Luận văn: Nghiên cứu về loại sản phẩm hoán đổi để đẩy mạnh sử dụng hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá
lượt xem 37
download
Sau khi gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển mới, toàn diện về mọi mặt. Trong đó, kinh tế là lĩnh vực có nhiều thay đổi nhất, phải đối mặt với hàng loạt các cơ hội và thử thách. Các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, …
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu về loại sản phẩm hoán đổi để đẩy mạnh sử dụng hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá
- Luận văn Nghiên cứu về loại sản phẩm hoán đổi để đẩy mạnh sử dụng hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá.
- MỤC LỤC Trang Danh mục các bảng biểu, hình vẽ. Danh mục các từ viết tắt. LỜI MỞ ĐẦU Chương I : TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI ................................ ............................ 1 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường hoán đổi ................................ ............ 1 1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản về thị trường hoán đổi .............................. 2 Hoán đổi ................................ ................................ ................................ ......... 2 Giá trị ban đầu của một swap ................................ ................................ .......... 3 Ngày thanh toán ................................ ................................ .............................. 3 Kỳ thanh toán ................................ ................................ ................................ .. 3 Khoản vốn gốc ................................ ................................ ................................ 3 1.3 Thực hiện hoán đổi giảm rủi ro như thế nào ................................ ......................... 3 Rủi ro lãi suất ................................ ................................ ................................ .. 3 Rủi ro tỷ giá ................................ ................................ ................................ .... 4 1.4 Vai trò của sản phẩm hoán đổi đối với nền kinh tế. ................................ .............. 4 Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế ................................ .............................. 4 Xét ở góc độ doanh nghiệp ................................ ................................ .............. 4 Xét ở góc độ các tổ chức tài chính ................................ ................................ ... 5 1.5 Các loại sản phẩm hoán đổi phòng ngừa rủi ro lãi suất được phép cung cấp. ................................ ................................ ................................ ............................ 5 1.5.1 Hoán đổi lãi suất một đồng tiền ................................ ................................ ...... 5 1.5.2 Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền. ................................ ............................... 6 1.5.3 Giao dịch hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai. ................................ ........ 7 1.5.4 Giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn. ................................ ............................. 7 1.6 Các chủ thể tham gia thị trường hoán đổi ................................ ............................. 7 1.6.1 Các doanh nghiệp ................................ ................................ ........................... 7 1.6.2 Tổ chức tài chính trung gian ................................ ................................ ........... 7 1.6.3 Nhà đầu tư ................................ ................................ ................................ ...... 8 1.7 Các tình huống ứng dụng sản phẩm hoán đổi phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả ................................ ................................ ................................ ..................... 8 1.7.1 Khách hàng có khoản vay trung – dài hạn bằng lãi suất cố định/thả nổi .......... 8
- a. Trường hợp khách hàng có khoản vay lãi suất thả nổi. ................................ .. 8 Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu cùng một đồng tiền ....................... 8 Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu bằng 2 loại tiền khác nhau, không trao đổi vốn gốc ban đầu ................................ ............................... 8 Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu bằng 2 loại tiền khác nhau, có trao đổi vốn gốc ban đầu ................................ ................................ ..... 9 b. Trường hợp khách hàng có khoản huy động vốn lãi suất cố định như trái phiếu công ty. ................................ ................................ .............................. 10 1.7.2 Khách hàng có tài sản đầu tư (trái phiếu, giấy tờ có giá, tiền gửi…) bằng lãi suất thả nổi/cố định ................................ ................................ .................... 11 1.7.3 Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ............ 11 1.8 Định giá và giá trị của một hợp đồng hoán đổi ................................ .................... 11 1.9 Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu thực trạng giao dịch hoán đổi lãi suất tại Việt Nam ................................ ................................ ................................ .. 13 Kết luận chương I Chương II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HOÁN ĐỔI TRONG PH ÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT CHO KHÁCH HÀNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG. 2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu triển khai nghiệp vụ hoán đổi đến nay ................................ ................................ ................................ 16 2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP ................................ ................................ ............. 16 2.1.2 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ................................ ................................ .. 16 2.1.3 Thị trường chứng khoán và những bất ổn ................................ .................... 17 2.1.4 Thị trường vàng, bất động sản ................................ ................................ ..... 17 2.1.5 Xuất nhập khẩu liên tục tăng ................................ ................................ ....... 18 2.1.6 Tỷ giá biến động mạnh ................................ ................................ ................ 18 2.1.7 Lạm phát tăng trưởng nóng ................................ ................................ ......... 21 2.1.8 Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, đẩy lãi suất huy động, cho vay cao ngất ngưỡng................................ ................................ ................................ ......... 22 2.2 Nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất tại các tổ chức kinh tế Việt Nam ................................ ................................ ................................ ................... 22
- 2.3 Thực trạng sử dụng sản phẩm hoán đổi và góc nhìn của các thành phần tham gia trên thị trường................................ ................................ .............................. 23 2.3.1 Thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ................................ .......................... 23 Số liệu thực tế ................................ ................................ ................................ ............ 24 Tại ngân hàng BIDV ................................ ................................ ....................... 24 Tại ngân hàng Eximbank ................................ ................................ ................. 25 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ................................ .......................... 25 Tại ngân hàng Techcombank ................................ ................................ ........... 25 Ngân hàng Vietcombank ................................ ................................ ................. 25 Một vài hợp đồng lãi suất có giá trị lớn ................................ ................................ ...... 25 2.3.2 Nguyên nhân ................................ ................................ ................................ 27 a. Về phía các doanh nghiệp ................................ ................................ .............. 29 Chủ quan ................................ ................................ ................................ ...... 29 Trình độ kinh doanh quốc tế ................................ .............................. 29 Trình độ quản trị tài chính................................ ................................ .. 29 Quy mô doanh nghiệp ................................ ................................ ........ 29 “Văn hoá trách nhiệm” ................................ ................................ ...... 29 Khách quan ................................ ................................ ................................ ... 30 Lãi suất cơ bản chỉ mới vừa biến động mạnh đây thôi ........................ 30 Tỷ giá USDVND biến động, nhưng lại phải nằm trong biên độ hẹp ................................ ................................ ................................ ..... 30 Thông lệ sử dụng đồng USD trong giao dịch ................................ ..... 32 Không có một tham chiếu chuẩn cho đồng VND ............................... 32 Mức độ phát triển của thị tr ường vốn còn thấp, thiếu vắng các nhà đầu tư có kiến thức ................................ ................................ ...... 33 Khung pháp lý chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được quy định rõ ràng ................................ ..... 33 Hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ ....................... 33 Chi phí để thực hiện không nhỏ ................................ ......................... 33 b. Ngân hàng thương mại................................ ................................ ................... 34 Chủ quan................................ ................................ ................................ ....... 34 Nhu cầu sản phẩm này chưa cao nên lợi nhuận mang lại thấp ............ 34 Chi phí để cung cấp sản phẩm cao ................................ ..................... 34 Nguồn nhân lực khan hiếm và không có đủ trình độ .......................... 34
- Khách quan ................................ ................................ ................................ ... 34 Khách hàng ít, nhu cầu chưa nhiều ................................ .................... 34 Khuôn khổ pháp lý ................................ ................................ ............ 34 Phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức phí ................ 34 Phụ thuộc quan điểm, tập quán kinh doanh của các DN trong nước ................................ ................................ ................................ .. 35 c. Ngân hàng nhà nước ................................ ................................ ...................... 35 Chủ quan................................ ................................ ................................ ...... 35 Còn nhiều vấn đề khác phải quan tâm nên trách nhiệm của NHNN là không nhỏ ................................ ................................ .......... 35 Khả năng quản lý yếu kém, không quản lý được là cấm..................... 35 Khách quan ................................ ................................ ................................ .. 35 Phụ thuộc vào năng lực của các ngân hàng nội địa, nhu cầu của các DN, đặc điểm của thị trường ................................ ................. 35 Nước ta chỉ đang trong quá trình xây dựng, còn rất rất nhiều những vấn đề cơ bản phải quan tâm xây dựng, sửa đổi....................... 36 Việc đưa ra quyết định, quy định để các DN non yếu trong nước không bị tác động quá lớn bởi các DN nước ngoài là điều không phải dễ ................................ ................................ ............. 36 Hệ thống pháp luật của ta đang trên đà hoàn thiện nên đang còn lỏng lẽo ................................ ................................ ....................... 36 Cơ quan giám sát có thể không quản lý được thị trường, không sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn của từng tổ chức tài chính và rủi ro hệ thống tài chính ................................ ................................ .......... 36 Tổng kết chương II Chương III: MỘT VÀI ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM HOÁN ĐỔI TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT 3.1 Biện pháp kích cầu.. ................................ ................................ ............................ 38 Giải pháp từ phía NHNN ................................ ................................ ................. 38 Vai trò của ngân hàng thương mại ................................ ................................ ... 39 Về phía doanh nghiệp ................................ ................................ ...................... 40 3.2 Biện pháp tăng cung ................................ ................................ ............................ 41
- Trách nhiệm của NHNN................................ ................................ .................. 41 Từ phía NHTM ................................ ................................ ............................... 42 Vai trò của doanh nghiệp................................ ................................ ................. 42 3.3 Giảm bớt, hạn chế can thiệp và dần tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái theo sát với biến động tỷ giá thực. ................................ ................................ ..................... 43 3.3.1 Tăng quỹ dự trữ để đủ sức can thiệp vào thị trường ................................ ......... 45 Giảm nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu ................................ ........... 45 Đầu tư quỹ dự trữ hiệu quả và an toàn ................................ ............................. 46 3.3.2 Tăng khả năng quản lý của NHNN sau khi nới rộng biên độ tỷ giá ................. 46 Thực hiện kiểm soát các dòng vốn vào và ra, mà nhất là dòng vốn đầu tư nước ngoài ................................ ................................ ................................ .. 47 Quy định chặt chẽ về cách xử lý khi phát hiện sai phạm ................................ .. 47 Phải hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ ................................ ..................... 47 3.4 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing ................................ ................................ .... 47 3.4.1 Thiết kế sản phẩm hoán đổi hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu khách hàng ............. 48 Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm, đối tượng khách hàng, những thắc mắc, yêu cầu, kiến nghị của khách hàng ................................ .......................... 48 Bước 2: Thiết kế được sản phẩm phải giúp DN cố định được chi phí, chủ động về nguồn ngoại tệ ................................ ................................ ............. 48 Bước 3:Đưa ra những hợp đồng HĐLS có mức phí thấp, cạnh tranh để đem lại cho khách hàng công cụ bảo hiểm rủi ro với chi phí nhỏ ..................... 48 Bước 4: Kết hợp với tư vấn tài chính và cung cấp những thông tin mới nhất, kịp thời nhất cho khách hàng ................................ ................................ .. 48 3.4.2 Chào bán sản phẩm cho khách hàng ................................ ................................ . 48 Bước 1: Sử dụng các phương tiện thông tin đại quảng bá rộng rãi về sản phẩm ................................ ................................ ................................ ......... 48 Bước 2: Chủ động tiếp cận với những khách h àng có khả năng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá và lãi suất, đặc biệt khách hàng đang có những khoản vay thả nổi ................................ ................................ ............................ 49 Bước 3: Khuyến khích khách hàng thử nghiệm tham gia nghiệp vụ ................ 49 3.4.3 Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm ra các chi nhánh, phòng giao dịch, để thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm ................................ ........... 49 Bước 1: Vươn rộng phạm vi phủ sóng của ngân hàng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. ................................ ................................ .......................... 50
- Bước 2: Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi tại chính các chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa phương, quận, huyện. ................................ .. 50 Tổng kết chương III KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo. Phụ lục: Các công văn có liên quan đến nghiệp vụ Hoán Đổi của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Công văn liên quan đến cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng.
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ DANH NỘI DUNG TRANG MỤC 1. DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU Số lượng giao dịch và giá trị thị trường của các hợp đồng Bảng 1.1 2 hoán đổi trên thị trường OTC toàn cầu. Số lượng giao dịch và giá trị thị trường của các loại sản Bảng 1.2 2 phẩm phái sinh trên thị trường OTC toàn cầu. Một vài hợp đồng hoán đổi lãi suất Bảng 2.1 27 2. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Công ty A và Công ty B tham gia một hợp đồng hoán đổi Hình 1.1 3 Sơ đồ hoán đổi rủi ro lãi suất. Hình 1.2 3 Sơ đồ hoán đổi rủi ro tỷ giá. Hình 1.3 4 Dòng tiền của hoán đổi lãi suất vanila thuần nhất từ góc độ Hình 1.4 6 DN Nghiệp vụ Swap tiền tệ không trao đổi vốn gốc ban đầu. Hình 1.5 7 Hoán đổi lãi suất giữa INTEL và MICROSOFT Hình 1.6 8 Hoán đổi lãi suất giữa INTEL và MICROSOFT khi có sự Hình 1.7 8 tham gia của tổ chức tài chính trung gian ngân hàng HSBC Quy trình hoán đổi tiền tệ chéo, giả sử ngoại tệ là USD Hình 1.8 9 Hình 1.9 Quy trình thực hiện trao đổi vốn gốc đầu kỳ và lãi định kỳ. 10 Hình 1.10 Hoán đổi vốn gốc cuối kỳ và hoàn trả khoản vay ban đầu. 10 Hình 1.11 Các dòng thanh toán của nhánh thả nổi trong hợp đồng 11 hoán đổi. Hình 1.12 Các dòng thanh toán của nhánh cố định trong hợp đồng 12 hoán đổi. Hình 1.13 Biểu đồ số lượng giao dịch và giá trị thị trường của các 13 loại sản phẩm phái sinh trên thị trường thế giới 6 tháng đầu năm 2007. Hình 2.1 Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu 2003- 18 2007.
- Đồ thị biến động tỷ giá EUR/USD trong 1 năm qua. Hình 2.2 19 Đồ thị biến động tỷ giá USD/VND trong 1 năm qua. Hình 2.3 20 Đồ thị biến động tỷ giá EUR/VND trong 1 năm qua Hình 2.4 20 Chỉ số giá tiêu dùng các tháng đầu năm 2008 so với tháng Hình 2.5 21 12.2007 (%) Sơ đồ nguyên nhân nghiệp vụ hoán đổi kém phát triển. Hình 2.6 28 Biến động lãi suất cơ bản trong 4 năm qua. Hình 2.7 30 Điểm swap và biến động tỷ giá giao ngay 1 tháng từ Hình 2.8 31 06/2004 đến 03/2006. Điểm swap và biến động tỷ giá giao ngay 1 tháng từ Hình 2.9 31 02/2007 đến 03/2008 Hình 2.10 Biến động lãi suất VNIBOR trong 1 năm qua. 32 Hình 3.1 Tóm tắt các biện pháp kích cầu đứng từ phía nhà nước, 38 NHTM và khách hàng. Tóm tắt các biện pháp tăng cung đứng tr ên giác độ Hình 3.2 41 NHNN, NHTM và DN. Đồ thị tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá mà các Hình 3.3 44 NHTM thực sự giao dịch. Sơ đồ những vấn đề phải quan tâm khi nới rộng biên độ tỷ Hình 3.4 45 giá. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng từ 31/10/1998 đến Hình 3.5 45 30/9/2008 Quỹ dự trữ và nhập khẩu Hình 3.6 46
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT : Doanh nghiệp DN : Cục dự trữ liên bang Mỹ FED : Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh Quốc Tế ISDA : Tổ chức thương mại thế giới WTO : Ngân hàng nhà nước NHNN : Ngân hàng thương mại NHTM NH : Ngân hàng : Thị trường phi tập trung OTC : Tổ chức tín dụng TCTD : Hoán đổi lãi suất HĐLS : Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu AC B : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam VCB Eximbank : Ngân hàng xuất nhập khẩu Techcombank: Ngân hàng kỹ thương Việt Nam
- LỜI MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài: Sau khi gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển mới, toàn diện về mọi mặt. Trong đó, kinh tế là lĩnh vực có nhiều thay đổi nhất, phải đối mặt với hàng loạt các cơ hội và thử thách. Các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường phái sinh là những sân chơi mới mẻ, hiện đại cho các tổ chức kinh tế, DN, cá nhân trong nước giao lưu với nhau cũng như với các tổ chức tài chính nước ngoài, vì thế các thị trường này có vai trò như một chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới, có tác dụng xúc tác, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Khi hội nhập quốc tế được mở rộng thì rủi ro trên thị trường tài chính trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn thậm chí có thể gặp phải những biến động gây ra khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế. Từ đó mà bảo hiểm rủi ro là công cụ cần thiết và quan trọng cho các DN, cá nhân, tổ chức tài chính và cho cả nền kinh tế. Vì thế mà vấn đề đặt ra hiện nay là phải đưa vào sử dụng và hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh để đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo hiểm tỷ giá, lãi suất, kinh doanh kiếm lời của các DN, ngân hàng cũng như nhiều thành viên khác tham gia thị trường tài chính. Nhận thức sớm điều đó, nên NHNN đã cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất từ năm 1999, đây là nghiệp vụ được thực hiện sớm nhất và có nhiều quy định quản lý nhất, nhưng cho đến nay, số lượng giao dịch thực tế rất hiếm hoi, chủ yếu là giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, chứ số hợp đồng mà DN thực hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, đây là một loại công cụ phái sinh bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất rất hiệu quả, được thiết kế phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế và rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay thì vai trò của công cụ bảo hiểm Swap thêm quan trọng và có thể trở thành yếu tố tồn tại, tăng tính cạnh tranh của DN trên thương trường. Do đó, đề tài này đã thực hiện nghiên cứu về loại sản phẩm hoán đổi để đẩy mạnh sử dụng hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá. II. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về cách thức thực hiện, lợi ích của Swap, tình hình sử dụng sản phẩm hoán đổi trên thế giới, về quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ này ở Việt Nam. Tiếp đó, phân tích thực trạng triển khai sản phẩm tại một số ngân hàng tiêu biểu hiện nay và những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đó đứng trên góc độ NHNN, NHTM, khách hàng DN.
- Cuối cùng, đưa ra một vài giải pháp thiết thực để “kích cầu” và “tăng cung” hoán đổi lãi suất. Đề tài cũng chỉ phân tích kỹ về giải pháp nới rộng biên độ tỷ giá của NHNN và chú trọng đến hoạt động marketing của NHTM. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Nghiên cứu về đặc điểm, cách thức sử dụng, lợi ích đạt được từ giao dịch hoán đổi lãi suất. 2. Nghiên cứu về thực trạng và khả năng xây dựng, phát triển thị trường hoán đổi ở Việt Nam. 3. Nghiên cứu thực trạng quá trình triển khai và phát triển sản phẩm hoán đổi lãi suất tại một vài ngân hàng trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, phân tích những hạn chế và bất cập. 4. Nghiên cứu một số giải pháp để khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh sử dụng hoán đổi. IV. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp diễn dịch - quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp kết hợp lý thuyết với thực tiễn, phương pháp nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp trên sách báo, tạp chí, trang web, công văn, nghị định, … để hoàn thành đề tài. V. Bố cục của khóa luận: Khóa luận bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thị trường hoán đổi. Chương II: Thực trạng sử dụng sản phẩm hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro cho khách hàng tại hệ thống ngân hàng TPHCM. Chương III: Một vài đề xuất để đẩy mạnh sử dụng hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất.
- Chương I: TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi (Swap) khởi nguồn từ một hợp đồng vay nợ ở Anh quốc trong những năm 1970, chúng được tạo ra nhằm giúp các bên tham gia tránh được sự kiểm soát của chính phủ về các giao dịch ngoại hối. Mộ t công ty chứng khoán Hoa Kỳ, Salamon brothers, đã tạo ra sản phẩm hoán đổi tiền tệ đầu tiên vào năm 1979 cho IBM và Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank). Hoán đổi lãi suất được bắt đầu vào năm 1981 và được giao dịch công khai lần đầu tiên bởi Deutsche Bank vào năm 1982. Gần mới đây, hoán đổi hàng hoá và hoán đổi vốn cổ phần cũng được giao dịch. Cũng tương tự như các sản phẩm phái sinh cơ bản khác (quyền chọn, kỳ hạn, t ương lai), doanh số các sản phẩm Swap đã không ngừng tăng lên kể từ khi lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Và nó trở thành sản phẩm có số dư vốn gốc chiếm đa số trên thị trường OTC toàn cầu các sản phẩm phái sinh (chiếm trên 70% số dư vốn gốc và tổng giá trị toàn thị trường). Trong lịch sử hình thành và phát triển và sản phẩm phái sinh nói chung và sản phẩm hoán đổi nói riêng, không thể không nhắc đến vai trò của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh Quốc Tế (ISDA). Đây là tổ chức thương mại tài chính lớn nhất toàn cầu, với sự tham gia của hơn 800 tổ chức thành viên đến từ 55 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, BIDV cũng đã trở thành thành viên của ISDA. Những thành viên này chủ yếu là các định chế tài chính lớn trên thế giới có các hoạt động phái sinh trong đó có hoán đổi. Khi tham gia vào ISDA, các thành viên phải tuân theo các quy tắc trong giao dịch hoán đổi chính vì vậy, mặc dù sản phẩm hoán đổi giao dịch chủ yếu trên OTC nhưng nó vẫn có thể tránh được những rủi ro thường có đối với các sản phẩm OTC. Sau hơn 20 năm phát triển, sản phẩm Swap đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số dư vốn gốc lẫn tổng giá trị thị trường.
- Bảng 1.1: Số lượng giao dịch và giá trị thị trường của các hợp đồng hoán đổi trên thị trường OTC toàn cầu. Đơn vị: tỷ USD Các loại Số lượng giao dịch Giá trị tăng trưởng của thị trường hoán đổi 6/2005 12/2005 6/2006 12/2006 6/2007 6/2005 12/2005 6/2006 12/2006 6/2007 Hoán đổi 163,749 169,106 207,042 229,241 271,853 6,077 4,778 4,831 4,157 5,315 lãi suất Hoán đổi 8,236 8,504 9,669 10,767 12,291 549 453 533 599 617 tiền tệ Hoán đổi 10,211 13,908 20,352 28,650 42,580 188 243 294 470 721 khác Tổng số 182,196 191,518 237,063 268,658 326,724 6,814 5,474 5,658 5,226 6,653 Nguồn: Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS Bảng 1.2: Số lượng giao dịch và giá trị thị trường của các loại sản phẩm phái sinh trên thị trường OTC toàn cầu. Đơn vị: tỷ USD Các loại Số lượng giao dịch Tổng giá trị của thị trường phái sinh 6/2005 12/2005 6/2006 12/2006 6/2007 6/2005 12/2005 6/2006 12/2006 6/2007 Hoán đổi 182,196 191,518 237,063 268,658 326,724 6,814 5,474 5,658 5,226 6,653 Quyền 38,485 40,391 54,928 62,191 74,376 1,1905 1,609 1,5885 1,8185 2,1225 chọn Kỳ hạn 31,734 32,2735 40,036 41,7115 53,5045 0,7585 0.8233 0,8206 0,8696 0,9826 252,415 264,1825 332,027 372,5605 454,6045 8,763 7,9063 8,0671 7,9141 9,7581 Tổng số Nguồn: Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS 1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản về sản phẩm hoán đổi. - Hoán đổi: là một sản phẩm phái sinh, trong đó, hai bên đối tác đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền vào những ngày cụ thể. Những dòng tiền này được gọi là các nhánh của một hợp đồng hoán đổi.
- Hình 1.1 : Công ty A và Công ty B tham gia một hợp đồng hoán đổi. Nhánh 1 CÔNG TY A CÔNG TY B Nhánh 2 Những dòng tiền được tính toán trên một số tiền gốc được ước lượng trước và thường không được trao đổi giữa hai đối tác. Swap thường được sử dụng để phòng ngừa những rủi ro, chẳng hạn: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ hoặc để đầu cơ dựa trên sự thay đổi trong giá cả tài sản cơ sở. Hầu hết sản phẩm hoán đổi được mua bán trên thị trường OTC, được ký kết trực tiếp giữa 2 ngân hàng hoặc khách hàng với ngân hàng nên không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi, vì thế tính thanh khoản thường không cao. - Giá trị ban đầu của một swap: các hoán đổi có giá trị ban đầu bằng 0, nghĩa là hiện giá của 2 dòng thanh toán là như nhau. - Ngày thanh toán: là ngày mà việc thanh toán được thực hiện. - Kỳ thanh toán: khoảng thời gian giữa các lần thanh toán. - Khoản vốn gốc: là số tiền cơ sở của một hợp đồng hoán đổi, dùng để tính số tiền lãi phải trả, lãi nhận được. Trong hợp đồng hoán đổi lãi suất, số vốn này không được thanh toán nên còn gọi là vốn khái toán. 1.3 Thực hiện hoán đổi giảm rủi ro như thế nào? Rủi ro lãi suất: Thông thường khi đi vay, doanh nhiệp muốn vay lãi suất cố định nhằm tối ưu hóa hạch toán chi phí vốn để dự án đạt hiệu quả cao nhưng ngân hàng lại chỉ mong muốn doanh nghiệp vay với lãi suất thả nổi do ngân hàng chỉ huy động được nguồ n vốn ngắn hạn và thả nổi. Tham gia hợp đồng hoán đổi giúp doanh nghiệp chuyển các khoản trả lãi thả nổi sang cố định, nhờ thế mà rủi ro lãi suất giảm, thậm chí có thể bị triệt tiêu. Hình 1.2: Sơ đồ hoán đổi rủi ro lãi suất. Lãi suất thả nổi Lãi suất thả nổi A B C Lãi suất cố định
- Rủi ro tỷ giá: Bất kỳ một dự án vay vốn nào bằng ngoại tệ để đầu t ư, sản xuất kinh doanh nhưng khi thu hồi vốn bằng một đồng tiền khác, lập tức xuất hiện rủi ro này. Ví dụ: DN B đi vay ngân hàng A 10.000 USD để nhập khẩu thiết bị từ Châu Âu và sản xuất thành phẩm xuất khẩu sang EU. Chẳng hạn tỷ giá tại thời điểm nhập khẩu thiết bị là EURUSD = 1,540. Doanh thu về bằng đồng EUR tại mức tỷ giá là EURUSD = 1,350. Có thể thấy rằng trước đây chỉ cần 6493,5 EUR để trả nợ gốc nhưng với tỷ giá mới thì DN cần đến 7407,4 EUR mới có thể trả được nợ gốc 10.000 USD. Rủi ro tỷ giá đã xuất hiện với doanh nghiệp. Khi thực hiện Swap tiền tệ (với ngân hàng C), DN B nhận được EUR để nhập nguyên liệu và cuối kì hạn hoán đổi thì lấy thu nhập bằng EUR để đổi lại đồng đô la M ỹ theo tỷ giá xác định trước và đem đi trả nợ ngân hàng. Như thế DN không bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá EURUSD. Hình 1.3: Sơ đồ hoán đổi rủi ro tỷ giá. USD USD A B C EUR USD USD A B C EUR 1.4 Vai trò của sản phẩm hoán đổi đối với nền kinh tế: - Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế, Swap cũng như các công cụ phái sinh khác, đóng góp cho tăng trưởng nền kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống t ài chính như: cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; sàng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro; giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính; tạo ra sự phát triển hoàn thiện các loại thị trường tại VN; tạo điều kiện thu hút vốn đầu t ư. - Xét ở góc độ doanh nghiệp, nghiệp vụ Swap giúp: Hoán chuyển rủi ro tỷ giá, lãi suất; Cố định và giảm chi phí vốn;
- Quản lý dòng tiền một cách hiệu quả, cân đối thu chi ngoại tệ, t ài sản nợ - tài sản có; Tạo lợi nhuận dựa vào những dự đoán đúng về diễn biến thị trường. - Xét ở góc độ các tổ chức tài chính, việc thực hiện Swap: Quản lý rủi ro cho chính tổ chức đó; Giúp khách hàng bảo hiểm rủi ro và là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận; Không phải gánh chịu rủi ro tín dụng vì đơn thuần Swap vốn chỉ là trao đổi vốn, chứ không phải hoạt động vay hay cho vay; Hỗ trợ khả năng mở rộng, phát triển các hoạt động khác như: huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, tư vấn… 1.5 Các loại sản phẩm hoán đổi phòng ngừa rủi ro lãi suất được phép cung cấp: Theo quyết định 62/2006/QĐ-NHNN ban hành ngày 29/12/2006 cho phép các t ổ chức tín dụng được phép cung cấp bốn loại sản phẩm hoán đổi: 1.5.1 Hoán đổi lãi suất một đồng tiền hay hoán đổi lãi suất cơ bản. a. Khái niệm: Là một sản phẩm phái sinh, trong đó: một bên thanh toán lãi cho bên khác để đổi lại được nhận thanh toán lãi từ bên đó. Swap lãi suất có thể được sử dụng bởi những người bảo vệ nhằm quản trị được tài sản và công nợ của mình thả nổi hay cố định. Chúng có thể được sử dụng bởi những nhà đầu cơ. Những hợp đồng hoán đổi lãi suất rất phổ biến và là công cụ có tính thanh khoản khá cao. b. Cấu trúc sản phẩm: Trong một hợp đồng hoán đổi lãi suất, mỗi bên tham gia đồng ý thanh toán hoặc lãi suất cố định, hoặc thả nổi bằng đồ ng tiền đã được cố định trước cho đối tác còn lại. Tiền lãi được xác định bằng cách lấy lãi suất cố định/thả nổi nhân với tổng số vốn được ước tính (vốn khái toán - notional principal). Số vốn gốc này nhìn chung không được trao đổi giữa các bên, mà chỉ được sử dụng để t ính toán chính xác dòng tiền cần hoán đổi. Swap hoán đổi lãi suất phổ biến nhất là hợp đồng mà trong đó một bên tham gia, trả theo lãi suất hoán đổi cố định trong khi đó nhận một luồng tiền lãi thả nổi (thường được neo theo Libor) còn gọi là hoán đổi lãi suất vanila thuần nhất. Ví dụ: doanh nghiệp A thực hiện hoán đổi lãi suất có vốn khái toán 50 triệu USD với ngân hàng B vào ngày 15/12. A thanh toán tiền lãi 3 tháng (một lần) theo lãi suất cố định 7,5% năm, ngân hàng B thanh toán theo lãi suất thả nổi Libor 90 ngày, lãi suất này
- được xác định vào ngày thanh toán của kỳ trước. Vào mỗi kỳ thanh toán, chỉ có khoản chênh lệch tiền lãi của hai bên được thanh toán. Hình 1.4: Dòng tiền của hoán đổi lãi suất vanila thuần nhất từ góc độ DN 50 triệu 50 triệu 50 triệu 50 triệu Ngân hàng B $(L15/12)q $(L15/03)q $(L15/06)q $(L15/09)q 50 triệu 50 triệu 50 triệu 50 triệu Khách hàng A $(0,075)q $(0,075)q $(0,075)q $(0,075)q 15/12 15/03 15/06 15/09 15/12 L(x,y): lãi suất Libor vào tháng x, năm y. q: Số ngày/360. 1.5.2 Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền (hoán đổi tiền tệ chéo) Là giao dịch hoán đổi lãi suất với việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng hai loại tiền tệ khác nhau giữa hai bên đối tác giao dịch, trong giao dịch này thường có việc trao đổi lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền sang lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền khác. Trong giao dịch này có hoặc không có việc trao đổi số vốn gốc ban đầu, nhưng vào cuối kỳ thì hai bên trao đổi vốn gốc theo tỷ giá xác định trước tại thời điểm bắt đầu giao dịch. T ỷ giá Swap = Tỷ giá giao ngay + Điểm Swap. ( LSCB LIBOR$) * SNHĐ Điểm Swap = * TGGN 360 Trong đó: TGGN: tỷ giá giao ngay. LSCB: Lãi suất cơ bản. LIBOR$: lãi suất Libor USD. SNHĐ: số ngày hợp đồng.
- Ví dụ: DN A thực hiện Swap với NH B, không trao đổi vốn gốc đầu kỳ, trả lãi định kỳ cố định, nhận t iền lãi thả nổi và trao đổi vốn gốc cuối kỳ. Hình 1.5: Nghiệp vụ Swap tiền tệ không trao đổi vốn gốc ban đầu. Tiền gốc EUR cuối kỳ Tiền lãi USD cố định NH A B Tiền lãi EUR thả nổi Tiền gốc USD cuối kỳ 1.5.3 Giao dịch hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai. Là giao dịch hoán đổi lãi suất cơ bản hoặc hoán đổi tiền tệ chéo, trong đó: hai bên thỏa thuận ngày giao dịch có hiệu lực thanh toán sẽ bắt đầu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày giao dịch. 1.5.4 Giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn: Là giao dịch hoán đổi lãi suất cơ bản hoặc hoán đổi tiền tệ chéo, trong đó, số lãi phải trả và nhận được tính theo các mức lãi suất đã thỏa thuận có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động của tỷ giá hối đoái và lãi suất thị trường. 1.6 Các chủ thể tham gia thị trường hoán đổi: 1.6.1 Các doanh nghiệp (Người sử dụng cuối cùng): có nhu cầu bảo vệ các khoản vay, đầu tư của mình trước những biến động của lãi suất và tỷ giá, nhu cầu cân đối luồng tiền, cơ cấu lại tài sản nợ - tài sản có và giảm bớt chi phí vốn trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thị trường. 1.6.2 Tổ chức tài chính trung gian: Họ là những nhà tạo lập thị trường, thông thường hai doanh nghiệp phi tài chính không tiếp xúc trực tiếp với nhau để sắp xếp một hợp đồng hoán đổi, mà mỗi công ty trong số họ giao dịch riêng với một tổ chức tài chính trung gian
- như ngân hàng hay một tổ chức tài chính khác. Mỗi bên sẽ phải thanh toán tiền phí (được tính trong lãi suất) cho tổ chức trung gian. 1.6.3 Nhà đầu tư: họ sử dụng hợp đồng hoán đổi để đạt được lợi nhuận dựa vào các dự đoán về xu hướng thị trường. Hình 1.6: Hoán đổi lãi suất giữa INTEL và MICROSOFT 5% INTEL MICROSOFT LIBOR Hình 1.7: Hoán đổi lãi suất giữa INTEL và MICROSOFT khi có sự tham gia của tổ chức tài chính trung gian ngân hàng HSBC 4,985% 5,015% INTEL HSBC MICROSOFT LIBOR LIBOR 1.7 Các tình huống ứng dụng sản phẩm hoán đổi nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả: 1.7.1 Khách hàng có khoản vay trung – dài hạn bằng lãi suất cố định/thả nổi. a. Trường hợp khách hàng có khoản vay lãi suất thả nổi: - Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu cùng một đồng tiền: Thời gian trước đây, lãi suất khá ổn định nên tiền lãi phải trả ít biến động cho nên DN ít gánh chịu rủi ro lãi suất. Nhưng từ đầu năm 2008 đến nay, lãi suất biến động mạnh, nhiều lúc doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất rất cao, có khi lên đến 20%năm, thậm chí 2%tháng, điều này làm chi phí vốn tăng cao, nhiều doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động. Vì thế, rủi ro lãi suất trở thành vấn đề nóng bỏng và hoán đổi lãi suất là lựa chọn phù hợp. - Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu bằng 2 loại tiền khác nhau, không trao đổi vốn gốc ban đầu (các doanh nghiệp xuất nhập khẩu).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG NITRAT VÀ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT, NƯỚC, RAU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ TÍCH LŨY CỦA CHÚNG TRONG RAU TẠI THÁI NGUYÊN
147 p | 480 | 134
-
́Luận văn nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm nước linh chi đóng chai
78 p | 334 | 124
-
Luận văn: Nghiên cứu áp dụng 5S tạo môi trường làm việc hiệu quả tại các phòng ban chức năng của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội
84 p | 325 | 91
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA CÂY DẺ GAI ẤN ĐỘ (CASTANOPSIS INDICA A.D.C) TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC
96 p | 319 | 81
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU SỰ TẠO PHỨC MÀU CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG VỚI THUỐC THỬ HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG VÀ ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
96 p | 262 | 66
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH [Vigna radiata (L.) Wilczek]
78 p | 230 | 64
-
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Vườn Quốc Gia Pù Mát - Nghệ An
30 p | 286 | 60
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI TRƢỜNG MẦM NON TẠI THÁI NGUYÊN VÀ KẾT QUẢ TẦY GIUN BẰNG THUỐC ALBENDAZOL
70 p | 248 | 59
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết, tinh sạch thu chế phẩm Saponin triterpen từ rau má và khảo sát một số hoạt tính sinh học
83 p | 410 | 57
-
Luận văn nghiên cứu hoạt động của mạng chuyển mạch chùm quang
134 p | 190 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán hàng tồn kho tại Công Ty Trách nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Dệt 19.5 Hà Nội
103 p | 131 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận Âm nhạc: Nghệ thuật tuồng đào tấn trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Quy Nhơn
154 p | 102 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt
101 p | 48 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
99 p | 45 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
99 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân loại và nhận dạng tự động các ký tự trên ảnh capcha
61 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân Quận 3- TP. Hồ Chí Minh
94 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn