LUẬN VĂN: Nghiên cứu lý luận của Lê nin về CNTB nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
lượt xem 20
download
Lịch sử loài người đã và đang trải qua năm hình thái kinh tế xã hội đó là: Cộng sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Chủ nghĩa tư bản (CNTB), Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Mỗi một hình thái kinh tế xã hội tồn tại trên một phương thức sản xuất đặc trưng riêng, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Học thuyết kinh tế chính trị của Mác - Lê Nin khẳng định: nếu đúng theo nguyên lý về hình thái kinh tế xã hội thì tất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Nghiên cứu lý luận của Lê nin về CNTB nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
- LUẬN VĂN: Nghiên cứu lý luận của Lê nin về CNTB nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
- Mở đầu Lịch sử loài người đã và đang trải qua năm h ình thái kinh tế xã hội đó là: Cộng sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Chủ nghĩa tư bản (CNTB), Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Mỗi một hình thái kinh tế xã hội tồn tại trên một phương thức sản xuất đặc trưng riêng, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Học thuyết kinh tế chính trị của Mác - Lê Nin khẳng định: nếu đúng theo nguyên lý về hình thái kinh tế xã hội thì tất cả các quốc gia muốn phát triển từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác cao hơn th ì tất yếu phải qua một bước trung gian mà Mác gọi đó là thời kỳ quá độ. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH tất yếu phải trải qua những bước trung gian để tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong những bước trung gian đó chủ nghĩa tư bản nhà nước (CNTBNN) được coi như một “chiếc cầu nhỏ” bắc giữa xã hội cũ tới xã hội chủ nghĩa (XHCN) và “chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đ ủ nhất cho CNXH, là phòng chờ đ i vào CNXH, là nấc thang lịch sử mà giữa nó với nấc thang đ ược gọi là CNXH thì không có một nấc thang nào ở giữa cả”. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, để xây dựng và tạo lập c ơ sở vật chất kỹ thuật thì chúng ta phải có những giải pháp để khai thác triệt để vai trò của mọi thành phần kinh tế tồn tại trong thời kỳ quá độ, trong đó có thành phần kinh tế TBNN. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận của Lê nin về CNTB nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đ ể vận dụng nó vào việc phát triển kinh tế đất nước là vô cùng hợp lý.
- Nội dung I. Lý luận của Lê nin về CNTB nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và thực tiễn CNTBnn thời Lê nin. 1. Lý luận về sự hình thành và phát triển của CNTB nhà nước c ủa Lê nin. 1.1. Khái niệm về CNTB nhà nước. Dưới chế độ TBCN, TBNN được thực hiện bằng cách chuyển các xí nghiệp cá biệt vào trong tay nhà nước tư sản, xây dựng các xí nghiệp mới dựa vào ngân sách nhà nước, nắm cổ phiếu khống chế công ty cổ phần... CNTB nhà nước trong điều kiện chuyên chính tư sản là hình thức biến dạng của sở hữu TBCN. Mặc dù đó là quyền sở hữu của nhà nước nhưng hình thức sở hữu này không làm thay đổi bản chất chế độ TBCN. ở các n ước đế quốc, CNTBNN mang tính chất CNTB độc quyền nhà nước. CNTB độc quyền nhà nước là hình thức thống trị của tư bản độc quyền dựa trên cơ sở tích tụ và tập trung tư bản cao độ, là biểu hiện của trình độ sản xuất xã hội hoá trên thực tế cao độ, là hình thức mới của sở hữu TBCN. Dưới chế đ ộ tư bản, việc xã hội hoá sản xuất đã tiến một bước dài với mức đ ộ cao so với các hình thái xã hội trước đó và được gắn liền với sự phá t triển của sự phân công xã hội, với sự tích tụ và tập trung tư bản. Các mác đã ch ỉ ra quy luật chung của tích luỹ tư bản rằng: sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đã đạt mức không còn phù hợp với cái vỏ TBCN của nó nữa. Cái vỏ TBCN ấy phải nổ tung”. Còn Lê nin thì vạch rõ, CNTB độc quyền nhà nước là tiền đề vật chất đầy đủ và là ngưỡng cửa của CNXH. Ngày nay, CNTB nhà nước dưới chế độ tư bản đang mang hình thức CNTB độc quyền nhà nước. Lê nin đã khẳng định CNTB độc quyền nhà nước như sau: “CNTB nhà nước, theo sự giải thích của toàn bộ sách báo kinh tế là CNTB dưới chế độ tư bản, khi chính quyền nhà nước trực tiếp khống chế những xí nghiệp TBCN , là sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho sự ra đời của CNXH
- CNTB nhà nước ở các nước đang phát triển dưới chính quyền không thuộc về giai cấp công nhân và nông dân. ở các nước này, CNTBNN tồn tại dưới rất nhiều hình thức: liên doanh với tư bản n ước ngoài, đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu đầu tư kỹ thuật, nắm cổ phiếu của một số công ty cổ phần... Trong các hình thức này thì việc xây dựng các xí nghiệp quốc doanh TBCN có vai trò đặc biệt quan trọng. Dựa vào thực tế một số nước, có ý kiến cho rằng, mặc dù vẫn là thứ CNTB nằm trong quan hệ TBCN nhưng đó là một kiểu CNTB nhà nước mới, là thứ CNTB do nhà nước trực tiếp khống chế. Một mặt, nhà nước ở các nước đang phát triển vẫn chưa phải là nhà nước do giai cấp vô sản lãnh đạo nhưng cũng không thuộc về giai cấp tư sản độc quyền, mà thuộc về giai cấp tư sản dân tộc. Vì thế, không thể tránh khỏi những tiêu cực vốn có của bất kỳ nhà nước tư sản nào. Nhưng mặt khác, kiểu CNTBNN này có vai trò tích cực trong việc phát triển kỹ thuật và cải tạo cơ cấu kinh tế, trong việc củng cố nền độc lập về kinh tế, chống lại thế lực tư bản nước ngoài, đẩy mạnh sự phát triển tự chủ vì nền độc lập của những nước đó. CNTBNN trong điều kiện chuyên chính vô sản là một kiểu CNTBNN chưa hề có trong lịch sử. Chính bản chất mới của nhà nước này đã làm cho CNTBNN mang một nội dung mới và có một vai trò mới. Từ sự phân tích s ơ lược về lịch sử hình thành và các kiểu CNTBNN đã từng tồn tại trong thực tế đ ến nay, có thể rút ra một khái niệm chung về CNTBNN cho dù chúng tồn tại trong điêù kiện lịch sử khác nhau như thế nào. Theo quan niệm của Lê nin thì: CNTBNN là CNTB do nhà nước kiểm soát và đ iều tiết sự phát triển, vấn đề khác nhau chỉ là chỗ kiểm soát và đ iều tiết nhằm mục đích gì, có lợi cho ai, trong giới hạn nào, bằng phương pháp gì và khả năng kiểm soát, điều tiết đạt mức độ nào. CNTBNN là chính quyền nhà nước trực tiếp khống chế những xí nghiệp TBCN. Sự khống chế trực tiếp ấy đ ạt tới mức độ nào trong thực tế sẽ quyết định trình độ và hình thức khác nhau của CNTBNN. Toàn bộ vấn đề là phải hiểu rõ với điều kiện nào thì phải phát triển CNTB và nhà nước là của ai. Cũng từ đây mà hiểu đ ược tính chất “đặc biệt”, “không thông thường” của
- CNTBNN trong điều kiện chính quyền nằm trong tay nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. 1.2. CNTBNN trong hệ thống chính sách kinh tế mới của Lê nin. 1.2.1. Chính sách cộng sản thời chiến và sự tất yếu phải chuyển sang chính sách kinh tế mới (NEP). Khi cách mạng Tháng Mười vừa thành công thì chính quyền Xô viết phải đương đầu với cuộc nội chiến và cuộc can thiệp vũ trang của cả chủ nghĩa đế quốc thế giới. Đứng trước nguy cơ một mất một còn, chính quyền Xô viết tìm mọi cách để tập trung mọi lực lượng nhằm đ ánh bại những lực lượng thù đ ịch bên trong và bên ngoài. Chính sách “Cộng sản thời chiến” ra đời trong hoàn cảnh ấy. Đó là chính sách kinh tế của nhà nước Xô viết nhằm huy động mọi tài nguyên trong nước cho nhu cầu của tiền tuyến trong điều kiện nền kinh tế bị tàn phá sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nội dung c ơ bản của chính sách “Cộng sản thời chiến”: Trưng thu lương thực thừa của nhân dân Xoá bỏ quan hệ hàng hoá - tiền tệ, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước. Thi hành chế độ nghĩa vụ lao động phổ biến đối với tất cả mọi người có năng lực lao động. Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thắng lợi cho cuộc nội chiến. Nhưng sau khi đập tan bọn vũ trang can thiệp và kết thúc nội chiến, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga rất bi đát. Đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện trầm trọng. Đất nước Xô viết cần có những biện pháp mới, chiến lược mới để khôi phục và phát triển vì chính sách “Cộng sản thời chiến” không còn phù hợp. Thực tế cho thấy không thể thực hiện ngay CNXH mà cần phải lùi về CNTBNN, từ bỏ biện pháp tấn công chính diện và bắt đầu một cuộc bao vây lâu dài. Sự chuyển đổi ấy đ ược đánh dấu bằng chính sách “kinh tế mới”. 1.2.2. CNTBNN trong hệ thống chính sách kinh tế mới của Lê nin
- Những tư tưởng của Lê nin về CNTBNN trong nhà nước chuyên chính vô sản: là CNTB do nhà nước vô sản kiểm soát và điều tiết. Là sự kết hợp, liên hợp, phối hợp, nhà n ước Xô viết, nền chuyên chính vô sản với CNTB. Là một khối với CNTB ở bên trên. Bản chất của CNTBNN trong chính sách kinh tế mới của Lê nin: thực chất của NEP là tăng cường cơ sở kinh tế của liên minh chặt chẽ giữa giai cấp công nhân và nông dân. NEP kiến lập mối quan hệ đúng đắn giữa công nghiệp XHCN với kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân thông qua việc sử dụng rộng rãi quan hệ hàng hoá - tiền tệ dưới sự kiểm soát của nhà n ước để phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời NEP cho phép phát triển và hướng kinh tế tư bản vào con đường CNTBNN. Với nội dung cụ thể của NEP là : Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thuế lương th ực nghĩa là sau khi thu hoạch người nông dân phải nộp thuế cho nhà nước phần còn lại thuộc về nông dân và được trao đổi tự do trên thị trường. Thiết lập một cách đúng đắn quan hệ hàng hoá tiền tệ giữa nhà nước với nông dân, giữa công nghiệp XHCN với nông nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp nhà nước (quốc doanh) sang chế độ hạch toán kinh tế. Sử dụng khả năng của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế trung gian quá độ, đặc biệt là sử dụng CNTB nhà nước. Tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của nhà n ước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Khi chuyển sang NEP, Lê nin đã thẳnh thắn thừa nhận rằng “toàn bộ quan điểm của chúng ta về CNXH đã thay đổi về cơ bản”. Trước đấy, Đảng và nhà nước Xô viết đã tính có thể dựa vào nhiệt tình cách mạng mà trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ về kinh tế nh ư những nhiệm vụ về quân sự; có thể dùng những biện pháp trực tiếp của nhà nước vô sản để tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm theo kiểu cộng sản chủ nghĩa ở một nước tiểu nông. Nhưng chỉ một thời gian ngắn thực hiện, Lê nin đã thấy rằng không thể xây dựng trực tiếp CNXH ở một nước tiểu nông như nước Nga lúc đó mà phải “... bắc những chiếc cầu nhỏ, đ i xuyên qua CNTBNN, tiến lên CNXH”.
- Với chế độ thuế lương thực thay thế cho chế độ trưng thu lương thực thừa, phần còn lại sau khi nộp thuế sẽ thuộc về nông dân và có thể tự do trao đổi nó trên thị trường. “Tự do buôn bán có nghĩa là có sự phát triển của CNTB” nhưng “...CNTB ấ y không đáng sợ” làm như thế sẽ cải thiện được nền kinh tế nông dân mà chúng ta rất cần cải thiện. Khi chuyển sang NEP, nhà nước Xô viết đã sử dụng những biện pháp, phương pháp hoạt động của CNTBNN và đã thực hiện việc “điều tiết trao đổi hàng hoá”. Nhưng việc trao đổi ấy ít nhiều vẫn theo phương thức cũ, nên đã b ị thất bại: trao đổi sản phẩm đã biến thành mua bán sản phẩm. Vậy theo Lê nin “rút lui” là chưa đủ. Cần chuyển từ CNTBNN sang thiết lập chế độ nhà nước điều tiết việc mua bán và lưu thông tiền tệ. Và khẳng định: “đó là con đường duy nhất có thể đ i theo được đối với chúng ta”. Lê nin đã nêu lên những hình thức của CNTBNN. Người đ ặc biệt chú ý tới tô nhượng, vì tô nhượng tăng cường nền sản xuất lớn hiện đại mà không có nó thì về phương diện kinh tế b ước quá độ lên CNXH là không thể thực hiện được. Hợp tác xã, trong điều kiện cụ thể của nước Nga lúc đó, theo Lê nin cũng là một hình thức của CNTBNN nhưng có h ình thù ít rõ rệt hơn, ph ức tạp h ơn. Việc chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã lên CNXH là chuyển từ tiểu sản xuất lên đại sản xuất. Chế độ hợp tác xã không xoá bỏ người sản xuất nhỏ với lợi ích tư nhân của họ mà đặt lợi ích đó dưới sự điều tiết của nhà nước và phục vụ lợi ích chung. Về mặt chính trị, Lê nin khẳng định nhiều lần rằng CNTBNN là không đáng sợ, không thay đổi được gì có tính chất căn bản trong chế độ xã hội của nước Nga Xô viết, với hai điều kiện là: một là, chính quyền nhà nước phải nằm trong tay giai cấp công nhân và nhà n ước quy định khuôn khổ cho sự phát triển của CNTBNN; hai là nhà nước phải nắm các đỉnh cao kinh tế để điều tiết nền kinh tế. Lê nin cũng cho rằng CNTBNN là một hình thức mới của đấu tranh giai cấp, chứ không phải là hoà bình giai cấp. Vì vậy, nhà nước phải bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động. CNTBNN mà Lê nin nêu là một hình thức đặc biệt. Nó khác với khái niệm thông thường về CNTBNN, vì ở đây nhà nước nằm trong tay giai cấp vô sản và những đỉnh cao của nền kinh tế thì nằm trong tay nhà nước XHCN.
- Từ những điều trình bày trên, chúng ta có thể thấy: CNTBNN không chỉ là một thành phần kinh tế trong kết cấu của nền kinh tế quá độ mà còn là sách lược của nhà nước vô sản, là con đường để thực hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong một nước tiểu sản xuất chiếm ưu thế. 2. Thực tiễn thực hiện CNTBNN ở nước Nga thời Lênin. 2.1. Tính tất yếu của CNTBNN ở nước Nga. Chính sách kinh tế mới nói chung, CNTBNN nói riêng ra đời là xuất phát từ điều kiện thực tế và là sự tất yếu do hoàn cảnh thực tế đề ra. Nước Nga là nước chậm tiến ở Châu Âu, cho nên nước Nga Xô viết chỉ mới có nguyện vọng kiên quyết tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội mà chưa có nền móng kinh tế của nó. Trong một nước như vậy theo Lê nin, cuộc cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi triệt đ ể với hai điều kiện: Điều kiện thứ nhất là có sự ủng hộ kịp thời của cách mạng XHCN ở một số nước tiên tiến. Điều kiện thứ hai: Là sự thoả thuận giữa giai cấp vô sản đang th ực hiện sự chuyên chính của mình hoạc đang nắm chính quyền nhà nước với đại đa số nông dân. Lê nin khẳng đ ịnh: chừng nào cách mạng chưa nổ ra ở các nước khác thì chỉ có thoả thuận với nông dân mới có thể cứu vãn được cuộc cách mạng XHCN. Đó là lý do phải quay về tư bản nhà nước. Sự thoả thuận giữa hai giai cấp này sau khi kết thúc nội chiến đã trở nên không vững chắc vì nông dân không hài lòng với hình thức quan hệ hiện có, không muốn có hình thức quan hệ ấy nữa và không muốn tiết tục sống mãi như thế. Do đó phải thiết lập những mối quan hệ mới thông qua các hoạt động kinh tế và phải thoả mãn được những yêu cầu của nông dân. về thực chất có thể thoả mãn tiểu nông bằng hai việc: Phải có sự tự do trao đổi nhất định và phải kiếm ra hàng hoá và lương thực. Chính sách tự do trao đổi là nhằm “kiếm ra hàng hoá” căn cứ vào tâm lý của người tiêu dùng. Nh ờ chính sách tự do buôn bán mà kích thích người nông dân, vì lợi ích của bản thân mà tạo ra nhiều nông sản, hàng hoá, chính sách tự do buôn bán là sự thoả thuận với nông dân một cách thực tế, khéo léo, khôn ngoan và mềm dẻo. Cũng chính từ chính sách tự do trao đổi trong nông dân và chính sách đó mà xuất hiện hai vấn đề dẫn đến CNTBNN. Trước hết, tự do trao đổi là tự do buôn bán , mà tự do buôn bán tức là lùi lại CNTB. Lê nin đã dự kiến trước như vậy nhưng không phải vì thế mà ta có thể ngăn cấm được. Từ đó thấy
- được sự cần thiết phải “dung nạp” CNTB. ở đây diễn ra một đ iều mà chính Lê nin cũng phải nói “ hình như là ngược đời: CNTB tư nhân lại đóng vai trò trợ thủ cho CNXH, có thể sử dụng CNTB tư nhân để xúc tiến CNXH”. Muốn không để thay đổi bản chất của mình, nhà n ước vô sản chỉ có thể thừa nhận cho CNTB đ ược phát triển trong một chừng mực nào đ ó và tư bản tư nhân phải phục tùng sự điều tiết của nhà nước, phải tìm cách hướng chúng vào con đường của CNTBNN bằng một tổ chức của nhà nước và những biện pháp có tính chất nhà nước từ bên trên. Vậy, trong đ iều kiện nhà nước vô sản, tự do trao đổi, tự do buôn bán tất dẫn đến sự phục hồi của CNTB dưới hình thức chủ yếu là CNTBNN. Trong điều kiện một nước mà CNTB tư sản chiếm ưu thế, hàng hoá chỉ có thể có được từ nông dân, từ nông nghiệp, như vậy, phạm vi trao đổi chỉ diễn ra trong phạm vi hàng hoá nông sản điều đó sẽ kích thích nông dân, nông nghiệp phát triển .Do đó, phải có những hàng hoá mà nông dân cần đó là những sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp. Nhưng tình hình trong nước không thể giải quyết ngay vấn đề này “nếu không có sự giúp đỡ của tư bản nước ngoài...”. theo Lê nin cần phải “du nhập” CNTB từ bên ngoài bằng những hợp đ ồng buôn bán với nước tư bản lớn, bằng chính sách tô nhượng tóm lại bằng những hình thức khác nhau của CNTBNN. 2.2. Vai trò của CNTBNN trong nền kinh tế Nga. Bản thân CNTBNN là sự “kết hợp, liên hợp, phối hợp Nhà nước Xô viết, nền chuyên chính vô sản với CNTB”, là “ một khối với CNTB ở bên trên” và đương nhiên sẽ không có CNTBNN, nếu không có những điều kiện cho họ, điều kiện ấy theo Lênin, chính là những “cống vật”. Trong điều kiện trên thế giới chỉ có mình chính quyền Xô viết, xung quanh là cả 1 hệ thống các nước tư bản, muốn tồn tại, chính quyền Xô viết không thể bỏ qua sự thật ấy. Khi thực hiện CNTBNN, nhà tư bản đ ược lập lại, được “du nhập” “không phải vì lợi ích củng cố chính quyền Xô viết, mà vì lợi ích của bản thân họ”. Chính Lênin còn dự kiến cả khả năng sự phân chia lợi ích đó thoạt đầu có lợi nhiều cho các nhà tư bản dưới hình thức “trả giá” cho sự lạc hậu, cho sự kém cỏi của mình. Vấn đề là không c ần che giấu sự thật: phải nộp “cống vật”. Nhưng đối với nhà nước vô sản thì sự dung nạp và du nhập CNTB sẽ mang lại nhứng lợi ích cơ bản và lâu dài.
- Sự phát triển của CNTB do nhà nước vô sản kiểm soát và điều tiết có thể đẩy nhanh sự phát triển ngay tức khắc nền nông nghiệp. Nhờ việc tăng nhanh lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mà ổn định xã hội, thoát khỏi khủng hoảng, thoát khỏi tình cảnh giảm sút tín nhiệm của nông dân đối với chính quyền Xô viết, khắc phục tình trạng trộm cắp của công... Bằng sự “du nhập” chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài mà tăng nhanh lực lượng sản xuất, tăng lên ngay hoặc trong một thời gian ngắn. Cải thiện đời sống công nhân và nông dân, nền đại công nghiệp sẽ được phục hồi. CNTBNN là công cụ để liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh chống tính tự phát tiểu tư sản và TBCN. CNTBNN là một bước tiến lớn, nhờ nó mà chiến thắng được tình trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế, hiện tượng lỏng lẻo, nhứng thói quen, địa vị kinh tế của giai cấp. Cũng chính vì thế mà CNTBNN sẽ đưa nước Nga lên CNXH bằng con đường chắc chắn nhất. CNTBNN là công cụ để khắc phục được “kẻ thù chính trong “nội bộ” đất nước, kẻ thù của các biện pháp kinh tế” của chính quyền Xô viết. Đó là bọn đầu c ơ, gian thương, bọn phá hoại độc quyền của nhà nước. CNTBNN còn được xem là công cụ đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu và những lệch lạc quan liêu chủ nghĩa. Thông qua CNTB và CNTBNN mà giai cấp công nhân có thể học tập được cách quản lý một nền sản xuất lớn, tổ chức một nền sản xuất lớn. CNTBNN thông qua sự “du nhập” của tư bản từ bên ngoài là hình thức du nhập tiến bộ kỹ thuật hiện đại, qua đó có được trình độ trang bị cao của CNTB. CNTBNN thông qua sự phát triển của nó mà phục hồi được giai cấp công nhân. Nếu CNTB được lợi thế thì sản xuất công nghiệp cũng sẽ tăng lên và giai cấp vô sản cũng theo đó mà lớn mạnh lên. 2.3 Điều kiện cần có để vận dụng các hình thức kinh tế TBNN: Để sử dụng CNTBNN: Để sử dụng CNTBNN cần có những giới hạn, điều kiện để sự phát triển của các quan hệ thị trường và các quan hệ TBCN nói chung và các quan hệ CNTBNN nói riêng không nguy h ại cho định hướng XHCN cần có những giới hạn và đ iều kiện then chốt là:
- Chính quyền nhà nước phải nằm trong tay giai cấp công nhân và nhà n ước quy định khuôn khổ cho sự phát triển của CNTBNN. Nhà nước phải nắm các đỉnh cao kinh tế để điều tiết nền kinh tế. Chấp nhận điều kiện của CNTB để tạo điều kiện cho CNTBNN phát triển và phát huy tác dụng. Sử dụng sức mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần từ đó vận dụng tất cả các hình thức kinh tế TBNN. Kiên định về định hướng CNXH và độc lập kinh tế trong quan hệ với CNTB nước ngoài. 2.4 Các hình thức kinh tế TBNN vận dụng ở Nga: 2.4.1 Tô nhượng Tô nhượng là một giao kèo, một sự liên kết, liên minh giữa chính quyền nhà nước Xô viết, nghĩa là nhà nước vô sản với CNTBNN, chống lại thế lực tự phát tiểu tư hữu. Tô nhượng là chính quyền Xô viết ký hợp đồng với nhà tư bản. Chính quyền XHCN giao cho nhà tư bản tư liệu sản xuất của mình. Nhà tư bản tiến hành kinh doanh với tư cách là một bên ký kết, là người thuê tư liệu sản xuất xã hội chủ nghĩa, và thu được lợi nhuận của tư bản mà mình bỏ ra, rồi nộp cho nhà nước XHCN một phần sản phẩm ,tô nh ượng là hình thức kinh tế mà hai bên cùng có lợi. Nhà tư bản thu được lợi nhuận bất thường, siêu n gạch hoặc để có được loại nguyên liệu không tìm được hoặc khó tìm được. Chính quyền Xô viết cũng có lợi: lực lượng sản xuất phát triển, số lượng sản phẩm tăng lên. Hình thức tô nh ượng là sự “du nhập” chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài vào. Tất cả khó khăn trong nhiệm vụ này là phải suy nghĩ, phải cân nhắc hết mọi điều khi ký hợp đồng tô nhượng và sau đó phải biết theo dõi việc chấp hành nó. Lê nin đã nêu ra những vấn đề cần chú ý: - Để thực hành tô nhượng cần phải từ bỏ chủ nghiã ái quốc địa phương của một số người cho rằng, tự mình có thể làm lấy, không chấp nhận trở lại chịu ách nô dịch của tư bản. - Người nhận tô nhượng có trách nhiệm cải thiện đời sống công nhân trong xí nghiệp tô nhượng sao cho đạt tới mức sống trung bình của nước ngoài. Ngoài ra, người nhận tô nhượng phải bán thêm cho chính quyền Xô viết từ 50 -> 100 % số lượng sản phẩm tiều dùng (nếu đ ược yêu cầu để cải thiện đời sống công nhân khác). - Vấn đề trả lương cho cống nhân ở các xí nghiệp tô nhượng sẽ được quy định riêng trong từng hợp đồng. Điều kiện về thuê mướn, về sinh hoạt vật chất, về trả lương cho các công nhân
- và nhân viên nước ngoài được quy định theo sự thoả thuận tự do giữa người nhận tô nhượng với những loại công nhân viên nói trên. Công đoàn không có quyền đòi áp dụng các mức lương của Nga, cũng như các luật lệ của Nga về thuê mướn nhân công đối với những công nhân đó. - Đối với những công dân Nga, chuyên gia Nga có trình độ cao, nếu các xí nghiệp tô nhượng muốn mời thì phải được sự đồng ý của các cơ quan chính quyền trung ương. - Phải tôn trọng pháp luật của n ước Nga. - Phải nghiêm chỉnh tuân theo những quy tắc khoa học và kỹ thuật phù hợp với pháp luật của nước Nga và của nước ngoài. 2.4.2. Các hợp tác xã. Những xí nghiệp hợp tác xã được coi là một hình thức của CNTBNN. Đặc trưng của xí nghiệp này là sự kết hợp của những xí nghiệp tư bản tư nhân với những xí nghiệp kiểu CNXH chính cống. Những xí nghiệp hợp tác xã này là bước chuyển từ một hình thức đại sản xuất này sang hình thức đại sản xuất khác. Hình thức này có thể là hình thức hợp doanh (công tư hợp doanh) theo khái niệm th ường ngày nay với cách diễn đạt của Lê nin. 2.4.3. Hình thức đại lý uỷ thác. Theo hình thức này thì nhà nước lôi cuốn nhà tư bản với tư cách một nhà buôn, trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ. 2.4.4 Cho tư bản trong nước thuê xí nghiệp, vùng mỏ, rừng, đất. Cho nông dân thuê những hầm mỏ nhỏ: Cho tư bản trong nước thuê xí nghiệp... giống hình thức tô nhượng, nhưng đối tượng tô nhượng không phải là tư bản nước ngoài mà là tư bản trong nước. Cho nông dân thuê những hầm mỏ là một hình thức nữa của CNTBNN. Chính ở những hầm mỏ nhỏ cho nông dân thuê, sản xuất lại đặc biệt phát triển hơn là những xí nghiệp lớn nhất trước kia là của tư bản. Những nông dân này hoạt động theo kiểu nộp tô cho nhà nước. Đây cũng là kiểu cho thuê, nhưng đối tượng thuê là những tiểu tư bản. 2.5 Kết quả đạt được và ý nghĩa: 2.5.1 kết quả đạt được:
- Sự thực hành chế độ CNTBNN ở thời Lê nin đã mang lại những kết quả to lớn. Đến tháng 11 năm 1922, Lê Nin đã trình bày khái quát nhũng thành tựu của chính sách kinh tế mới nói chung, CNTBNN nói riêng: Tình hình giai cấp nông dân, từ chỗ đói kém, một bộ phận rất lớn trong nông dân bất bình đến chỗ trong vòng một năm, nông dân đã thoát khỏi được nạn đói và còn nộp được thuế lương thực hàng trăm triệu rúp. Nông dân đã hài lòng với tình hình của họ. Công nghiệp nhẹ đang có đà phát triển, đ ời sống của công nhân được cải thiện, tình trạng bất mãn của công nhân không còn nữa. Công nghiệp nặng tuy vẫn còn khó khăn nhưng đã có sự thay đổi nhất định. Riêng về chính sách CNTBNN, nhìn chung đã mang lại cho nước Nga những tác dụng tích cực nhất định, góp phần làm sống động nền kinh tế nước Nga đã bị suy sụp sau chiến tranh. Nhờ tô nhượng với nước n goài, nhiều ngành công nghiệp quan trọng đã phát triển, nhiều kinh nghiệm tiên tiến với kỹ thuật, thiết bị hiện đại của nền sản xuất lớn TBCN đã được đưa vào quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao. Tô nhượng cùng các công ty hợp doanh đã góp phần phát triển sản xuất hàng hoá, tăng thêm dự trữ ngoại tệ cho đ ất n ước, mở rộng các quan hệ liên doanh, liên kết kinh tế trong các lĩnh vực đầu tư sản xuất, chuyển giao công nghệ tiên tiến và phát triển ngoại thương với các nước tư bản phương tây. Thông qua các hoạt động của công ty h ợp doanh, những người cộng sản Nga có thể thực sự học cách buôn bán, điều mà bấy giờ Lê nin thường nói là nhiệm vụ quan trọng. Hoạt động của các xí nghiệp cho thuê, các xí nghiệp hỗn hợp góp phần giúp nhà nước Xô viết duy trì hoạt động sản xuất bình thường ở các cơ sở kinh tế, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, việc làm cho người lao động. Hình thức đại lý thương nghiệp và các hợp tác xã TBCN trong các lĩnh vực sản xuất, tín dụng đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ thương nghiệp XHCN đẩy nhanh qúa trình trao đổi và lưu thông hàng hoá tiền tệ, làm sống động nền sản xuất hàng hoá nhỏ, qua đó cải biến những người tiểu nông, nối liền quan hệ trao đổi công - n ông nghiệp, thành thị - nông thôn. Những kết quả ấy có ý nghĩa tích cực đối với nước Nga Xô viết. Nó góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển nền kinh tế nước Nga sau chiến tranh. Tuy nhiên so với sự mong muốn và mục tiêu đặt ra của Lê nin thì kết quả thực hành chế độ này vẫn còn rất thấp. Nguyên
- nhân quan trọng nhất là CNTB đế quốc vẫn còn tìm cách bóp chết chính quyền Xô viết, vì thế sự hợp tác, đ ầu tư của tư bản nước ngoài vào Liên Xô không đạt sự mong muốn. Tuy nhiên, kết quả lớn nhất là bắt đầu hình thành một khái niệm mới, và CNTBNN đã thực sự là một phần đặc trưng của chính sách kinh tế mới. Và nhờ chính sách kinh tế mới mà chính quyền Xô viết đã giữ được những vị trí vững chắc trong nông nghiệp và công nghiệp ,có khả năng tiến lên được. Nông dân vừa lòng, công nghiệp cũng như thương nghiệp đang hồi sinh và phát triển. Đó là một thắng lợi của chính quyền Xô viết. 2.5.2. ý nghĩa của NEP và CNTBNN. Chính sách kinh tế mới của Lê nin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trước hết nó khôi phục được nền kinh tế sau chiến tranh. Từ đó nó khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của CNXH theo những nguyên lý mà Lê nin vạch ra. Chính sách kinh tế mới của Lê nin đánh dấu một bước phát triển mới về lý thuyết nền kinh tế XHCN. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế XHCN. Chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, trong đó có Việt nam II. Sự vận dụng lý luận của Lê nin về CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam 1.1. Cơ sở lý luận cho việc vận dụng lý luận về CNTBNN ở Việt nam; và quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam. 1.1.1. Tính tất yếu khách quan của việc vận dụng CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam Đặc trưng của thời đại ngày nay: loài người đã bước vào một thời đại phát triển mới, chuyển từ nền văn minh máy móc, hoá chất và dầu lửa sang nền văn minh sinh học và thông tin, nền kinh tế thế giới đang bước vào một nền kinh tế được gọi là kinh tế trí tuệ. Cuộc cách
- mạng khoa học và công nghệ mới đang tạo ra một lực lượng sản xuất mới có tính chất và trình độ cao hơn lực lượng sản xuất cũ và quốc tế hoá rất cao. Tính quốc tế cao của nền kinh tế đang làm cho tất cả các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc và hợp tác chặt chẽ với nhau. Bất cứ một n ước nào muốn tách biệt khỏi nền kinh tế thế giới là một điều tự sát. Đấu tranh và hợp tác giữa các n ước là điều kiện tồn tại của tất cả các nước, của mỗi n ước. Vì vậy, trong thời đại ngày nay nước ta không thể tách rời khỏi nền kinh tế thế giới mà phải hoà nhập vào và muốn như thế thì trong các thành phần kinh tế của nước ta phải có thành phần kinh tế TBNN để có thể hợp tác kinh tế với tất cả các nước trên thế giới (phần đa là các nước tư bản hoặc trung lập). Việt nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Theo lý luận của Lê nin thì thời kỳ quá độ bao gồm rất nhiều b ước trung gian mà CNTBNN là một trong những trung gian quan trọng nhất vì vậy để có thể tiến lên CNXH nước ta không thể nào bỏ qua các hình thức kinh tế TBNN. 1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam về việc vận dụng CNTBNN ở Việt nam. Mô hình kinh tế TBNN đã được báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định “ kinh tế TBNN bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước và tư bản n ước ngoài. Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước...” Kinh tế TBNN trong thời kỳ quá độ ở nước ta là một thành phần kinh tế, một kiểu tổ chức kinh tế gắn bó giữa một bên là nhà nước của dân, do dân, vì dân, đại biểu cho sự sở hữu toàn dân đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu và lợi ích xã hội, với một bên là nhà nước tư bản; là hệ thống các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa nhà nước của giai cấp công nhân và nhà tư bản. Do đó, kinh tế TBNN ở nước ta hiện nay vừa là một thành phần kinh tế, vừa là con đường, hình thức, phương tiện thu hút, liên kết các nguồn lực để phát triển đất nước. Chính vì vậy mà trong các mục tiêu về quan hệ sản xuất ở nước ta, Đại hội VIII của Đảng đã xác định: đến năm 2020 bên cạnh kinh tế nhà nước cùng kinh tế hợp tác đóng vai trò nền tảng trong nền kinh tế, kinh tế TBNN dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến. Việc nghiên cứu và vận dụng TBNN đã được đặt ra ở Việt nam từ những năm 50 (ở miền Bắc) và cả nước từ sau năm1975. Trong quá trình đổi mới chúng ta đặt kinh tế TBNN ở vị trí
- thứ ba trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta. Kinh tế TBNN không chỉ được coi như là một thành phần kinh tế cùng tồn tại bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, mà nó còn mang những ý nghĩa nh ư những “nấc thang trung gian cần thiết” để liên các thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong nư ớc, kể cả tầng lớp tiểu tư sản hướng sự phát triển đó theo tay lái nhà nước XHCN. 2. Vận dụng CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam 2.1. Khả năng vận dụng các hình thức kinh tế TBNN ở nước ta Đối với nước ta, sử dụng kinh tế TBNN sẽ là điều kiện cần thiết để khắc chế tính tự phát trong sản xuất và chế độ sản xuất phân tán kém hiệu quả của kinh tế sản xuất nhỏ, nhằm khai thác tối đa tiềm năng để tập trung cho các nguồn lực hướng về mục tiêu kinh tế - xã hội cao nhất như công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các ch ương trình kinh tế lớn khác. Sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và việc thực hành đường lối CNTBNN nói riêng ở nước ta phải được đặt trong cục diện chung của thế giới từ đó nhận thức được những thuận lợi và khó khăn. Những nét đặc trưng mới của thời đại đã tạo ra những khó khăn, những thuận lợi mới trong việc thực hành CNTBNN ở nước ta khác với thời Lê nin. Nét nổi bật nhất hiện nay là sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở cuối thế kỷ XX đ ến nay đã mang đến những đảo lộn lớn lao trong mọi mặt của đời sống, kinh tế - chính trị. Vì quá trình đ ang diễn ra, cho nên khó có thể khẳng định kết cục sẽ như thế nào, song những biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống, kể cả lĩnh vực tư duy là điều cần khẳng định. Đó là một sức mạnh của thời đại. Sức mạnh này có thể đ ưa một nền kinh tế kém phát triển cất cánh lên một cách nhẹ nhàng nếu nước đó biết nắm bắt thời cơ và biết đi đúng hướng phát triển của thời đại. Trái lại sức mạnh đó cũng có thể trở thành c ơn bão tố vùi lấp thảm hại những cái gì đi ngược lại hoặc tự tách mình khỏi xu thế chung, không biết đến những quy luật chung của nền kinh tế hiện nay. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay tạo ra cho đất nước ta thời cơ lẫn thách thức. Với xu thế đối thoại và hợp tác, trong cục diện vừa hợp tác vừa đấu tranh, đất nước ta có được hoàn cảnh thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong đó có sự “du nhập” CNTB từ bên ngoài, từ các nước tư bản phát triển. Mặc dù vậy chủ nghĩa đ ế quốc vẫn chưa từ
- bỏ ý định xiết chặt vòng vây kinh tế, chưa từ bỏ mưu toan “diễn biến hoà bình” đối với nước ta bằng mọi thủ đoạn. Nước ta nằm ngay giữa khu vực phát triển năng động nhất của thế giới ngày nay, do vậy ch ỉ cần có một chính sách hợp tác khu vực đúng đắn cùng với một chính sách quốc tế mền dẻo, chúng ta có thể thu hút được vốn đầu tư nước ngoài từ những hình thức khác nhau của CNTBNN. Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong một nền sản xuất toàn cầu hoá, trong một nền kinh tế thế giới đang chuyển hoá thành một thể thống nhất, tính phụ thuộc giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên. Điều đó cũng tạo ra một số thuận lợi nhất định cho chúng ta trong việc thu hút những kỹ thuật và các nguồn vốn gắn với kỹ thuật từ các n ước tư bản phát triển về công nghiệp. Nhưng đây chỉ là một c ơ hội thuận lợi vì nếu việc nắm c ơ hội không đúng thì sẽ đưa đến một sự lạc hậu về kinh tế kỹ thuật hoặc một sự lệ thuộc mới, một kiểu chủ nghĩa thực dân mới: sự phụ thuộc về kỹ thuật và công nghệ. Đất nước ta có sức thu hút đối với tư bản nước ngoài. Nước ta có một số tài nguyên quý giá, là một thị trường không nhỏ. Đặc biệt là sự ổn đ ịnh chính trị là cái mà người nước ngoài có thể tin cậy trong việc đầu tư lâu dài. Đồng thời chúng ta cũng đang đứng trước những khó khăn hết sức to lớn: chỉ nguyên với thực trạng một nước nghèo, kém phát triển, bên ngoài đang b ị chính sách bao vây cấm vận đè nặng chúng ta đang ở vị trí xuất phát không thuận lợi trong cuộc chạy đua kinh tế. Bên cạnh đó hiện nay CNXH đang ở vào thế bất lợi trong cuộc đấu tranh với nội dung mới và hình thức mới giữa CNTB và CNXH vì CNXH thế giới trước đây lạc hậu so với yêu cầu của sự phát triển. Đó là sự lạc hậu về năng suất lao động, về chất lượng sản phẩm, về tiến bộ kỹ thuật. Mặc dù nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường song sự chuyển biến ấy lại xuất phát từ một nền kinh tế chủ yếu là tự nhiên, tự cung cấp, hiện vật do vậy ch ưa có thói quen “làm ăn kiểu buôn bán”, thiếu tri thức và đội ngũ kinh doanh hiện đại. Mặc dù đất nước ta có một số tài nguyên có sức hấp dẫn đối với người nước ngoài song trước sự tác động của cách mạng khoa học thì các nước buộc phải lao vào ngành kỹ thuật cao do đó chúng ta vấp phải vấn đề vốn và đội ngũ khoa học kỹ thuật không có hoặc yếu kém.
- Một khó khăn nữa là sự chống phá con đường đ i lên CNXH ở nước ta của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Những mặt trái của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trương, thực hiện CNTBNN là những vấn đề xã hội hết sức phức tập, đến mức có thể gây ra sự bất bình của một tầng lớp dân cư nào đó trước sự dung nạp, du nhập CNTB. Mặt trái của nó có thể biểu hiện bởi sự xâm lăng của các tập đoàn tư bản n ước ngoài đối với thị trường nội địa dẫn tới co hẹp hoặc bóp nghẹt thị phần của sản xuất trong nước. Đó cũng có thể là một tâm lý phụ thuộc kinh tế nước ngoài ngày càng gia tăng mà thường sẽ dẫn hậu quả khủng hoảng nếu nước ngoài cắt các khoản đầu tư. Nhìn chung lại, việc thực hành CNTBNN ở nước ta sẽ có cả thuận lợi và khó khăn. Nhưng trước mắt khó khăn sẽ không nhỏ. 2.2. Các hình thức kinh tế TBNN vận dụng ở Việt nam Xét về phương diện vật chất, kinh tế nước ta hiện nay, ở mức độ nhất đ ịnh, cũng như nước Nga thời NEP, chưa có điều kiện để trực tiếp xây dựng CNXH. Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ thấu đáo quá trình đi lên CNXH thông qua CNTBNN. Từ quan điểm của Lê nin và căn cứ vào thực tiễn của nước ta, trong bối cảnh hiện nay, có thể xác đ ịnh các hình thức CNTBNN cần vận dụng ở nước ta là: 2.2.2.Liên doanh, liên kết giữa nhà nước với các nhà tư bản trong n ước Trước đây, hình thức này được gọi là công tư hợp doanh nhưng chúng ta mới chỉ áp dụng một cách hạn chế với chủ trương cốt để cải tạo XHCN nhằm sớm đi đến xoá bỏ kinh tế tư bản tư nhân. Nay, trên cơ sở quan điểm thừa nhận các thành phần kinh tế còn tồn tại và phát triển lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH, hình thức này cần được sử dụng và phát triển đa dạng hơn. Để phát huy sức mạnh của thành phần kinh tế này, bên cạnh việc tạo điều kiện cho kinh tế tư bản tư nhân phát triển cần khuyến khích họ liên doanh, liên kết với kinh tế nhà nước qua đó mà tăng vốn, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh và tăng khả năng hợp tác với nước ngoài.
- 2.2.2. Tô nhượng và liên doanh giữa nhà nước với các tư bản và các tổ chức kinh tế nước ngoài Lê nin rất coi trọng việc sử dụng các chuyên gia tư sản nước ngoài vào phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Hình thức tô nhượng được Lê nin coi là rành mạch và dễ hiểu nhất để sử dụng các chuyên gia tư sản. Ngày nay, theo kinh nghiệm các nước, việc thu hút đ ầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài (thực chất là một kiểu tô nhượng ) là hấp dẫn và có hiệu quả hơn so với việc vay vốn và tiếp nhận viện trợ của các nước trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế. Thông qua các hình thức này, nhà nước thu hút và cho phép các nhà tư bản và công ty nư ớc ngoài đầu tư vào trong nước để phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện nay ở nước ta, các hình thức này đ ang đư ợc triển khai tích cực. 2.2.3. Cho thuê kinh doanh Thông qua đấu thầu một số cơ sơ vật chất của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, thực hiện các hợp đồng ký kết giữa nhà n ước ta với các nhà tư bản trong và ngoài nước để triển khai hình thức này. So với tô nhượng, hình thức này khác ở hai điểm: Thời gian hợp đồng th ường ngắn hơn, và đối tượng cho thuê kinh doanh không phải chủ yếu là quyền sử dụng đất mà chủ yếu là hầm mỏ, rừng, cửa hàng... Thông qua phát triển hình thức này mà mở rộng một số ngành và lĩnh vực kinh tế, đồng thời nhà nước có đ iều kiện để tập trung vốn vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu, then chốt nhằm tăng cường vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. 2.2.4. Đại lý kinh danh Hình thức này áp dụng ở các ngành kinh tế dịch vụ. Thông qua các đại lý mua bán và các cơ s ở dịch vụ, nhà nước, tư nhân hoặc các nhà tư bản trong và ngoài nước tiêu thụ, cung cấp các yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và các sản phẩm cho tiêu dùng xã hội. 2.2.3. Gia công đặt hàng Hình thức này áp dụng ở các ngành sản xuất vật chất. Thông qua hình thức này, nhà n ước đặt hàng với các nhà tư bản trong và ngoài nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước nhận gia công cho các công ty nư ớc ngoài. Trong điều kiện hiện nay, khi trình độ công nghệ của ta còn
- thấp kém, chưa thể sản xuất hoàn chỉnh có hiệu quả một số loại sản phẩm, nhưng với lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, vị trí địa lý thuận lợi, thị trường tiêu thụ lớn và hấp dẫn, ta có thể nhận gia công cho các công ty nước ngoài các mặt hàng giầy da, may mặc, sản xuất các mặt hàng tái xuất, lắp ráp các sản phẩm ô tô, xe máy, thiết bị điện tử... 2.3. Kế t quả đ ạt đ ược Trong mấy năm qua, nước ta đã áp dụng các phương thức góp vốn liên doanh giữa nhà nước với các nhà tư bản để hình thành các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Cho đến tháng 9/1998 đã có 299 công ty cổ phần với 100 tỷ đồng vốn chiế m 0.1% tổng số vốn của các doanh nghiệp và bằng 3% tổng số vốn của nhà nước tại các công ty cổ phần trong nước và các công ty liên doanh với nước ngoài. Tuy nhiên, trong tổ chức vẫn còn những trở ngại để mở rộng hình thức này, một mặt cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý tài chính, mặt khác, đẩy mạnh hơn nữa cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, phát triển các loại hình công ty cổ phần, có quy chế tạo ra khả năng lưu hành rộng rãi cổ phiếu và các chứng khoán khác, ra đời và phát triển thị trường chứng khoán, hoàn thiện các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Kinh tế TBNN với nước ngoài: tồn tại d ưới hình thức công ty liên doanh và công ty 100% vốn n ước ngoài. Tính đến thàng 7/1997 tỷlệ đó là: 2397 dự án đầu tư được cấp giấy phép hoạt động với số vốn đăng ký 32.8 tỷ USD và vốn thực hiện là 13 tỷ USD thu hút 700 hãng ở 50 quốc gia, lãnh thổ. Tuy nhiên, để đảy mạnh việc thu hút và thu hút có hiệu quả đầu tư nước ngoài tránh đầu tư quá lớn vào một số ngành trong thời gian ngắn, dự án lỗ.... Cần mở rộng hình thức liên doanh, trong đó cho phép nhà tư bản và công ty nước ngoài mua cổ phiếu của công ty cổ phần, kể cả của một số doanh nghiệp nhà nước đ ược cổ phần hoá, phát hành trái phiếu chính ohủ, trái phiếu công trình ra n ước ngoài. Nâng cao hơn nữa tính chủ động trong gọi vốn đầu tư, tăng tỷ lệ vốn góp của phía Việt nam trong các công ty liên doanh với nước ngoài. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc vận dụng các hình thức kinh tế TBNN ở nước ta còn một số hạn chế như: đầu tư quá lớn vào một số ngành trong một thời gian ngắn dẫn đến cung lớn hơn cầu. Có những ngành trong nước có thể làm tốt thì lại gọi vốn đầu tư nước ngoài ví dụ khai thác đá xây dựng, sản xuất đồ chơi trẻ em... Có những ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao, sử dụng nhiều lao động thì lại 100% vốn nước ngoài ví dụ:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ đề tài:" Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam"
156 p | 382 | 122
-
Luận văn:Nghiên cứu luật kết hợp và ứng dụng trong công tác quản lý kho hàng tại siêu thị metro
26 p | 541 | 106
-
Báo cáo Luận văn: Nghiên cứu giải pháp nguồn mở OpenStack trong xây dựng hạ tầng Điện toán đám mây
38 p | 511 | 87
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
151 p | 313 | 85
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ METYL ĐỎ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC CỦA CÁC VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ BÃ MÍA VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
55 p | 260 | 72
-
Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển căn hộ thông minh ở VN - Nguyễn Trí Hiếu
144 p | 222 | 63
-
Luận văn: " Nghiên cứu thực trạng các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam."
79 p | 183 | 62
-
Luận văn nghiên cứu khoa học Hoàn thiện chính sách quản lý của Nhà nước về thương mại của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến 2020
215 p | 524 | 57
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU MỘT GIẢI PHÁP BẢO TRÌ PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG KẾT HỢP VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẤU HÌNH
65 p | 209 | 50
-
Luận văn: Nghiên cứu thiết kế mô hình cảnh báo và xử lý một số tình huống cho kho chứa hàng ứng dụng bộ điều khiển PLC
63 p | 129 | 36
-
Luận Văn: Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội
52 p | 165 | 29
-
luận văn:NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HIỆU QUẢ TẠO CỦ KHOAI TÂY BI IN VITRO VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI THÁI NGUYÊN
83 p | 151 | 25
-
Luận văn:Nghiên cứu xây dựng kho dữ liệu song ngữ phục vụ xử lý tiếng Việt
26 p | 130 | 23
-
Luận văn "Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội"
51 p | 110 | 22
-
Luận văn: Nghiên cứu các loại hình bảo hiểm mới phát sinh trong giai đoạn kinh tế hội nhập và đa dạng hóa loại hình lao động
79 p | 146 | 22
-
LUẬN VĂN:Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố
73 p | 111 | 21
-
Luận văn Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaLuận văn Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ 240 công
63 p | 194 | 20
-
Luận văn: Nghiên cứu tiền đề ra đời bảo hiểm và dự báo thang độ phát triển tại Việt Nam
38 p | 87 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn