Luận văn: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long
lượt xem 113
download
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm từ 2010 đến 2013 và sáu tháng đầu năm 2013, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long
- 1. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất cần phân tích, nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các số liệu kế toán – tài chính, từ đó giúp doanh nghiệp nhận ra được những mặt tích cực cần phát huy và những mặt tiêu cực cần hạn chế, xóa bỏ. Kết quả của quá trình phân tích là cơ s ở để nhà quản trị doanh nghiệp có thể dự báo được những điều kiện kinh doanh trong tương lai để đưa ra những chiến lược kinh doanh kịp thời và đúng đắn, phòng ngừa, hạn chế những rủi ro trong kinh doanh góp phần mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giúp các ngân hàng có quyết định hợp lý khi tài trợ vốn cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các c ổ đông hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ góp vốn. Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long là một công ty lớn của ngành dược phẩm, có thương hiệu tốt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả so với nhiều công ty dược phẩm trong cùng ngành. Chính vì vậy, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trở nên quan trọng và cần thiết trong môi trường kinh doanh cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt như hiện nay. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên, nên đề tài “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long” là rất cần thiết nhằm góp phần làm cơ sở cung cấp thông tin quan
- trọng cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo cũng như hướng đi sắp tới của công ty. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm từ 2010 đến 2013 và sáu tháng đầu năm 2013, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá sơ lược về thực trạng hoạt động của công ty. - Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại công ty. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long 1.3.2. Phạm vi thời gian Số liệu thu thập từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 30/06/2013
- 1.3.3. Nội dung Đối tượng Phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long. 1.3.4. Đối tượng nghiên cứu Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các tỷ số tài chính của công ty trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 30/06/2013. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Lý Thùy An (2007), luận văn tốt nghiệp “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảo Việt Vĩnh Long”. Kết quả nghiên cứu: + Phân tích thực trạng, hiệu quả hoạt động của công ty từ năm 2004 đến năm 2007. + Phân tích doanh thu, lợi nhuận của công ty từ năm 2004 đến năm 2007. + Đề ra môt số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2004 đến năm 2007. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh: số liệu tương đối và tuyệt đối, phương pháp chi tiết: chi tiết các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian, địa điểm và phạm vi kinh doanh.
- 2. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế và các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 2.1.2. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trên cơ sở đó đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp phù hợp để thực hiện các định hướng đó. 2.1.3. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có kế hoạch của đơn vị kinh tế, những nhân tố phát sinh bên trong hoặc ngoài đơn vị kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dựa trên kết quả phân tích đó để đưa ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt, ngắn hạn hoặc xây dựng chiến lược dài hạn. 2.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh - Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước.
- - Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn. - Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp. - Lập báo cáo kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh mới trên kết quả phân tích. 2.1.5. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Là công cụ quan trọng để đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn sức mạnh và hạn chế, từ đó xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả. - Là cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh. - Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. 2.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.2.1. Doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và
- hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bao gồm: doanh thu hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động khác. 2.2.1.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ và sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán 2.1.1.a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). Khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ là khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà người bán đã giao cho người mua, đã được người mua thanh toán ngay hoặc cam kết sẽ thanh toán. Giá bán được hạch toán: là giá bán thực tế được ghi trên hóa đơn. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm: Doanh thu bán hàng phản ánh tổng số doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán. Doanh thu bán các thành phẩm phản ánh các doanh thu của khối lượng thành phẩm, bán thành phẩm đã xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ phản ánh số tiền đã nhận được và số tiền đã được người mua cam kết thanh toán về khối lượng hàng hóa đã cung cấp hoặc đã thực hiện. 2.1.1.b. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Phản ánh số tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Doanh thu thuần của doanh nghiệp được xác định theo công thức: Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ. Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ do chấp nhận việc giảm giá ngoài hóa đơn (tức là sau khi đã có hóa đơn bán hàng) không phản ánh số giảm giá cho phép đã được ghi trên hóa đơn bán hàng. Hàng bán bị trả lại phản ánh doanh thu của hàng hóa, thành phẩm đã tiêu thụ bị người mua trả lại do không phù hợp yêu cầu, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, qua cách, do vi phạm hợp đồng kinh tế. Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện trong một thời gian nhất định hoặc khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua hàng với số lượng lớn. Các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. 2.1.1.c. Doanh thu từ hoạt động tài chính Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán
- 2.2.1.2. Doanh thu từ hoạt động khác Là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã quy định bên trên. Các khoàn thu này bao gồm thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản thừa, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 2.2.2. Chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. 2.2.2.1. Chi phí sản xuất 2.2.1.a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác. 2.2.1.b. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho người lao động thuê ngoài theo từng công việc, như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
- 2.2.1.c. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,... phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ. Bao gồm các khoản: Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 2.2.2.2. Chi phí ngoài sản xuất 2.2.2.a. Chi phí bán hàng Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo quản sản phẩm, ….. Bao gồm các khoản mục: Chi phí nhân viên. Chi phí nguyên liệu, công cụ, dụng cụ. Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản. Chi phí quảng cáo, tiếp thị. Chi phí khác bằng tiền. 2.2.2.b. Chi phí quản lý doanh nghiệp Phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản mục: Chi phí nhân viên quản lý. Chi phí vật liệu quản lý. Chi phí đồ dùng văn phòng. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Thuế, phí và lệ phí. Chi phí dự phòng. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền. 2.2.2.c. Chi phí hoạt động tài chính
- Là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các loại chi phí: Chi phí liên doanh, liên kết. Chi phí cho thuê tài sản. Chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu. Dự phòng giảm giá chứng khoán. Chi phí khác liên quan tới hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. 2.2.2.d. Chi phí khác Chi phí khác: là chi phí phát sinh do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp. 2.2.3. Lợi nhuận Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến đầu tư đó, là phần chênh lệch giũa tổng doanh thu và tổng chi phí. 2.2.3.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ s ản phẩm (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp).
- Công thức xác định lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (LN thuần BH và CCDV) LN thuần BH và CCDV = DT thuần BH và CCDV – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.2.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cổ phần,…… LN hoạt động tài chính = DT hoạt động tái chính – Chi phí hoạt động tài chính. 2.2.3.3. Lợi nhuận khác Là khoản thu nhập khác lớn hơn chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi,… LN khác = Thu nhập khác - Chi phí khác Xác định lợi nhuận kinh doanh trước thuế và sau thuế: LN thuần kinh doanh = LN thuần BH và CCDV + LN tài chính Tổng LN trước thuế = LN thuần kinh doanh + LN khác Lợi nhuận sau thuế = Tổng LN trước thuế - Thuế thu nhập DN 2.2.4. Báo cáo hoạt động tài chính
- Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời, báo cáo tài chính giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đề ra các quyết định phù hợp. 2.2.4.1. Bảng cân đối kế toán Là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và c ơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán, có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính trên ý nghĩa đó, người ta có thể nhận xét rằng: nhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể đánh giá doanh nghiệp giàu lên hay nghèo đi, doanh nghiệp đảm bảo hay không đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp phát triển hay chuẩn bị phá sản. Bảng cân đối kế toán được trình bày hai phần: phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”. 2.2.4.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường. Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp cũng như chi tiết các chỉ tiêu về thuế giá trị gia tăng. 2.2.4.3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu thể hiện lưu lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ ra các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lương tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tổng hợp từ ba hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động chính tạ rao doanh thu của doanh nghiệp, sản xuất, thương mại, dịch vụ… ; Hoạt động đầu tư: trang bị, thay đổi tài sản cố định, liên doanh, góp vốn, đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản… ; Hoạt động tài chính: hoạt động làm thay đổi quy mô và kết cấu của nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. 2.2.4.4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác
- không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. 2.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán Các tỷ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động. Nhóm tỷ số này bao gồm tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh. Số liệu sử dụng để tình ra hai tỷ số này được lấy ra từ bảng cân đối kế toán. Tỷ số thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. 2.3.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán hiện hành được xác định dựa trên các số liệu được trình bày trong bảng cân đối kế toán. Trong đó: Tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, các khoản phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho. Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đế hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Tỷ số thanh toán hành thời cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. 2.3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
- Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản l ưu đ ộng khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị của tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh toán nhanh. 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 2.3.2.1. Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản: đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 2.3.2.2. Vòng quay tài sản cố định Cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp. 2.3.2.3. Kỳ thu tiền bình quân
- Đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu. Hệ số này cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để thu một khoản phải thu. 2.3.2.4. Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là một yếu tố khá quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng hàng tồn kho lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mô hình, quy mô và thời gian hoạt động của công ty. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho. 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính 2.3.3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường được gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của một công ty trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu. 2.3.3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (RE)
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một công ty và được xác định dựa trên số liệu thể hiện trong bảng cân đối kế toán. 2.3.3.3. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng l ợi nhuận trước thuế và lãi vay của một công ty. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay của công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ của công ty. 2.3.4. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận 2.3.4.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. 2.3.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh l ời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. 2.3.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh l ời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, cụ thể là qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán từ phòng kế toán. 2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để so sánh số liệu qua các năm để thấy được xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu và các tỷ số tài chính. + So sánh số liệu giữa số liệu thực tế kỳ này với số liệu thực tế kỳ trước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa Bibica
33 p | 2000 | 713
-
Luận văn: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ tin học Cát Tường
91 p | 785 | 283
-
Luận văn - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh
72 p | 596 | 250
-
Luận văn : Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa tại công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Panga Mekong
75 p | 407 | 136
-
Luận văn: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
65 p | 408 | 129
-
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Út Xi
45 p | 695 | 123
-
Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng Nông nghiệp Nông thôn tại AGRIBANK chi nhánh huyện Hòn Đất
49 p | 587 | 121
-
Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau (BIDV Cà Mau)
85 p | 343 | 103
-
Luận văn kế toán doanh nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thoại Sơn
52 p | 300 | 90
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược phát triển tại công ty cổ phần dược phẩm An Giang
80 p | 188 | 48
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & VSMT nông thôn Vĩnh Long
82 p | 188 | 41
-
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ
0 p | 182 | 33
-
Luận văn: Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX
61 p | 139 | 26
-
Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long
93 p | 155 | 26
-
Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Hồng
51 p | 120 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chi nhánh Đà Nẵng
27 p | 143 | 15
-
Luận văn: Phân tích hoạt động và một số biện pháp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ Hàng Không sân bay Nội Bài
59 p | 130 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk
106 p | 41 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn