Luận văn " NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG GIÁ DẦU THÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỜI GIAN VỪA QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỀN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI "
lượt xem 45
download
Trong thời gian vừa qua, trên thị trường dầu mỏ thế giới liên tiếp xảy ra những biến động về giá theo chiều hướng tăng lên. Giá dầu mỏ1 đã nhảy vọt từ 13 USD/thùng vào năm 1999 lên đến mức 35- 36 USD/thùng vào đầu năm 2003. Các biến động này chủ yếu là do tình hình ở Trung Đông căng thẳng mà điển hình và đặc trưng nhất là cuộc chiến tranh do Mỹ phát động nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Sadam Hussen. Do lo ngại những nguy cơ chiến tranh làm ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ mà giá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG GIÁ DẦU THÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỜI GIAN VỪA QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỀN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI "
- Khoa Kinh Tế Ngoại Thương Hoàng Thị Hồng Hạnh - A3 - K38 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG GIÁ DẦU THÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỜI GIAN VỪA QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỀN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Song Hạnh Người thực hiện : Hoàng Thị Hồng Hạnh Lớp : A3 - K38 - KTNT HÀ NỘI - 2003
- Khoa Kinh Tế Ngoại Thương Hoàng Thị Hồng Hạnh - A3 - K38 Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Phạm Song Hạnh cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế Ngoại Thương - Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
- Khoa Kinh Tế Ngoại Thương Hoàng Thị Hồng Hạnh - A3 - K38 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ ....................... 6 CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI ................................ ..... 1 I. Đ ặc điểm của sản phẩ m dầu mỏ ............................................................. 1 1 . Một số công dụng của dầu mỏ đối với sản xuất và đời sống con người: ................................................................................................. 1 2 . Quy luật cung cầu chi phối trên thị trường dầu mỏ : ............................ 4 3 . Đặc tính chính trị x ã hộ i và ảnh hưởng của dầu mỏ đến các mối quan hệ kinh tế quố c tế ............................................................................... 8 II.Thị trường dầ u mỏ thế giới .................................................................. 12 1 . Đặc điểm về nhu cầu dầu mỏ trên thế giới ........................................ 12 1.1 Các yếu tố tác động đến mức tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới: ......... 12 1.2 Nhu cầ u dầ u mỏ thế giới ................................ .............................. 14 2 .Đặc điểm về nguồn cung dầ u mỏ trên thị trường thế g iới ................... 17 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ: ........................... 17 2.2 Tình hình cung cấp dầu của một số nước và tổ chức chính trên thị trường thế giới và chính sách giá của OPEC: ............................. 17 2.3 Tình hình biến đ ộng của giá dầu mỏ trên thị trường .................... 24 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU MỎ TĂNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2003 ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU ........................................... 32 I. Tác động của giá dầu mỏ tăng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu .............................................................................................................. 32 II. Tác động của giá dầu mỏ tăng đến thị trường tài chính quốc tế ...... 42 III. Tác động của giá dầ u tăng đến một số nước và tổ chức................... 46 1 . Tác động của giá dầu tăng đến kinh tế Mỹ ........................................ 46 2 .Tác động của giá dầu tăng đến khu vực EU: ...................................... 53 3 . Tác động của giá dầu tăng đến một số nước ở Châu Á ...................... 57 4 .Tác động của giá dầu cao đến tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC ............................................................................................... 65
- Khoa Kinh Tế Ngoại Thương Hoàng Thị Hồng Hạnh - A3 - K38 5 . Tác động của giá dầu tăng đến các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC ............................................................................................... 71 6 . Tác động của giá dầu mỏ tăng đến nền kinh tế V iệt Nam .................. 75 CHƯƠNG III: DỰ ĐOÁN GIÁ DẦU MỎ TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI ........................................................................................................................... 79 I. D ự báo thị trường dầu mỏ trong thời gian tới..................................... 79 1 .Dự đoán thị trường dầu mỏ trong năm 2004 ...................................... 79 2 . Dự đoán tình hình thị trường dầu mỏ giai đoạn 2003 – 2020. .......... 83 2.1 Dự đoán nhu cầu dầu mỏ của thế giới: ........................................ 83 2.2 Nguồn cung cấp dầu trong giai đoạn tới. ..................................... 88 II. Kinh nghiệm đối phó với giá dầu thô tăng của một số nước trên thế giới, và mộ t số đề xuấ t nhằm hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực do biến động giá dầu gây ra đối với nền kinh tế thế giới ..... 90 1 . Kinh nghiệm và kế hoạch đối phó với tình trạng giá dầu thô tăng của một số nước trên thế giới .................................................................. 90 2 . Một số đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu tăng đ ến nền kinh tế thế giới: ................................................................ .......... 95 III. Mộ t số đề xuấ t nhằm hạ n chế tác động tiêu cực và tận dụng những lợi thế để thu lợi từ biến động tăng của giá dầu thô đối với nền kinh tế V iệt Nam .......................................................................................... 96 1 .Một số đề xuất nhằm hạn chế tác động tiêu cực của giá dầu tăng đến nền kinh tế V iệt Nam ................................ ........................................ 96 2 . Một số đề xuất nhằm tận d ụng lợi thế từ việc tăng giá dầu đố i với V iệt Nam.................................................................................................. 99 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ....................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- Khoa Kinh Tế Ngoại Thương Hoàng Thị Hồng Hạnh - A3 - K38 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian vừa qua, trên thị trường dầu mỏ thế giới liên tiếp xảy ra những biến động về giá theo chiều hướng tăng lên. Giá dầu mỏ1 đã nhảy vọt từ 13 USD/thùng vào năm 1999 lên đ ến mức 35 - 36 USD/thùng vào đầu năm 2003. Các biến động này chủ yếu là do tình hình ở Trung Đông căng thẳng mà điển hình và đặc trưng nhất là cuộc chiến tranh do Mỹ phát động nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Sadam Hussen. Do lo ngại những nguy cơ chiến tranh làm ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ mà giá mặt hàng này đã leo thang đến chóng mặt và gây ra nhiều tác động xấu đến tình hình kinh tế chính trị trên thế giới. Dầu mỏ là mặt hàng quan trọng, là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành để sản xuất ra các hàng hoá thiết yếu cho cuộc sống con người mà không loại nguyên liệu nào thay thế được; do vậy những biến động của giá dầu, d ù lớn hay nhỏ, cũng đều gây tác động sâu sắc đến đời sống con người, không phân biệt giàu nghèo, mầu da hay địa vị xã hội. Chính vì có đ ược vai trò trung tâm đối với nền kinh tế như vậy, nên giá cả của dầu mỏ luôn luôn bị chi phối bởi các mưu tính kinh tế - chính trị của các thế lực chủ chốt trên thị trường, sau đó mới đến sự chi phối của các quy luật cung - cầu của thị trường. Xuất phát từ ý nghĩ cần phải xem xét những nguyên nhân nào đ ã ảnh hưởng đến giá dầu mỏ, các quy luật kinh tế hay những mưu tính chính trị đã chi phối thị trường này, giá dầu tăng cao có ảnh hưởng như nào đ ến nền kinh tế thế giới, ai được lợi và ai bị tổn thương, cần những giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực đó mà tôi đã chọn đề tài "Những biến động trong giá dầu thô trên thị trường thế giới thời gian vừa qua và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới". 1 Trong bài khoá luận này giá dầu là giá trung bình của 3 thị trường: New York, Dubai, London. Tính giá bằng đồng USD.
- Khoa Kinh Tế Ngoại Thương Hoàng Thị Hồng Hạnh - A3 - K38 Mục đích của luận văn này là qua việc nghiên cứu lịch sử biến động của giá dầu, đặc biệt là trong gian đoạn 2000- 2003, để hiểu được những vấn đề mang tính nền tảng của thị trường này, rồi từ đó nêu ra những tác động của nó đến nền kinh tế - thương m ại toàn cầu và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của các quốc gia nói riêng trong đó có Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên một số kiến nghị nhằm giúp Việt Nam tận dụng được triệt để các lợi thế từ việc giá dầu tăng đó. Để thực hiện mục đích này, luận văn được chia làm ba chương với nội dung như sau: Chương I: Khái quát thị trường dầu mỏ thế giới. Chương II: Tác động của giá dầu mỏ biến động đ ến nền kinh tế thế giới. Chương III: D ự đ oán giá dầu mỏ trong thời gian tới và mộ t số đ ề xuất nhằm khắc phục những tác động tiêu cực đ ến nền kinh tế thế giới. Thị trường dầu mỏ vốn là một thị trường đồ sộ và phức tạp trong khi việc sưu tập tài liệu bằng tiếng Việt lại rất khó khăn, tài liệu chủ yếu là bằng tiếng Anh, thêm vào đó là sự hạn chế về thời gian và trình độ hiểu biết của bản thân tôi nên luận văn không thể tránh khỏi những sai xót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PH ẨM DẦU MỎ 1. Một số công dụng của dầu mỏ đối với sản xuất và đời số ng con người: Dầu thô là một mặt hàng nguyên liệu quan trọng đã và đ ang được buôn bán sôi động trên thị trường thế giới hơn 100 năm qua. Do những tính chất lý - hoá học đặc biệt và dưới tác động của khoa học kỹ thuật hiện đại từ dầu thô, con người đ ã tạo ra rất nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống sản xuất và sinh hoạt của mình. Những ứng dụng hết sức phong phú, đa dạng của dầu mỏ đã biến nó trở thành một nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho hầu hết các ngành sản xuất. Từ dầu thô qua quá trình tinh lọc và chế biến, người ta thu được các sản phẩm chính sau2: Chất propan và chất butan (gọi là khí hoá lỏng ) Chất naphtan (xăng thô), xăng chạy động cơ (xăng không chì, x ăng cao cấp, xăng thường ) Chất kerosen (dầu phản lực), dầu hoả Chất gas- oil ( dầu diezen động cơ, diezel đốt lò), mazut nặng, FO ( dầu cặn ) Dầu nhờn, mỡ Chất dẻo Bitum ( nhựa đường), sáp cốc. Những sản phẩm từ dầu thô này đã và đang hội nhập gần như vào từng hoạt động hàng ngày của chúng ta, và đặc biệt là gắn liền với phần lớn các hoạt động công nghiệp. Chúng tạo ra giá trị lớn của dầu thô, khiến cho dầu thô trở thành một hàng hoá mang tầm chiến lược đối với nhiều quốc gia. Mảng ứng dụng quan trọng cần được nhắc đến trước tiên của dầu mỏ là ứng dụng về mặt năng lượng . Khó mà tưởng tượng nổi giao thông vận tải có 1
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A thể phát triển đến trình độ như ngày nay mà lại không có sự đóng góp của các loại nhiên liệu như xăng, dầu diezel v.v..., những sản phẩm gần như là lý tưởng cho hoạt động của các loại động cơ, tiền đề cho sự ra đời các phương tiện giao thông vận tải và máy móc công nghiệp hết sức đa dạng và phong phú như ngày nay. Ứng dụng về mặt năng lượng của dầu mỏ không chỉ ở chỗ dầu mỏ là nhiên liệu cung cấp năng lượng cho các loại động cơ, mà nó còn là một nguồn chất đốt. Những ứng dụng tạo nhiệt lượng của dầu mỏ đã bắt đầu từ thế kỷ 19 qua việc con người sử dụng dầu hoả trong nấu nướng, chất gas- oil dùng trong sưởi ấm nhà cửa và d ầu cặn (FO) để cung cấp nhiệt lượng cần thiết cho các lò sinh hơi nước, các lò công nghiệp (lò nung gốm, sứ, xi măng, gạch ngói, nấu thuỷ tinh, nấu luyện gang thép, lò hơi nhà máy điện, v.v ..). Sở dĩ dầu mỏ nhanh chóng được đưa vào ứng dụng trong mục tiêu đốt nóng là vì so với than/củi, tiêu dùng dầu mỏ sạch sẽ, không có tro, xỉ, dễ dùng, dễ thao tác, dễ bảo quản và vận chuyển, ngoài ra ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Thêm vào đó, năng lượng sản sinh ra từ việc đốt cháy dầu mỏ cao hơn nhiều lần các than đá. Tuy 80 - 90% sản lượng dầu khí thế giới khai thác được sử dụng cho mục đích năng lượng – mảng ứng dụng quan trọng nhất của dầu mỏ nhưng ứng dụng phi năng lượng của nó cũng không hề thua kém nếu xét về tính thiết yếu. Chúng ta ai cũng biết rằng hễ có vận động là sẽ có ma sát, sẽ có mài mòn giữa các bộ phận tiếp xúc với nhau. Để giảm thiểu vấn đề này, không có cách nào hiệu quả hơn là sử dụng các loại dầu mỡ bôi trơn. Ngoài tác dụng bôi trơn để giảm thiểu tối đa việc mài mòn do ma sát và làm các loại máy móc vận hành tốt, dầu mỡ bôi trơn còn có tác d ụng làm mát máy, làm kín và làm sạch bề mặt kim loại tiếp xúc khi làm việc, giúp động cơ hoạt động ở hiệu quả tối ưu nhất. Chính ứng dụng này đ ã mở cánh cửa thứ hai cho dầu mỏ vào ngành vận tải và cho phép nó d ần dần x âm nhập vào tất cả các ngành công nghiệp, gần như ở vào tất cả các giai đoạn biến đổi của vật chất. 2 Theo "Dầu mỏ và ứng dụng cho đời sống con người" của PGS- TS Đinh thị Ngọ, 2000. 2
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A Bên cạnh những ứng dụng kinh điển nêu trên của dầu mỏ (nhiên liệu, chất đốt, chất bôi trơn), chúng ta còn phải kể đến một ứng dụng nữa mà kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vị trí của nó đang ngày càng trở nên quan trọng, đó là nguyên liệu của công nghiệp hoá chất. Từ chất naphta của dầu thô, khi xử lý trong các bộ phận cracking- hơi nước sẽ sinh ra các loại olefin (như etylen, propylen, butadien). Từ những phần lỏng trong phản ứng này, người ta rút ra những chất thơm như benzen, toluen, xylen. Olefin và các chất thơm là những chất trung gian lớn, về sau qua một loạt các phản ứng sẽ sinh ra những sản phẩm mà từ nay sẽ là những chất cần thiết cho công nghiệp hiện đại như chất dẻo, tơ lụa tổng hợp, cao su tổng hợp, các chất tẩy rửa tổng hợp v.v... Chính những hỗn hợp dầu mỏ khác nhau cũng được dùng để sản xuất amoniac, để từ đây người ta chế tạo ra các loại sản phẩm phân bón nitơ và các loại phân bón khác cần thiết cho nông nghiệp hiện đại. Chỉ cần xét đến tính đa dạng của các sản phẩm tổng hợp và những công dụng rất phong phú của nó trong đ ời sống hàng ngày của chúng ta là có thể đánh giá được tầm quan trọng của những khối lượng lớn dầu mỏ dùng trong hoá dầu (3 % số lượng tiêu thụ tại Mỹ và 10 % tiêu thụ tại châu Âu). Ngoài ra dầu mỏ còn hàng chục những ứng dụng thứ cấp khác có liên quan đến hoá học. Dầu mỏ cung cấp một lượng lớn các chất dung môi, xăng trắng hoặc xăng đặc biệt, dùng để chế tạo các loại sơn và vecni công nghiệp, để lấy những chất béo, để hoà tan cao su, để tẩy vải vóc. Parafin có trong một số dầu thô có hàm lượng đáng kể được dùng làm nến, giấy và bìa, diêm và ngay cả chất nổ. Nhiều loại kem đánh bóng hoặc những chất bảo dưỡng, nhiều lo ại sản phẩm chống nấm mốc, thuộc diệt trừ sâu bọ cũng là những sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nhờ có bitum lấy từ dầu mỏ mà gần 50 năm nay, kỹ thuật rải đường đã bước vào những bước phát triển rất lớn, cho phép chúng ta có được hệ thống xa lộ, giao thông đô thị hoặc các sân bay bến cảng hiện đại như ngày nay. Bitum còn dùng để bảo vệ các mái nhà, đ ể tẩm giấy bìa dùng làm bao bì ho ặc để 3
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A bảo vệ. V à cuối cùng là cốc dầu mỏ, một sản phẩm phụ của quá trình lọc dầu chủ yếu dùng để sản xuất các điện cực được tiêu thụ trong ngành điện, luyện kim và công nghiệp nhôm. 2. Quy luật cung cầu chi phối trên thị trường dầu mỏ: Cũng giống như các hàng hoá khác trên thị trường, dầu mỏ chịu sự chi phối bởi quy luật cung- cầu. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về dầu mỏ, người ta nhận ra những đặc điểm đặc biệt sau đây đã ảnh hưởng rất nhiều đến giá cả mặt hàng này: Dầu mỏ là mặt hàng được giao dịch trên thị trường với khối lượng lớn và ổn định, giá trị giao dịch cao. Dầu mỏ có tính thiết yếu đối với đời sống con người, khó có khả năng thay thế trong ngắn hạn. Giá của dầu mỏ luôn bị chi phối bởi các mưu tính kinh tế- chính trị của các thế lực chủ chốt trên thị trường, sau đó mới là sự điều tiết của thị trường. Do có những tính chất đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người nên quy luật cung cầu3 chi phối nó cũng mang những nét đặc biệt riêng có của nó. Trước hết, xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu và giá cả của dầu mỏ: Đối với các hàng hoá thông thường, một trong những nguyên tắc cơ bản đầu tiên của kinh tế học là "Tăng giá một hàng hoá thì khách hàng sẽ tiêu thụ hàng hoá đó ít hơn và người tiêu dùng sẽ cố gắng hạn chế tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Hay nói cách khác, nếu giá tăng thì lượng cầu sẽ giảm và nếu giá giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên.". Nhưng đối với mỗi loại hàng hoá lại bị quy luật này chi phối một cách khác nhau. Đối với mặt hàng d ầu mỏ, sự biến động về giá ảnh hưởng rất ít đến độ biến động về lượng cầu trong ngắn hạn. Nói cách khác, trong ngắn hạn, độ co giãn của cầu theo giá là rất ít, và người tiêu dùng sẽ phản ứng 3 "The Dynamic Effects of Aggregate Demand, Supply and Oil Price Shock" của H.C.Bjornland, Manchester School, 11/2000. 4
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A rất chậm đối với những thay đổi của chi phí năng lượng. Ta có phương trình về độ co giãn của lượng cầu so với giá (the price elasticity of demand) như sau: % Qd Ed 1 % P Để giải thích cho việc độ co giãn nhỏ (inelasticity) của cầu theo giá ta có những luận điểm sau: Khi giá tăng người tiêu dùng có xu hướng hạn chế tiêu dùng làm cho lượng cầu giảm xuống, tuy nhiên đối với dầu mỏ thì xu hướng hạn chế tiêu dùng này có xảy ra nhưng trong ngắn hạn là không rõ ràng vì dầu mỏ là một hàng hoá thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho đời sống con người như đã trình bày ở mục 1. Đối với những ứng dụng mang tính năng lượng khi giá nhiên liệu tăng người ta tìm cách sử dụng các nguồn năng lượng khác thay thế như tăng cường việc sử dụng than đá, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng hạt nhân v.v..Tuy nhiên, việc tìm ra các nguồn năng lượng thay thế là rất tốn kém và đòi hỏi sự đầu tư lâu dài . Thêm vào đó, từ trước đến nay nguồn nhiên liệu cung cấp năng lượng chính vẫn là từ dầu mỏ, tỷ trọng của dầu mỏ trong tổng mức năng lượng của thế giới là khá cao và các nhà khoa học dự đoán tỷ trọng này vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ cao. Theo thống kê của cơ quan năng lượng Hoa Kì, năm 2002 dầu mỏ chiếm tới hơn 40% nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới. Năm 2003, tỷ lệ này vẫn được duy trì ở mức ổn định là 41,5%. Trong hai thập kỉ tới dự tính nhu cầu dầu mỏ dùng làm năng lượng sẽ duy trì như bảng 1 sau: Bảng 1: C ơ cấu năng lượng tiêu dùng của thế giới Đơn vị: % 1998 2000 2010 2020 D ầu mỏ 41,3 41,3 40,3 39,2 Khí gas tự nhiên (LPG) 22,2 22,4 24,1 26,6 N hiên liệu dạng rắn 26,2 26,1 26,3 25,8 N ăng lượng nguyên tử 10,4 10,3 10,3 8 ,5 5
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Báo cáo của OWEM tháng 9/2002. Việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu đặc biệt là để làm chất đốt và dùng để sưởi ấm đã trở thành một thói quen từ hàng trăm năm nay nên việc thay đổi thói quen này là rất khó không thể trong một thời gian ngắn được nên khi giá dầu mỏ tăng thì n gười ta không dễ gì giảm đ ược lượng cầu xuống nhanh bằng cách thay đổi các thói quen tiêu dùng. Việc giảm mức tiêu thụ năng lượng còn có thể thực hiện bằng cách thay thế các thiết bị tiêu thụ năng lượng tốn kém bằng việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng hoặc các vật dụng tiêu thụ ít năng lượng, tuy vậy giải pháp này trong ngắn hạn cũng không khả thi lắm hoặc có thể thực hiện được thì tỷ lệ năng lượng tiết kiệm được cũng không đáng kể mà việc thay đổi to àn bộ thiết bị đang dùng bằng các thiết bị khác là rất tốn kém và không mang lại hiệu quả kinh tế cao trong ngắn hạn. Về mặt ứng dụng phi năng lượng và dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hoá chất thì như đã trình bày trong mục 1 gần như không có gì thay thế cho các sản phẩm chế xuất từ dầu mỏ được do cấu tạo lý hoá đặc biệt của các chất có trong dầu mỏ. Tóm lại giá dầu tăng có thể làm lượng cầu giảm đi nh ưng không đáng kể. Khi giá dầu mỏ giảm thì lượng cầu cũng không tăng lên một cách đáng kể được vì khi đó chính phủ các nước nhập khẩu chính sẽ tăng thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng dầu mỏ và các sản phẩm có nguồn gốc từ nó nhằm phục vụ chính sách tiết kiệm năng lượng và khuyến khích các dự án nghiên cứu phát hiện các nguồn năng lượng mới thay thế. Khi giá dầu tăng, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng hạn chế mức tiêu thụ nhưng khi giá dầu giảm xuống người tiêu dùng không làm điều ngược lại. Giá dầu giảm xuống sẽ dẫn tới việc sử dụng các nguồn năng lượng khác thay thế ít hơn chứ không loại bỏ chúng hoàn toàn và không thể làm cho người tiêu dùng thay đổi ngay những thiết bị tiết kiệm năng lượng hoặc bỏ thói quen sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm. Mà khi giá dầu thấp lại ảnh hưởng trực tiếp tới mức thu nhập từ dầu của các nước xuất khẩu vốn đã 6
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A bị thấp đi rất nhiều do lạm phát trong nước và do sự mất giá của đồng USD Mỹ. Như vậy, giá dầu giảm có thể làm nhu cầu về dầu tăng nhưng tăng không đáng kể. Tóm lại, trong ngắn hạn độ co giãn của cầu theo giá là rất nhỏ. Xét về mối quan hệ giữa lượng cung và giá: K hi nhà sản xuất xem xét một thị trường, nếu thấy giá hàng hoá đó có chiều hướng tăng lên thì người ta sẽ cung cấp nhiều hàng hoá hơn ra thị trường, còn khi giá hàng hoá có xu hướng giảm xuống nhà cung cấp sẽ có xu hướng cắt giảm lượng cung nhằm điều tiết kéo giá lên về mức cân bằng. Khi xem xét về quan hệ giữa lượng cung và giá của dầu mỏ thì thấy có hiện tượng: K hi giá dầu mỏ tăng cao, lượng cung không tăng đáng kể K hi giá dầu mỏ thấp, lượng cung không giảm đáng kể %Q s Hay ta có phương trình sau: E s 1 %P Có hiện tượng độ co giãn của cung theo giá (the price elasticity of supply) nhỏ như vậy là do chỉ số này chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nguồn cung: Nguồn cung dầu mỏ của thế giới bị giới hạn bởi sự phân bố nguồn tài nguyên này. Chỉ ở một số nước thuộc khối OPEC và một số nước khác ngoài khối, mà OPEC lại chiếm ưu thế lớn về cả trữ lượng lẫn sản lượng nên nguồn cung của thế giới bị phụ thuộc nhiều vào tổ chức này. Từ năm 1986, các nước OPEC đã quyết định duy trì hạn ngạch (quota) song song với mức cầu trên thị trường nhằm duy trì chính sách giá cao của mình. Từ đó đến nay, tổ chức này thường xuyên có những đợt cắt giảm sản lượng để ổn định giá dầu ở mức cao. Xét khi giá dầu lên cao, do quy luật cung cầu chi phối, lượng cung càng ít thì giá càng leo thang, do vậy khi giá tăng thì sản lượng của OPEC tăng lên không đáng kể. Một nguyên nhân khách quan nữa m à ta cũng cần xem xét là khi giá tăng lên cao thì m ức cung của toàn thế giới nói chung và của OPEC4 nói riêng 4 O PEC là tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, viết tắt của Organisation of Petroleum Exporting Countries, là một cartel dầu mỏ thành lập năm 1960. Hiện nay có 11 nước thành viên gồm: Algieria, Indonesia, Iran, Iraq, Libya, Nigieria, Qatar, Saudi Arabia, UEA, Venezuela. 7
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A cũng không tăng lên được nhiều do công suất khai thác của các nước xuất khẩu đã gần như đạt mức tối đa và việc phát hiện ra các mỏ mới đòi hỏi mất nhiều thời gian và tiền của. Điều này được thể hiện ở phụ lục 6 . Theo dự tính của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) thì chỉ có Nga và Arab Saudi là có thể tăng sản lượng thêm đáng kể, nhưng Arab Saudi lại là thành viên quan trọng nhất trong OPEC, họ không thể vị lợi ích trước mắt của riêng quốc gia mình mà lờ đi lợi ích của cả một tổ chức đằng sau. Cho nên khi giá cao thì lượng cung không tăng đáng kể. Xét khi giá giảm, lượng cung cũng không giảm đi được vì khi đó doanh thu của các nước xuất khẩu sẽ bị tác động trực tiếp. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm với các nước này, nó sẽ làm cho ngân sách của họ thiếu hụt, thu nhập từ dầu mỏ vốn đã thấp do lạm phát trong nước và do sự mất giá của đồng Đôla Mỹ nay lại càng trầm trọng hơn, do đó dù thế nào đi nữa họ cũng không thể thu hẹp sản xuất và giảm bớt lượng cung. Tóm lại, do dầu mỏ là một hàng hoá đặc biệt, có độ co giãn cung cầu của nó theo giá rất nhỏ, nên khi giá dầu tăng mạnh th ì lượng cung và cầu vẫn duy trì ở mức ổn định. 3. Đặc tính chính trị xã hội và ảnh hưởng của dầu mỏ đến các mối quan hệ kinh tế quốc tế 5 Sản xuất dầu mỏ là một ngành có độ rủi ro cao nhưng lại mang lại lợi nhuận lớn nếu khai thác thành công. Đó là nguồn "vàng đen" của quốc gia nào có nó. Với chi phí sản xuất chỉ khoảng 2 –3 USD/thùng ở khu vực Trung Đông và chỉ khoảng 8- 9 USD/thùng ở khu vực Bắc Mỹ trong khi giá bán trên thị trường thế giới lại thường xuyên ở mức cao trên 20 USD/thùng, từ năm 2000 trở lại đây giá thường xuyên được duy trì ở mức 22 – 28 USD/thùng nên lợi nhuận thu được là khổng lồ và là không tưởng đối với các ngành công nghiệp khác. Xuất phát từ nguồn lợi nhuận khổng lồ đó mà các công ty tư bản tranh nhau các khu vực sản xuất trên thế giới, các quốc gia kiên quyết đấu tranh giành lại quyền kiểm soát nguồn tài nguyên dầu khí 5 "The Political Economy of International Oil" của G. Phillip, 1995 và "The Political Economy of World Energy: A twentieth century Perspective" của J.G. Clark,1991. 8
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A của mình, các nước lớn luôn luôn tìm cớ để can thiệp vào các khu vực có nguồn tài nguyên này. Cũng từ đó nảy sinh ra các vấn đề mang tình chính trị ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ như các vấn đề về chính sách duy trì giá cao của OPEC, các chính sách cấm vận đối với Iraq, các cuộc đình công xảy ra ở Vênêzuêla, ở Nigiêria đầu năm 2003 và đặc biệt nhất là cuộc chiến ở Iraq đã gây nên nhiều sóng gió trên thị trường dầu mỏ thế giới. Có hai vấn đề chính trị rõ rệt ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ cần đề cập ở đây là: Chính sách định giá mang tính chính trị của OPEC và cuộc chiến tranh nhằm vào Iraq thời gian vừa qua do Mỹ phát động. Thứ nhất, xem xét vấn đề định giá dầu mỏ của các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organisation of Petroleum Exporting Countries) gọi tắt là OPEC6. Đây là một chính sách định giá mang đậm màu sắc chính trị, ẩn sau nó là các mưu tính kinh tế - chính trị của các quốc gia này. Để trang trải cho các khoản chi tiêu của quốc gia mà các nước OPEC luôn duy trì mức giá cao theo kiểu: Tổng chi phí thường xuyên của Arab Saudi là: 46,9 triệu USD; tổng chi phí về vốn là 7,0 triệu USD nên tổng chi phí là 53,9 triệu USD, tổng thu nhập từ xuất khẩu các sản phẩm không phải là dầu mỏ là 11 triệu USD, doanh thu từ dầu mỏ ước tính theo giá thị trường hiện tại là 30,9 triệu USD ở mức sản lượng 7,5 triệu thùng/ngày như vậy thì thâm hụt chi tiêu lên tới 12 triệu USD, để tránh những thâm hụt đó nước này phải nâng giá lên ít nhất ở mức 22 USD/thùng. Hoặc để trả nợ khoảng 2 triệu USD hàng năm thì giá phải ở mức 26 USD/thùng. Đó là cách định giá của OPEC trong khi giá tính theo chi phí (Bảng chi phi sản xuất và giá bán dưới đây) nếu điều kiện thị trường cạnh tranh tự do chỉ là 5- 6 USD/thùng. Như vậy giá dầu không do quy luật cung cầu chi phối mà lại do chính sách của các quốc gia có nó quy định theo hướng phi thị trường. Hình 1: Tổng chi phí cung cấp dầu mỏ của các nước Trung Đông 6 O PEC là một cartel dầu mỏ thành lập năm 1960. Hiện nay có 11 nước thành viên gồm: Algieria, Indonesia, Iran, Iraq, Libya, Nigieria, Qatar, Saudi Arabia, UEA, Venezuela. 9
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A Major MiddleEast Producers Russia Canada Unconventional Oil International Majors Gas-To-Liquids outlook Gas-To-Liquids 0 2 4 6 8 10 12 14 16 $/boe Major Middle East oil producers have a supply cost Nguồn: World Energy Outlook, 2001, Insights. Một ví dụ khác rất điển hình và đặc trưng đó là cuộc chiến tranh7 do Mỹ phát động nhằm vào Iraq trong thời gian cuối 2002 – đầu 2003. Giá dầu đã leo thang khủng khiếp từ 22 USD/thùng lên 35 – 36 U SD vì lo sợ nguy cơ nguồn cung của thế giới gián đoạn do chiến tranh. Nhưng vấn đề cần nói ở đây là việc Mỹ dùng chiêu bài chính trị để can thiệp vào khu vực vùng Vịnh nhằm kiểm soát nguồn cung dầu của thế giới. Viện cớ Iraq tàng trữ và phát triển vũ khí giết người hàng loạt mà Mỹ, Anh đã tấn công Bátđa. Thực chất là nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Sadam Hussein, xây dựng nên một chính quyền mới thân Mỹ do Mỹ hậu thuẫn nhằm mở đường cho những tập đoàn dầu mỏ hàng đ ầu8 của Mỹ gồm: ExxonMobil, Chevron-Texaco, Amoco-Phillips, Arco tiếp cận các 7 Mỹ đưa ra lời đe doạ tấn công Iraq vào tháng 10/2002. Tháng 11/2002, các thanh sát viên vũ khí của Liên Hợp Quốc quay lại Iraq làm thị trường dầu mỏ leo thang chóng mặt. 8 Theo "The Oil Companies in the International System" của L.Tuner trên Bussiness Week, 23/9/2002. 10
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A hợp đồng dầu mỏ béo bở mà trước đây không dành cho Mỹ. Chính các công ty này đã đứng đằng sau tài trợ cho chính quyền Bush tấn công Iraq và hiện nay đang tìm cớ gây áp lực với Iran. Khi Mỹ tấn công vào Iraq, điều đầu tiên họ bảo vệ không phải là những người dân vô tội mà là những giếng dầu. Âm mưu muốn thôn tính và nắm quyền bá chủ nguồn cung dầu mỏ của thế giới của các công ty dầu mỏ của Mỹ đã rất rõ ràng, chính họ đã là các thế lực để dựng nên tổng thống Bush và chính họ cũng đã không tiếc tiền của để tài trợ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Liệu các tỷ phú dầu mỏ còn đang âm mưu gì đối với Iran khi mà Iran và Iraq đ ều bị xếp vào tam giác ma quỷ của Mỹ, lại một mưu tính kinh tế ẩn dưới chiêu bài chính trị của các thế lực chủ chốt trên thị trường dầu mỏ chăng? Dầu mỏ là nhân tố không nhỏ ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế quốc tế.Trước hết, dầu mỏ là sợi dây nối các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC thành một tổ chức kinh tế quốc tế hùng mạnh nhất và thành công nhất trên thế giới từ trước đến nay. Mục đích của tổ chức này là phối hợp và thống nhất giữa các thành viên để đảm bảo giá dầu công bằng và ổn định cung cấp dầu đầy đủ. Do có chung lợi ích từ nguồn dầu mỏ mà 11 nước gồm Iran, Iraq, Arab Saudi, Indonesia, Vênêzuêla, Kuwait, Nigiêria, Liby, Quata, Algieria, và Các tiểu vương quốc Arab (UEA) đã liên kết nhau lại để đảm bảo lợi ích của tổ chức được tối ưu nhất. Tuy nhiên, chính lợi ích từ dầu mỏ lại làm cho nhiều mối quan hệ kinh tế quốc tế bị rạn nứt và đ ổ vỡ. Chẳng hạn các cuộc chiến tranh Iran - Iraq những năm 1980, hay cuộc chiến tranh Iraq- K uwait vào những năm 1990. Gần đây nhất là cuộc chiến tranh ở Iraq đã làm cho các mối quan hệ Nga - Mỹ, Pháp - Mỹ có nhiều rạn nứt. Tóm lại, dầu mỏ là một mặt hàng có tính chính trị sâu sắc, nó bị chi phối mạnh mẽ bởi các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của các quốc gia, nó vừa là sợi dây liên kết các mối quan hệ kinh tế quốc tế bền vững lại vừa là ngòi nổ cho các cuộc xung đột, các cuộc nhằm kiểm soát và lũng đoạn thị trường này. 11
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A II.TH Ị TRƯỜ NG DẦU MỎ THẾ GIỚI 1. Đ ặc điểm về nhu cầu dầu mỏ trên thế giới 1.1 Các yếu tố tác động đến mức tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới: D ầu mỏ là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp lọc dầu. Tuy nhiên, ở quy mô thế giới, tổng nhu cầu tiêu thụ về dầu mỏ luôn biến động cùng nhịp với tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu. Chính vì vậy mà các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu về dầu mỏ chính là các yếu tố tác động đến mức tiêu thụ các sản phẩm dầu. Các yếu tố đó gồm9: Tình hình tăng trưởng kinh tế: Là một yếu tố gần như mang tính quyết định tới nhu cầu về dầu mỏ.Với các nước mới bước vào hoặc đang trong giai đoạn công nghiệp hoá thì nhu cầu về dầu mỏ cho các ngành như giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, và cả sản xuất nông nghiệp tăng với tốc độ cao. Còn ở các nước công nghiệp phát triển thì vấn đề tự động hoá cao trong các hoạt động sản xuất cũng như trong sinh hoạt xã hội đòi hỏi phải tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Mà như phần trước chúng ta đã biết, dầu mỏ và các sản phẩm từ nó tham gia sâu rộng vào đời sống và sản xuất của con người, do đó nhu cầu về năng lượng tăng thì tất yếu nhu cầu về dầu mỏ tăng. Điều này giải thích tại sao có hiện tượng nhu cầu dầu mỏ của các nước OECD lại cao như vậy, tại sao nó lại trở thành một thị trường tiêu thụ truyền thống cũng như xu hướng thị trường tiêu thụ chính về dầu mỏ sang các nước Châu Á - Thái Bình Dương như hiện nay. Điều đó được thể hiện ở tình hình tiêu thụ dầu mỏ theo hai nhóm nước OCED và Non-OECD10 dưới đây: Bảng 2: Nhu cầu tiêu thụ của các nhóm nước Đơn vị: triệu thùng/ngày Nhu cầu 2001 2002 Q1/02 Q2/02 Q3/02 Q4/02 OECD11 47,7 47,7 48,0 46,4 47,8 48,7 Non-OECD 28,3 29,3 28,7 29,4 29,3 29,9 9 Theo "Forecasting Crude Oil Spot Price, Demand and Using OECD Petroleum Inventory Levels" của Michael YE, John Zyren, Joanne Shore, 11/2002. 10 Các nước không thuộc tổ chức hợp tác phát triển kinh tế. 11 OECD là các nước trong tổ chức hợp tác phát triển kinh tế, hiện nay bao gồm cả Hàn Quốc, Mexico, Balan và cộng hoà Séc. 12
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A Tổng 76,0 76,4 76,3 75,1 76,4 77,7 Nguồn: EIA và CGES Dân số: Là yếu tố cơ bản thứ hai quyết định lượng cầu về các sản phẩm dầu theo một nước. Một nước có thể tiêu thụ dầu tính theo đầu người nhỏ hơn rất nhiều so với các nước khác nhưng tổng lượng tiêu thụ hàng năm của nó vẫn có thể lớn hơn nếu nó có quy mô dân số lớn ví dụ như trường hợp của Trung Q uốc và Ấn Độ. Giá dầu cũng là yếu tố gây những ảnh hưởng nhất định đến việc tiêu thụ dầu m ỏ. Nhìn chung, khi giá dầu mỏ tăng và/ho ặc giá các sản phẩm dầu tăng cao sẽ dẫn tới xu hướng các quốc gia hạn chế mức tiêu dùng của mình bằng cách đưa ra những chính sách tiết kiệm năng lượng và chuyển hướng sang tiêu thụ các sản phẩm khác thay thế cho dầu mỏ như than đá, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng từ nước, năng lượng nguyên tử. Điều này đã đ ược minh chứng trong lịch sử những năm 1973 – 1974 hay những năm 1979- 1980. Kết quả là lượng dầu tiêu thụ đã giảm hẳn, hay làm giá dầu hạ xuống như năm 1986. Tuy vậy trong ngắn hạn thì giá dầu tăng hay giảm mạnh thì nhu cầu vẫn tương đối ổn định vì dầu mỏ là mặt hàng thiết yếu và khó thay thế. Mức tiêu thụ còn bị ảnh hưởng bởi chính sách năng lượng của các nước. Chính sách này thường được cụ thể hoá qua chính sách thuế quan đánh vào m ặt hàng dầu mỏ và/hoặc các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ hoặc qua việc thực hiện các dự án phát triển các nguồn năng lượng khác, hay những phát minh ra các thiết bị máy móc tiết kiệm năng lượng v.v. N goài ra cũng phải kể tới một yếu tố khách quan tác động đến mức tiêu thụ dầu mỏ là tình hình thời tiết. Vào mùa đông, mức tiêu thụ dầu ở các nước nói chung đ ều tăng để phục vụ nhu cầu sưởi ấm. Những đợt rét kéo dài và bất thường trên thế giới luôn đ ược xem là "đồng minh" của các nước xuất khẩu dầu vì khi đó nhu cầu lên cao. 13
- Khoa kinh tế ngoại thương Hoàng Th ị Hồng Hạnh -A3 K38A Tình hình biến động trong mức dự trữ chiến lược của các nước lớn (xem phụ lục 13) như Mỹ, Nhật Bản, Nga cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về dầu m ỏ. Chẳng hạn như hiện nay các kho dự trữ chiến lược của Mỹ đang ở mức thấp nhất trong lịch sử như vậy nhu cầu làm đầy các kho này là rất cao do đó nhu cầu sắp tới cho dầu thô là rất lớn. 1.2 Nhu cầu dầ u mỏ thế giới Đối với đời sống con người, dầu mỏ là một trong 5 loại năng lượng thiết yếu bên cạnh than đá, khí thiên nhiên, năng lượng nguyên tử và thuỷ điện. Nếu như trong suốt thế kỷ 19, than đá chiếm vị trí độc tôn trong cán cân năng lượng thế giới thì sang thế kỷ 20, vị trí này đ ã phải nhường cho dầu mỏ lên ngôi (Xem bảng 1 ). Tỉ trọng của dầu mỏ đã không ngừng gia tăng trong cán cân năng lượng của từng quốc gia cũng như toàn thế giới. Từ chỗ chỉ chiếm chưa tới 5% tổng tiêu thụ năng lượng thế giới vào năm 1900, thì đến thập kỷ 60 nó đã lên tới 65%, năm 1974 là 57,5%, năm 1988 là 56% và từ đó đến nay tỷ trọng này thường xuyên duy trì ở mức 40%; trong khi đó tỷ trọng của than trong cán cân năng lượng giảm đi từ 90 - 95% xuống còn 32% rồi còn 28,5% trong cùng thời gian đó. Điều đó cũng thể hiện mức tăng nhanh và đều đặn mức tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới. Năm 1900 nhu cầu tiêu thụ của toàn thế giới chỉ khoảng 20 triệu tấn thì sau 70 năm con số này đã lên tới 1851 triệu tấn gấp hơn 90 lần; năm 1983 là 2764,9 triệu tấn; năm 1993 là 3121,4 triệu tấn và năm 2003 dự tính mức tiêu thụ trên toàn thế giới sẽ đạt tới 3827,1 triệu tấn. Theo tính toán của Ban thông tin của Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (Energy Information Administration/ International Energy Agency) thì nhu cầu dầu mỏ của thế giới tăng hàng năm là 2,2%. Tính mức tiêu thụ theo thùng (barrel) thì vào năm 1999 thế giới tiêu thụ 74,9 triệu thùng một ngày; vào năm 2000 mức này ở con số 76,03 triệu thùng, năm 2001 là 75,55 triệu thùng, năm 2003 dự tính con số này là 75,63 triệu thùng/ngày. Tình hình tiêu thụ của các nước trên thế giới được thể hiện ở phụ lục 7. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty sản xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội
90 p | 619 | 327
-
Tiểu luận "Quan hệ ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông"
12 p | 1335 | 289
-
Luận văn - Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty Sản xuất – xuất nhập kh
91 p | 380 | 250
-
Luận văn: Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay
47 p | 690 | 249
-
Luận văn: "Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay"
47 p | 241 | 112
-
Luận văn - Những biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở một số dự án trên địa bàn Hà Nội tại Công ty Đầu tư phát triển nhà số 2
62 p | 267 | 101
-
Luận văn “ Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới “
58 p | 303 | 94
-
Luận văn: Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
49 p | 349 | 87
-
Luận văn: Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội
91 p | 267 | 87
-
Luận văn: Những nhân tố tác động và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay
51 p | 310 | 85
-
LUẬN VĂN:Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
78 p | 178 | 70
-
Luận văn: Những giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc
92 p | 166 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam
97 p | 164 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự biến động của mưa lũ và đề xuất cơ sở khoa học tính lũ cho công trình giao thông vùng núi Đông Bắc - Việt Nam
169 p | 55 | 15
-
LUẬN VĂN: Sự biến động giai cấp tại thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
87 p | 97 | 8
-
LUẬN VĂN: Trong điều kiện hiện nay của nước ta, muốn tăng thu nhập quốc dân phải làm gì
10 p | 94 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự biến động của mưa lũ và đề xuất cơ sở khoa học tính lũ cho công trình giao thông vùng núi Đông Bắc - Việt Nam
27 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn