
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang
lượt xem 310
download

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm đối với xã hội, là đầu mối của nhiều mối quan hệ liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô. Do vậy để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là rất phức tạp và khó khăn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành Nhận định về hoạt động của ngân hàng thương m ại trong quá khứ và hiện tại là thực sự cần thiết trong cơ chế thị trường bởi vì b ất kỳ một quyết định nào về kinh tế vĩ mô hay vi mô đều xuất phát từ thực tế lịch sử và yêu cầu của tương lai. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm đối với xã hội, là đầu mối của nhiều mối quan hệ liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô. Do vậy đ ể đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là rất p hức tạp và khó khăn. Thực tế kinh nghiệm trên thế giới cho thấy điều đó. Một ngân hàng cho dù có rất lớn, rất”vững chắc”, nhưng b ất kỳ một chấn động kinh tế chính trị xã hội nào cũng ngay lập tức gây ảnh hưởng đến hoạt động của nó và đ òi hỏi phải có những điều chỉnh về cơ cấu cho phù hợp hơn. Những năm gần đây hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần phát triển ngày càng hoàn thiện và đa dạng hơn. Trong b ối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì sự phát triển đó của hệ thống ngân hàng đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào quá trình hô ị nhập và phát triển của đ ất nước. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hàng rào b ảo hộ đối với ngành tài chính trong quá trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới đã đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta, thậm chí sẽ có không ít ngân hàng thương mại phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập, hoặc rút lui khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngo ài. Vì vậy, trong quá trình hoạt động các ngân hàng phải tự đưa ra những chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để không bị đẩy lùi lại phía sau trong quá trình phát triển ấy. Với định hướng và phấn đấu là “Ngân hàng bán lẻ - đa năng - h iện đại”, “một tập đoàn tài chính”. Trong những năm qua, ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đ ã không ngừng phát triển, tăng vốn điều lệ để tăng ngu ồn vốn kinh doanh, mở rộng thị phần hoạt động khi là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mở văn phòng đ ại diện tại Trung Quốc. Tại An Giang, tuy thời gian đi vào hoạt động của Sacombank mới từ ngày 03/08/2005 trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ văn phòng đại diện An Giang, nhưng Sacombank An Giang đã phát triển và gặt hái được những thành tựu đáng kể và đang tiếp tục mở rộng thị phần hoạt động khi mới khai trương thêm phòng giao d ịch Chợ Mới vào ngày 12/02/2008, tiếp theo sẽ là chi nhánh Châu Đốc (dự kiến vào tháng 9/2008). Với mục tiêu kinh doanh là đ ảm bảo nhịp độ phát triển nhanh và b ền vững đem về lợi nhuận cao và an toàn, vừa p hù hợp với mục tiêu kinh doanh của Hội đồng quản trị đặt ra, vừa phù hợp với p hương hướng phát triển kinh tế trong đặc điểm của tỉnh nhằm duy trì sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng. Vậy trong 3 năm qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào? Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đ ã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng? Những mặt thuận lợi cũng như những khó khăn thử thách trong kinh doanh của ngân hàng là gì? Với những lý do trên, đ ề tài tập trung vào: “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang giai đoạn 2005 – 2007”. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 1
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích về cơ cấu vốn của ngân hàng, từ đó xác định đ ược cấu tạo của nguốn vốn cũng như nội lực và ngoại lực tác động đến hoạt động của ngân hàng. Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng thông qua doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007, sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang trong 3 năm 2005, 2006, 2007. Phương pháp nghiên cứu: Để phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Sacombank, đề tài sử dụng p hương pháp: − Thu thập số liệu sơ cấp : Số liệu thống kê – kế toán như báo cáo tài chính của ngân hàng theo thời gian, các biểu mẫu báo cáo tín dụng, kế hoạch phát triển của ngân hàng trong thời gian tới… − Thu thập thông tin từ nội bộ ngân hàng : từ lãnh đạo, các bộ phận, nhân viên của ngân hàng... − Thu thập thông tin từ bên ngoài ngân hàng: như báo đài, truyền hình, tạp chí, tư liệu của các chuyên gia, nhà kinh tế… Sau khi tổng hợp các số liệu đã thu thập đ ược thì sử dụng phương pháp so sánh đ ể phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính của ngân hàng: so sánh số liệu tương đ ối và tuyệt đối của kỳ này so với kỳ trước, so sánh với các ngân hàng thương mại khác, dùng các chỉ tiêu về tài chính như: chỉ tiêu về cơ cấu vốn, chỉ tiêu về hoạt động sử dụng vốn, chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng và các chỉ tiêu về hiệu qu ả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.4 Ý nghĩa Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín giúp ngân hàng thấy được điểm mạnh để phát huy và khắc phục những điểm yếu trong quá trình ho ạt động. Từ đó ngân hàng sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao tính thích nghi và khẳng định sự nhạy cảm đối với thị trường cũng như hoạch định đ ược phương hướng hoạt động phù hợp hơn. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng giúp cho ngân hàng đánh giá được trình đ ộ chung về hoạt động và vị trí của Sacomank so với hệ thống ngân hàng nói chung. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 2
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM) “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà ho ạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm ho àn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.( Nguyễn Thị Mùi. 2005) Ta có thể tóm tắt định nghĩa trên b ằng sơ đồ sau: Nhận tiền Cho vay, cung Cá nhân Cty, XN Ngân hàng công ty, XN, Hộ gia đình thương mại tổ chức cá nhân gửi cấp Các tổ chức 2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại ▪ Chức năng trung gian tín dụng: ho ạt động chính của ngân hàng thương mại là đ i vay để cho vay, điều này thể hiện rõ ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tín d ụng (giữa những chủ thể d ư thừa về vốn và những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn). Với chức năng này NHTM đ ã hỗ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ chế phân phối vốn trực tiếp, tạo ra kênh điều chuyển vốn quan trọng. ▪ Chức năng trung gian thanh toán: b ên cạnh hoạt động cho vay, NHTM còn cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Thay vì thanh toán trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân… có thể nhờ NHTM thực hiện công việc này dựa trên những khoản tiền họ đã gửi ở ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đ ã tạo điều kiện để mở rộng quan hệ khách hàng, hổ trợ cho sự phát triển của hoạt động huy động tiền gửi và ho ạt động cho vay. ▪ Chức năng tạo tiền: bắt đầu, với những khoản tiền dự trữ nhận được từ ngân hàng trung ương, NHTM sử dụng để cho vay, sau đó những khoản tiền này sẽ đ ược quay lại NHTM một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào, và NHTM lại sử dụng khoản tiển gửi này đ ể cho vay lại. 2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại ▪ NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. ▪ NHTM góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế. ▪ NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. ▪ NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 3
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 2.2 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM 2.2.1 Khái niệm Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt đ ược từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt đ ược từ quá trình ho ạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định.(Lê Văn Tư. 2005) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là xem xét, đo lường quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà qu ản trị cần phải kiểm tra, phân tích để phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyên nhân và đ ề ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng lúc, có hiệu quả. Phân tích chính xác, khoa học là cơ sở để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng c ủng cố chỗ đứng của mình trên thị trường. Phân tích hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ hữu cơ với công tác kế toán, kiểm toán, hoạch định phương hướng của hoạt động ngân hàng. Mối quan hệ giữa các yếu tố trên được biểu diễn qua sơ đồ sau: (3) (4) (5) (1) Kế toán Kiểm toán Hoạch định Phân tích (2) Quá trình tổ chức, thực hiện 2.2.2 Mục tiêu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích ho ạt động kinh doanh có hai mục tiêu cơ bản là: Phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cao Hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ. 2.2.3 Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng là kết quả kinh doanh của đơn vị đó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Đối tượng phân tích có thể là kết quả kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động như: tình hình dự trữ, doanh số cho vay, số tiền huy động đ ược, v.v ..., hoặc là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh như lợi nhuận. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được thực hiện d ưới nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào sự tinh vi, kiến thức, kinh nghiệm của người phân tích và mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng. 2.3 Sơ đồ tổng quát về nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 4
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm NHÀ NƯỚC NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Các cơ quan Các DN hoạt động Các NHTM KD đ ịnh chế tài trong lĩnh vực tiền KD trong lĩnh vực tệ, tín dụng SX, lưu thông, DV chính khác CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Nghiệp vụ Nghiệp vụ có(sử dụng Nghiệp vụ trung nợ(huy động vốn) gian(DV ngân hàng) vốn) - Nguồn vốn phát - Dịch vụ trung gian - Cho vay - Chiết khấu - Dịch vụ KD vàng sinh - Nguồn vốn quản lý - Đầu tư, liên doanh bạc, ngoại tệ và huy động - DV nhận uỷ thác - Nguồn vốn đi vay Trả tiền gửi, tiền Thu lãi tiền vay, tiền Thu hoa hồng từ các vay, chi phí hoạt đ ầu tư, liên doanh DV trung gian động KD (+) TỔNG CHI PHÍ TỔNG THU ( -) THUẾ, LỢI TỨC Lợi nhuận gộp của NHTM (-) LỢI NHUẬN RÒNG CÁC QUỸ NH SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 5
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 2.4 Phương pháp và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Theo cộng đồng ngân hàng thế giới, để duy trì được tính lành mạnh và ổn định của ngân hàng cần phải có 5 yếu tố, các yếu tố này được tiêu thức hoá thành phương p háp phân tích CAMEL (Lê Văn Tư. 2005). Đây là phương pháp phân tích được hầu hết các nước trên thê giới áp dụng. CAMEL là chữ viết tắt của các từ tiếng Anh sau: Vốn của bản thân ngân hàng C ( Capital): Chất lượng tài sản có A (Asset quality): Năng lực quản lý M ( Management ability): Khả năng sinh lời E (Earning): Khả năng thanh khoản L (Liquidity): 2.4.1 Vốn tự có của ngân hàng thương mại – Capital (C) Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, VTC của một ngân hàng mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (kho ảng < 10%) nhưng nó giữ vị trí rất quan trọng, quyết định quy mô và phạm vi kinh doanh. Nó là cơ sở quyết định huy động bao nhiêu vốn trên thị trường và được sử dụng vào mục đích gì. Mặt khác, vốn của ngân hàng là cái đệm chống đỡ sự giảm sút của tài sản Có của ngân hàng. Đối với kinh doanh tiền tệ, ngân hàng có đủ VTC, có VTC lớn và duy trì được VTC là b iểu hiên của một ngân hàng bền vững. VTC là căn cứ để xác định khả năng thanh toán cuối cùng (tỷ lệ an to àn vốn tối thiểu) là khả năng đáp ứng toàn bộ các cam kết của một ngân hàng. Khả năng thanh toán có tính chất cơ cấu và lâu dài hơn khả năng sẵn sàng chi trả. Một ngân hàng có thể thiếu tạm thời khả năng chi trả, nhưng về cơ b ản lại có khả năng thanh toán và ngược lại. Phân tích VTC của ngân hàng bao gồm 2 phần chủ yếu: Phân tích khả năng an toàn của VTC. Phân tích tình hình trích lập các quỹ của ngân hàng. Ngân hàng nhà nước thường sử d ụng 2 chỉ số sau để tiến hành đánh giá VTC của ngân hàng: Chỉ số 1: Vốn tự có H1 = Số tiền huy động Vốn tự có Chỉ số 2: H2 = Tổng giá trị tài sản Có VTC là căn cứ để xác định giới hạn cho vay đối với một khách hàng. Ở Việt Nam, VTC là căn cứ để xác định các giới hạn sau: SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 6
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm − Đầu tư cổ phần hoặc liên doanh không quá 50% VTC. − Cho vay các đối tượng ưu đ ãi không quá 5% VTC. − Cho vay tối đa một khách hàng không quá 15% VTC. − Tổng số tiền bảo lãnh cho một khách hàng củ một tổ chức tín dụng không được vượt quá tỷ lệ 15% so với VTC của tổ chức tín dụng đó. 2.4.2 Chất lượng tài sản Có – Asset quality (A) Tài sản Có là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán của một ngân hàng. Tài sản Có của ngân hàng bao gồm tất cả các khoản mục b ên phải của bảng Cân đối tài sản, đó là: Tài sản ngân quỹ, tài sản cho vay, t ài sản đầu tư và tài sản cố định. Chất lương tài sản Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Hầu hết rủi ro kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản Có. Chất lượng tài sản Có là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng tài sản Có của một ngân hàng. Nếu tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến lỗ, làm giảm VTC, ảnh hưởng đến khă năng chi trả và biểu hiện quản lý của ngân hàng yếu kém. Trong tài sản Có có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm tài sản không sinh lời, nhóm tài sản có khả năng sinh lời. Trong đó, tài sản có sinh lời có vai trò quyết định hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng. Để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản Có của một NHTM thường sử d ụng 2 hệ số cơ cấu sau: Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 4 nhóm tài sản Có: Ngân quỹ, cho vay, đầu tư và tài sản cố định. Ngân hàng nào có tài sản cho vay và tài sản đầu tư càng lớn với điều kiện đ ảm bảo những tỷ lệ thích đáng cho tài sản ngân quỹ và tài sản cố đ ịnh thì cơ cấu tài sản Có của ngân hàng đó càng hợp lý. Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 2 nhóm tài sản Có sinh lời và tài sản Có không sinh lời: Hệ số này cho phép nhận định mức độ tận dụng các nguồn vốn của ngân hàng đ ể tối đ a hóa lợi nhuận. Để đánh giá chất lượng tài sản, thường sử dụng chỉ tiêu sau: Hệ số nợ quá hạn trên 90 ngày dư nợ b ình quân Hệ số nợ không có khă năng thu hồi = dư nợ không có khả năng thu hồi/ d ư nợ b ình quân. Hệ số bù đ ắp nợ không có khă năng thu hồi = Quỹ dự phòng rủi ro/ nợ không có khả năng thu hồi. Phân tích chất lượng tài sản Có tại ngân hàng thì bao gồm 2 phần: Phân tích tình hình d ự trữ tại ngân hàng: Tổng số tiền (Số dư bình quân (Số dư bình quân dự trữ bắt buộc = x11%) + x5%) TGKKH&TGCKH< 12 tháng TGCKH >= 12 tháng (DTBB) SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 7
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Phân tích qui mô, chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng dựa trên các chỉ số: Chỉ số 1 : Tổng dư nợ /nguồn vốn huy động Chỉ số này giúp so sánh khả năng cho ay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chỉ số 2 : Tổng dư nợ / tổng tài sản Có Chỉ số này tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản Có và qui mô hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Chỉ số 3 : Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Chỉ số này đánh giá chất lượng công tác tín dụng tại ngân hàng. 2.4.3 Năng lực quản lý – Management ability (M) Lý thuyết CAMEL cho rằng khả năng quản lý của một ngân hàng là yếu tố năng động nhất. Nếu khả năng quản lý tốt có thể biến một ngân hàng yếu kém thành một ngân hàng hoạt động tốt hơn và ngược lại. Nói đ ến khả năng quản lý là nói đ ến yếu tố con người, tổ chức và chính sách. T ất cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của ban giám đốc điều hành và biểu hiện chất lượng quản lý bằng hiệu quả trong kinh doanh. Việc đánh giá vấn đề này được thực hiện theo những nội dung: − Năng lực đề ra sách lược trong kinh doanh, có sức cạnh tranh và đứng vững trong thị trường. − Đưa ra kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng và có hiệu quả. − Vạch ra được các thủ tục quản lý nghiệp vụ, quy trình thực hiện nghiệp vụ và b ảo đảm sự tuân thủ các thủ tục và quy trình này trong giao dịch kinh doanh. − Tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên và chuyên gia, cũng như giữa các khâu, giữa các bộ phận của guồng máy. − Có chính sách nhân sự hợp lý, khuyến khích tính tích cực của mọi thành viên trong công việc, duy trì đ ược kỷ luật trong nội bộ, tạo không khí cởi mở, tinh thần và thái độ hợp tác trong công việc. 2.4.4 Khả năng sinh lời – Earning (E) Lý thuyết CAMEL cho rằng kinh doanh có lãi m ới tạo đ ược sinh lực cho ngân hàng tồn tại và phát triển. khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất trong kinh doanh. Mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng kinh doanh có lãi. Để đánh giá chung khả năng sinh lời của ngân hàng, thì phải tập hợp đúng các kho ản thu nhập và chi phí trong kỳ, loại bỏ các khoản thu nhập không đúng chế độ và các khoản thu bất hợp lý ra khỏi công thức xác định lợi nhuận. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 8
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Các chỉ số dùng để phân tích khả năng sinh lời của NHTM: Tỷ số Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: ROA (Return On Assets) Lợi nhuận ròng ROA = X 100% Tổng tài sản Lợi nhuận Tổng thu nhập Tổng chi phí = - Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: ROE (Return On Equity) Lợi nhuận ròng ROE = X 100% Vốn tự có Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đo lường tỷ suất lợi nhuận ròng trên VTC của ngân hàng Mức lãi biên tế: Thu lãi - Chi lãi Mức lãi biên tế = x 100% Tài sản sinh lời Trong đó : Tài sản sinh lợi = Tài sản có - tiền mặt – tài sản cố định Mức lãi biên tế đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản, một đồng tài sản sinh lợi đ ầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm thu nhập thuần. Tổng thu nhập trên tổng tài sản: Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Chỉ số cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bố tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả. 2.4.5 Khả năng thanh khoản – Liquidity (L) Khả năng thanh khoản là môt chu ẩn mực họat động quan trọng của một ngân hàng. Đây là một yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động ngân hàng. Khả năng thanh khoản của một ngân hàng có thể xem xét theo nhiều góc độ khác nhau. Theo nghĩa hẹp, khả năng thanh khoản bao gồm khoản dự trữ tiền mặt để sẵn sàng đáp ứng cho những nhu cầu rút tiền bất ngờ của nhân dân. Do đó việc để lại những lượng tiền mặt tối thiểu để phòng nhưng biến cố như vậy là điều phải làm tại các ngân hàng. Ngoài ra khả năng thanh khoản còn chỉ ra những khái niệm rộng hơn. Vào một lúc nào đó, giả sử ngân hàng có một khách hàng tốt và an toàn đ ến xin vay. Nếu ngân hàng không thể cho vay đ ược vì d ự trữ còn quá ít, người ta gọi đây là tình trạng “kẹt thanh kho ản”. Ngược lại, trường hợp ngân hàng đủ điều kiện để đáp ứng ngay yêu cầu xin vay này, thu ật ngữ chuyên môn gọi đó là “đủ thanh khoản”. Từ những thí dụ trên, có thể khái quát rằng, đứng về phía ngân hàng, thanh kho ản là “tình trạng tiền mặt sẵn sàng đ ể chi trả hay gia tăng tài sản có”. Để đánh giá tình hình thanh khoản và khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể xem xét một số chỉ tiêu sau: SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 9
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Hệ số thanh toán tức thời: Tài sản Có động Hệ số thanh toán tức thời = Tài sản Nợ dễ biến động Tài sản biến động Có là tài sản có dễ chuyển đổi thành tiền. Theo quy định của ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tài sản biến động Có của NHTM bao gồm: tiền mặt tại quỹ, vàng b ạc tồn kho, tiền gửi không kỳ hạn ở NHNN, tiền gửi không k ỳ hạn ở các TCTD trong và ngoài nước, các hợp đồng cam kết được vay, tín dụng kho bạc. Tài sản dễ biến động Nợ là loại tài sản dễ bị rút ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Tài sản biến động Nợ bao gồm các loại sau: + Tiền gửi không kỳ hạn của thị trường 1 (các khoản tiền gửi, tiền vay, cho vay đầu tư cho khách hàng không phải ngân hàng, gọi tắt là khoản kinh doanh ở thị trường 1 - thị trường có khả năng mang lại lợi nhuận cao). + Tiền gửi không kỳ hạn của thị trường 2 (thị trường 2 là thị trường liên ngân hàng. So với thị trường 1, thị trường 2 mang lại lợi nhuận thấp hơn nhưng các NHTM cần thiết phải đi giao dịch với thị trường này để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, đại lý, vay mượn và các nghiệp vụ hỗ trợ khác). + Vay ngắn hạn các TCTD. + Các cam kết cho vay. Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có thanh kho ản tốt. Nhưng nếu quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng b ởi vì tài sản biến động Có là tài sản không sinh lời của ngân hàng ho ặc có độ sinh lời thấp. Thông thường các ngân hàng hoạt động tốt có thể duy trì chỉ số này tương đối thấp hơn ngân hàng bị đánh giá là ho ạt động yếu kém. Tỷ số thành phần tiền biến động: Tiền gửi thanh toán Tỷ số thành phần biến động = Tổng số tiền gửi Tỷ số thành phần tiền biến động cho biết cơ cấu tiền gửi để thanh toán trong tổng số tiền gửi của ngân hàng. Tỷ lệ này cho ngân hàng biết cần có một lượng tài sản có tính thanh khoản cao cần thiết để đảm bảo thanh toán bất cứ lúc nào cho giá trị tiền gửi thanh toán này. Tỷ số thành phần tiền biến động càng cao cho thấy nhu cầu cần sử dụng vốn trong tương lai càng cao. 2.4.6 Phân tích điểm hòa vốn của ngân hàng thương mại Điểm hòa vốn của NHTM được xác định các kinh tế gia xem là điểm biểu thị mức cho vay hoặc thu nhập mà tại đó doanh số của ngân hàng đ ủ trang trải toàn b ộ chi phí bao gốm: Định p hí, biến phí ở mức không lời không lỗ. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 10
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Để xác định điểm hòa vốn của NHTM, sử dụng công thức: Tổng định phí Thu nhập hòa vốn = Tổng biến phí 1- Tổng thu nhập Thu nhập hòa vốn Điểm hòa vốn (%) = X 100% Tổng thu nhập Dư nợ hòa vốn = X Điểm hòa vốn Dư nợ thực tế Trong đó, đ ịnh phí và biến phí của ngân hàng được xác định như sau: Định phí của ngân hàng bao gồm: − Tiền lương phải trả cho công nhân viên − Bảo hiểm xã hội và các chi phí khác − Chi phí khấu hao tài sản cố định của ngân hàng − Chi phí cho các công cụ lao động − Chi phí b ảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định − Chi về vật liệu giấy in − Chi về kho quỹ − Các chi phí cố định khác. Các chi phí này thường cố định trong một kỳ hạch toán, nó không bị ảnh hưởng bởi qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong k ỳ. Biến phí của ngân hàng bao gồm: − Chi trả lãi tiền gửi − Chi trả lãi tiền vay − Chi trả lãi phát hàh trái phiếu − Chi về kinh doanh vàng b ạc, đá quý − Chi về kinh doanh ngoại tệ − Chi mua bán chứng khoán − Chi khác về hoạt động kinh doanh. Các chi phí này luôn biến động theo mức độ kinh doanh của NHTM. Khi qui mô kinh doanh của ngân hàng tăng lên, chi phí này cũng tăng thêm và ngược lại khi p hạm vi hoạt động của ngân hàng thu hẹp, chi phí này cũng giảm sút. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 11
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Chương 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở sáp nhập từ Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và 3 hợp tác xã Tín Dụng: Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia tại TP. Hồ Chí Minh. Sau 16 năm ho ạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối Ngân Hàng về tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 50%/Năm, về vốn điều lệ với 4,450 tỷ đồng và mạng lưới 190 chi nhánh và 9,700 đại lý của 251 Ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ. Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ, Sacombank rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, luôn chú trọng đến hoàn thiện các sản phẩm d ịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Năm 2002, Sacombank được Công Ty T ài Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank) góp vốn đầu tư. Với tỷ lệ 10% vốn điều lệ, IFC đ ã trở thành cổ đông lớn nước ngo ài thứ hai của Sacombank sau Qu ỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Qu ốc). Ngày 8/8/2005, Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thức ba của Sacombank. Sacombank là ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần 33,000 cổ đông.Vào năm 2007, Sacombank vừa nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa & nhỏ trong năm 2007”, do Quỹ Phát triển Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Cộng đồng châu Âu (SMEDF) bình chọn. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Sacombank nhận được giải thưởng này. Giải thưởng nhằm ghi nhận những nỗ lực của Ngân hàng trong ho ạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như: cho vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; tổ chức các buổi hội thảo về kinh nghiệm quản trị kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, tư vấn chuyên sâu về lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập. Mục tiêu chung giai đoạn đến năm 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở nước ngo ài (Trung Qu ốc, Campuchia, Lào). Trong giai đoạn này là quyết tâm xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng – hiện đại, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lười hoạt động và hiện đạI hóa công nghệ ngân hàng, đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy động đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa d ạng hóa các dịch vụ ngân hàng phi truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực, và k ỳ vọng trong giai đoạn 10 năm tiếp theo sẽ hình thành một tập đoàn tài chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là hạt nhân. Phương châm hành động: “Biến cơ hội thành lợi thế so sánh – b iến cạnh tranh thành động lực phát triển – biến sở đoàn thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác” (Chủ tịch HĐQT). SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 12
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 3.1.2 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh An Giang 3.1.2.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn AG Hệ thống tổ chức: 46 tổ chức tín dụng đang hoạt động. 08 Chi Nhánh NHTM Quốc Doanh: Công Thương, Ngoại Thương, Đầu Tư và Phát Triển, Nông Nghiệp và PTNT, Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL, …. 1 Ngân Hàng chính sách xã hội. 14 Chi Nhánh NHTMCP: Á Châu, Đông Á, Sacombank, Sài Gòn Công Thương, Cổ Phần Sài Gòn, Phương Nam, Phương Đông, VIBank, An Bình, Nam Việt, Techcombank, Việt Á, SHB, …. 1 NHTMCP nông thôn M ỹ Xuyên. 1 Qu ỹ TD Trung Ương và 25 Qu ỹ TD cơ sở. 3.1.2.2 Sacombank chi nhánh An Giang Sacombank – chi nhánh An Giang toạ lạc trên đ ường Tôn ĐứcThắng- ngay trung tâm thành phố Long Xuyên. Sacombank chi nhánh An Giang khai trương và đi vào ho ạt động từ 03/08/2005 trên cơ sở Văn Phòng Đại Diện và Tổ Chức Tín Dụng An Giang (trực thuộc chi nhánh Cần Thơ) với nhân sự ban đầu là 10 người. Tính đến ngày 15/02/2008, ngoài trụ sở chi nhánh đặt tại TP. Long Xuyên còn 05 phòng giao d ịch: PGD Tân Châu (06/2006), PGD Châu Phú (11/2006), PGD Núi Sam, PGD Châu Đốc và PGD Chợ Mới (15/02/2008). Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24) là một trong những phương tiện hiện đại trong việc quản lý ngân hàng. Trong cùng xu thế phát triển của toàn hệ thống Sacombank, Sacombank An Giang cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng trên địa b àn tỉnh, do vậy nhóm khách hàng trọng tâm mà Chi nhánh hướng đến là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các p hương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên đ ịa bàn tỉnh. Lợi thế của chi nhánh − Nằm ở trung tâm TP.Long Xuyên nên đ ã thu hút đ ược nhiều khách hàng đến quan hệ. − Công tác qu ảng bá thương hiệu Sacombank trong thời gian gần đây đã làm cho nhiều người dân biết về Sacombank hơn. − Công tác tiếp thị được đẩy mạnh, phát tờ rơi đến từng hộ gia đ ình nhằm thu hút thêm khách hàng tiềm năng. − Công tác chăm sóc khách hàng được chi nhánh đặc biệt quan tâm – xem đây là vũ khí cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn – nên đ ã thu hút đ ược nhiều khách hàng ở các NHTM khác đến quan hệ. Sau hơn 2 năm ho ạt động bằng chính sự quyết tâm phấn đấu và nỗ lực không mệt mỏi của tập thể CBCNV chi nhánh An Giang, Sacombank đã từng bước cũng cố ổn đ ịnh và gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng kể: là chi nhánh có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Miền Tây Nam Bộ (có thể xếp loại là 1 trong 3 chi nhánh đ ầu đàn khu vực). Được khách hàng đánh giá là m ột trong những ngân hàng có cung cách phục vụ tốt nhất tại địa phương. Và đặc biệt trong năm 2006 chi nhánh An SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 13
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Giang được các cơ quan chính quyền địa phương trao b ằng khen: 1 của UBND tỉnh và 1 của Công An tỉnh. 3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng Căn cứ quyết định số 654/2007/QĐ-HĐQT về việc ban hành quy chế về tổ chức hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch và các đ ơn vị trực thuộc, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cuả các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch và chi nhánh cấp 1 đ ược hội đồng quản trị ban hành gồm: Phòng Doanh nghiệp, Phòng Cá nhân, Phòng Hỗ trợ, Phòng Kế toán và Qu ỹ và Phòng Hành chính . 3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Sacombank chi nhánh An Giang Giám Đốc P.Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Doanh nghiệp Hỗ trợ Kế toán & Quỹ Cá nhân Hành chính Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận tiếp thị DN tiếp thị CN quản lý TD kế toán Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận thẩm định DN thẩm định CN Qu ỹ TTQT Bộ phận Xử lý giao dịch Phòng Giao Dịch 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Phòng doanh nghiệp − Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu. − Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh. − Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng. − Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay b ảo lãnh. − Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ. − Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 14
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm − Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng ký giao dịch b ảo đảm. − Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố. − Lập chứng thư bảo lãnh đối với ghiệp vụ bảo lãnh nội địa. − Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. − Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng k ỳ hạn. − Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của Ngân hàng. − Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đ ánh giá tình hình thực hiện và đ ề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác. Phòng cá nhân Cũng giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp, ngoại trừ chức năng thứ 3 đ ược bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng đ ể trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay b ất động sản và tiêu dùng; tham gia thực hiện việc giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và góp chợ theo quy định của Ngân hàng. Phòng hỗ trợ Bộ phận quản lý tín dụng − Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã đ ược phê duyệt trước khi giải ngân. − Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng. − Qu ản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ. − Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đ ơn vị trực thuộc. Bộ phận thanh toán quốc tế − Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đ ề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần. − Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đ ến thanh toán quốc tế. − Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đ ề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác. − Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngo ài theo yêu cầu của khách hàng. − Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ. − Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy đ ịnh, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng. − Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài. − Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách. − Qu ản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 15
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm − Xây dựng kế họach tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đ ề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác. Bộ phận xử lý giao dịch − Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đ ề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần. − Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các d ịch vụ khác có liên quan đến tài kho ản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng; các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, các nghiệp vụ kế toán tiền vay; chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối, chuyển tiền phi mậu dịch; thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc và các lo ại thẻ quốc tế; các nghiệp vụ về thẻ Sacombank, các nghiệp vụ liên quan đ ến vốn cổ phần, thu chi tiền mặt… − Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đ ề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần. − Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng phục vụ cho hoạt động huy động, cho vay và hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy đ ịnh của Ngân hàng. − Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách. − Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của Ngân hàng. − Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. − Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan. − Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của chi nhánh. Phòng kế toán và quỹ − Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đ ơn vị trực thuộc chi nhánh. − Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác. − Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh. − Qu ản lý chi nhánh điều hành. − Qu ản lý thanh khoản. − Qu ản lý kho quỹ. − Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo đúng quy định. Phòng hành chính − Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. − Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi Nhánh. − Thực hiện mua sắm, tiếp nhân, quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên quan đ ến hoạt động tại Chi Nhánh. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 16
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm − Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở có kế hoạch đã đ ược duyệt. − Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và b ảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc. − Qu ản lý hệ thống kho hàng cầm cố của Ngân hàng và nhân sự phụ trách kho hàng cầm cố. − Xây d ựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng mạng lưới và kết quả định biên của chi nhánh. − Phối hợp với Phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại chi nhánh. − Qu ản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ p hép,…tại chi nhánh. − Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn chi nhánh. 3.3 Sơ lược một số sản phẩm dịch vụ tại Sacombank An Giang Chi nhánh An Giang là chi nhánh mới thành lập nhưng tốc độ triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ là tương đ ối đa dạng và đầy đủ, chi nhánh không còn đơn thuần chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống, mà đ ã áp dụng nhiều dịch vụ mới ho à trong xu thế phát triển chung của to àn ngân hàng. Các dịch vụ như chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngo ài, kiều hối, chi hộ - thu hộ, bảo lãnh, tiết kiệm tích luỹ và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động (ATM) ... đ ã làm cho hoạt động của chi nhánh ngày càng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 3.4 Tình hình hoạt động tại chi nhánh năm 2007 3.4.1 Công tác huy động vốn Tổng số huy động (quy đổi VND) đến 31/12/2007 là 455 tỷ đồng, tăng 2329 tỷ đồng so với đầu năm. 3.4.2 Về hoạt động cho vay Ho ạt động tín dụng là mảng hoạt động quan trọng và đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của chi nhánh. Tổng dư nợ cho vay đến hết 31/12/2007 là 615 tỷ đồng, tăng 348 t ỷ đồng so với đầu năm. Nợ quá hạn là 0.5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng d ư nợ là 0.08%. 3.4.3 Về hoạt động dịch vụ Thanh toán quốc tế Tổng doanh số TTQT năm 2007 là 16 triệu USD, tăng 4.4 triệu USD so với năm trước, với tốc độ tăng 38 %. Ngoài ra trong năm 2007 Chi nhánh đ ã thực hiện được 2 L/D trả chậm với doanh số 437 ngàn USD tăng 100% so với năm 2006. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 17
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Bảo lã nh Trong năm qua, phần lớn là b ảo lãnh nội địa với 199 hồ sơ, doanh số là 13,6 t ỷ đồng, tăng 8.1 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng 147 %. Riêng bảo lãnh Quốc tế Chi nhánh có p hát hành 1 b ảo lãnh trị giá 38,000 USD. Chuyển tiền trong nước Doanh số chuyển đi: 4,536 tỷ đồng, trong đó: Trong hệ thống: 3,957 tỷ đồng, tăng 2,317 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng 202%. Ngoài hệ thống: 579 tỷ đồng, tăng 116 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng 25%. Doanh số chuyển đến: 1,929 tỷ đồng, trong đó: Trong hệ thống: 1,415 tỷ đồng, tăng 947 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng 45%. Dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ khác Phần lớn là thu từ dịch vụ kiểm đếm là chính, có phát sinh từ dịch vụ chuyển tiền nhanh trong T24. 3.5 Kết quả hoạt động k inh doanh năm 2007 Bảng 3-1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang (2005 – 2007) ĐVT: Triệu đồng So sánh So sánh 06/05 07/06 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tương Tương Tuyệt Tuyệt đối đối đối đối (%) (%) I. Thu nhập 4.886 28.282 65.797 23.396 478,84 37.515 132,65 1. Thu lãi 4.712 26.722 62.926 22.01 467,11 36.204 135,48 2. Dịch vụ 174 1.56 2.871 1.386 796,55 1.311 84,04 II. Chi phí 3.201 16.217 43.364 13.016 406,62 27.147 167,40 727 5.735 23.62 5.008 688,86 17.885 311,86 1. Lãi 1.27 2.925 5.184 1.655 130,31 2.259 77,23 2. Dịch vụ 549 2.865 5.836 2.316 421,86 2.971 103,70 3. Chi phí NV 655 4.692 8.724 4.037 616,34 4.032 85,93 4. Nộp thuế III.Lợi nhuận 1.685 12.065 22.433 10.38 616,02 10.368 85,93 (Nguồn: P. Kế Toán Sacombank An Giang) SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 18
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Biểu đồ 3-1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang (2005-2007) 65,797 Tri ệ u đồ ng 70,000 60,000 34,640 50,000 31,157 28,282 40,000 16,758 30,000 11,555 4,886 20,000 2,547 2,340 10,000 0 Năm 2005 2006 2007 Thu nhập Lợi nhuận Chi phí Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ thể tổng thu nhập năm 2007 đạt 65,797 triệu đồng, cao hơn năm 2006 là 37,515 triệu đồng, tương ứ ng tăng 132.65%. Trong đó nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu lãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2005 đạt 3,201 triệu đồng, chiếm 65.51 % tổng thu nhập của Ngân hàng. Năm 2006 đ ạt 16,217 triệu đồng, chiếm 57.34% tổng thu nhập. Năm 2007 đạt 43,364 triệu đồng, chiếm 65.91% tổng thu nhập . Năm 2007 so với năm 2006 tăng 21,147 triệu đồng, tương ứng 167.40%. Ho ạt động lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng. Cụ thể năm 2005 lợi nhuận đạt 1,685 triệu đồng, sang năm 2005 lợi nhuận đạt 12,065 triệu đồng, năm 2007 đạt lợi nhu ận 22,433 triệu đồng. So sánh với năm 2005 thì năm 2006 lợi nhuận tăng 10,380 triệu đồng, tương ứ ng 616.02%, so với năm 2006 thì năm 2007 tăng 10,368 triệu đồng, tương ứng tăng 85.93%. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm tăng, có đ ược kết quả khả quan như vậy là do công sức của cả một tập thể nhân viên Ngân hàng phấn đấu vì lợi ích chung. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần p hải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là ho ạt động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự gia tăng không ngừng. 3.6 Phương hướng phát triển năm 2008 đến 2010 3.6.1 Mục tiêu - kế hoạch kinh doanh Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang, định hướng phát triển của Sacombank và tình hình thực tế tại chi nhánh, chi nhánh An Giang đề ra các chỉ tiêu như sau: • Huy động vốn: Năm 2008 ước đạt 580 tỷ đồng chiếm 8.5% thị phần địa b àn, với 9,000 khách hàng, đ ến 2010 ước đạt 1,800 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa b àn, với 14,000 khách hàng. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 19
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm • Cho vay: Năm 2008 ước đạt 900 tỷ đồng chiếm 7% thị phần địa bàn, với 13,000 khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 1,500 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa b àn, với 28,000 khách hàng. • Doanh số TTQT: Năm 2008 ước đạt 20 triệu USD chiếm 3% thị phần địa b àn, với 01 khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 40 triệu chiếm 15% thị phần địa b àn, với 10 khách hàng. • Thu phí dịch vụ: Năm 2008 ước đạt 3 tỷ đồng và đến năm 2010 ước đạt 5 tỷ đồng chiếm 12 % lợi nhuận. • Lợi nhuận trước DPRR: Năm 2008 ước đạt 22 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt 40 tỷ đồng. • Xếp loại chi nhánh: Chi nhánh phấn đấu đến 30/06/2008 được tăng hạng lên lo ại 03 và đ ến năm 2010 là loại 02. 3.6.2 Biện pháp tổ chức thực hiện Để có́ thể hoàn thành tốt những mục tiêu nêu trên, giữ vững sự phát triển ổn định thì phải có sự p hối hợp chặt chẽ giữa các bộ p hận nhằm thực hiện tốt mọi mặt hoạt động tại Chi nhánh: Về công tác huy động vốn: tiếp tục thực hiện việc phân khúc khách hàng theo số d ư tiền gửi để có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý – ưu đ ãi. Tổ chức các buổi hội thảo về huy động vốn, kỹ năng chăm sóc khách hàng đ ể nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên và thao tác chuyên nghiệp hơn. Mặt khác, tận dụng ưu thế về mạng lưới và các chương trình qu ảng bá thương hiệu để tiếp thị thu hút khách hàng. Đặc biệt chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị, nhất là các doanh nghiệp để tranh thủ nguồn vốn lãi suất thấp cũng như tiếp thị các do anh nghiệp nhà nước đối với sản p hẩm tiền gửi “Lãi suất tuần” Về tình hình tín dụng: cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro nhưng với điều kiện là mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn – hiệu quả. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng và tiếp tục phát huy các sản phẩm dịch vụ cho vay “nhanh – nhỏ - cao”, đ ể thu lãi suất cao. Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng thẩm định tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng cho đội ngũ nhân viên b ằng nhiều hình thức: thi đua hái hoa dân chủ, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ….Ngo ài ra còn phải rà soát, phân tích đánh giá toàn b ộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, không để NQH mới phát sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức d ưới 1%/tổng dư nợ. Bên cạnh việc tăng cường công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu, Chi nhánh phải thực hiện tốt chăm sóc khách hàng đ ể giữ chân khách hàng cũ – như thường xuyên thăm hỏi, thăm dò khách hàng và đặc biệt là tăng cường hơn nữa công tác phục vụ tận nhà, phục vụ trọn gói cho từng đối tượng khách hàng. 3.7 Thuận lợi và khó khăn về tình hình hoạt động của Sacombank 3.7.1 Thuận lợi Tình hình kinh tế xã hội An Giang phát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ cá thể được mở rộng và ngày càng phát triển, khả năng tích lũy của đại bộ phận người dân ngày càng được nâng lên nên nhu cầu về tín dụng, về tiền gửi và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung có điều kiện đ ể phát triển. SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH tư vấn và xây dựng TVT
65 p |
449 |
145
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang
79 p |
325 |
111
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco
77 p |
253 |
89
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
69 p |
196 |
57
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược phát triển tại công ty cổ phần dược phẩm An Giang
80 p |
202 |
48
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & VSMT nông thôn Vĩnh Long
82 p |
202 |
41
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
69 p |
147 |
35
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
82 p |
146 |
31
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng
105 p |
31 |
18
-
Luận văn: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG
75 p |
112 |
16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phân tích hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh An Giang
119 p |
25 |
5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án nhà máy điện gió Phước Minh, tỉnh Ninh Thuận
117 p |
17 |
5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần May Trường Giang
107 p |
8 |
5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Du lịch ĐăkLăk
111 p |
15 |
4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị
88 p |
28 |
4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
90 p |
5 |
2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam
100 p |
11 |
1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Viễn thông Đà Nẵng
109 p |
6 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
