Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt
lượt xem 9
download
Mục đích của luận văn là hệ thống được những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt một cách lôgic nhằm đóng góp một phần cho công việc nghiên cứu khoa học về loại hình nghệ thuật truyện cổ tích thần kỳ. Để làm được công việc đó, chúng tôi đã khảo sát toàn bộ các công trình đã nghiên cứu, đề cập đến truyện cổ tích, đặc biệt là cổ tích thần kỳ để thấy được những đóng góp, hạn chế, từ đó đề xuất ra một vài hướng nghiên cứu mới trong công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH THỊ THU HÀ HỆ THỐNG NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên, năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi. Tác giả luận văn Trịnh Thị Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Lời cảm ơn Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học K21B - Văn học Việt Nam. Thầy cô đã luôn tạo điều kiện cho em có cơ hội tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Ngô Thị Thanh Quý - người thầy rất nghiêm khắc, tận tâm trong công việc đã truyền thụ nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 5.1 Phương pháp loại hình ................................................................................ 4 5.2 Phương pháp thống kê, phân loại ................................................................ 4 5.3 Phương pháp so sánh ................................................................................... 5 5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề .................................................... 5 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM .................... 7 1.1. Khái quát về truyện cổ tích ........................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm về truyện cổ tích .................................................................... 7 1.1.2. Bản chất và cảm xúc cội nguồn của truyện cổ tích ............................... 10 1.1.3. Vấn đề phân loại truyện cổ tích ............................................................ 12 1.2. Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ ......................................................... 13 1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ .......................................................... 13 1.2.2. Lịch sử ra đời và quá trình hình thành truyện cổ tích thần kỳ .............. 15 1.2.3. Nội dung trong truyện cổ tích thần kỳ .................................................. 17 1.2.4. Nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ ................................................ 19 1.3. Loại hình nhân vật .................................................................................... 26 1.3.1. Khái niệm loại hình nhân vật ................................................................ 26 1.3.2. Loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ ................................... 27 1.4. Vài nét về tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ ........................... 29 1.4.1. Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ trên thế giới ................... 29 Tiểu kết:........................................................................................................... 32 2.1. Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người con riêng .............................. 36 2.1.1 Nguồn gốc xuất hiện người con riêng .................................................... 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 2.1.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người con riêng .............. 39 2.2. Nghiên cứu về hình tượng người em út ................................................... 49 2.2.1 Nguồn gốc xuất hiện người em út .......................................................... 49 2.2.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người em út ..................... 50 2.3 Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người mồ côi ................................... 59 2.3.1 Nguồn gốc xuất hiện người mồ côi ........................................................ 59 2.3.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người mồ côi................... 59 Tiểu kết ............................................................................................................ 62 Chương 3:NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN VẬT KHÁC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT – ĐỀ XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI ........................................... 63 3.1 Những nghiên cứu về các nhân vật khác trong cổ tích thần kỳ của người Việt .................................................................................................................. 63 3.1.1 Nhân vật người dũng sĩ .......................................................................... 63 3.1.2. Nhân vật người đội lốt .......................................................................... 66 3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................... 69 3.2.1. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo góc nhìn của xã hội học ......... 69 3.2.2. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ dưới góc nhìn văn hóa ................... 72 3.2.3. Nghiên cứu hệ thống các hình tượng nhân vật bé nhỏ trong truyện cổ tích thần kỳ ...................................................................................................... 75 3.2.4. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo lý thuyết so sánh .................... 75 3.2.5 Tiếp cận truyện cổ tích theo hướng tâm lý học ...................................... 80 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng trong loại hình tự sự dân gian, đáng chú ý là truyện cổ tích thần kỳ. Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích thần kỳ có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều người trong giới nghiên cứu. Sức hấp dẫn ấy không chỉ bởi truyện cổ tích thần kỳ có nội dung phong phú mà do nó còn có một hệ thống các hình tượng nhân vật được dân gian sáng tạo ra nhằm phản ánh nhiều vấn đề của xã hội và những ước mơ cao đẹp của nhân dân. Chính vì thế mà truyện cổ tích thần kỳ luôn được gìn giữ từ đời này sang đời khác. Thực tế cho đến nay vấn đề nghiên cứu truyện cổ tích, đặc biệt là nghiên cứu về loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ đã đạt được những thành tựu có giá trị. Tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu mảng đề tài này để có thêm những tư liệu giải đáp về một thể loại luôn được xếp vào bậc nhất trong hệ thống các thể loại văn học dân gian. “Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt” ngoài ý nghĩa tái hiện lại một giai đoạn nghiên cứu tổng kết những điều mà người đi trước đã làm được trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đã đặt ra và giải quyết, qua đó chúng ta còn có thể tìm thấy những vấn đề mới cho việc nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kỳ nói riêng. Về mặt khách quan, tổng thuật những công trình nghiên cứu loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ để tìm ra những hướng nghiên cứu mới về thể loại này là việc hết sức cần thiết. Hơn nữa về mặt chủ quan người viết rất hứng thú với mảng đề tài về truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ. Chọn đề tài “Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- truyện cổ tích thần kỳ của người Việt” để nghiên cứu chúng tôi hi vọng đóng góp được phần nào trong công việc tổng thuật ấy. 2. Lịch sử vấn đề Như đã nói ở trên, việc nghiên cứu tìm hiểu về loại hình các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên để tổng thuật lại các công trình nghiên cứu này một cách hệ thống khoa học và đưa ra những hướng nghiên cứu mới thì chưa có một công trình nào được công bố. Trong lịch sử nghiên cứu văn học dân gian đã có một vài công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu theo cách hệ thống hóa. Có thể kể đến luận văn Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay của Phan Thị Phương Thảo trường đại học Sư phạm Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là công trình giới thiệu, miêu tả hệ thống, chi tiết về vấn đề tục ngữ mới trong thời đại ngày nay. Qua khảo sát 13 công trình nghiên cứu sự vận dụng tục ngữ trong văn học viết, bài viết cho thấy các công trình không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, đã lý giải được hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa những văn bản thuộc các phong cách khác nhau mà nó có khả năng tham gia. Bên cạnh đó, các tác giả cũng tìm hiểu, so sánh hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa các nhà văn, nhà thơ, thấy được dấu ấn cá nhân đậm nét trong phong cách sáng tác của từng người. Các công trình nghiên cứu về sự vận dụng tục ngữ qua báo chí đã phản ánh một thực tế hiện nay là trên báo chí tục ngữ được sử dụng khá thường xuyên, linh hoạt, dưới nhiều dạng thức, trong mọi thành tố của tác phẩm và đã tạo nên hiệu quả cho những bài báo. Trong lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu theo cách hệ thống hóa. Trước tiên phải kể đến chuyên luận Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, giáo sư Chu Xuân Diên đã tập hợp, phân tích những bài nghiên cứu của nhiều tác giả về truyện cổ tích. Chuyên luận chỉ ra cơ sở khoa học và sự thành công của các công trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- nghiên cứu chính là việc dựa vào dân tộc học để bóc tách các lớp lịch sử văn hóa và để lý giải những truyện cổ tích cụ thể. Ở mục “Tinh thần phê phán xã hội và lý tưởng dân chủ nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài khác ở giai đoạn đầu của chế độ phong kiến” [21] của Cao Huy Đỉnh, tác giả đã phỏng đoán khoa học về các mốc lịch sử xã hội làm cơ sở cho sự hình thành cốt truyện. Theo đó, truyện “Trầu cau” phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm và hình thái hôn nhân: chế độ quần hôn thời mẫu hệ và chế độ hôn nhân, gia đình, lứa đôi thời phụ hệ. Còn “Tấm Cám” phản ánh nền kinh tế phụ quyền và cơ sở xung đột bước đầu có tính chất giai cấp. Truyện “Cây khế” đề cập đến mối quan hệ anh chị em trong gia đình phụ quyền. Mục “Truyện cổ tích” trong Từ điển văn học, tác giả Chu Xuân Diên nêu lên những đặc điểm cơ bản về phương pháp sáng tác truyện cổ tích thần kỳ. Ông cho yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu. Quá trình dẫn dắt câu chuyện biểu hiện ở chỗ yếu tố thần kỳ can thiệp vào cốt truyện dẫn đến kết thúc có tính chất ước mơ là sự đổi đời của nhân vật chính. Nhân vật được cấu tạo theo hai tuyến thiện - ác, nhân vật xây dựng theo khuynh hướng lý tưởng hóa tượng trưng cho cái tốt còn nhân vật ác thể hiện theo khuyng hướng phê phán xã hội, thể hiện cho cái xấu thế lực tàn bạo. Tuy nhiên công trình chưa thể hiện được tính hệ thống các mô hình thưởng phạt. Trong công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám của Đinh Gia Khánh xuất bản năm 1968 là nghiên cứu có tính chất toàn diện, đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trong truyện Tấm Cám ở Việt Nam. Theo ông, truyện Tấm Cám của Việt Nam phải để Tấm trừng phạt Cám như vậy mới chân thực. Cô Tấm buộc phải lựa chọn cách giết chúng (mẹ con mụ dì ghẻ) để được sống yên lành. Đáng chú ý trong công trình này ông đã phân tích sự kết hợp hai chủ đề trong truyện cổ tích: chủ đề đấu tranh xã hội và chủ đề phong tục. Trong những bài viết khác, Đinh Gia Khánh cũng đề cập đến yếu tố siêu nhiên, yếu tố thần kỳ và cho rằng phần hư cấu rất quan trọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nó là phương tiện tiếp sức cho nhân vật chính hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, những công trình được đề cập trên ít nhiều đã gợi ý cho chúng tôi đi sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là hệ thống được những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt một cách lôgic nhằm đóng góp một phần cho công việc nghiên cứu khoa học về loại hình nghệ thuật truyện cổ tích thần kỳ. Để làm được công việc đó, chúng tôi đã khảo sát toàn bộ các công trình đã nghiên cứu, đề cập đến truyện cổ tích, đặc biệt là cổ tích thần kỳ để thấy được những đóng góp, hạn chế, từ đó đề xuất ra một vài hướng nghiên cứu mới trong công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công trình nghiên cứu đã in thành sách hoặc đăng trên các báo, tạp chí trong nước, các luận án luận văn nghiên cứu về loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt. Phạm vi luận văn khảo sát là các công trình nghiên cứu loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt là chủ yếu. Ngoài ra chúng tôi còn so sánh với các nghiên cứu về loại hình nhân vật trong cổ tích thần kỳ của các dân tộc thiếu số khác. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp loại hình Đây là phương pháp đầu tiên chúng tôi sử dụng nhằm phân loại loại hình nhân vật, đi vào phân tích tìm hiểu từng loại hình khác nhau để thấy được nét đặc trưng của từng nhân vật. 5.2 Phương pháp thống kê, phân loại Đây là phương pháp thống kê, phân loại những công trình nghiên cứu về loại hình các nhân vật truyện cổ tích thần kỳ một cách hệ thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 5.3 Phương pháp so sánh So sánh để thấy được những điểm tương đồng cũng như những khác biệt, những điểm đặc sắc, mới mẻ của các công trình nghiên cứu theo từng vấn đề hoặc thời gian. Trên cơ sở đó, người viết có thể miêu tả lịch sử nghiên cứu về vấn đề này. 5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề Phân tích các công trình nghiên cứu về loại hình các nhân vật truyện cổ tích thần kỳ, từ đó có thể tổng hợp, khái quát những đóng góp cũng như những hạn chế của các công trình, tìm ra những khoảng trống, các khía cạnh chưa được nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng còn nhiều bàn cãi, qua đó đề xuất, kiến nghị các hướng nghiên cứu cho truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kỳ nói riêng sau này. Thực tế, bức tranh nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều hướng nghiên cứu về loại hình các nhân vật này như nghiên cứu theo típ và môtip; theo chức năng hành động của từng nhân vật... Những hướng nghiên cứu này đều đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong luận văn này, chúng tôi chọn cách tổng thuật theo từng kiểu nhân vật, sắp xếp để giới thiệu các công trình theo môtip vì cách làm này có thể giúp mọi người dễ dàng nhận ra sự đối chiếu giữa các mô hình nhân vật, thuận lợi đối với người đọc khi tìm ra vấn đề trong từng công trình, qua đó tiếp tục khám phá những vấn đề chưa được quan tâm. Với cách tổng thuật như trên, trong quá trình tìm hiểu, có thể một công trình được nhắc lại nhiều lần với các vấn đề khác nhau. 6. Đóng góp của luận văn Qua việc tổng thuật tình hình nghiên cứu loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ, luận văn giúp người đọc khái quát được các công trình nghiên cứu về truyện cổ tích - một loại hình nghệ thuật dân gian được đánh giá bậc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- nhất trong hệ thống thể loại; thống kê được những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về thể loại truyện cổ tích này. Từ đó mọi người có thể nhận thức được đúng đắn hơn về bản chất, đặc điểm của các loại hình nhân vật trong cổ tích thần kỳ của người Việt cũng như hiểu được sự nỗ lực của các nhà khoa học trong việc chiếm lĩnh khám phá kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Giúp mọi người thêm yêu quý di sản tinh hoa trí tuệ của cha ông, trong đó có truyện cổ tích thần kỳ, nâng cao ý thức giữ gìn và quý trọng của mỗi người đối với kho tàng quý giá của dân tộc. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu chung về truyện cổ tích và tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ ở Việt Nam. Chương 2: Những công trình nghiên cứu về hình tượng con người bé nhỏ trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt. Chương 3: Những công trình nghiên cứu về các nhân vật khác trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt - Đề xuất những hướng nghiên cứu mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát về truyện cổ tích 1.1.1. Khái niệm về truyện cổ tích Theo Nhikiphôrôp, nhà nghiên cứu folklore Nga, trong bài viết nhan đề “Truyện cổ tích, sự lưu hành truyện cổ tích và những người kể chuyện cổ tích” trích trong Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại của Chu Xuân Diên đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lưu hành trong nhân dân, có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những sự kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thần kỳ hoặc thế sự) và mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện” [12;2001]. Trong nghiên cứu văn học dân gian có nhiều định nghĩa về truyện cổ tích. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi, ông nhận xét: “Khi nói đến truyện cổ tích hay truyện đời xưa chúng ta đều sẵn có quan niệm cho rằng đó là một danh từ chung bao gồm hết thảy mọi chuyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại. Cũng vì thế, xác định nội dung từng loại truyện khác nhau để đi đến phân loại truyện cổ vẫn là công việc hứng thú và luôn có ý nghĩa … Tuy nhiên công việc đó đến nay vẫn chưa hoàn thành vẫn chưa có một kiến giải nào khả dĩ gọi là thỏa đáng”[5; tr11-12]. Thời điểm đó Nguyễn Đồng Chi chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể về truyện cổ tích mà mới chỉ nêu ra sự lẫn lộn giữa hai khái niệm “truyện cổ” và “truyện cổ tích”. Hiện tượng này không chỉ bắt gặp ở Việt Nam ta mà còn là hiện tượng của toàn thế giới nói chung và các nhà nghiên cứu folklore nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Hoàng Tiến Tựu đã định nghĩa về truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kỳ cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột mang tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng “có thể gọi là tưởng tượng và hư cấu cổ tích”, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân đáp ứng nhu cầu hiện thực, thẩm mỹ giáo dục và giải trí của nhân dân trong thời kỳ những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở nước ta chủ yếu là xã hội phong kiến” [83]. Trong Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008, cho rằng: “Truyện cổ tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp. Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh cuộc đấu tranh xã hội, nội dung chính của lịch sử khi ấy. Truyện cổ tích có thể đặt ra những vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh giữa người với thiên nhiên, nhưng trước hết và chủ yếu nó phản ánh những mâu thuẫn giai cấp”[44]. Giáo trình Văn học dân gian do giáo sư Vũ Anh Tuấn chủ biên có mục viết về truyện cổ tích đã định nghĩa như sau: “Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động”[80]. Theo Nguyễn Bích Hà, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam định nghĩa: “Truyện cổ tích là những truyện có yếu tố hoang đường kì ảo, nó ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- đời sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt. Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng dân chủ, hạnh phúc”[27]. Còn các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học, truyện cổ tích là “một loại truyện kể dân gian nẩy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với những chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là giâ đình phụ quyền ) có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt”[24]. Các khái niệm tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng bản chất mà các tác giả đưa ra đều có những đặc điểm giống nhau. Tăng Kim Ngân đã khái quát hàng loạt định nghĩa về truyện cổ tích và đưa ra được nhận xét những nét giống nhau như sau: “Truyện cổ tích nẩy sinh từ trong xã hội nguyên thủy do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên xã hội và có ý nghĩa ma thuật. Chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn nhận thức của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan điểm về công lý xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. Truyện cổ tích là những sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương pháp phản ánh hiện thực và ước mơ” [57]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Cũng trong giáo trình này, Tăng Kim Ngân đã nêu lên quan điểm của tác giả Lê Chí Quế khi bàn về bản chất thể loại của truyện cổ tích:“Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xây dựng trên những trục cốt truyện. Truyện cổ tích là tác phẩm nghệ thuật được xây dựng thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ. Truyện cổ tích là thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian được hình thành một cách lịch sử. Sự hư cấu thần kỳ trong truyện cổ tích do hiện thực đời sống quy định và nó chịu sự biến đổi theo quá trình lịch sử”[57]. Có thể nói truyện cổ tích là những truyện đời xưa được nhân dân lưu giữ lại. Nó mang tính chất hư cấu, kì ảo. Truyện có nội dung phong phú nhằm phản ánh và lí giải hiện thực xã hội những số phận khác nhau của con người khi có chế độ tư hữu, dần thoát khỏi chế độ xã hội nguyên thủy; đồng thời truyện phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên nhằm phản ánh những ước mơ khát vọng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng dân chủ. 1.1.2. Bản chất và cảm xúc cội nguồn của truyện cổ tích Truyện cổ tích là thể loại đặc biệt quan trọng của văn học dân gian. Truyện cổ tích không giống với thể loại thần thoại ra đời trong thời nguyên thủy, là đặc sản của xã hội thị tộc khi chưa phân hóa giai cấp. Vì thế nhân vật trong thần thoại chủ yếu là các vị thần. Trong khi đó truyện cổ tích là sản phẩm của xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp, nhân vật phản ánh chủ yếu trong cổ tích là người. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị nhầm lẫn giữa cổ tích và thần thoại vì chúng ta đều biết rằng một số thần trong thần thoại vốn xuất thân từ xã hội loài người. Nhân vật chính trong truyện cổ tích chính là các hình tượng có thật ở ngoài đời sống của xã hội loài người, khi xã hội có sự phân chia giai cấp, phân chia giàu nghèo. Truyện là loại văn xuôi truyền miệng do nhân dân lao động sáng tác nên đặc trưng về nhân vật cổ tích là hệ thống những nhân vật có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- số phận bất hạnh, trong đó nổi lên là nhân vật mồ côi, nhân vật người em út, nhân vật người con riêng. Đây là ba hình tượng nhân vật chủ yếu chiếm số lượng đông đảo nhất trong thể loại truyện cổ tích, đặc biệt là cổ tích thần kỳ. Nói tóm lại bản chất của truyện cổ tích là truyện của những người cùng khổ. Ba nhân vật cùng khổ đầu tiên của nhân loại đã trở thành 3 nguyên mẫu của những nhân vật cổ tích, đó là nhân vật người mồ côi, người em út, người con riêng. Cảm xúc sáng tạo chủ đạo của các tác giả cổ tích là cảm xúc về những số phận nghèo hèn. Cuộc đấu tranh muôn màu trong cổ tích là cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác.... Tác giả dân gian luôn yêu thương chở che mà mơ ước hạnh phúc đến với những con người hiền lành lương thiện, đối với những kẻ xấu xa độc ác là thái độ phê phán và luôn phải nhận lấy sự trừng phạt thích đáng đúng với câu “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Truyện cổ tích là những truyện chứa đựng những lớp nghĩa sâu xa, là những bài học, những lời khuyên của ông cha dành cho con cháu về tình yêu thương đồng loại, về số phận của nhân dân đau khổ, nhất là với truyện cổ tích thần kỳ điều này được thể hiện rất rõ. Lâu nay nói đến truyện cổ tích người ta thường chỉ nghĩ đến sự hoang đường, phi lý để thể hiện ước mơ không thể có ở thời đại cổ tích. Những nhà mỹ học lớn như Ăng ghen đã nhấn mạnh đến sự hoang đường kỳ ảo. Ăng ghen nói đại ý: các tác giả cổ tích bằng tinh thần yêu đời yêu cuộc sống đã biến những người vợ khỏe mạnh của mình thành những nàng công chúa, biến cái lầu rách cũ nát thành những tòa lâu đài… M.Gorki cũng là người nói về cổ tích rất hay. Ông cũng nhấn mạnh đến cội nguồn của cảm xúc của truyện cổ tích từ phía hoang tưởng ước mơ. Từ cuộc sống khổ đau, phép nhiệm màu cổ tích đã đưa người ta vào nơi đầy hương hoa, đầy thương yêu. Cổ tích giống như một ô cửa sổ mà khi ta nhìn vào đó ta thấy cuộc đời thật đáng sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Truyện cổ tích ở buổi đầu sơ khai là những bản thảo trung thành với hiện thực cay nghiệt, là những câu truyện “thời sự” về số phận khổ đau, nhất là số phận của những đứa trẻ cầu bơ cầu bất, vật vờ trôi dạt. Cái chết - những cái chết của những đứa trẻ này ở khắp mọi nơi đã gõ mạnh lên tâm hồn nhân gian bằng tình thương yêu đồng loại. Những đứa trẻ những người con riêng, những người nghèo nói chung lang thang thất thểu gầy mòn đói khát vật vờ rồi gục xuống bên lề đường nào đó. Mặc dù yêu thương, đồng cảm là thế nhưng họ không đủ sức cưu mang. Họ sáng tạo lên những câu chuyện cổ tích, ở đó họ có thể gửi gắm nỗi niềm gửi gắm tình thương yêu của mình. Họ mượn sự hoang đường kỳ ảo để xây dựng lên những cái kết tốt đẹp có hậu cho nhân vật của mình. Trong muôn mặt cuộc đời, cũng có thể một số phận nào đó sắp chết được một người giàu có cưu mang hay một danh y chữa khỏi bệnh, kẻ bất hạnh đáng thương lại được cứu sống. Câu chuyện mang lại cho người nghe một cảm xúc mãnh liệt. Và lập tức bằng tình thương người, bằng trí tưởng tượng của mình, các tác giả dân gian đã cứu hết mọi kẻ bất hạnh bằng yếu tố hoang đường kỳ ảo trong truyện cổ tích. Trong cổ tích thần kỳ, đa số các nhân vật bất hạnh đều được sống một cuộc sống sung sướng ở cuối câu chuyện, đó chính là lòng nhân đạo của tác giả dân gian thông qua việc sử dụng các yếu tố hoang đường kỳ ảo. 1.1.3. Vấn đề phân loại truyện cổ tích Việc phân loại truyện cổ tích là một vấn đề phức tạp. Có tác giả phân loại dựa vào hình thức có tác giả lại dựa vào nội dung. Có khi cùng một người nhưng khi thì dựa vào đề tài khi thì dựa vào phương pháp phản ánh và không phải đã có sự thống nhất cao. Nguyễn Đổng Chi cho rằng truyện cổ tích bao gồm nhiều thứ: truyện nói về người, truyện nói về vật, về ma quỷ, về Tiên Phật, cả những truyện về thần thánh nữa, nhưng không nên dựa vào đấy mà phân loại. Thực ra đối với cổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- tích và ngay cả đối với truyện cổ dân gian nói chung, bất kỳ một sự phân loại nào cũng chỉ có ý nghĩa chính xác tương đối. Và ông chia làm ba loại: truyện cổ tích thần kỳ; truyện cổ tích thế sự; truyện cổ tích lịch sử. Theo tác giả Đinh Gia Khánh, dựa vào tính chất của những sự kiện mà ông chia ra làm hai loại: truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích lịch sử. Theo bài viết Truyện cổ tích dựa trên đề tài của tác phẩm lại chia ra thành bốn loại: Truyện cổ tích thần kỳ; Truyện cổ tích phiêu lưu; Truyện cổ tích loài vật; Truyện bịa (tức loại cổ tích mang tính quấy đảo, trêu chọc v.v.). Một cách phân loại chung nhất hiện nay giữa các nhà nghiên cứu và chúng tôi đồng ý theo quan điểm này là phân loại cổ tích thành ba loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích loài vật và truyện cổ tích sinh hoạt. Cách phân loại này đã kết hợp vận dụng nhiều tiêu chí và căn cứ khác nhau trong đó nổi lên hai tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp sáng tác. Ba loại truyện cổ tích nói trên là kết quả của hai cấp phân loại trên. Cách chia này về cơ bản phù hợp với tiến trình lịch sử của truyện cổ tích các dân tộc. Ngay từ đầu thể loại cổ tích đã có hai dòng truyện nẩy sinh và phát triển song song: truyện kể về người và truyện kể về vật. Càng về sau dòng truyện loài vật càng thu hẹp lại thành truyện thiếu nhi hoặc truyện ngụ ngôn. Còn truyện cổ tích về người lại càng mở song song với sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Về đại thể truyện cổ tích thần kỳ hình thành và phát triển trong thời kì đầu của truyện cổ tích, còn truyện cổ tích sinh hoạt phát triển ở thời kì sau. 1.2. Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ 1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở loại truyện này nhân vật chính là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- (ví dụ truyện Tấm Cám, truyện Sọ Dừa, truyện Thạch Sanh, truyện Chử Đổng Tử…) [24]. Trong truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật chính thường bao gồm ba loại chính: nhân vật chính diện hay phe thiện (như Thạch Sanh, công chúa, hoàng tử, Chử Đổng Tử, Sọ Dừa, vợ Sọ Dừa…); nhân vật phản diện hay phe ác (Lí Thông, Cám, mẹ Cám..) và các nhân vật thần kỳ hoặc vật báu có tác dụng kỳ diệu (như tiên Bụt, Rắn thần, Chim thần, Đàn thần, Cung thần, Niêu cơm thần, Chiếc gậy thần…). Hoàng Tiến Tựu định nghĩa truyện cổ tích thần kỳ là “bộ phận cơ bản cổ điển và tiêu biểu nhất của truyện cổ tích, đồng thời là một trong những bộ phận quan trọng nhất và tiêu biểu của nền văn học dân gian mỗi dân tộc… Tiêu chí quan trọng và chủ yếu nhất để phân biệt truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt (hay hiện thực) là phương pháp sáng tác hay tức là phương pháp chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực. Cả hai đều dùng hư cấu và tưởng tượng để khái quát hóa và tưởng hóa hiện thực xã hội và lí tưởng của nhân dân nhưng cơ sở và tính chất của sự hư cấu và tưởng tượng ấy lại khác nhau rất xa. Ở cổ tích sinh hoạt đó là sự hư cấu và tưởng tượng trên cơ sở thực tại của đời sống xã hội, còn ở truyện cổ tích thần kỳ, thì sự hư cấu và tưởng tượng lại dựa trên cơ sở của đời sống thực tại và phi thực tại (tức là cái có thực và có thể có thực với cái ảo tưởng không có thực và không thể có thực) [76]. Tác giả đưa ra sự khác nhau giữa hai thể loại để hiểu và cắt nghĩa thế nào là cổ tích thần kỳ. Nguyễn Bích Hà, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam nêu định nghĩa về truyện cổ tích thần kỳ là “nhóm truyện tiêu biểu nhất của truyện cổ tích. Nó ra đời sớm hơn truyện sinh hoạt và những đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích có thể tìm thấy trong nhóm truyện này. Trong truyện cổ tích thần kỳ, yếu tố kì ảo đậm nét và thường tham gia vào sự phát triển của cốt truyện. Nhiều khi nếu không có yếu tố kỳ ảo truyện đã có thể kết thúc, nhưng nhờ có yếu tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- kỳ ảo mà cốt truyện được kéo dài, có thể chuyển hướng theo mong muốn của tác giả dân gian mà không theo logic thực tế. Truyện nhờ thế mà li kì hấp dẫn và thỏa mãn tình cảm của người lao động Việt Nam. Khuynh hướng nổi bật của truyện cổ tích thần kỳ không phải là nhấn mạnh hiện thực (điều đang có) mà là trình bày ước mơ nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân (điều nên có) thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp và cái thiện hoàn hảo. Kết thúc truyện cổ tích thần kỳ thường có hậu, mang sự vui vẻ, lạc quan, thỏa mãn ước mơ của nhân dân” [27]. Tăng Kim Ngân trong nghiên cứu Cổ tích thần kỳ người Việt: Đặc điểm cấu tạo cốt truyện cho rằng ý kiến của các nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Lê Chí Quế là tương đối thống nhất hơn cả. “Truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại của truyện cổ tích, có những đặc điểm riêng về nhiều mặt, phân biệt nó với những tiểu loại cổ tích dân gian khác như truyện cổ tích loài vật hay truyện cổ tích sinh hoạt; thể hiện ở cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, cách phản ánh thực tại…trong đó tiêu chí cơ bản để phân biệt chúng với nhau là vai trò quan trọng (nếu không muốn nói là quyết định) của yếu tố thần kỳ trong việc chi phối quá trình phát triển hệ thống tình tiết của cốt truyện” [57; Tr55 - 56]. Giáo Trình Vũ Anh Tuấn cho rằng: “Tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt là ở phương thúc sáng tác. Đó là sự tham gia của yếu tố thần kỳ, nghệ thuật tưởng tượng của truyện cổ tích...” [80]. 1.2.2. Lịch sử ra đời và quá trình hình thành truyện cổ tích thần kỳ Xã hội từ gia đình thị tộc mẫu hệ sang gia đình phụ quyền tức là từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, con người bắt gặp biết bao điều mới lạ, ngỡ ngàng trước sự đổi thay phức tạp của xã hội. Có những điều xảy ra xung quanh mà họ chưa bao giờ nhìn thấy. Điều đó tạo nên nhu cầu cấp thiết cho con người là muốn lí giải những hiện tượng của tự nhiên, của cuộc sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 676 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 172 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn