LUẬN VĂN: Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 109
download
Các nước chậm phát triển như nước ta, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển. Chỉ có HĐH nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp HĐH đất nước. Trên cơ sở tính quy luật đó, Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) xác định: "Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay
- LUẬN VĂN: Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU
- 1. Tính cấp thiết của đề tài: Các nước chậm phát triển như nước ta, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong qu á trình phát triển. Chỉ có HĐH nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để th ực hiện thắng lợi sự nghiệp HĐH đất nước. Trên cơ sở tính quy luật đó, Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) xác định: "Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đến nay, việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nông thôn. Tuy nhiên, cũng từ đó, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh, thể hiện sự bất cập, hạn chế của quá trình thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, từ chủ trương, chính sách, mối quan hệ lợi ích giữa công nghiệp, với nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn, cũng như sự vươn lên của bản thân nông dân. Nó đã nảy sinh những vấn đề kinh tế, xã hội và diễn biến rất phức tập, mà đòi hỏi phải được nhận thức rõ tình hình, nguyên nhân của thực trạng ấy, từ đó xác định giải pháp khắc phục, nếu không sẽ có nguy cơ mất ổn định chính trị không thể lường trước được. Cụ thể là: 1 / Kinh tế nông thôn phát triểnn còn rất chậm. Thực hiện CNH về cơ bản chưa thúc đẩy mạnh nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại. Thực tế, kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng hiện đại rất chậm chạp. CNH đã góp phần đô thị hoá nông thôn nhiều hơn là hiện đại hoá nông nghiệp. Một số năm gần đây, Chính phủ đã tăng ngân sách đầu tư phát triển nông thôn như đầu tư để giảm nhẹ thiên tai, đầu tư khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức hưởng thụ dịch vụ giao thông, truyền hình, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt.... Song, nhìn chung tỷ trọng đầu tư còn thấp so với tổng đầu tư xã hội. Điều đó dẫn đến cơ sở hạ tầng nông thôn còn ở mức thấp kém, khoa học & công nghệ (KH & CN) chậm phát triển. Mặc dù, Chính phủ khuyến khích sự hợp tác giữa “bốn nhà” trong quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện đại, nhưng trên thực tế, sự hợp tác này vẫn
- chưa có hiệu quả. Trong khoảng 15 năm gần đây, một số thành tựu công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, song còn hạn chế về quy mô, mức độ. Do vậy, chưa thực sự nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường; việc cơ giới hoá cũng được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng lao động thủ công vẫn phổ biến và chiếm khoảng 70%. 2 / Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các trung tâm đô thị kiếm sống rất lớn. Do phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan. Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những địa phương có tốc độ CNH và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Trong đ ó, vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi chuyển đổi mục đích s ử dung đất nông nghiệp, nông dân rơi vào tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, mà ồ ạt kéo ra các đô thị lớn Hà Nôị, thành phố Hồ chí Minh, thành phố Đà Năng làm thuê rất lớn. Đây được coi là vấn đề bức xúc nhất. Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thất nghiệp thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn chưa được các cấp, các ngành chức năng quan tâm đúng mức. Tỉ lệ nông dân và con em của họ vào làm việc ở các doanh nghiệp trong các khu, điểm công nghiệp rất thấp, chỉ khoảng 15 - 20%. Tình trạng thất nghiệp trong nông thôn đang trở nên phổ biến và là vấn đề xã hội bức xúc cần được quan tâm giải quyết, nếu không sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị. 3 / Phân hoá giàu - nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. Chênh lệch về lợi ích giữa công nghiệp và nông nghiệp rất lớn, dẫn đến chênh lệch thu nhập và mức sống giữa dân cư nông thôn với thành thị đang doãng ra khá mạnh. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, chênh lệch lợi ích giữa công nghiệp và nông nghiệp, chênh lệc về thu nhập giữa nông thôn và thành thị không đáng kể, hầu như chưa có sự phân hoá giàu nghèo, thì khi chuyển sang cơ chế thị trường, quá trình phân hoá giàu nghèo trong xã hội Việt Nam đã diễn ra với tốc độ khá nhanh. Khoảng cách giữa thu nhập của nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất ngày càng lớn. Mức chênh lệch này ở miền Bắc và miền Trung thấp hơn so với miền
- Nam và Tây Nguyên. Dân số ở nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cả nước, nhưng thu nhập chỉ bằng một nửa tổng thu nhập quốc dân của 20% dân số sống ở thành thị. Đó cũng là cơ sở nảy sinh vấn đề chính trị trong xã hội Việt Nam.... 4 / Môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoát nghiêm trọng . Những năm qua, hoạt động của nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp, các làng nghề đã gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, các làng nghề đang có những diễn biến hết sức phức tạp, thậm chí đã tạo nên làng ung thư. Do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều doanh nghiệp, làng nghề chưa chú trọng đúng mức nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các chất độc hại được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, mà không qua xử lý, hoặc có xử lý nhưng không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. 5 / Đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn có nhiều bất cập. Nông thôn truyền thống là nơi phát sinh và lưu giữ nền văn hoá truyền thống của dân tộc. Văn hoá truyền thống, xét cho cùng, là nhân tố quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, những năm qua, do CNH, HĐH, đô thị hoá, nhiều giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp ở nông thôn đã và đang bị xâm hại, làm biến dạng, ảnh h ưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng dân cư ở nông thôn. Trong những năm qua, quá trình CNH diễn ra nhanh chóng, cùng với sự xuất hiện nhiều thị trấn, thị tứ, những trục đường giao thông mới ở các vùng nông thôn. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ tới an ninh trật tự ở nông thôn. Đời sống vật chất được cải thiện, sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn… đã tạo điều kiện cho một bộ phận trong nông dân, nhât là số thanh niên lười biếng, “học đòi” trở nên hư hỏng. Nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội đã xuất hiện và đang có diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm nguy hiểm trước đây chưa từng xảy ra ở nông thôn, thì nay đã xuất hiện và diễn biến phức tạp trên diện rộng. Ngoài ra, những rủi ro trong làm ăn kinh tế, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân cũng là một trong những lý do khiến các hoạt động mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng, nhiều hủ tục lạc hậu được khôi phục, phát triển ở nông thôn. Tình trạng này nảy sinh có phải chỉ là nguyên nhân chủ quan của người nông dân hay còn là quan điểm, chủ trương, chính sách, biện pháp không đồng bộ của Nhà nước và chính
- quyền địa phương ? Phải chăng những “điểm nóng” nảy sinh, nguyên nhân của nó là cả từ trên xuống và cả từ dưới lên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Từ sau Đại hội VIII (1996), chúng ta đã có nhiều chương trình, đề tài cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở, luận án, dự án, hội thảo khoa học và sách, báo và tạp chí nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong đó cũng đã nêu ra những bức xúc kinh tế, xã hội, văn hoá tiền đề nảy sinh những vấn đề chính trị xã hội trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn. a ) Về chương trình, đề tài, luận án và các dự án cụ thể ở các địa phương. Từ khi đổi mới đến nay, nhất là từ năm 1996, Nhà nước ta đã đề ra các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội, như Chương trình KHXH.02: “Phương hướng, mục tiêu, tiến trình và những g iải pháp nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (1996- 2000), Chương trình KX.02: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá định h ướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước đi” (2001- 2005); Đề tài cấp nhà nước KX.02.01, “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới ” (2001), do TS Lê Cao Đoàn làm chủ nhiệm. Đề tài cấp nhà nước KX.02.02: “Tác động của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đ ại hoá của Việt Nam ” (2003) do TS Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm. Đề tài cấp nhà nước “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo h ướng hiện đại” (2007), do PGS.TS Nguyễn Danh Sơn làm chủ nhiệm. Đề tài khoa học cấp nhà nước “Mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” (KX.02.04), do GS.TS Đỗ Hoài Nam làm chủ nhiệm. Nhiều đề tài cấp bộ, cấp cơ sở về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã được triển khai nghiện cứu ở nhiều cơ sở, như ở trung tâm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), các Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực 1, 2, 4, 4, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các Viện nghiên cứu Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành phố Hồ Chí Minh và các trường và các viện Kinh tế khác trong nước.
- Nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, nhiều chương trình và dự án về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng đ ã được cụ thể hoá ở 63 tỉnh thành và các huyện trong cả nước. b) Về Hội thảo khoa học quốc tế và trong nước: năm 2007 tại Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức Hội thảo quốc tế về “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam”. Hội thảo quốc tế giữa Việt Nam và Đài Loan tại Việt Nam nă m 2008 với chủ đề: “Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Đài Loan và Việt Nam: Nghiên cứu so sánh”. c) Về sách, báo và tạp chí: Cuốn sách “Chuyển dịch c ơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: thực trạng và giải pháp” của tác giả TS Đặng Văn Thắng, TS Phạm Ngọc Dũng, do Nxb Chính trị Quốc gia, HN phát hành (nă m 2003). Cuốn sách ''Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam'' (2005) của Viện Kinh tế học. Cuốn sách “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan” của tác giả Nguyễn Đình Liên, Viện Nghiên cứu Trung Quốc. Xuất bản năm 2006 do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành. Cuốn sách “Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia đ ình”, tác giả: Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai. “Xã hội học nông thôn” (2006) của tác giả Bùi Quang Dũng, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành. “Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, chủ biên: GS-TSKH Vũ Hy Ch ương, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2006. Cuốn sách “Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam – Con đường và bước đi” của GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn chủ biên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản năm 2007... Ngoài ra, có rất nhiều bài viết đăng trên báo và tập chí như: tạp chí Cộng sản, tạp chí Triết học, tạp chí Nông thôn ngày nay, tạp chí Khoa h ọc công nghệ và môi trương, tạp chí Nghiên cứu lý luận, tạp chí Lý luận chính tr ị, tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, tạp chí Th ời đại, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội. Nhìn chung, trong các chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án, đề án, sách, báo và tạp chí đã nghiên cứu, viết về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đều có đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong triển khai thực hiện, nhưng ch ưa đầy đủ, sâu sắc và ch ưa có hệ thống, nhất là giải pháp để khắc phục có hiệu quả các vấn đề kinh tế,
- xã hội bức xúc. Trên thực tế chưa có đề tài nào chuyên nghiên cứu về những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Từ tính cấp thiết của vấn đề và tình hình đã nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu khoa học: “Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết. 3. Mục tiêu của đề tài: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay; Thứ ba, đưa ra được định hướng giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao nhằm góp phần khắc phục tình hình kinh tế, xã hội bức xúc ở nông thôn Việt Nam trong những năm tới. 4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường bức xúc khi thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của đề tài rất rộng. Trong khuôn khổ đề tài cấp bộ, nghiên cứu trong 15 tháng, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề kinh, tế xã hội bức xúc nhất ở nông thôn Việt Nam bị thu hồi đất để thực hiện CNH, HĐH. 5. Phương pháp nghiên cứu: Về ph ương pháp luận: Dựa trên cơ sở phương hướng lý luận và ph ương pháp luận Mác - Lênin và những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh. Trước hết, đề tài vận dụng ph ương pháp luận Mác - Lênin với 3 quan điểm rất cơ bản: quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm vận động và phát triển và quan điểm về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời, vận dụng 2 ch ỉ dẫn hiện đại của Hồ Chí Minh: tổng thể hoá, thiết thực và hành động. Ph ương pháp tiếp cận trong nghiên cứu:
- a) Kết hợp phương pháp ngành và đa ngành với phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp đối chiếu và so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để giải quyết nội dung nghiên cứu của đề tài; b) Kết hợp nghiện cứu quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam với thực tế thời đại; c) Tổ chức đi khảo sát thực tế ở một số địa phương. 6. Đóng góp khoa học của đề tài về lý luận và thực tiễn: 1/ Đề tài đã hệ thống, làm rõ một số vấn đề lý luận mới nhất về kinh tế, xã hội trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; 2/ Đề tài đã đi sâu phân tích những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nhất và nguyên nhân mà nó nảy sinh trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay; 3/ Đưa ra một số định h ướng giải pháp có ý nghĩa thực thi góp phần khắc phục và phát triển kinh tế, xã hội trong việc thực hiện CNH, HĐH ở nông thôn Việt Nam theo hướng bền vững trong thời gian tới. 7. Lực lượng nghiên cứu: Tham gia nghiên cứu đề tài gồm có các PGS, TS, NCS, Th.s, học viên cao học trong và ngoài Viện Kinh tế và các nhà hoạt động thực tiễn ở một số tỉnh thành như Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang. 8. Những công trình đã xã hội hóa: trong quá trình nghiên cứu, các cộng tác viên đã xã hội hóa được 4 bài: 1. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Bắc Giang - thành tựu và những vấn đề đang đặt ra. 2. Lao động nữ và việc làm trong các khu công nghiệp ở Hà Nam - vấn đề và giải pháp. 3. Phân phối thu nhập ở Việt Nam - vấn đề bức xúc cần giải quyết. 4. Tam nông ở Bắc giang - thành tựu và vấn đề. 9. Nội dung: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài tập trung nghiên cứu 3 chương cơ bản sau đây:
- Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XEM XÉT, ĐÁNH GIÁ KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NÔNG THÔN HĐH bền vững là cơ sở lý luận xem xét, đánh giá, khắc phục những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện HĐH nông nghiệp, nông thôn. 1.1. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 1 .1.1. Quan niệm hiện đại về công nghiệp hoá CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng công nghiệp cả về lao động, giá trị toàn bộ các ngành kinh tế của một địa phương, một quốc gia. Đây là quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội từ nền kinh tế nông nghiệp với mức tập trung t ư bản nhỏ sang nền kinh tế công nghiệp với mức tập trung tư bản cao. CNH là một phạm trù lịch sử. CNH là một phần của quá trình HĐH. Theo từ điển Bách bách khoa toàn thư Việt Nam: “Công nghiệp hoá là quá
- trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học & công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí hoá có khả năng cải tạo, trước hết là nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhằm biến một nước kinh tế chậm phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến sang nền sản xuất lớn chuyên môn hoá. HĐH là quá trình xây dựng cơ cấu kin h tế mới, mà nòng cốt là cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại.”1. Như vậy, CNH là quá trình nâng cao giá trị tuyệt đối sản lượng và lao động công nghiệp, đồng thời CNH gắn với phát triển văn hóa xã hội để đạt tới xã hội công nghiệp. CNH, HĐH có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội. Thời Hậu Lê, Lê Quý Đôn 2 có câu: "Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng". Cùng với đổi mới các chu kỳ đầu tư thiết bị, rút ngắn thời gian lưu kho, chu kỳ kinh doanh, thực hiện “tuần hoàn của tư bản”3, “chu chuyển tư bản”4, công nghiệp hóa sẽ được rút ngắn. Công nghiệp phát triển nảy sinh nhiều ngành nghề mới, nhất là lĩnh vực dịch vụ, từ đó thu hút nhiều lao động hơn, làm tăng thu nh ập, nhưng cũng dễ làm họ mất việc hơn nếu b ước đi, cách làm CNH sai. Cùng với quá trình CNH, đô thị hóa sẽ phát triển. Sự hình thành và phát triển các đô thị sẽ dẫn tới xã hội hiện đại, xã hội dịch vụ. Cũng từ đó, chế độ chính trị và pháp luật cũng có những thay đổi. Những tập quán và truyền thống của xã hội nông nghiệp biến đổi theo hướng hiện đại. Kế thừa, biến cải kinh nghiệm c ủa các nước trong lịch sử trên cơ sở thực tiễn CNH ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng 1 http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/ 2 Lê Quý Đôn (năm 1726 - năm 1784) tên thật Lê Danh Phương là quan của nhà Hậu Lê, là một nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực. Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái ( Lê Dụ Tông) thứ 7, quê tại làng Diên Hà, trấn S ơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45. 3 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, t. 24, tr. 45. 4 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, t. 24, tr. 231.
- sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KH & CN nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1/1994) chỉ rõ: “đẩy tới một bước công nghiệp hóa đất nước…đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”5 Khái niệm CNH trên được Đảng ta xác định rộng hơn so với những quan niệm tr ước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội và được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại với công nghệ cao. Như vậy, CNH theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi nâng cao trình độ lực lượng sản xuất (LLSX), kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây. Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể hiện thời, CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay gồm các đặc điểm chủ yếu: 1. Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá; 2. CNH, HĐH trong điều kiện cơ ch ế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. 3. CNH không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, mà nó phải trên cơ sở các quy luật kinh tế khách quan; 4. CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hoá, vì thế mở cửa là tất yếu. CNH trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế, nhưng phải là CNH, HĐH bền vững. 1 .1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bền vững CNH, HĐH nông nghiệp ở thế kỷ hiện nay, một mặt là HĐH phương cách sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thích ứng với sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Mặt khác, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp phải được HĐH. Tiếp nữa là, HĐH phương thức sản xuất nông nghiệp còn là chuyển nông nghiệp từ sản xuất cá thể phân tán và tách rời sang sản xuất mang tính xã hội quy mô lớn có sự phân công và hiệp tác. 5 Đảng cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của BCH TƯ tại hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng, T/C Cộng sản 2/1994, tr.14-15.
- Trong điều kiện KH & CN hiện nay, CNH, HĐH nông nghiệp là: “nông nghiệp phải được tự động hóa, nghĩa là dựa vào kỹ thuật vi điện tử hiện đại, sử dụng máy móc có thể điều chỉnh, kiểm tra, gia công và khống chế tự động. Thực tế phải công xưởng hóa sản xuất nông nghiệp, nghĩa là sản xuất các loại cây trồng vật nuôi bằng việc khống chế nhân lực trong sản xuất; sử dụng kỹ thuật và trang bị hiện đại nhằm tiến hành cung cấp không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và nước cho sự sinh trưởng động và thực vật…hình thành môi trường sinh trưởng hoàn toàn do con người không chế, trên thực tế đã sáng tạo ra một loại nhà máy nông nghiệp. Sinh vật hóa, tức là kỹ thuật gen hóa, nuôi cấy tế bào hóa, xúc tác hóa, lên men hóa….Thực vật đa nguyên hóa, tức là phát triển nông nghiệp sa mạc, nông nghiệp biển, nông nghiệp khoảng không vũ trụ. Điện khí hóa; quản lý khoa học hóa và phát triển liên tục hóa, tức là đảm bảo cho ruộng đất, cây trồng và nguồn tài nguyên di truyền của động vật, không gây ra sự xuy giảm của môi trường, giữ cho kỹ thuật phù hợp, có thể thực hiện về kinh tế và xã hội vẫn tiếp tục phát triển”6. Quan niệm HĐH nông nghiệp như vậy đã hàm chứa phát triển nông nghiệp bền vững. Vậy phát triển bền vững kinh tế nông thôn là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.."7. Phát triển bền vững, thì phải có tính liên tục, các lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài phải được duy trì. Việc xem xét một hoạt động kinh doanh có bền vững hay không chỉ là một dự báo, là một hoạt động có tính rủi ro cao, vì nó có thể bền vững và cũng có thể không bền vững. Nói cách khác, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững phải bảo đảm sự phát triển kinh tế có hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ. Để đạt được mục tiêu này, hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, tất cả các thành phần kinh tế và mọi người dân phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hợp 3 lĩnh vực chính: kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường. Điều này nghĩa là: tăng trưởng kinh tế bền vững; xã hội công bằng và môi trường thiên nhiên được bảo tồn. 1 .1.2.1. Tăng trưởng kinh tế bền vững (sustained growth). Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và 6 Xem thên Dự báo thế kỷ 21, Nxb Thống kê, 1998, tr.377-390. 7 Báo cáo Brundtland năm 1987 (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủ y ban Brundtland).
- tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Nghĩa hẹp của kinh tế chỉ "hoạt động sản xuất và làm ă n của cá nhân hay hộ gia đình". Nghĩa rộng của nó chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông"8 của cả một cộng đ ồng dân cư, một quốc gia hay quốc tế. Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, nó là phạm trù lịch sử. Vậy, kinh tế là tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, mà nó liên quan đến toàn bộ quá trình hay một phần của tổng quá trình bao gồm sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội; là tổng thể những mối quan hệ trong quá trình sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong tổ chức và hoạt động của cơ cấu hạ tầng của xã hội, bao gồm các ngành kinh tế - kỹ thuật, các loại hình sản xuất tương ứng. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP Gross Domestic Products) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP Gross National Products) hoặc thu nhập bình quân đầu người (PCI Per Capita Income ) trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế trên cơ sở CNH, HĐH mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của xã hội, mà nó bao gồm kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo GDP cao hơn, đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn cho mọi người. Kinh tế là một hệ thống của LLSX và quan hệ sản xuất QHSX. Trong các tác phẩm “Tư bản ” (Karl Marx), “Chống Duyring” (Fh. Engels), “Ch ủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” (V.I.Lenin), khi nghiên cứu các quá trình kinh tế, các nhà kinh điển không chỉ nêu rõ các biểu hiện bên ngoài, mà còn liên hệ chúng với bản chất xã hội trong các giai đoạn lịch sử nhất định đ ể “phát triển thực sự con n gư ời”9 8 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 23. 9 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr.75.
- Tăng trưởng kinh tế bền vững là khái niệm hiện đại. Theo đó, tăng trưởng không chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà phải gắn với phát triển xã hội. Để duy trì tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, tăng thu nhập cần phải gắn với tăng chất lượng sống hay tăng phúc lợi và xóa đói nghèo. Theo quan điểm trong cuốn Chăm lo cho trái đất (Caring for the Earth) n êu rõ: “Cải thiện chất lượng sống con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp”10, các nhân tố tăng trưởng bền vững là: bảo vệ môi trường, dựa vào sức mạnh nội tại, bình đẳng trong thu nhập, người giàu cần đóng thuế nhiều, xây dựng một hệ thống an sinh xã hội. 1.1.2.2. Xã hội bền vững (sustained society). Xã hội là một tập thể hay một nhóm những n gười được phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa11. Từ society xuất hiện vào thế kỷ 14, có nghĩa là "bầu bạn, kết giao, đồng chí hoặc đối tác". Vì thế, nghĩa của từ xã hội có quan hệ gần gũi với những gì được coi là thuộc quan hệ giữa người và người. Xã hội, theo nghĩa hẹp, là khái niệm chỉ một loại hệ thống xã hội cụ thể trong lịch sử, một hình thức nhất định của những quan hệ xã hội, là một xã hội ở vào một trình độ phát triển lịch sử nhất định, là một kiểu loại xã hội nhất định đã hình thành trong lịch sử. Theo nghĩa rộng, xã hội là toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người, đã hình thành trong lịch sử. Karl Marx (1818-1883) là Nhà triết học, kinh tế học người Đức. Lúc sinh thời, những tư tưởng của Marx đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển lý luận về xã hội học, ngày nay mặc nhiên ai cũng coi ông là một trong những người sáng lập ra xã hội học. Các nhà xã hội học "đều vay mượn của Marx các lý giải về giai cấp, n gay cho dù nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác Marx như là sai lầm và bị lịch sử vượt qua". K.Marx chủ yếu sử dụng lý thuyết mâu thuẫn để làm sáng tỏ biến chuyển xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, giữa hai giai cấp cơ bản kiến tạo nên xã hội. Tư tưởng lý luận xã hội học của Marx thể hiện trong các tác phẩm: Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưỏng Đức (1846), Sự khốn cùng của triết học (1847), Tư bản (1875). Xã hội bền vững thể hiện ở sự đồng đều nuôi dưỡng vốn xã hội (social capital); bảo tồn và phát triển văn hóa; công bằng xã hội. 10 A Strategy for Sustainable Living. G land, Switzerland. IUCN. 1992 (UNEP/WWF 1991). 11 WikipediA, Bách khoa toàn thư mở.
- Xã hội bền vững, theo ý niệm về vốn xã hội12, là tiêu chuẩn và quan hệ xã hội cho phép nhân dân có khả năng phối hợp các hành động tập thể. Theo Coleman, "vốn xã hội" có ba đặc tính: 1. Nó tùy thuộc vào mức độ các thành viên trong xã hội tin cậy nhau. Nói cách khác, nó tùy thuộc vào nghĩa vụ, mà mỗi người tự ý thức và kỳ vọng của người này ở người khác; 2. Nó có giá trị thông tin, vì qua liên hệ tiếp xúc với bà con hàng xóm, bạn bè, mỗi người có thể thu thập nhiều thông tin h ữu ích cho cuộc sống của mình; 3. Vốn xã hội càng lớn nếu xã hội càng có nhiều lề thói, phong tục, tập quán. Chính vốn xã hội đã biến thành xã hội cộng đồng, phát triển không đồng thời nuôi dưỡng vốn xã hội là phát triển không bền vững. Dù rằng, như nhà kinh tế Kenneth Arrow (được giải thưởng Nobel 1972) đã chỉ rõ, ưu điểm của vốn xã hội là nó không cạn kiệt qua sử dụng, song cái nguy hiểm là loại vốn này dễ bị suy mòn nếu đường lối phát triển không đúng và không thể một sớm một chiều tái tạo hay vay mượn nó được. Chính sách phát triển, mà chỉ hô hào làm giàu, đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ hủy hoại tính cộng đồng, làm mất sự tin cẩn lẫn nhau, do đó làm suy giảm vốn xã hội. Khó nghĩ hơn, hầu như bất cứ phát triển kinh tế nào cũng cần những luồng lao động đi và đến thông thoáng, tuy nhiên sự di cư này sẽ ảnh hưởng trực tiếp (có phần tiêu cực) đến mối quan hệ gắn bó trong gia đình, do đó tới vốn xã hội. "Phát triển bền vững" đòi hỏi sự đánh đổi tối ưu, ăn khớp, giữa nhiều diễn biến xã hội và kinh tế khác nhau. Công bằng xã hội: với cách nhìn tổng thể, có thể hiểu công bằng xã hội là các giá trị định hướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần. Đó là những giá trị cơ bản trong các quan hệ xã hội như: quan hệ giữa mức độ lao động và mức độ thu nhập; quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền định đoạt sản xuất và phân phối; quan hệ giữa mức độ phạm tội và mức độ bị trừng phạt; quan hệ giữa các thành viên của xã hội với hoàn cảnh kinh tế, mức độ phát triển trí lực khác nhau và cơ hội tham gia vào quá trình giáo dục, khám chữa bệnh, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao... 12 Theo nhà xã hội học người Mỹ James Coleman (1926 - 1995).
- Quan niệm công bằng xã hội theo chủ nghĩa bình quân hoặc cho mọi thứ bất công hoành hành, có hại cho lợi ích của đại đa số nhân dân càng không thể chấp nhận được. Có người đặt vấn đề, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế, thì tất yếu phải hy sinh công bằng xã hội, cần chấp nhận đạt tăng trưởng kinh tế tr ước rồi giải quyết những vấn đề xã hội sau. Quan niệm đó trong xã hội văn minh không thể chấp nhận được. Công bằng xã hội không chỉ là một vấn đề lợi ích vật chất và tinh thần đơn thuần, mà còn có chiều kích xã hội và chính trị quan trọng. Trong lâu dài, bình đẳng (bất bình đẳng) xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định (bất ổn định), thậm chí đến sự tồn vong của một cơ cấu xã hội hay thể chế chính trị. Bình đẳng không chỉ là biểu hiện kết quả của tăng trưởng kinh tế, mà còn là một đại lượng biến đổi quan trọng quyết định kinh tế tăng trưởng. Chỉ có kinh tế tăng trưởng bền vững mới có thể đem lại thu nhập tốt cho đại đa số dân cư, mới có thể trở thành một quá trình phát triển liên tục và lâu dài. Tiêu chí hàng đầu của công bằng xã hội ở nước ta hiện nay là xem nó có lợi hay hại cho đời sống đa số nông dân, công nhân và sự phát triển của đất nước. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, đặt công bằng xã hội lên hàn g đầu sẽ dẫn tới chỗ triệt tiêu những yếu tố đônghj lực phát triển kinh tế, nhưng đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu theo lối "chủ nghĩa tự do mới" lại dẫn tới những hố khoét sâu những ngăn cách xã hội và nhất là dồn một số người không nhỏ vào tình trạng nghèo khổ và bế tắc. Cuối cùng cũng sẽ tạo ra những trở ngại lớn cho phát triển kinh tế, những nguy cơ bùng nổ chính trị xã hội. Phải đi tìm một công thức mới, trong đó hai mặt công bằng xã hội và phát triển kinh tế không đối kháng nhau, loại bỏ nhau, mà làm cho hai mặt đó trở thành tiền đề của nhau, hơn nữa để cho mặt này bao hàm cả mặt kia ở mức độ hợp lý nhất. Điều đó càng cần thiết, vì ngày nay mọi lý luận về sự phát triển đều bác bỏ cách hiểu phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế và nhấn mạnh nội dung cơ bản và mục tiêu cao nhất của sự phát triển là vì con người với tư cách cá nhân trong một cộng đồng đầy nhân tính. Sự kết hợp, sự giao thoa của hai mặt đó phải được tính toán theo những điều kiện cụ thể của địa phương nông thôn, mỗi nước, chủ yếu là theo trình độ phát triển kinh tế và theo truyền thống, những tâm lý dân tộc. Ở đây, tuyệt đối không có mô hình thống nhất.
- Bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững: Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa. Khi đề cập đến nó mỗi người có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận. Theo cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình". Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Phát triển bền vững đòi hỏi phải bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, vì đời sống của chúng ta không thể coi là "khá hơn" nếu thiếu một nền văn hóa tốt đẹp. Nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu (1930-2002) cho rằng, muốn hiểu văn hóa như một nhân tố trong đời sống kinh tế và nhất là muốn đánh giá vai trò của nó trong tiến trình CNH, HĐH, thì nên nhìn nó như một loại vốn - tương tự như ba loại vốn thường biết khác. Đó là vốn vật thể (như máy móc, thiết bị); vốn con người (như kỹ năng, kiến thức) và vốn thiên nhiên (gồm những tài nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trường sinh thái). Thêm một bước, có thể phân biệt tương đối hai dạng vốn văn hóa: vốn vật thể và vốn phi vật thể. Vốn văn hóa vật thể gồm những công trình kiến trúc, đền đài cung miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hóa. Loại vốn này cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ n gay, hoặc là "đầu vào" cho sản xuất những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai. Dạng kia, vốn văn hóa phi vật thể, là những tập quán, phong tục, tín ngưỡng và các giá trị khác của xã hội. Loại vốn văn hóa này là một thứ keo gắn kết cộng đồng. Nó cũng cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc dùng để sản xuất những sản phẩm văn hóa trong tương lai. Những nhận xét trên cho thấy một số mối liên hệ giữa kinh tế, xã hội, văn hóa trong phát triển bền vững. Thể hiện: a. giá trị kinh tế có thể tăng lên nhờ giá trị văn hóa. Lấy ví dụ một ngôi nhà có tính di tích lịch sử. Ngôi nhà ấy có giá trị kinh tế như một kiến trúc (ngụ cư hoặc thương mại), biệt lập với giá trị văn hóa. Song nhiều người sẽ sẵn sàng mua ngôi nhà đó một giá cao hơn giá trị vật thể thuần túy của nó. Hầu như mọi loại vốn văn hóa vật thể đều có thể được nghĩ đến như ngôi nhà lịch sử, tức là chúng bơm thêm giá trị văn
- hóa vào giá trị kinh tế của vật thể, làm tăng thêm, có thể gấp nhiều lần giá trị của vật thể ấy; b. Vốn văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm, tính bền vững của phát triển. Đóng góp của nó vào khả năng phát triển dài hạn không khác gì đóng góp của vốn thiên nhiên. Vì môi trường sinh thái đóng vai trò thiết yếu cho hầu hết hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng, bỏ bê môi trường đó, khai thác quá đáng tài nguyên sẽ làm giảm năng suất và phúc lợi kinh tế. Không bảo tồn vốn văn hóa cũng có những hậu quả tai hại như vậy. Hãy nhìn xem đường lối phát triển CNH, HĐH của Việt Nam hiện nay có hại gì đến văn hóa không, có hại gì đến công bằng xã hội không, có hại gì đến vốn xã hội không. Sự hủy hoại này có thể dễ thấy như sự xuống cấp hay phá đi các di tích lịch sử, những cảnh quan thu hút khách du lịch, nhưng nó c ũng có thể không dễ thấy, như vốn xã hội, công bằng xã hội, sự suy thoái văn chương, nghệ thuật, ngôn ngữ bản xứ… Cái nguy hiểm là, trong cuộc chạy đua CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, ta quên đi những giá trị văn hóa của bản làng. Nên nói rõ rằng, đây không phải chỉ là bảo tồn văn hóa vì cái hay, cái đẹp của nó, nhưng mà giữ gìn tính kế thừa của văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, bảo tồn vai trò của nó trong những giai đoạn phát triển về sau. Không có nó thì sự phát triển hôm nay chẳng những què quặt, mà còn là sự phát triển không bền vững. Hiện nay, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhằm vào tiện nghi "sao cũng được, miễn là tiện lợi" như nhà phê bình mỹ học Virginia Postrel đã nhận xét. Một khi cảm quan thẩm mỹ bị "tầm th ường hóa" thì tính sáng tạo cũng sẽ bị ảnh hưởng, không ai có thể nghi ngờ rằng điều này sẽ là m tốc độ phát triển chậm lại. Nói khác đi, lối phát triển chỉ nhằm tăng tiện nghi sinh hoạt, bất chấp mỹ quan văn hóa, là không bền vững. Nếu ta khẳng định có một mối liên kết giữa vốn kinh tế với vốn xã hội (trong đó có vốn con người) và vốn văn hóa, thì hủy hoại vốn văn hóa và vốn xã hội cũng là hủy hoại vốn kinh tế. Nói cách khác, những mất mát, suy đồi không thể phục hồi của văn hóa và xã hội sẽ đe dọa sự bền vững của CNH, HĐH. 1 .1.2.3. Bảo tồn môi trường thiên nhiên 1 /Khái niệm môi trường: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống. Chúng tác động lên hệ thống và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của hệ
- thống. Môi trường có thể coi là tổng một tập hợp, trong đó hệ thống là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính t ương tác với hệ thống đó. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Trong phần này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu trong sinh vật học. Môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ, mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. "Luật bảo vệ môi trường" của Việt Nam quy định những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên” 13. 2 / Các hình thức ô nhiễm môi trường sinh vật học. Ba hình thức ô nhiễm môi trường mà đề tài quan tâm: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm đất. a) Ô nhiễm không khí là việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ: các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs); ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với ánh sáng mặt trời. Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bui. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Con người thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm l ượng 13 http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param.
- các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có 20 tỷ tấn cacbon điôxít, 1,53 triệu tấn SiO2, hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1,5 triệu tấn asen, 900 tấn coban, 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác đưa vào không khí. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu, thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ôzôn tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%. Biểu đồ 1.1: Lượng khí thải CO2 của một số nước Nguồn: mongabay.com. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C, nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
89 p | 727 | 282
-
Luận văn: Những vấn đề chung về đầu tư và dự án đầu tư của doanh nghiệp xây dựng
96 p | 506 | 208
-
LUẬN VĂN: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
53 p | 216 | 69
-
Luận văn: Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa
82 p | 136 | 43
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội tại phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thành phố yên bái
43 p | 175 | 34
-
Luận văn NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
114 p | 205 | 33
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
13 p | 162 | 26
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam
13 p | 155 | 23
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận, vai trò của lợi nhuận trong cơ chế thị trường
22 p | 140 | 22
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường
25 p | 135 | 19
-
Tiểu luận môn Những vấn đề kinh tế chính trị đương đại: Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
24 p | 91 | 16
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
25 p | 96 | 11
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi
114 p | 118 | 11
-
Luận văn: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
51 p | 108 | 11
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề sau cổ phần hóa các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng
67 p | 101 | 9
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề cơ bản của công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta từ trước tới nay
26 p | 104 | 7
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề thu nhận được trong quá trình thực tập tại Công ty TSC
51 p | 71 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn