Luận văn: Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng DELTA AGF
lượt xem 51
download
Luận văn: Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng DELTA AGF, với mục tiêu đo lường tác động của đòn bẩy tài chính của công ty, đánh giá ảnh hưởng của hai đòn bẩy đến khả năng sinh lợi và rủi ro, giải pháp tài trợ nhu cầu vốn tương lai hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận trên vốn cổ phần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng DELTA AGF
- ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯƠNG THỊ HUYỀN TRANG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG DELTA AGF Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Long Xuyên, tháng 6 năm 2008 SVTH: Trương Thị Huyền Trang Trang 2
- ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG DELTA AGF Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Huyền Trang Lớp: ĐH5TC Mã Số Sv: DTC041762 Người hướng dẫn: Th.S Trần Thị Thanh Phương Long Xuyên, tháng 6 năm 2008
- LỜI CẢM ƠN Sinh viên thực hiện luận văn “Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF” xin chân thành c ảm ơn: Ban giám đốc và nhân viên phòng kế toán công ty cổ phần đầu t ư và xây dựng Delta AGF đã chấp nhận cho thực tập, tạo điều kiện để tiếp xúc môi trường làm việc thực tế và cung cấp số liệu để thực hiện việc phân tích. Thạc sĩ Trần Thị Thanh Phương - Giáo viên hướng dẫn đã nhi ệt tình đóng góp ý kiến, giúp khắc phục và hoàn thiện dần bài luận văn. Những giáo viên chuyên môn khác, bạn bè. Đặc biệt là gia đình và tất cả những ai ảnh hưởng đến kết quả bài lu ận văn này. Tác giả xin tri ân.
- MỤC LỤC
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương Chương 1: TỔNG QUAN 1 Cơ sở hình thành đề tài Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình ho ạt động kinh doanh, doanh nghi ệp cũng phải đối mặt với nguy cơ từ môi trường kinh doanh, và nh ững tr ở ng ại trong nội tại của doanh nghiệp trong việc hướng đến m ục tiêu t ối đa hóa l ợi ích cho chủ sở hữu. Một trong những trở ngại đó chính là rủi ro. Rủi ro có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, nhưng m ặt tiêu c ực th ường được quan tâm hơn. Trong doanh nghiệp thường có hai loại rủi ro: r ủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với các ho ạt động kinh doanh do không chắc chắn về doanh số và chi phí hoạt động. Mối quan tâm của nhà qu ản tr ị là ảnh hưởng của kết cấu chi phí (tỷ trọng giữa chi phí cố định và chi phí biến đ ổi) đối với mức độ rủi ro kinh doanh, về khả năng tạo đủ doanh thu để đạt đ ến m ức đủ tiền thanh toán các định phí trong sản xuất. Mặt khác, đầu tư vào chi phí c ố định để gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ nhằm khuếch đại sự thay đ ổi lợi nhuận (lỗ), khuếch đại rủi ro kinh doanh. Đó là ảnh h ưởng c ủa đòn b ẩy ho ạt động. Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn c ổ phần k ết h ợp v ới rủi ro mất khả năng chi trả phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài tr ợ có chi phí cố định (nợ dài hạn và cổ phiếu ưu đãi) trong cơ cấu nguồn vốn. Tác động c ủa chúng được gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực, bi ến m ột lực nh ỏ thành m ột l ực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển. Trong vật lý người ta d ựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Thuật ngữ “đòn bẩy” trong tài chính ám chỉ việc sử dụng chi phí c ố định để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu hoạt động của doanh nghi ệp tốt, đòn b ẩy sẽ khuếch đ ại cái tốt lên gấp bội lần. Ngược lại, nếu hoạt động doanh nghiệp xấu thì đòn b ẩy cũng khuếch đại cái xấu lên bội lần. Công ty được phân tích đang trong giai đo ạn khởi đầu c ủa chu kỳ kinh doanh, đây là giai đoạn biểu hiện rõ ràng mức độ cao của rủi ro kinh doanh.Vì vậy rủi ro tài chính đi kèm nên giữ càng thấp càng tốt nhằm tránh tác đ ộng t ổng h ợp cùng một lúc hai loại rủi ro lên tổng thể doanh nghiệp.Vấn đ ề đang quan tâm và cần xác định hiện nay là phân tích đòn bẩy ho ạt động, đòn b ẩy tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và rủi ro, nên thay đổi tác động của chúng ra sao, để công ty kiểm soát được rủi ro tổng thể mà vẫn sử d ụng chúng nh ư công cụ tích cực để đạt được lợi nhuận kỳ vọng trên vốn c ổ phần mong mu ốn, đ ưa ra những quyết định phù hợp liên quan nguồn vốn. Đó là lí do tôi ch ọn đề tài: “Phân tích tác động của đòn bẩy lên lợi nhuận và r ủi ro c ủa công ty c ổ ph ần đ ầu t ư và xây dựng Delta AGF”. 2 Mục tiêu nghiên cứu Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính của công ty. SVTH: Trương Thị Huyền Trang 1
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương Đánh giá ảnh hưởng của hai đòn bẩy đến khả năng sinh lợi và rủi ro. Giải pháp tài trợ nhu cầu vốn tương lai hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận trên vốn cổ phần. 3 Nội dung nghiên cứu Phân tích mức độ ảnh hưởng khác nhau của đòn bẩy ho ạt động lên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), rủi ro kinh doanh do đầu tư định phí thay đổi. Xem xét sự thay đổi qui mô tài trợ vốn có chi phí cố định tác đ ộng đ ến kh ả năng tạo lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) cũng như rủi ro nó tạo ra như thế nào. Dựa trên nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án tương lai, xây d ựng nhi ều phương án tài trợ với tỷ lệ nợ khác nhau. Phân tích mối quan hệ EBIT và EPS đ ể có thể lựa chọn phương án tài trợ nhu cầu vốn tương lai thích hợp. Tổng hợp tác động đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. 4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, những thông tin qua trao đổi với những người có thẩm quyền quyết định và ảnh h ưởng đ ến s ố liệu cần thu thập, để đảm bảo thông tin thu thập được chính xác, đầy đủ, và mang tính thực tiễn. Phương pháp xử lý số liệu: phân loại, tính toán số liệu để tìm ra các ch ỉ tiêu giải quyết vấn đề. Sau đó phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin đ ể đ ưa ra gi ải pháp và đề nghị. 5 Phạm vi nghiên cứu Công ty chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2007, với nhu cầu xác định mức độ rủi ro và khả năng tăng trưởng lợi nhuận tương lai nh ư trên, nên s ẽ ti ến hành phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tài trợ c ủa công ty quý 3, quý 4 năm 2007. Đây là hai quý thể hiện rõ sự biến động của qui mô nợ vay. Hoạt động công ty có rất nhiều lĩnh vực nên ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro cũng có rất nhiều nhân tố. Ở đây chỉ xem xét tác động c ủa hai lo ại đòn bẩy đến khả năng sinh lợi và rủi ro. SVTH: Trương Thị Huyền Trang 2
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Khái niệm đòn bẩy và một số khái niệm cơ bản liên quan 1.1 Khái niệm đòn bẩy Đòn bẩy liên quan đến việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định và các chi phí tài chính cố định của một doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động c ố định, công ty đầu tư chi phí cố định với hy vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đ ủ l ớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đ ổi trong s ố lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lỗ). Ảnh hưởng của đòn bẩy thể hiện ở chỗ sự biến đổi nhỏ về doanh thu (ho ặc sản lượng) sẽ làm phát sinh sự biến đổi lớn về lợi nhuận (lỗ). Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí c ố định. Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức đ ộ theo đó các ch ứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong c ấu trúc ngu ồn vốn của công ty. Cấu trúc vốn được định nghĩa là tất cả các nguồn vốn trung và dài hạn có sẵn cho một doanh nghiệp, bao gồm nợ trung, dài hạn; cổ phần ưu đãi và v ốn c ổ phần thường. Bảng báo cáo thu nhập - Hình thức điều chỉnh Doanh số Trừ Chi phí hoạt động biến đổi Đòn bẩy hoạt động Chi phí hoạt động cố định Tổng chi phí hoạt động Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) Trừ Chi phí tài chính cố định (lãi vay) Lãi trước thuế (EBT) Đòn bẩy tài chính Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp Lãi sau thuế (EAT) Lãi ròng phân phối cho cổ phần thường Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) SVTH: Trương Thị Huyền Trang 3
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương 1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ thay đ ổi theo sự thay đổi về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi m ức đ ộ ho ạt động tăng, và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên m ột đơn vị của mức đ ộ ho ạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù h ợp. Chi phí kh ả bi ến gồm: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giá v ốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng… Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đ ổi khi m ức độ hoạt động thay đổi. Vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính trên một đơn vị ho ạt động sẽ gi ảm đi, và ng ược l ại. Thông thường trên các báo cáo, chi phí bất biến được thể hiện dưới dạng tổng số. Chi phí bất biến gồm những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết b ị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí quản lý, chi phí lương văn phòng, chi phí khấu hao, thuê tài chính dài hạn, chi phí bảo trì, bảo hiểm, chi phí quảng cáo, chi phí đào t ạo, bồi dưỡng nghiên cứu… Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần c ủa nó bao gồm c ả yếu t ố b ất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí h ỗn h ợp th ường thể hiện các đặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động v ượt quá m ức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố khả biến. Sự pha trộn gi ữa phần b ất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định. Ở đây chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất c ả chi phí đều có thể biến đổi. Qua thời gian, một doanh nghiệp có thể thay đ ổi quy mô các c ơ s ở vật chất và số nhân viên điều hành để đáp ứng với các thay đổi trong doanh thu. Số dư đảm phí (contribution margin) là chêch lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất c ả lo ại sản ph ẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, hoặc cho m ột lo ại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm) Tỷ lệ số dư đảm phí Số dư đảm phí x 100% = Doanh thu Tỷ lệ số dư đảm phí Giá bán – biến phí đơn vị x 100% = Giá bán Khi chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo cách ứng xử c ủa chi phí, người quản lý sẽ lập ra báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí. Đây là một công cụ được sử dụng rộng rãi làm đơn giản hóa quá trình phân tích đ ể ra quyết định, đặc biệt là quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, người quản lý sẽ có căn cứ dự đoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào vì các biến đ ộng c ủa m ức độ hoạt động trong toàn doanh nghiệp. Gọi Q: sản lượng tiêu thụ, P: giá bán, V: chi phí khả biến đ ơn v ị, F: chi phí bất biến. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí như sau: SVTH: Trương Thị Huyền Trang 4
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương Tổng số Đơn vị Doanh thu PQ P (-) Chi phí khả biến VQ V Số dư đảm phí (P-V)Q P-V (-) Chi phí bất biến F Lợi nhuận hoạt (P-V)Q - F động Tại sản lượng Q1 => Doanh thu: PQ1 => EBIT1 = (P-V)Q1 – F Tại sản lượng Q2 => Doanh thu: PQ2 => EBIT2 = (P-V)Q2 - F Khi doanh thu tăng một lượng: PQ2 – PQ1 Lợi nhuận tăng một lượng là: ∆EBIT = EBIT2 – EBIT1 = (P-V)(Q2-Q1) (P − V ) ∆EBIT = (Q2 − Q1 ) P P Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra m ối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng (gi ảm) m ột lượng thì lợi nhuận tăng lên (giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí (điều kiện định phí không đổi). Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng sản lượng tiêu thụ) ở tất cả những sản phẩm, những bộ phận, những công ty… thì những công ty nào, những bộ phận nào có tỷ lệ số d ư đảm phí l ớn thì l ợi nhuận tăng lên càng nhiều. 2 Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage) 2.1 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số l ượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu đ ộ bẩy ho ạt đ ộng (degree of operating leverage - DOL). Độ bẩy ho ạt động được đ ịnh nghĩa là ph ần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi c ủa sản l ượng (hoặc doanh thu). Phần trăm thay đổi Độ bẩy hoạt động (DOL) lợi nhuận hoạt (1) ở mức sản lượng Q = động (doanh thu S) Phần trăm thay đổi sản lượng (hoặc doanh thu) ∆EBIT / EBIT DOL = ∆Q / Q SVTH: Trương Thị Huyền Trang 5
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những m ức sản l ượng (ho ặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở m ức sản lượng Q, doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm m ột số biến đổi công th ức (1) để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác: Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q(P-V) – F Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên: ∆EBIT = ∆Q(P-V). Thay vào công thức (1) ta được: ∆Q( P − V ) Q( P − V ) − F ∆Q( P − V ) Q Q( P − V ) DOLQ = = x = ∆Q Q( P − V ) − F ∆Q ( P − V )Q − F (2) Q Q( P − V ) DOLQ = ( P − V )Q − F Công thức (2) dùng để tính độ bẩy ho ạt động theo sản lượng Q, công th ức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đ ơn chi ếc. Đ ối v ới công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đ ơn v ị, chúng ta s ử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu nh ư sau: S −V EBIT + F DOLS = = S −V − F EBIT S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến Số dư đảm phí Độ bẩy hoạt = động Lợi nhuận Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhu ận, n ếu tăng cùng m ột lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí l ớn, l ợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận l ớn h ơn và đ ộ b ẩy ho ạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những công ty mà tỷ tr ọng chi phí b ất bi ến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán. 2.2 Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết đ ịnh nhất chính là kết cấu chi phí. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí kh ả bi ến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí b ất bi ến chi ếm t ỷ trọng lớn là những công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát tri ển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu th ụ đ ược, doanh thu gi ảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí kh ả bi ến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí bất bi ến chi ếm t ỷ tr ọng SVTH: Trương Thị Huyền Trang 6
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương nhỏ là những công ty có mức đầu tư thấp vì vậy tốc đ ộ phát tri ển chậm, nh ưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn. Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghi ệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả bi ến đ ơn v ị nh ỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế đ ược tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn. Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy ho ạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Nhưng các công ty có các chi phí “c ột chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân ph ối sẽ không th ể d ễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”. Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí c ủa công ty, định phí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng l ớn. N ếu m ức c ầu s ụt giảm, một công ty với các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng, trong khi công ty với các định phí lớn sẽ mất tiền. 2.3 Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong ho ạt động c ủa doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động gi ảm. Cần chú ý rằng đ ộ b ẩy ho ạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Yếu tố chính c ủa rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xu ất, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy ho ạt đ ộng không ph ải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng ch ẳng có ý nghĩa gì c ả n ếu doanh thu và cơ cấu chi phí cố định, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí s ản xuất. Các nhà đầu tư khôn ngoan đều hiểu rằng dù một doanh nghiệp có m ở r ộng phạm vi thay đổi doanh số nhiều hơn mức cho trước cũng không có nghĩa là đ ầu tư nhiều hơn đã làm gia tăng chi phí cố định và sau đó là gia tăng đòn b ẩy ho ạt động. Do đó sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, độ bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đ ổi l ợi nhuận và do đó khuếch đại rủi ro của doanh nghiệp. Từ giác độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng r ủi ro ti ềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự bi ến động doanh thu và chi phí sản xuất. 2.4 Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu hỏi: Hi ểu bi ết về đòn bẩy hoạt động của công ty có ích lợi thế nào đ ối v ới giám đ ốc tài chính? Là giám đốc tài chính, bạn cần biết trước xem ở một mức định phí nào đó, sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Đ ộ bẩy ho ạt đ ộng chính là công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Khi doanh thu tăng hay gi ảm X % thì EBIT có chiều hướng tăng hay giảm X %×DOL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy hoạt động cao, chỉ có biến động nhỏ trên doanh thu sẽ gây ảnh h ưởng l ớn đ ến l ợi nhuận. Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong vi ệc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, công ty SVTH: Trương Thị Huyền Trang 7
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi nhuận. Trái lại, một số doanh nghiệp dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị phần và doanh số ngày càng khả quan hơn, sẽ trang bị thêm c ơ sở vật chất và máy móc hiện đại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh mức gia tăng lợi nhuận. Sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần. 3 Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) Có một điều khác biệt lý thú giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính là công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa ch ọn đòn b ẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động phụ thuộc phần lớn vào đặc đi ểm ho ạt đ ộng c ủa công ty quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành d ịch v ụ như tư vấn và du lịch có đòn bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác, công ty có quyền lựa chọn những hình thức tài trợ khác nhau như nợ vay, c ổ phi ếu ưu đãi hay cổ phiếu thường. Thế nhưng trên thực tế ít khi có công ty nào không sử dụng đòn bẩy tài chính, vậy lý do gì khiến công ty sử dụng đòn bẩy tài chính? Trước hết, nợ vay có những lợi thế sau: − Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, hạ thấp chi phí thực của lãi vay. − Phân tán rủi ro cho vốn chủ sở hữu. − Không phải lo sợ vấn đề hiệu ứng pha loãng quyền sở hữu nếu phát hành bổ sung cổ phiếu gọi vốn. − Công ty có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn tuỳ theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, sức ép vận hành đảm bảo lợi suất cao hơn lãi suất, đảm bảo điểm rơi lợi nhuận tích lũy đủ thanh toán nợ gốc. Nếu công ty gặp khó khăn tài chính và lợi tức kinh doanh không đủ bù đắp chi phí v ề lãi su ất, các c ổ đông c ủa công ty sẽ phải bù vào chỗ sụt giảm đó. Cổ phiếu ưu đãi không phải trả vốn gốc nhưng không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế. Khi hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty thường quyết định tài trợ vốn từ những nguồn có chi phí cố định (nợ vay và c ổ phiếu ưu đãi), bởi vì người n ắm giữ nợ có được lợi nhuận cố định nên các cổ đông không phải chia s ẻ l ợi nhu ận của họ nếu công ty rất thành công, có thể tận dụng lợi th ế đòn b ẩy tài chính đ ể gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi không được khấu tr ừ thu ế khi tính thu nhập chịu thuế làm cho chi phí sử dụng vốn c ổ ph ần ưu đãi cao h ơn chi phí sử dụng nợ, vì thế công ty thích sử dụng đòn bẩy tài chính bằng n ợ h ơn c ổ phiếu ưu đãi. 3.1 Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính 3.1.1 Độ bẩy tài chính (DFL) SVTH: Trương Thị Huyền Trang 8
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage – DFL) là m ột chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đ ổi. Đ ộ b ẩy tài chính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đ ổi c ủa EPS khi EBIT thay đổi 1 phần trăm. Độ bẩy tài chính (DFL) Phần trăm thay đổi EPS ở mức EBIT = Phần trăm thay đổi EBIT EBIT ⇔ DFLEBIT = EBIT − I − [ PD /(1 − t )] Độ bẩy tài chính là công cụ để biết trước xem ở một mức định phí tài trợ nào đó, sự thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Khi EBIT tăng hay giảm X % thì EPS có chi ều h ướng tăng hay giảm X %×DFL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy tài chính cao, ch ỉ có bi ến động nhỏ của EBIT sẽ gây ảnh hưởng lớn đến EPS. EPS được xác định theo công thức sau: ( EBIT − I )(1 − t ) − PD EPS = NS Trong đó: I: lãi suất phải trả. PD: cổ tức cổ phiếu ưu đãi. t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. NS: số lượng cổ phần thông thường. Sự phối hợp các phương án tài trợ sẽ làm thay đổi lãi vay, c ổ tức và số lượng cổ phần dẫn đến thay đổi EPS kỳ vọng. Công thức tính EPS được xác đ ịnh trong mối quan hệ EBIT và các yếu tố trên là cơ sở phối hợp các phương án tài trợ để đem lại lợi nhuận trên vốn cổ phần cao nhất. 3.1.2 Các tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios) Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính đ ể đánh giá xem công ty có vay quá nhiều hay không? Từ đó đưa ra quyết đ ịnh cho vay vì công ty càng có nhiều nợ vay thì rủi ro về mặt tài chính càng lớn. Đối với công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính l ựa chọn cấu trúc vốn hợp lý cho công ty mình. Các tỷ số đòn bẩy tài chính thông thường là: − Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio): tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Tổng nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản SVTH: Trương Thị Huyền Trang 9
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn như: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn. − Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Debt to equity ratio) Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Vốn cổ phần Tỷ số lớn hơn 100% chứng tỏ nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần. Tuy nhiên, hầu hết các khoản vốn vay này lại là tín dụng thương mại phi lãi su ất và những khoản phải trả ngắn hạn. Vì vậy, để thấy được mức độ tài tr ợ v ốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty đang chịu), người ta dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần. Tỷ số nợ dài Nợ dài hạn = hạn Vốn cổ phần trên vốn cổ − Tỷ số tổngphầnản trên vốn cổ phần (Equity multiplier ratio) : đây cũng là tài s chỉ số để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà công ty đang gánh chịu. Tổng tài sản Tổng tài sản trên vốn cổ = Vốn cổ phần phần − Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio): chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay như th ế nào. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 hoặc âm, các chủ n ợ có th ể đi đ ến ki ện t ụng và tuyên bố phá sản. Lợi nhuận trước thuế & lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay Kết luận: Các chỉ số nợ thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính t ừ bên ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghi ệp, đ ồng th ời cung cấp thông tin bảo vệ chủ nợ tình huống doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 3.1.3 Phương thức đo lường rủi ro tài chính khác Rủi ro được đề cập ở đây là khả năng xảy ra khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân ph ối xác su ất với hai tham số đo lường phổ biến là lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn. a. Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau: n E ( R ) = ∑ ( Ri )( Pi ) ( ∑Pi = 1 ) i =1 Ri: lợi nhuận ứng với biến cố i Pi: xác suất xảy ra biến cố i n: số biến cố có thể xảy ra SVTH: Trương Thị Huyền Trang 10
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương Như vậy, lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền c ủa các l ợi nhuận có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra. Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so v ới l ợi nhuận kỳ vọng, người ta dùng độ lệch chuẩn ( σ). Độ lệch chuẩn chính là căn bậc hai của phương sai: n σ= ∑[R − E ( R )] ( Pi ) 2 i i =1 b. Hệ số biến đổi (Coefficient of variation - CV) Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so sánh rủi ro nếu như quy mô lợi nhuận kỳ vọng khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta dùng chỉ tiêu hệ số biến đổi: σ CV = E (R) Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn c ổ phần k ết h ợp v ới rủi ro mất khả năng chi trả phát sinh do doanh nghiệp sử dụng đòn b ẩy tài chính. Khi doanh nghiệp gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí c ố đ ịnh trong c ơ c ấu nguồn vốn thì dòng tiền tệ cố định chi ra để trả lãi ho ặc c ổ t ức cũng gia tăng. K ết quả là xác suất mất khả năng chi trả tăng theo. Nhiều doanh nghiệp trong những ngành khác nhau (có c ấp đ ộ khác nhau v ề đòn cân định phí) có thể khác nhau về đòn cân n ợ. Nhìn chung, các doanh nghi ệp lệ thuộc vào rủi ro kinh doanh cao có khuynh hướng sử dụng tương đối ít n ợ h ơn những doanh nghiệp chỉ có mức rủi ro kinh doanh hạn chế. Nh ưng nh ững doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay sẽ có mức rủi ro tài chính cao hơn doanh nghi ệp sử dụng ít nợ vay. Tuy nhiên, những khuynh hướng vừa nêu trên là bình thường. Các chỉ số để đo lường rủi ro tài chính là: − Hệ số biến đổi của EBIT (CVEBIT = σEBIT/ E(EBIT)) − Độ bẩy tài chính (DFL) − Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên cổ phần (σEPS) − Hệ số biến đổi của EPS ( CVEPS = σEPS/ E(EPS)) Cần lưu ý cách tính độ lệch chuẩn của EPS như sau: ( EBIT − I )(1 − t ) − PD (1 − t ) I (1 − t ) PD EPS = = EBIT − − NS NS NS NS (1 − t ) σ EPS = σ EBIT NS Các chỉ số trên càng lớn thể hiện tác động của đòn bẩy tài chính càng l ớn thì rủi ro càng cao. Tuy nhiên, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có th ể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí tr ả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định, phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông SVTH: Trương Thị Huyền Trang 11
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương thường. Điều này thể hiện rõ hơn khi phân tích tác động nợ vay lên t ỷ su ất l ợi nhuận trên vốn cổ phần; quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) với lợi nhuận trên cổ phần (EPS). 3.2 Tác động đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận và rủi ro 3.2.1 Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio – ROA): chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty. Tỷ suất sinh lợi Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = Tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity ratio – ROE) : đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng t ạo lãi c ủa 1 đ ồng v ốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty. Tỷ suất sinh lợi Lợi nhuận ròng trên vốn cổ = Vốn cổ phần phần Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là do công ty có sử dụng n ợ. N ếu công ty không có n ợ thì hai t ỷ s ố này sẽ bằng nhau. Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thể hiện qua việc so sánh giữa tỷ suất doanh lợi chung và lãi su ất vay n ợ. S ự chênh l ệch gi ữa tỷ lệ lợi nhuận đạt được và chi phí sử dụng vốn vay giúp doanh nghi ệp bi ết đ ược khả năng chi trả lãi vay để có thể đưa ra quyết định tài trợ từ nợ vay hợp lý, quyết định này tác động lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn c ổ phần nh ư th ế nào? Đây là v ấn đề rất được cổ đông quan tâm. Gọi NV: nợ vay, i: lãi suất vay, VCP: vốn cổ phần, TS: tổng tài sản (bằng vốn cổ phần và nợ vay). Công ty đầu tư tổng tài sản bằng vốn cổ phần thì toàn b ộ lợi nhu ận ho ạt động sẽ thuộc về cổ đông. Nếu đầu tư tổng tài sản bằng c ả vốn cổ phần lẫn v ốn vay thì lợi nhuận hoạt động sẽ trừ đi chi phí lãi vay trước khi cổ đông nhận được lợi nhuận của mình. Khi tỷ suất sinh lợi chung lớn hơn lãi suất cho vay: EBIT >i TS EBIT (TS − VCP ) ⇒ − NV .i > 0 TS EBIT .VCP ⇒ EBIT − NV .i > TS EBIT − NV .i EBIT ⇒ > >i VCP TS Ngược lại, khi tỷ suất sinh lợi chung nhỏ hơn lãi suất cho vay thì: SVTH: Trương Thị Huyền Trang 12
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương EBIT
- Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương Đối với mỗi phương án, lần lượt vẽ đường thẳng phản ánh quan hệ gi ữa EPS với tất cả các điểm của EBIT. Tìm điểm thứ nhất bằng cách l ần l ượt cho EPS = 0 để tìm ra EBIT tương ứng. Điểm thứ hai, cho EBIT bất kỳ đ ể tìm ra EPS tương ứng. Mỗi phương án đều xác định được hai điểm, nối hai điểm đó lại sẽ tạo thành đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EBIT và EPS của phương án đó. Ý nghĩa điểm bàng quan Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số, chúng ta tìm th ấy điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là X. Điều này có nghĩa là nếu EBIT thấp hơn điểm bàng quan X thì ph ương án tài tr ợ b ằng cổ phiếu thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng n ợ, nhưng n ếu EBIT vượt qua X thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn ph ương án tài trợ bằng cổ phiếu thường. Sau khi phân tích quan hệ EBIT – EPS. Các công ty có thể lựa chọn tài tr ợ hoạt động kinh doanh của mình hoặc bằng nợ vay, cổ phần ưu đãi hay v ốn c ổ phần để tận dụng tối đa lợi ích từ đòn bẩy tài chính. Nếu như th ế, các công ty phải được tài trợ hoặc là toàn bộ nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay toàn bộ vốn c ổ phần. Nhưng nếu giải pháp tốt nhất là kết hợp tất c ả các ph ương án tài tr ợ, v ậy tỷ lệ mỗi loại là bao nhiêu là tốt nhất? Chúng ta sẽ th ảo lu ận các khía c ạnh ch ủ yếu của nợ vay so với vốn cổ phần hay cơ cấu vốn (chỉ xem xét nợ vay đại di ện cho nguồn tài trợ có chi phí cố định và vốn cổ phần) như thế nào để mang lại l ợi nhuận trên mỗi cổ phần cao nhất. Hình vẽ mối quan hệ giữa EBIT, EPS và đòn cân nợ EPS Nợ vay nhiều ∆EPSA Nợ vay ít ∆EPSB Vốn cổ phần 0 ∆EBIT EBIT Hình trên thể hiện quan hệ giữa EBIT – EPS trong những kế ho ạch tài trợ khác nhau. Tỷ lệ nợ càng cao độ dốc các đường biểu diễn càng lớn, đi ều này ng ụ ý rằng độ nhạy cảm của EPS đối với sự thay đổi của EBIT là rất lớn. S ử d ụng SVTH: Trương Thị Huyền Trang 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG DELTA AGF
59 p | 856 | 352
-
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Út Xi
45 p | 695 | 123
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
32 p | 331 | 78
-
Luận văn: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ XÀ PHIÊN, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
104 p | 221 | 70
-
Luận văn: Phân tích tác động của các yếu tố môi trường ngành tác động lên doanh nghiệp
27 p | 219 | 57
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh: Phân tích biến động chi phí tại nhà máy nước khoáng thạch bích Quảng Ngãi
26 p | 126 | 31
-
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI NGÀNH HÀNG LÚA GẠO
12 p | 138 | 28
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại cửa hàng miễn thuế Lotte chi nhánh sân bay Quốc Tế Đà Nẵng
29 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của di cư lao động đến hạnh phúc của người cao tuổi ở lại - Trường hợp tại Thị xã An Nhơn - Tỉnh Bình Định
122 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU đến xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam
130 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
91 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tác động của đòn bẫy đến rủi ro của các Công ty niêm yết trên HSX
106 p | 6 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
25 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam
66 p | 26 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể để phân tích tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế Việt Nam
111 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc đến kết quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2005-2011
121 p | 33 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
129 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn