Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng
lượt xem 91
download
. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng cùng với sự giúp đỡ của các cô chú phòng hành chính – kế toán của công ty em đã tìm hiểu được tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Em xin cảm ơn các cô ,chú phòng hành chính – kế toán của công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng cùng thầy giáo Trần Xuân Văn đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thục tập tại công ty và viết khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên,do thời gian thực tập không nhiều, nhận thức của bản thân còn hạn chế và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn.Nên việc thực hiện đề tài khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót,nhầm lẫn. Kính mong các thầy cô giáo trong khoa kinh tế trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên đóng góp ý kiến và sửa chữa giúp em để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn MỤC LỤC
- STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 TSCĐ Tài sản cố định 2 TSDH Tài sản dài hạn 3 TSNH Tài sản ngắn hạn 4 GTGT Giá trị gia tăng 5 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 6 ĐTTC Đầu tư tài chính 7 MT Mục tiêu 8 TH Thực hiện
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ + Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản trong nền kinh tế thị trường. + Đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng trong ba năm qua, từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty để tìm ra giải pháp hoàn thiện. + Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng + Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử sụng tài sản tại Công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 y ếu t ố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản là một trong những b ộ ph ận quan trọng nhất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì Tài sản được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn. Trong thực tế, hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp, mặc dù đã nhận thức được tác dụng của Tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên hiệu quả sử dụng chưa cao , chưa phát huy đ ược hết hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của Tài sản cũng như hoạt động quản lý và sử dụng có hiệu quả Tài sản của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học SPKT Hưng yên và thực tập tại Công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng , em nhận thấy: Vấn đề sử dụng Tài sản sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đ ặc biệt là đối với Công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng là nơi mà Tài sản được sử dụng rất phong phú, nhiều chủng loại cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều ph ức tạp. Nếu không có những giải pháp cụ thể thì sẽ gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp. Từ thực tế đó, đề tài: “ Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng.
- - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình, tài sản thực của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Thép và vật tư Hải Phòng giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình viết luận văn: Ph ương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu. 5. Kết cấu luận văn Đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng” Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng.
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp 1.1.1.1. Doanh nghiệp Là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy đ ịnh của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh: Kinh doanh cá thể, Kinh doanh góp vốn, Công ty. 1.1.1.2. Kinh doanh cá thể Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước. Doanh nghiệp này không phải tr ả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của người chủ. Tuy nhiên, khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của người chủ. 1.1.1.3. Kinh doanh góp vốn Việc thành lập doanh nghi ệp này d ễ dàng và chi phí thành l ập th ấp. Theo hình thức kinh doanh này, các thành viên chính th ức có trách nhi ệm vô h ạn v ới các khoản nợ. Mỗi thành viên có trách nhi ệm đ ối v ới ph ần t ương ứng v ới ph ần vốn góp. Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhi ệm tr ả n ợ c ủa mình, phần còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn tr ả. Doanh nghi ệp tan v ỡ khi m ột trong các thành viên chính th ức ch ết hay rút v ốn. Ngoài ra, lãi t ừ ho ạt đ ộng kinh
- doanh của các thành viên ph ải ch ịu thu ế thu nh ập cá nhân. Kh ả năng v ề v ốn c ủa doanh nghiệp này hạn chế. 1.1.1.4 Công ty Là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: lợi ích của các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý. Theo truy ền thống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt đ ộng của công ty. Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản tr ị l ựa chọn ban quản lý. Các nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty các ưu thế so với kinh doanh cá thể và góp vốn: - Quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển cho cổ đông mới. - Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông. - Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn). Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp. 1.1.2. Tài sản của doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm tài sản của doanh nghiệp Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó. 1.1.2.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. *Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền. Tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
- Tài sản tài chính ngắn hạn: bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như: tín phiếu kho Bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm. Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm. Tồn kho: Bao gồm vật tư, hàng hoá, sản phẩm, sản phẩm dở dang. Tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác. *Tài sản dài hạn Tất cả các tài sản khác ngoài tài s ản ngắn h ạn đ ược x ếp vào lo ại tài s ản dài hạn. Tài sản dài hạn bao gồm các kho ản ph ải thu dài h ạn, tài s ản c ố đ ịnh, b ất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài h ạn và các tài s ản dài h ạn khác. Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm. Bất động sản đ ầu tư: là những bất đ ộng s ản, gồm: quy ền s ử d ụng đ ất, nhà hoặc một phần c ủa nhà hoặc c ả nhà và đ ất, c ơ s ở h ạ t ầng do ng ười ch ủ s ở hữu hoặc ngườ i đi thuê tài s ản theo h ợp đ ồng thuê tài chính n ắm gi ữ nh ằm m ục đích thu lợi t ừ vi ệc cho thuê ho ặc ch ờ tăng giá mà không ph ải đ ể s ử d ụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, d ịch v ụ hay cho các m ục đích qu ản lý ho ặc bán trong kỳ hoạt đ ộng kinh doanh thông th ường. Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy. Nguyên giá của bất động sản đâu tư bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp, như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giao dịch liên quan khác. Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn sau:
- - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. - Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định là một trong các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vì: - Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhờ đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ thấp tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đó làm tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có đ ủ sức cạnh trạnh trên thị trường. Xét trên góc độ này, đầu tư đổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp lý trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. - Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổi mới tài sản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, mạnh như hiện nay. Tài sản cố định được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có một số cách thức phân loại chủ yếu sau: + Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện: Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đ ược chia thành hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn… Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình. Thông thường, tài sản cố định vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế,…
- Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đ ầu t ư vào tài sản cố định theo hình thái biểu biện, là căn cứ đ ể quy ết đ ịnh đầu t ư dài h ạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định. + Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng: Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đ ược chia làm hai loại: Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng. Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và tính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định. + Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng: Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, có thể chia toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp thành các loại sau: - Tài sản cố định đang dùng. - Tài sản cố định chưa cần dùng. - Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý. Dựa vào cách phân loại này, người quản lý n ắm đ ược t ổng quát tình hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghi ệp. Trên c ơ s ở đó đ ề ra các bi ện pháp s ử dụng tối đa các tài sản cố đ ịnh hiện có trong doanh nghi ệp, gi ải phóng nhanh các tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý đ ể thu hồi v ốn. Tài sản tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng hiện vật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên một năm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn trên một năm. Có thể nói tài sản tài chính dài hạn là các khoản vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt
- động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Cụ thể, tài sản tài chính dài hạn bao gồm: - Các chứng khoán dài hạn: Phản ánh giá trị các khoản đầu tư cho việc mua bán các cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn trên một năm và có thể bán ra bất c ứ lúc nào với mục đích kiếm lợi nhuận. Bao gồm: + Cổ phiếu doanh nghiệp: Là chứng chỉ xác nhận vốn góp của chủ sở hữu vào doanh nghiệp đang hoạt động hoặc bắt đầu thành lập. Doanh nghiệp mua cổ phần được hưởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đồng thời chủ sở hữu vốn cũng phải chịu rủi ro khi doanh nghiệp đó bị thua lỗ, giải thể hoặc phá sản theo Điều lệ của doanh nghiệp và luật phá sản của doanh nghiệp. Cổ phần doanh nghiệp có thể có cổ phần thường và cổ phần ưu đãi. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phần. + Trái phiếu: là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do Nhà nước hoặc doanh nghiệp hay các tổ chức, cá nhân phát hành nhằm huy động vốn cho việc đầu t ư phát triển. Có 3 loại trái phiếu: Trái phiếu Chính phủ: là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành dưới các hình thức: Trái phiếu kho Bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu xây dựng Tổ quốc. Trái phiếu địa phương: là chứng chỉ vay nợ của các chính quyền Tỉnh, Thành phố phát hành. Trái phiếu Công ty: là chứng chỉ vay nợ do doanh nghiệp phát hành nhằm vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đổi mới trang thiết bị, công ngh ệ của doanh nghiệp. Giá trị chứng khoán đầu tư dài hạn được xác định là giá thực tế (giá gốc) bằng giá mua + các chi phí thu mua (nếu có), như: Chi phí môi gi ới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng. - Các khoản góp vốn liên doanh: góp vốn liên doanh là một hoạt động đầu tư tài chính mà doanh nghiệp đầu tư vốn vào một doanh nghiệp khác để nhận kết quả kinh doanh và cùng chịu rủi ro (nếu có theo tỷ lệ vốn góp). Vốn góp liên doanh của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quy ền sở hữu c ủa doanh nghiệp kể cả vốn vay dài hạn dùng vào việc góp vốn kinh doanh. Tài sản dài hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, tài sản dài hạn khác.
- 1.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là xem xét hiệu quả sử dụng của các loại tài sản lưu động và tài sản lưu động của doanh nghiệp giữa kỳ này với kỳ trước.Cụ thể phân tích các vấn đề: -Phân tích tình hình sử dụng tài sản để đáp ứng đủ ,kịp thời khả năng thanh toán ,tăng tốc độ luân chuyển tài sản.Nếu doanh nghiệp dự trữ tài sản đáp ứng kịp thời kgar năng thanh toán đến hạn hoặc sắp đến hạn,tài sản không sinh lời ,không dự trữ ở mức hợp lý chứng tỏ việc sử dụng tài sản có hiệu quả và ngược lại. -Phân tích tốc độ luân chuyển của toàn bộ tài sản dựa trên các chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản và lợi nhuận trên tổng tài sản để có thể thấy được 1 đồng tài sản(vốn) doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận. -Phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản lưu động và tài sản cố định vì hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản cấu thành lên tổng tài sản.Vì vậy ,ta cần phân tích các chỉ tiêu:hiệu suất sử dụng tài sản lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định để thấy được 1đồng tài sản lưu động hay 1 đồng tài sản cố định doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản -Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong kỳ là bình quân số học của tổng tài s ản có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. - Hệ số sinh lợi tổng tài sản: Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) =
- Hệ số sinh lợi tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này được sử dụng để đo hiệu quả của việc tài trợ cho các nhu cầu về tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn chi phí nợ thì đầu tư bằng nợ có lợi cho doanh nghiệp hơn đầu tư bằng vốn chủ. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Trong đó: TSNH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSNH có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao - - Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. - Vòng quay tài sản ngắn hạn: Giá vốn hàng bán Vòng quay TSNH= TSNH bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ TSNH của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng, nếu vòng quay lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả TSNH cao. - Số ngày 1 vòng quay TSNH: 360 Số ngày 1 vòng quay TSNH = Vòng quay TSNH Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để TSNH quay được một vòng.Thời gian quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng nhanh.
- - Vòng quay hàng tồn kho Là số lần hàng hàng hóa kho bình quân trong kỳ được bán ra trong kỳ kế toán.Vòng luân chuyển này càng nhanh thì hiệu quả do một đồng tài sản mang lại càng cao, vòng quay hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho thành hàng ứ đọng.Tuy nhiên , vòng quay hàng tồn kho quá cao có thể dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp không đủ hàng hóa cung cấp cho việc bán hàng, dẫn đến tình trạng cạn kho, mất khách hàng gây ảnh hưởng tới tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp trong lâu dài. Ngược lại, tỷ số quay vòng hàng tồn kho thấp thì cho thấy có sự tồn kho quá mức hàng hóa làm tăng chi phí một cách lãng phí. Sự quay vòng tồn kho chậm có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai. Công thức: Doanh thu thuần Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân -Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho: 360 Số ngày của một vòng = quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết số ngày để số hàng tồn kho quay được một vòng.Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tỷ lệ nghịch với nhau.Vòng quay tăng thì số ngày giảm ngược lại. - Kỳ thu tiền bình quân Chỉ tiêu này cho biết khi tiêu thụ thì bao lâu doanh nghiệp thu lại được tiền.Chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng thu hồi vốn thanh toán tiền hàng của công ty thông qua các khoản phải thu và doanh thu thuần bình quân một ngày , từ đó xác định hiệu quả các khoản phải thu cũng như chính sách tín dụng thực hiện đối với khách hàng của công ty . Công thức: Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = 360 ngày Doanh thu thuần
- Nếu chỉ tiêu này thấp thì doanh nghiệp ít bị ứ đọng trong khâu thanh toán. - Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán + Chỉ số thanh toán hiện hành Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Công thức tính : Tài sản lưu động Chỉ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn + Chỉ số thanh toán nhanh Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Tiền mặt +các khoản phải thu Chỉ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán nhanh thực sự của một doanh nghiệp, nó được so sánh với các năm trước để thấy được sự tiến triển hay giảm sút của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn. - Mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và vốn ngắn hạn + Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn vốn ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa nợ ngắn hạn và vốn ngắn hạn, doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn . + Nếu tài sàn ngắn hạn nhỏ hơn vốn ngắn hạn điều này chứng tỏ các doanh nghiệp không giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn vì doanh nghiệp đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Đây cũng là dấu hiệu tài chính bất thường, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn tới hệ quả tài chính xấu hơn
- 1.2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn - Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Trong đó: TSDH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSDH có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao. - Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp ngày càng lớn.Hiệu suất TSCĐ được thể hiện qua công thức : Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ= TSCĐ bình quân Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, một mặt phải nâng cao quy mô về kết quả đầu ra, mặt khác phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm về cơ cấu của TSCĐ. - Mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và vốn dài hạn + Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp bởi vốn chủ sở hữu thì điều đó là hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt này được bù đắp bởi nợ ngắn hạn thì điều này sẽ làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. + Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn , điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa gây lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn tới lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp
- 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ngoài vi ệc tính toán và phân tích các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp cũng c ần hi ểu rõ các nhân t ố tác đ ộng t ới hi ệu qu ả s ử dụng tài sản. Trên cơ sở đó, doanh nghi ệp s ẽ đ ưa ra các chi ến l ược và k ế ho ạch phù hợp với từng giai đoạn đ ể có th ể phát huy hi ệu qu ả s ử d ụng tài s ản m ột cách tối đa giúp cho doanh nghiệp đ ạt đ ược những mục tiêu đã đ ề ra. 1.3.1. Các nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân Có thể nói, con người là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào. Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng vậy, con người đóng vai trò quy ết đ ịnh đ ến hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng, đặc biệt là trình độ cán bộ quản lý và tay nghề người công nhân. Trước hết, về trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định. Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổ chức, quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình c ủa doanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản cao, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu khả năng tổ chức, quản lý kém, quyết định sai lầm thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến doanh nghiệp có thể thua lỗ, thậm chí phá sản. Như vậy, trình độ cán bộ quản lý đóng vai trò hết s ức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đối với bộ phận này là rất cao, họ cần có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời cho doanh nghiệp. Thứ hai, về trình độ tay nghề của công nhân : bộ phận công nhân là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên là nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành thì tài s ản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu trình độ tay nghề người công nhân thấp, không nắm bắt được các thao tác kỹ thuật, ý thức bảo quản máy móc kém sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuổi thọ của máy móc làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn:Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 2 của Công ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long
85 p | 497 | 180
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH tư vấn và xây dựng TVT
65 p | 439 | 145
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco
77 p | 249 | 89
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược phát triển tại công ty cổ phần dược phẩm An Giang
80 p | 191 | 48
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & VSMT nông thôn Vĩnh Long
82 p | 190 | 41
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
69 p | 145 | 35
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
82 p | 144 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng
105 p | 29 | 18
-
Luận văn: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG
75 p | 110 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
112 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
90 p | 11 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phân tích hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh An Giang
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án nhà máy điện gió Phước Minh, tỉnh Ninh Thuận
117 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần May Trường Giang
107 p | 7 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Du lịch ĐăkLăk
111 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị
88 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam
100 p | 10 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Viễn thông Đà Nẵng
109 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn