối lại một cách qúa mức làm tăng gánh nặng thuế và hậu qủa là làm giảm động lực phát triển kinh tế, trong nhiều trường hợp làm hạn chế vai trò của chức năng điều tiết. Ðó là tính hai mặt của thuế, nó có khả năng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách tích cực, nhưng cũng có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực. Tính hai mặt của sự tác động đó cần phải được xem xét nghiêm túc kỹ lưỡng trong tiến trình hoạch định, xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật về thuế của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội nhất định. 6
  19. Ngoài các chức năng chủ yếu trên, chức năng chủ yếu của thuế trong tất cả nền kinh tế là cải cách mức độ công bằng dưới hình thức thuế, đối với thu nhập trong nước nó thể hiện bởi tỷ lệ phần trăm đối với GDP mà ta có thể gọi là chức năng vĩ mô của thuế hay tỷ lệ vĩ mộ của thuế. 1.1.2.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế. Chúng ta đã biết rằng NN là cơ quan thu thuế từ người nộp thuế để chi tiêu cho các hoạt động vì lợi ích công mà nó là mục đích của việc thu thuế từ người nộp thuế và khoản thu đó đã chiếm phần lớn hơn tất cả các khoản thu khác của NSNN. Vì vậy, thuế có vai trò quan trọng trong nhiều mặt như:  Vai trò là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước: Nhà nước phải chi tiêu trong các hoạt động trong xã hội vì lợi ích công cho người dân trong một quốc gia nhất là chi tiêu cho xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xã, mạng lưới điện lực, nước sạch, nhà trường, bệnh viện cũng như chi cho việc an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy, NN cần phải có nguồn thu nhập đầy đủ nhằm chi tiêu cho các hoạt động đó nên việc thu thuế từ các đối tượng nộp thuế là khoản thu chính mà nhà nước có thể thu được.  Vai trò trong việc phân phối thu nhập: Nhân dân trong một quốc gia đều có khả năng tạo nguồn thu khác nhau, vậy để quản lý thu thuế trở thành một công cụ giúp phân phối thu nhập của người mà NN quy định mức thuế suất cho phù hợp theo khả năng của người có nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa là người dân có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều, còn người nào có thu nhập thấp phải nộp thuế thấp tương đương.  Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Nhà nước sử dụng điều lệ về thuế để giữ gìn nền kinh tế hay điều tiết nền kinh tế như giảm thuế suất, miễn một số sắc thuế....các điều lệ mà NN sử dụng 7
  20. trong các thời kỳ đã tác động thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ làm tăng công ăn việc làm và tăng thu nhập làm cho nền kinh tế tăng trưởng liên tục.  Vai trò trong khuyến khích đầu tư: Có nghĩa là nếu NN muốn khuyến khích hoạt động kinh doanh nào đó để xuất khẩu có thể tạo thu nhập cho người dân trong nước. NN có thể quy định một mức thuế suất đối với xuất khẩu hàng hóa đó với mức thuế suất thấp hay quy định miễn thuế từ xuất khẩu hàng hóa đó để tạo điều kiện cho việc sản xuất hàng hóa đó.  Vai trò trong việc quản lý tiêu dùng của người dân: Chính vì một số loại hàng hóa là có tính chất lãng phí, có hại cho sức khỏe và không cần thiết trong cuộc sống người dân chẳng hạn như: thuốc lá, bia, rựu,... vậy NN có quy định cho loại hàng hóa đó phải nộp thuế với mức thuế suất cao hơn loại hàng hóa khác và phải nộp thêm loại thuế khác. Quy định mà NN đã ban hành đó là một cách để quản lý tiêu dùng của người dân.  Vai trò trong thực hiện chính sách ưu đãi của NN: Có ngĩa là khi NN có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề nào đó, NN sẽ có quy định giảm thuế hay có chính sách miễn thuế đối với ngành nghề đó kể cả các hoạt động liên quan đến ngành nghề đó như NN Lào đã có chính sách khuyến khích lĩnh vực giáo dục nhất là giao dục tư nhân bởi vì NN chưa thể đáp ứng đầy đủ cơ sở hạ tầng vật chất trong lĩnh vực giáo dục so với nhu cầu của học sinh sinh viên không chỉ riêng nơi học, môn học, công cụ và nhân sự giảng dạy vẫn còn thiếu. Vì thế, NN Lào đã khuyến khích giáo dục, điển hình nhất hiện nay là đã miễn thuế doanh thu đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục và có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu các công cụ dùng cho việc giáo dục với mức thuế nhập khẩu 1% và miễn thuế doanh thu từ nhập khẩu.... 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0