intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn : NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT HIỆN VI KHUẨN Leifsonia xyli subsp. xyli, TÁC NHÂN GÂY BỆNH CẰN MÍA GỐC part 3

Chia sẻ: Asdfadf Adgsg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

109
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chín công nghiệp là khi hàm lượng đường trong cây mía đạt mức thích hợp để thu hoạch ép đường. Lúc cây mía đang sinh trưởng hàm lượng đường glucose trong cây thấp, khi cây sinh trưởng chậm lại phần lớn các sản phẩm đồng hóa do bộ lá tạo thành chuyển sang dạng đường tích lũy trong thân, hàm lượng đường trong cây tăng lên nhanh chóng. Quá trình tích lũy đường trong cây mía diễn ra từ dưới lên trên, lần lượt lóng này đến lóng khác, lóng dưới chín trước lóng trên. Lúc mía sắp chín, tốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn : NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT HIỆN VI KHUẨN Leifsonia xyli subsp. xyli, TÁC NHÂN GÂY BỆNH CẰN MÍA GỐC part 3

  1. 21 Chín công nghiệp là khi hàm lượng đường trong cây mía đạt mức thích hợp để thu hoạch ép đường. Lúc cây mía đang sinh trưởng hàm lượng đường glucose trong cây thấp, khi cây sinh trưởng chậm lại phần lớn các sản phẩm đồng hóa do bộ lá tạo thành chuyển sang dạng đường tích lũy trong thân, hàm lượng đường trong cây tăng lên nhanh chóng. Quá trình tích lũy đường trong cây mía diễn ra từ dưới lên trên, lần lượt lóng này đến lóng khác, lóng dưới chín trước lóng trên. Lúc mía sắp chín, tốc độ tăng hàm lượng đường ở những lóng trên nhanh hơn lóng dưới; do đó, hàm lượng đường trong ngọn "đuổi kịp" gốc cho đến lúc bằng nhau. Khi hàm lượng đường của phần thân ngọn tương đương phần thân gốc là đúng độ chín công nghiệp. Trổ cờ là thời kì chín sinh học của cây mía. Ở nước ta, mía thường trổ cờ từ tháng 10 (miền Nam) đến tháng 12 (miền Bắc). Trổ cờ thường không trùng với thời kì chín công nghiệp và có ảnh hưởng không tốt đến nguyên liệu mía cây phục vụ cho nhà máy đường. Khi mía trổ cờ, thân ngừng sinh trưởng, tỉ lệ đường giảm, tỉ lệ xơ tăng. Vì vậy, trong sản xuất mía thường tìm cách hạn chế sự ra hoa kết hạt. 2.1.5. Giá trị kinh tế của cây mía Mía là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất đường. Đường là loại thực phẩm cần thiết trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Trong cơ thể con người, đường mía được chuyển hóa thành glucose và fructose, các loại đường tham gia vào quá trình oxy hóa để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trung bình 1 kg đường cung cấp năng lượng tương đương 0,5 kg mỡ hoặc 50 - 60 kg rau quả. Ngoài sản phẩm chính là đường, những phụ phẩm của cây mía gồm: Bã mía: chiếm 25 - 30 % trọng lượng mía đem ép. Bã mía chứa trung bình 49 % nước, 48,5 % xơ, 2,5 % chất hòa tan (đường). Bã mía có thể dùng ngay làm nhiên liệu đốt lò hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc. Cao hơn nữa, từ bã mía có thể làm ra furfural là nguyên liệu của ngành sợi tổng hợp. Mật gỉ: chiếm 3 - 5 % trọng lượng mía đem ép. Thành phần mật gỉ gồm nước (10 %), đường saccharose (35 %), đường khử (20 %), tro (15 %). Mật gỉ là nguyên liệu để chưng cất sản xuất rượu Rhums và cồn công nghiệp (từ 1 tấn mật gỉ có thể
  2. 22 sản xuất được 300 lít cồn tinh và 3800 lít rượu). Ngoài ra, mật gỉ còn được sử dụng để sản xuất các loại men và các loại acid (acid acetic, acid citric). Bùn lọc: chiếm 1,5 – 3 % trọng lượng mía đem ép, là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Bùn lọc chứa 0,5 % N, 1,6 % P2O5, 0,4 % K2O, 3 % protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xerezin làm sơn, xi đánh giày, bản sáp roneo. Sau khi lấy sáp, bùn lọc được tận dụng làm phân bón. Về phương diện nông học, mía là loại cây trồng có khả năng thích ứng mạnh, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, cho phép tận dụng, cải tạo những vùng đất khó khăn. Tóm lại, mía là cây trồng có khả năng cho sinh khối lớn, lại có khả năng tái sinh mạnh (trồng một năm thu hoạch được nhiều năm) nên có hiệu quả kinh tế cao (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996). 2.2. Các loại bệnh hại trên cây mía Theo Nguyễn Huy Ước (1994), mía là loại cây trồng một lần nhưng lại có khả năng cho thu hoạch nhiều vụ, nên đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh tồn tại và phát triển. Hơn nữa, khi cơ cấu giống mía phong phú hơn, thời tiết khí hậu có nhiều biến đổi cũng góp phần làm cho dịch bệnh ngày càng đa dạng hơn. Từ năm 1989 đến nay, thành phần bệnh hại mía trên thế giới và các tác nhân gây bệnh chưa có gì thay đổi với 126 bệnh gồm: 9 bệnh do virus, 2 bệnh do phytoplasma, 9 bệnh do vi khuẩn, 68 bệnh do nấm, 3 bệnh do thực vật kí sinh, 2 bệnh do tác động cơ giới và 24 bệnh chưa xác định được nguyên nhân (Joaquin, 2001) (Trích dẫn bởi Hà Đình Tuấn, 2004). Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu và khảo sát bệnh trên cây mía không nhiều. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Đình Tuấn (2004) cho thấy vùng nguyên liệu mía Đông Nam Bộ có 3 bệnh do virus, 5 bệnh do vi khuẩn, 31 bệnh do nấm, 1 bệnh do phytoplasma, 4 bệnh chưa biết tác nhân và một số bệnh khác do tuyến trùng, thực vật kí sinh, do yếu tố môi trường và dinh dưỡng gây ra. Danh sách các bệnh hại mía quan trọng và phổ biến được trình bày ở bảng 2.1
  3. 23
  4. 24 Bảng 2.1. Danh sách các bệnh hại mía quan trọng và phổ biến Tên Việt Nam Tên tiếng Anh Tác nhân gây hại Bệnh do nấm I Bệnh sọc nâu 1 Brown stripe Cohliobalus stenospilus Drechs Bệnh mốc sương 2 Downy mildew Peronosclerospora sacchri T. Miyake Bệnh đốm mắt én 3 Eye spot Bipolaris sacchari shoemaker Bệnh đốm trắng 4 White speck Bipolaris sacchari T.C.Lo Bệnh cháy lá 5 Leaf scorch Stagonospora sacchari Lo and Ling Bệnh dứa 6 Pinapple disease Ceratosystis paradoxa Moreau Bệnh xoắn cổ lá 7 Pokkah boeng Fusarium moniliform Sheldon Bệnh thối đỏ 8 Red rod Colectotrichum falcatum Went Bệnh rỉ sắt đỏ 9 Rust Puccinia melanopcephala H. & P. Syd Bệnh rỉ sắt vàng 10 Rust orange P. kuehnii Butl Bệnh than 11 Smut Ustilago senaminea Syd Bệnh đốm vàng 12 Yellow spot Mycovellosiella koepket Bệnh đốm vòng 13 Ring spot Leptosphaeria sacchari van Berda de Haan Bệnh do vi khuẩn II Bệnh gôm 14 Gumming diease Xanthomonas camestris pv. Vasculorum Bệnh thân ngọn đâm 15 Leaf scald Xanthomonas alibilineans chồi Ratoon stunting Bệnh cằn mía gốc 16 Leifsonia xyli subsp. xyli disease Bệnh sọc đỏ 17 Red stripe Pseudomonas rubrilineans Bệnh do Phytoplasma III Bệnh chồi cỏ Chưa rõ 18 Grassy shoot Bệnh trắng lá Chưa rõ 19 White leaf VI Bệnh do virus Bệnh sọc vàng Chưa rõ 20 Chlorotic streak Bệnh Fiji 21 Fiji disease Fiji disease virus Bệnh khảm 22 Mosaic Sugarcane mosaic virus Bệnh đốm sọc 23 Streak Sugarcane streak virus Bệnh vàng gân lá 24 Yellow leaf disease Sugarcane yellow leaf virus Nguồn: Hà Đình Tuấn (2004)
  5. 25 2.3. Sơ lƣợc về bệnh cằn mía gốc 2.3.1. Tác nhân gây bệnh Bệnh cằn mía gốc xảy ra ở hầu hết các khu vực trồng mía trên thế giới: Antigua, Argentina, Australia, Bangladesh, Barbados, Belize, Bolivia, Brazil, Burkina Faso, Cameron, Trung Quốc, Colombia, Congo, Costa Rica, Cuba, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaisia, Mali, Mexico, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam,... (Gillaspie và Teakle, 1989; Davis và Bailey, 2000). Đây được xem là bệnh gây hại nghiêm trọng nhất tác động đến sản lượng mía trên thế giới, bệnh có thể gây thiệt hại từ 5 - 15 % sản lượng (Comstock và Lentini, 2005), đôi khi tổn thất lên đến 30 - 50 % tổng sản lượng mía thu được đối với các giống mía nhạy cảm và không có khả năng kháng (Bailey và Bechet, 1995; Pan và ctv., 1998, Brumbley và ctv., 2006). Bệnh cằn mía gốc được phát hiện đầu tiên ở Australia từ năm 1944 - 1945 nhưng vào thời điểm đó người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Hughes và Steindl (1955) đã tìm ra tác nhân gây bệnh và cho rằng đó là do virus. Năm 1973, một loại vi khuẩn nhỏ được phát hiện là có liên kết với bệnh cằn mía gốc (Gillaspie và Teakle, 1989; Teakle Hình 2.3. Vi khuẩn Lxx - tác nhân gây bệnh cằn mía gốc và ctv., 1978) (Trích dẫn bởi Claudia B. (Nguồn: www.leifsonia.lncc.br/ Monteiro-Vitorello và ctv., 2004). Đến năm lxxsite/index.php) 1980, Davis và ctv. đã phân lập thành công loại vi khuẩn này từ dịch chiết của cây bị bệnh trên môi trường nhân tạo. Vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli (Lxx) là một loại vi khuẩn có kích thước nhỏ (0,25 - 0,35 x 1 - 4 m, đôi khi dài đến 10 m) (Davis và ctv., 1980), dạng coryne, hiếu khí và rất khó nuôi cấy do cần nguồn dinh dưỡng phức tạp. Chúng sống ở các bó mạch gỗ của cây mía gây tắc bó mạch và lây truyền sang cây khác thông qua vật liệu trồng bị nhiễm bệnh hay các dụng cụ trồng và thu hoạch (Taylor và ctv., 2003). Ban đầu, loại vi khuẩn này được xếp vào loài Clavibacter do các đặc
  6. 26 tính kiểu hình nhưng gần đây đã được thay đổi thành Leifsonia dựa vào các kết quả phân tích gen rRNA. Cách phân loại này đã được xác nhận bởi Young và ctv. (2006) (Trích dẫn bởi Brumbley và ctv., 2006). Hình 2.4. Sự phân chia của các tế bào Leifsonia xyli subsp. xyli đƣợc phân lập từ dịch chiết nƣớc mía (Nguồn: Brumbley và ctv., 2006) Chú thích: Có 4 mesosome rõ ràng (3 trong tế bào dài và 1 trong tế bào ngắn). Đường kính của các tế bào Leifsonia xyli subsp. xyli đo được là 195 - 220 nm, chiều dài của hai tế bào gắn với nhau là 2610 nm. Tế bào Leifsonia xyli subsp. xyli không xuyên qua màng lọc 0,22 m nhưng có thể xuyên qua màng lọc 0,4 m. Các vi khuẩn hình que này có thể phồng ra ở một đầu làm cho chúng có dạng hình chùy. Vi khuẩn Lxx có dạng thẳng hay gậy mảnh nhưng một vài tế bào lại căng phình ra ở ngoại biên hay ở giữa tế bào, sinh sản theo hình thức nhân đôi (hình 2.3). Mesosome thường hiện diện và thỉnh thoảng xuất hiện khi hình thành vách ngăn (hình 2.4). Cho đến nay, người ta nhận thấy cây mía là kí chủ tự nhiên duy nhất của Lxx, loại vi khuẩn này kí sinh chuyên tính trên cây mía nhưng không tạo ra các triệu chứng bệnh đặc trưng (Davis và Bailey, 2000). 2.3.2. Triệu chứng Thông thường, triệu chứng cằn cỗi và khả năng mọc chồi kém được cho là hậu quả của sự tắc mạch. Tuy nhiên, Leifsonia xyli subsp. xyli không tạo ra các triệu chứng bên trong hoặc bên ngoài đáng tin cậy (Brumbley và ctv., 2006). Triệu chứng nghi ngờ là cây bị cằn cỗi, thấp, đường kính nhỏ, lóng ngắn, số lượng cây (bụi) ít hơn bình thường. Trong các vụ gốc, cây bệnh sinh trưởng chậm và có thể chết đối với các giống mẫn cảm cao. Ở các giống mẫn cảm cao, cây bị rũ xuống
  7. 27 trong điều kiện thiếu ẩm độ, bị thối ở đỉnh và mép lá. Hệ thống rễ của cây bị bệnh phát triển kém hơn so với cây khỏe mạnh bình thường. Bệnh gây ra làm cho các bó mạch ở phía dưới đốt mía bị đổi màu, nhưng triệu chứng này thường chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn. Khi chẻ dọc thân mía của cây bị bệnh có các đốm nhỏ từ màu vàng đến nâu đỏ, dạng dấu phẩy, ngắn và sự đổi màu này không kéo dài khắp lóng mía như triệu chứng của các bệnh khác (Davis và Bailey, 2000) (Hình 2.5). Ở một số giống, cây mía non cũng có sự đổi màu từ vàng đến nâu đỏ của tế bào mạch dẫn ngay dưới mô phân sinh ngọn; triệu chứng có thể có là làm cho 1 phần thân bị chuyển thành màu hồng ngay tại các đỉnh sinh trưởng của chồi non hay hóa đỏ cam tại các bó mạch ở giữa đốt của những thân mía đã trưởng thành (Brumbley và ctv., 2006). Hình 2.5. Triệu chứng của cây mía bị bệnh cằn mía gốc (Nguồn: www.pakissan.com/english/allabout/crop/sugarcane.shtml) a) Cây bệnh cằn cọc kém phát triển; b) Đốt thân ngắn; c) Vết đổi màu trong thân cây mía bệnh 2.3.3. Sự phát triển, lan truyền dịch bệnh Vi khuẩn Lxx kí sinh chuyên tính trong cây mía và không có môi giới lan truyền bệnh; bệnh lây nhiễm trong cánh đồng do sử dụng hom giống đã bị nhiễm bệnh. Bởi vì triệu chứng của bệnh không thể quan sát được bằng mắt nên vi khuẩn có thể lan truyền từ vùng này sang vùng khác một cách "âm thầm" mà người nông dân vẫn không biết cánh đồng mía của họ đang bị bệnh. Thậm chí, khi thấy ruộng
  8. 28 mía có dấu hiệu chậm phát triển, người ta thường quy cho các nguyên nhân khác như: điều kiện canh tác nghèo nàn, thiếu độ ẩm hoặc chất dinh dưỡng. Vi khuẩn Lxx phát tán, lây lan trong đồng ruộng một cách nhanh chóng thông qua các dụng cụ thu hoạch cơ giới hay thủ công, trong đó sự lây nhiễm do máy móc khi thu hoạch cơ giới rất đáng kể. Các loài động vật ăn mía cũng có thể là tác nhân truyền bệnh khi chúng gặm một thân mía bị bệnh sau đó lại tiếp tục gặm sang một thân mía khỏe khác. Ngoài ra, có một vài báo cáo mới đây cho rằng vi khuẩn Lxx vẫn tiếp tục sống sót trong đất sau khi thu hoạch và tái nhiễm vào rễ cây khỏe mạnh thông qua vết thương; tuy nhiên, quy mô của sự lây nhiễm này vẫn chưa được biết (Comstock và Lentini, 2005; Davis và Bailey, 2000). Theo Bailey và Tough (1992); Damann (1992); Comstock và ctv. (1996), tùy thuộc vào tính mẫn cảm của từng giống mía đối với bệnh mà mức độ lây nhiễm cũng như mức thiệt hại khác nhau trong các cánh đồng. Thêm vào đó, các yếu tố bất lợi về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, ngập lụt hay khô hạn cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ bệnh. Bệnh gây thiệt hại nặng nề hơn trong các vụ mía gốc, mía tái sinh từ gốc sót lại cũng dễ dàng lây bệnh sang mía tơ (Westphal và Mirkov, 2003). 2.3.4. Biện pháp ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh Bệnh cằn mía gốc được xem là bệnh gây hại nghiêm trọng nhất tác động đến sản lượng mía trên thế giới. Vi khuẩn Lxx chủ yếu làm cản trở sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây (Kao và Damann, 1978; 1980). Bởi vì cây mía có thể phát triển thành 4 - 5 vụ mía gốc từ một vụ mía tơ nên phải thận trọng, tránh sự xâm nhiễm của loại vi khuẩn này lên toàn bộ cánh đồng (Westphal và Mirkov, 2003). Để tiêu diệt hay ngăn cản sự xâm nhiễm của mầm bệnh nên ngâm mía trong nước nóng (50 C) trong hai giờ trước khi đem trồng. Các dụng cụ thu hoạch phải được rửa sạch và sát trùng bằng hóa chất trước khi thu hoạch sang ruộng khác. Các chất diệt trùng hóa học có thể sử dụng đối với dụng cụ cắt mía bao gồm: lysol, dettol, ethanol, mirrol and roccal. Nên cho hóa chất tiếp xúc với bề mặt cắt ít nhất 5 phút để đảm bảo chắc chắn vô trùng. Ngoài ra, sử dụng giống kháng cũng là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát bệnh; mặc dù không có giống nào được tìm thấy là
  9. 29 miễn dịch hoàn toàn đối với sự xâm nhiễm của Lxx nhưng CP 78-1628 và CP 80- 1743 là 2 giống đã được chứng minh là có khả năng kháng đối với bệnh cằn mía gốc (Comstock và Lentini, 2005). 2.4. Các phƣơng pháp chẩn đoán phát hiện vi khuẩn Lxx 2.4.1. Phƣơng pháp chẩn đoán truyền thống Phương pháp chẩn đoán truyền thống dựa vào các triệu chứng biểu hiện bên ngoài như sự cằn cỗi của cây, sự chuyển thành màu hồng tại mô mạch ở các mắt của cây mía trưởng thành và màu hồng nhạt ở các lóng cây non (Hughes và Steindl, 1955). Tuy nhiên cường độ biểu hiện có sự khác nhau rất lớn giữa các giống cây cũng như giữa các cây trong cùng một giống. Thêm vào đó, triệu chứng biểu hiện của bệnh không khác gì mấy so với bệnh do các tác nhân thông thường gây ra trên mía như côn trùng, các nhân tố môi trường và sự hủy hoại cơ học (Gillaspie và Teakle, 1989) (Trích dẫn bởi Taylor và ctv., 2003). Do đó, bệnh cằn mía gốc thường được xác định thông qua các kĩ thuật phòng thí nghiệm. 2.4.2. Phƣơng pháp chẩn đoán trực tiếp bằng kính hiển vi Kiểm tra trực tiếp dịch chiết nước mía bằng kính hiển vi đối pha hoặc kính hiển vi nền tối ở độ phóng đại X-1000 để phát hiện vi khuẩn nhưng phương pháp này có độ nhạy thấp (khoảng 1 x 106 tế bào/ml) và chậm khi chọn lọc một số lượng mẫu lớn (Taylor và ctv., 2003). Việc phát hiện vi khuẩn dưới kính hiển vi đặc biệt khó khăn đối với cây bị nhiễm Lxx ở giai đoạn đầu, sau khi tưới hoặc trong mùa mưa; bởi vào các thời điểm này, nồng độ vi khuẩn Lxx ở trong dịch chiết nước mía rất thấp (Davis và Bailey, 2000). Do đó, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người quan sát. 2.4.3. Phƣơng pháp nhuộm STM (Staining by Transpiration Method ) Sự kí sinh của các tế bào vi khuẩn Lxx làm ngăn cản sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng của cây; sự tạo gel và chất gôm trong bó mạch mộc là dấu hiệu sinh lý quan trọng liên quan đến sự giảm sản lượng ở cây mía bị bệnh cằn mía gốc (Giglioti và ctv., 1999). Dựa vào các đặc điểm trên, phương pháp nhuộm STM đã được phát triển nhằm chẩn đoán, phát hiện cây mía bị bệnh.
  10. 30 2.4.4. Phƣơng pháp huyết thanh học Kĩ thuật huyết thanh bao gồm nhuộm kháng thể huỳnh quang (fluorescent- antibody staining - FAT), kĩ thuật miễn dịch dot blot (dot blot immunoassay) và kĩ thuật ELISA (Enzyme-Linked Immunosorbant Assay). Gần đây, người ta đã cải tiến kĩ thuật miễn dịch dot blot thành kĩ thuật phân tích miễn dịch học enzyme liên kết với mô mẫu (Tissue Blot Immunoassay - TBIA) để chẩn đoán bệnh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ưu điểm của kĩ thuật này là có thể phát hiện Lxx trong một số lượng lớn mẫu mía một cách nhanh chóng; ngoài ra, kĩ thuật này còn được sử dụng để chọn lọc dòng kháng bệnh và xác định mức độ tác động của bệnh đối với cây giống (Comstock và Lentini, 2005). Nhuộm kháng thể huỳnh quang: Harris và Gillaspie (1978) là những người đầu tiên đưa ra phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp (FAT) sử dụng kháng huyết thanh đặc hiệu với Lxx để chẩn đoán bệnh cằn mía gốc. Brlansky và ctv. (1982) đã phát hiện Lxx trực tiếp trên mẫu mía bằng cách dùng kháng thể IgG đặc hiệu để gắn kết Lxx với tetramethylrhodamine isothiocyanate (TRITC) (Trích dẫn bởi Nguyễn Anh Khoa, 2006). Năm 1985, Davis phát triển kỹ thuật đếm trực tiếp kháng thể gắn huỳnh quang trên màng lọc (FADCF) cho độ nhạy gấp 100 lần FAT. Màng lọc được kiểm tra có vi khuẩn gắn huỳnh quang hay không bởi kính hiển vi huỳnh quang ở độ phóng đại 1200 lần (Trích dẫn bởi Westphal and Mirkov, 2003). Kĩ thuật miễn dịch dot blot: dịch chiết nước mía (50 μl) được trộn với 10 mM PBS, pH 7,2 theo tỉ lệ 1:1 (v:v). 96 mẫu dịch chiết đã trộn với PBS được lọc qua màng NCM 0,45 μm trên thiết bị lọc. Tháo màng lọc ra khỏi thiết bị và đem sấy ở 80°C trong 60 phút trước khi đem nhuộm bằng phương pháp EIA/TBIA. Các phản ứng dương tính được nhận diện bằng các đốm màu xanh đậm trên màng. Phân tích miễn dịch học enzym liên kết với mô mẫu: vi khuẩn được tách ra khỏi mô bị bệnh nhờ ly tâm, được dính lên màng nitrocellulose (NCM) và được nhuộm kháng thể. Những giếng màu xanh xuất hiện trên màng NCM là mẫu dương tính đối với vi khuẩn Lxx khi đem phân tích miễn dịch học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2