luận văn:nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008
lượt xem 24
download
Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là trung tâm vùng đất lịch sử, “Thủ đô Khu giải phóng”, “thủ đô kháng chiến”, nơi đã từng chứng kiến và mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những sự kiện trọng đại của dân tộc trong cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: luận văn:nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Thái Nguyên 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LƠI CAM ƠN ̀ ̉ Tác giả chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, trương Đai hoc ̀ ̣ ̣ Sư pham Hà Nội , ngươi đa hương dân tac gia hoan thanh luân văn nay ̣ ̀ ̃ ́ ̃ ́ ̉ ̀ ̀ ̣ ̀ . Xin đươc ca m ơn Trương Đai hoc Sư pham ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ - Đai hoc Thai Nguyên , nơi tac gia ̣ ̣ ́ ́ ̉ hoàn t hành Chương trình Cao học dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các thày , cô giáo. Xin chân thanh cam ơn Sơ Giao duc va Đao tao Tuyên ̀ ̉ ̉ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ Quang, trương THPT Tân Trào - Thành phố Tuyên Quang đa tao moi điêu kiên đê tac ̀ ̃ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ giả hoàn thành chương trình học tập . Và cuối cùng , xin cam ơn gia đì nh va ̉ ̀ bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi , đông viên , giúp đỡ tác giả trong suốt ̣ thơi gian hoc tâp, nghiên cư u va hoan thanh luân văn nay . ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̀ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài...................................7 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................8 5.Đóng góp của luận văn...................................................................................9 6. Bố cục của luận văn.......................................................................................9 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991. 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên..............................................................10 1.1.1. Vị trí địa lí...................................................................................10 1.1.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................11 1.1.3. Đặc điểm khí hậu........................................................................11 1.1.4. Tài nguyên...................................................................................12 1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh cách mạng..........................................14 1.2.1. Dân cư.........................................................................................14 1.2.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng.............................................14 1.3. Tình hình chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội trước năm 1991................21 1.31. Tình hình chính trị........................................................................21 1.3.2. Đặc điểm kinh tế.........................................................................22 1.3.3. Đặc điểm xã hội..........................................................................25 Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 2.1. Tình hình thị xa Tuyên Quang sau khi tach tỉ nh (năm 1991)...................29 ̃ ́ 2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.........32 2.2.1. Kinh tế.........................................................................................32 2.2.2. Xã hội..........................................................................................43 2.2.3. Củng cố an ninh - quốc phòng - trật tự an toàn xã hội................47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 3. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 2001 – 2008 3.1. Tình hình chính trị ...................................................................................52 3.2. Chuyển biến về kinh tế.............................................................................53 3.2.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.............................54 3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá)....................................................................................................57 3.2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch...................................................66 3.2.4. Nông, lâm nghiệp và thủy sản.....................................................71 3.2.5. Tài chính - ngân hàng..................................................................83 3.2.6. Cơ sở hạ tầng - Xây dựng cơ bản và quy hoạch đô thị...............85 3.2.7. Hoạt động khoa học - công nghệ ...............................................89 3.2.8. Môi trường..................................................................................90 3.3. Chuyển biến về xã hội .............................................................................95 3.3.1. Kết cấu dân cư và tốc độ tăng dân số - Lao động, việc làm.............95 3.3.2. Giáo dục - đào tạo - văn hóa - thể thao.........................................99 3.3.3. Thực hiện chính sách xã hội......................................................108 3.3.4. Công tác Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng ................................112 3.3.5. Quốc phòng - an ninh - trật tự an toàn xã hội...........................115 3.3.6. Các tôn giáo, tín ngưỡng ..........................................................120 KẾT LUẬN..................................................................................................122 Tài liệu tham khảo .......................................................................................126 Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN PHỤ LỤC Thành nhà Mạc xưa Một góc chợ Tam Cờ trước năm 1945 Thị xã Tuyên quang nhìn toàn cảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN PHỤ LỤC Biểu tượng Thành phố Tuyên Quang 2010 Đây là mẫu biểu tượng mang nét đặc trưng của Thành phố Tuyên Quang nằm bên dòng sông Lô, đang trên đà hội nhập và phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN PHỤ LỤC Tổ chức Lễ Phật Đản tại chùa An Vinh thị xã Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN PHỤ LỤC Lễ hội đền Hạ Đường Bình Thuận, phường Minh Xuân Đường tránh thị xã Tuyên Quang (thị xã Tuyên Quang). Cánh đồng Phường Ỷ La (nhìn từ quốc lộ 2) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN PHỤ LỤC Các hàng rau, hoa, quả tại chợ Tam Cờ Nghề tiểu thủ công nghiệp như: mây giang đan, làm chổi chít, chế biến lâm sản... Khu vực lò cao thuộc dự án sản xuất phôi thép Nhà máy Xi măng Tân Quang công suất 910.000 do C.ty liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên tấn/năm đang được khẩn trương xây dựng tại làm chủ đầu tư đang trong giai đoạn lắp đặt xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang thiết bị và hoàn thiện các hạng mục xây dựng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là trung tâm vùng đất lịch sử, “Thủ đô Khu giải phóng”, “thủ đô kháng chiến”, nơi đã từng chứng kiến và mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những sự kiện trọng đại của dân tộc trong cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Truyền thống đoàn kết, truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hoá đã và đang là những động lực to lớn để nhân dân các dân tộc trong tỉnh giành những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trong xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay. Tổng kết lại chặng đường đổi mới, nhằm đánh giá và cổ vũ nhân dân các dân tộc trong thị xã cũng như toàn tỉnh, củng cố niềm tin vào Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, không ngừng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn hiện nay, việc cấp thiết của mỗi dân tộc hay từng địa phương cụ thể, vấn đề lịch sử đặt ra ở hiện tại cũng như cho tương lai đó là sự phát triển bền vững. Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển World Commission and Environment and Development (WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Như vậy, chúng ta tổng kết những gì đã đạt được và hạn chế trong thời gian qua, để hoạch định một bước đi đúng đắn, hướng tới sự phát triển bền vững, theo đường lối đổi mới của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử là một việc làm cần thiết. Đối với nước ta, các tỉnh miền núi phía Bắc có điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển và đây vẫn là những vùng nghèo nhất cả nước. Tuy nhiên trải qua một quá trình, có sự đóng góp của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- sát sao của các cấp chính quyền và những nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc nên bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi đã thay đổi. Thị xã Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, với vị trí là phên dậu của đất nước trong thời kì phong kiến. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, thị xã Tuyên Quang đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong nhiệm vụ kháng chiến và làm căn cứ, hậu phương vững chắc của cả nước. Từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, thị xã Tuyên Quang với vai trò là trung tâm phát triển của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng dựa trên phương hướng nhiệm vụ đề ra của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Từ một nền kinh tế thuần nông, thị xã đã tập trung mọi tiềm lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Nhờ đó, kinh tế thị xã nhiều năm có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ; cơ sở vật chất đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng an ninh được giữ vững; đời sống nhân dân được cải thiện từng bước. Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt, thị xã đã đạt được các tiêu chí theo quy định là đô thị loại III, đánh dấu tiến trình phát triển đi lên, có ý nghĩa lịch sử, là tiền đề quan trọng để xây dựng thị xã trở thành thành phố thuộc tỉnh (2010). Đó là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh ở các lĩnh vực mà thị xã có tiềm năng và lợi thế như: Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản; khai thác chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; thương mại, du lịch; Ngày 10/9/2009, thị xã Tuyên Quang đã công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị xã Tuyên Quang đạt tiêu chí là đô thị loại III. Đây là xu thế tất yếu, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngày 21-8-2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Kết luận số 65-KL/TU đồng ý chủ trương lập Đề án đầu tư xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- vào năm 2010. Xây dựng thị xã Tuyên Quang - thành phố tương lai "sạch, xanh, sáng, đẹp". Việc tiếp tục xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang từ đô thị loại III, trở thành thành phố thuộc tỉnh là nhờ vào kết quả của cả một chặng đường xây dựng và phát triển từ khi đổi mới đến nay. Như vậy, quá trình đô thị hóa là bước phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, nước ta tuy có đi sau thế giới một chút nhưng chắc chắn không thể nằm ngoài quy luật này. Trong giai đoạn mới của lịch sử, thị xã Tuyên Quang đã tự nhìn nhận lại một cách cụ thể về sự phát triển của mình trong quá trình xây dựng phát triển bền vững. Cụ thể trong Quyết định số 26 /2007/QĐ-UBND, ngày 17/8/2007 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở nhằm tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, để Tuyên Quang phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Thị xã Tuyên Quang (thành phố Tuyên Quang trong tương lai) là của cả tỉnh Tuyên Quang. Nhân dân Tuyên Quang lại chung sức, chung lòng xây dựng thị xã Tuyên Quang sớm trở thành thành phố vào năm 2010.. Giai đoạn 1991 đến 2008, thị xã Tuyên Quang đóng vai trò là trung tâm của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của cả tỉnh, thị xã đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất, con người để thoát khỏi khủng hoảng và tiến tới trở thành một đô thị phát triển. Có thể nói giai đoạn này là tiền đề để thị xã bước sang một trang sử mới, đó là được công nhận đô thị loại III từ ngày 10/9/2009, và xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố vào năm 2010. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Dựa trên các nguồn tư liệu, luận văn này khái quát lại tình hình “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”, qua đó khẳng định những thành quả đã đạt được và hạn chế còn tồn tại; đồng thời khẳng định thêm sự đúng đắn trong chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối phát triển cho mô hình địa phương miền núi phía Bắc. Đề tài cũng làm rõ thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của thị xã Tuyên Quang trong quá khứ và hiện tại. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Dạy và học lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống, trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp học sinh nhận thức sâu sắc thêm lịch sử dân tộc. Đáp ứng yêu cầu giảng dạy phần lịch sử địa phương trong phân phối chương trình bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, luận văn có thể cung cấp nguồn tư liệu cho việc biên soạn và giảng dạy phần lịch sử địa phương, góp phần giáo dục thế hệ trẻ biết tôn trọng và phát huy truyền thống lịch sử quê hương. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đề tài về lịch sử địa phương trong những giai đoạn đổi mới đất nước đã được nghiên cứu và công bố nhiều cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trước hết là tại các văn kiện Đảng và Nhà nước và các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ địa phương. Vai trò của kinh tế địa phương thể hiện trong các văn kiện Đảng và Nhà nước đó là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006). Các cuốn sách "Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại" của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Đổi mới sâu 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực" của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội" của Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1992… đã nêu lên những yêu cầu, định hướng đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta. Tác phẩm "Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh" của Lê Duẩn, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1968 đã nói rõ vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đối với sự phát triển kinh tế đất nước thời đổi mới. Việt Nam những chặng đường lịch sử 1954 - 1975; 1975 - 2005. NXB Giáo dục, Hà Nội 2005. Việt Nam 1954 - 2005 (21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước và 30 năm xây dựng bảo vệ Tổ quốc). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. Trần Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nhà xuất bản Giáo dục - 2006 Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới như tác phẩm "Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998; "Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp" của Phạm Xuân Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. .... Các tài liệu nói trên đã đặt ra những yêu cầu, định hướng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đối với thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, vấn đề “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008” được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các cơ quan, cá nhân, các báo cáo của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương, trong đó có: - Lịch sử truyền thống xây dựng và phát triển của thị xã Tuyên Quang được giới thiệu trong cuốn "Lịch sử Đảng bộ thị xã Tuyên Quang". Cuốn sách 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- đã nêu lên một cách khá đầy đủ, tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội thị xã dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm đổi mới. - Cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang". Cuốn sách đã nêu lên một cách tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - UBND thị xã Tuyên Quang: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tuyên Quang đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp, Tuyên Quang, tháng 8-2007. - Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng hằng năm của UBND thị xã Tuyên Quang. - Trong báo cáo của các phòng, ban như phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Công nghiệp, phòng Thương mại và Dịch vụ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên & Môi trường… có đề cập đến chuyên ngành do phòng ban phụ trách nên không toàn diện, không có tính tổng quát. - Hệ thống niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, phòng thống kê thị xã Tuyên Quang thống kê những số liệu trong quá trình xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang nhưng còn đơn lẻ, chưa có hệ thống, chưa phản ánh được toàn cảnh tình hình thị xã Tuyên Quang giai đoạn 1991 đến 2008. Tất cả các công trình nghiên cứu và tài liệu đã đề cập đến tình hình thị xã Tuyên Quang, nhưng ở đây chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ, hệ thống về thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm 2008. Với việc thực hiện đề tài: “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”, chúng tôi đánh giá cao các công trình nghiên cứu đi trước và đã xem xét, lựa chọn sử dụng, vừa mang tính kế thừa, đồng thời phát triển để hoàn thành luận văn của mình. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Do khoảng cách thời gian lịch sử mà đề tài này đề cập còn quá ngắn, tình hình kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, việc nhận xét đánh giá thật không dễ dàng khi tầm nhìn lịch sử còn chưa đủ rõ; giữa lịch sử và thời sự khó phân biệt nhau về ranh giới, do đó sẽ gặp khó khăn lớn về phương pháp nghiên cứu chuyên ngành - đó là phương pháp lịch sử. Với ý nghĩa nhất định về khoa học cũng như về thực tiễn như đã trình bày ở trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn không gian: Đề tài giới hạn trong thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang - Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thị xã Tuyên Quang từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, cho đến năm 2008, năm được công nhận trở thành đô thị loại III. 3.3. Nhiệm vụ đề tài Nghiên cứu, làm rõ công cuộc xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, cho đến năm 2008, những thành tựu và hạn chế cần khắc phục. Nhìn nhận những bước đi trong sự phát triển bền vững của thị xã. Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế, môi trường và giải quyết các vấn đề của xã hội trong thời kỳ đổi mới ở địa phương, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển bền vững ở thị xã Tuyên Quang. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi dựa vào các tư liệu sau: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, thị uỷ, UBND thị xã Tuyên Quang trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2009, các số liệu, hệ thống bảng biểu của trung tâm lưu trữ, Cục thống kê Tuyên Quang, phòng lữu trữ thị xã Tuyên Quang, các sở, ban ngành liên quan. Các sách, báo, bài viết, các công trình nghiên cứu về tình các địa phương trong giai đoạn đổi mới, các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thị xã về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tuyên Quang. Đó là những nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi dựng lại bức tranh lịch sử về quá trình phát triển của thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm 2008 một cách trung thực, khách quan nhất. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu thu thập được qua các đợt điều tra điền dã tại địa phương. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thị xã Tuyên Quang nằm bên dòng sông Lô, hàng năm đều bị ngập lụt, nên nhiều tư liệu về tình hình thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến nay bị thất lạc, rách nát. Các tư liệu chủ yếu là các số liệu tổng kết hàng năm nên còn rời rạc, thiếu tính tổng hợp, khái quát. Đó là những khó khăn trong việc sử dụng tư liệu để nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, khai thác tư liệu từ nhiều nguồn, phân tích, so sánh đối chiếu để có được những tư liệu đáng tin cậy, khách quan nhất. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu nhằm khôi phục lại bức tranh về Thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2008. Kết hợp với phương pháp lôgíc để đánh giá, nhận xét, rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới ở thị xã Tuyên Quang. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp điều tra điền dã, thống kê, so sánh, đối chiếu phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ nội dung của để tài . 5. Đóng góp của luận văn. Luận văn trình bày hệ thống, chân thực về thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm 2008. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu lên đặc điểm, thành tựu, ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tuyên Quang trong thời kỳ đổi mới. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh và khắc phục các vấn đề bất cập, tiến tới sự phát triển bền vững. Luận văn có thể làm tư liệu giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, góp phần làm làm rõ tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3 chương. Chương 1: Khái quát về thị xã Tuyên Quang trước năm 1991 Chương 2: Thị xã Tuyên Quang trong giai đoạn 1991 - 2000 Chương 3: Thị xã Tuyên Quang trong quá trình đô thị hoá 2001 - 2008 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lí. Thị xã Tuyên Quang là trung tâm tỉnh lỵ Tuyên Quang. Là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 160 km về phía Bắc, Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái. Thị xã Tuyên Quang có tọa độ địa lý từ 21052’ đến 21043’ vĩ Bắc và 105010’ đến 102020’ kinh Đông, ở vào vùng thấp của tỉnh. Thời điểm 2008, về địa giới hành chính: phía bắc tiếp giáp các xã Tân Long, Thắng Quân, Phú Thịnh; phía nam tiếp giáp các xã Nhữ Khê, Đội Bình, thị trấn Tân Bình thị xã Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, Cấp Tiến thị xã Sơn Dương, phía tây tiếp giáp bốn xã Kim Phú, Trung Môn, Hoàng Khai và Nhữ Hán thị xã Yên Sơn; diện tích tự nhiên là 11.917,45 ha bằng 2,03% tổng diện tích cả tỉnh (tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang là 587.038,5) , trong đó đất nông nghiệp 35,66%; đất lâm nghiệp 32,37%; thổ cư và đất chuyên dụng 21,47%; diện tích núi đá, sông ngòi và mặt nước 10,50%. [67, tr.10] Về hành chính: thị xã Tuyên Quang gồm 7 phường và 6 xã, tổng diên tích đất tự nhiên 119,18 km2; trong đó diện tích nội thị 30,72 km2, diện tích ngoại thị 88,46 km2. [100, tr.2] Thị xã Tuyên Quang là đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng. Đường thủy có sông Lô, tàu lớn xuôi tới Việt Trì, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Mùa mưa, tàu nhỏ có thể ngược sông Lô lên đến Hàm Yên, ngược sông Gâm lên đến Chiêm Hóa. Đường bộ có Quốc lộ 2 nối Tuyên Quang với Hà Nội qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc về phía nam, với Hà Giang về phía bắc. Quốc lộ 37 nối Tuyên Quang với Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc với Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và các tỉnh Đông Bắc.[96, tr.10] 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mặc dù thị xã Tuyên Quang nằm sâu trong nội địa, cách xa cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, không có đường hàng không nhưng do có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy hoàn chỉnh, dày đặc nên việc thông thương, giao dịch, trao đổi hàng hóa của thị xã với bên ngoài khá thuận lợi. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên (Địa hình địa mạo) Địa hình Tuyên Quang tương đối phức tạp và bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối. Thị xã Tuyên Quang nằm trong kiểu địa hình thung lũng: phân bố dọc theo dòng sông Lô, tạo thành những bãi bồi không liên tục, thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và hoa màu. Kiểu địa hình này thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ. Sự chênh lệch độ cao địa hình giữa các vùng trong tỉnh khá lớn.Thị xã Tuyên Quang nằm trong khoảng 10% diện tích của tiểu vùng địa hình đồi thấp và thung lũng: có diện tích không lớn, gồm phần diện tích thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và thị xã Tuyên Quang. Tiểu vùng này có các dải đồng bằng tương đối rộng, phân bố dọc thung lũng các sông, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. [67, tr.13] Nằm hai bên bờ sông Lô, địa hình thị xã thấp dần theo hướng bắc - nam. Tả ngạn là dãy núi Tràng Đà - Nông Tiến với một số núi đất và núi đá xen nhau, có đỉnh núi Dùm cao 400m, ven sông có những cánh đồng hẹp. Hữu ngạn đất đai tương đối bằng phẳng, có một vài ngọn núi đất thấp như núi Thổ Sơn, núi Cố. Hai bên tả ngạn, hữu ngạn được nối bởi cầu Nông Tiến, cầu An Hòa và cầu Tân Hà. Nhìn chung, địa hình địa mạo thị xã Tuyên Quang khá phức tạp, nội thị là khu đất khá bằng phẳng, xen lẫn gò đồi thấp, ao hồ, ruộng trũng, cao độ trung bình cốt 26,5m, có lợi thế hơn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư so với các khu vực khác trong tỉnh. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước”
77 p | 557 | 263
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014
92 p | 1109 | 201
-
Luận văn tốt nghiệp "Tình hình hoạt động về công táctiêu thụ sản phẩm và doanh thu sản phẩm ở Công ty TNHH Thương mại An Phú"
70 p | 504 | 173
-
Tiểu luận: " Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội"
51 p | 377 | 148
-
Luận văn: “Phân tích tình hình thị trường của Công ty TNHH Hasa”
45 p | 270 | 84
-
Luận văn " Thực trạng tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trong thời gian qua (1994-1998) "
67 p | 203 | 77
-
Đề tài "Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây"
77 p | 333 | 72
-
Luận văn: Nghiên cứu tính toán lưới và thử nghiệm một số thuật toán lý thuyết đồ thị
0 p | 143 | 36
-
Phân tích tình hình thị trường của Công ty TNHH Hasa
46 p | 175 | 30
-
LUẬN VĂN: Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty Ngọc Bích và các chiến lược giá được công ty sử dụng
30 p | 144 | 29
-
Luận văn : Nghiên cứu đa dạng nguồn gen dứa Cayenne bằng phương pháp marker phân tử part 4
10 p | 131 | 25
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH TRÌNH TỰ VÙNG ĐIỀU KHIỂN (D-LOOP) HỆ GEN TY THỂ CỦA GÀ RI, GÀ ĐÔNG TẢO VÀ GÀ TRE
82 p | 113 | 21
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG Ở XÃ CẢNH HƢNG, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH VÀ MÔ HÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHO GIA SÖC
116 p | 127 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tình hình ung thư thân tử cung và các yếu tố liên quan tại một số tỉnh Việt Nam
93 p | 107 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu thực trạng thị trường nhà và đất ở tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
112 p | 28 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
117 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
79 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn