intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá chỉ tiêu TFP qua từng năm và từng giai đoạn phát triển để làm rõ vai trò của TFP trong những điều kiện kinh tế cụ thể. Đề xuất giải pháp để tăng khả năng đóng góp TFP cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế dài hạn tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH NGUYÊN BẢO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ Mã số: 8310107 Đà Nẵng - Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ DÂN Phản biện 1:Tiến sĩ Lê Bảo Phản biện 2: Tiến sĩ Hà Văn Sơn Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Thống kê Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 3 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng "Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số". Để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh nhưng phải đảm bảo bền vững, Việt Nam cần nâng cao chất lượng tăng trưởng. Hiện nay các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng như quy mô GDP, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chỉ mới thể hiện bề nổi của bức tranh kinh tế mà chưa thể hiện được chất lượng, tính bền vững và kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai, do đó nhà hoạch định chính sách cần có chỉ tiêu phản ánh thực chất hơn quá trình tăng trưởng kinh tế. Một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay được Chính phủ và Quốc hội quan tâm là chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Với chức năng cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành của Chính phủ, Tổng cục Thống kê đã thực hiện thu thập dữ liệu, tính toán chỉ tiêu về TFP, tuy nhiên vì điều kiện nguồn thông tin và đặc điểm tính toán các chỉ tiêu này nên việc tính toán và công bố chỉ dừng lại ở cấp quốc gia chưa thể thực hiện đến cấp tỉnh, thành phố. Trong những năm gần đây, một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu thu thập và tính toán chỉ tiêu về TFP để phục vụ công tác quản lý điều hành và hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn dữ liệu lưu trữ, đặc điểm kinh tế xã hội của từng tỉnh, việc thu thập dữ liệu, tính toán và phân tích chỉ tiêu TFP ở mỗi tỉnh có những đặc thù riêng. Quảng Ngãi là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân cả thời kỳ từ khi tái lập tỉnh năm 1989 đến năm 2019 (30 năm) GRDP tăng
  4. 2 10,49%/năm, nhưng nếu xét một cách tổng quan có thể nói đây là thời kỳ kinh tế Quảng Ngãi tăng trưởng theo chiều rộng khi vốn đầu tư luôn chiếm tỷ lệ cao so với GRDP và không có tính ổn định, trong những năm gần đây có dấu hiệu chậm lại. Hiện nay, các chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp về quy mô và tốc độ tăng trưởng chỉ mới phản ánh bề nổi của bức tranh kinh tế của tỉnh mà chưa thấy rõ được chất lượng tăng trưởng, chưa phản ảnh được chiều sâu và tính bền vững của tăng trưởng, do đó rất cần bổ sung chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tăng trưởng để Tỉnh có những đánh giá khách quan hơn, từ đó đề ra kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp. Đề tài "PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI" nhằm lượng hóa tác động của chỉ tiêu TFP trong tốc độ tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Quảng Ngãi, góp phần đánh giá được hiệu quả tăng trưởng, từ đó khuyến nghị chính sách kinh tế, xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích tác động của chỉ tiêu TFP đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp tính TFP, phân tích khả năng áp dụng trên phạm vi cấp tỉnh. - Chuẩn bị nguồn dữ liệu, xây dựng dữ liệu cần thiết để tính toán chỉ tiêu TFP. - Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi qua hệ số TFP, tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp TFP. - Đánh giá chỉ tiêu TFP qua từng năm và từng giai đoạn phát triển để làm rõ vai trò của TFP trong những điều kiện kinh tế cụ thể.
  5. 3 - Đề xuất giải pháp để tăng khả năng đóng góp TFP cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế dài hạn tại địa phương. - Đưa chỉ tiêu TFP vào hệ thống chỉ tiêu phục vụ công tác quản lý điều hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) TFP có tác động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi hay không? (2) TFP tác động như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh? (3) Có đủ nguồn dữ liệu để phân tích chỉ tiêu TFP đối với tỉnh hay không? (4) Cần làm gì để tăng cường khả năng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế dài hạn của tỉnh? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chỉ tiêu TFP đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu là 31 năm từ năm 1990 đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: + Thống kê mô tả; + Hồi quy; + Dãy số thời gian; + Bảng cân đối liên ngành IO. - Phương pháp kế toán: Xác định giá trị tài sản cố định tại các năm nghiên cứu theo phương pháp kế toán phù hợp. - Phương pháp hạch toán tăng trưởng:
  6. 4 Sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng kinh tế để bóc tách tốc độ tăng trưởng theo các phần đóng góp khác nhau, xác định đóng góp của lao động, vốn và TFP trong nền kinh tế. Sử dụng phương pháp chuyên gia: Tham khảo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, công trình, đề tài nghiên cứu ở quốc tế, ở Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sử dụng các hệ số theo khuyến cáo để xác định và đối chiếu kết quả tính toán. - Dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu là nguồn dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 đến năm 2020 gồm: ● Giá trị tăng thêm ● Vốn đầu tư toàn xã hội ● Tài sản cố định ● Nguồn lao động ● Thu nhập lao động ● Tổng sản phẩm nội tỉnh Sử dụng dữ liệu 31 quan sát từ năm 1990 đến năm 2020 để xây dựng mô hình hồi quy gồm các chỉ tiêu sau: ● Tổng sản phẩm nội tỉnh ● Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ● Lao động đang làm việc Dữ liệu thứ cấp được khai thác từ Niên giám thống kê từ năm 1997 đến năm 2020, số liệu báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của Cục Thống kê Quảng Ngãi và số liệu tổng hợp 30 năm tái lập tỉnh (1989 - 2019). Dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu là nguồn dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 đến năm 2020 gồm: ● Giá trị tăng thêm ● Vốn đầu tư toàn xã hội
  7. 5 ● Tài sản cố định ● Nguồn lao động ● Thu nhập lao động ● Tổng sản phẩm nội tỉnh Sử dụng dữ liệu 31 quan sát từ năm 1990 đến năm 2020 để xây dựng mô hình hồi quy gồm các chỉ tiêu sau: ● Tổng sản phẩm nội tỉnh ● Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ● Lao động đang làm việc Dữ liệu thứ cấp được khai thác từ Niên giám thống kê từ năm 1997 đến năm 2020, số liệu báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của Cục Thống kê Quảng Ngãi và số liệu tổng hợp 30 năm tái lập tỉnh (1989 - 2019). 6. Ý nghĩa thực tiễn của Đề tài Đề tài đưa một chỉ tiêu mới vào phân tích tăng trưởng kinh tế tại địa phương nhằm cung cấp một góc nhìn khách quan hơn về hiệu quả tăng trưởng từ đó có những kiến nghị về chính sách kinh tế phù hợp. Đề tài tiếp cận nguồn gốc và phương pháp xác định chỉ tiêu TFP cụ thể, khả thi trong điều kiện kinh tế xã hội và nguồn số liệu hiện có tại địa phương. Đề tài kế thừa có chọn lọc các phương pháp xây dựng và tính toán để đảm bảo kết quả tốt nhất, phù hợp với thực tiễn tại địa phương. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan nội dung chính của Luận văn được trình bày trong 04 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về năng suất nhân tố tổng hợp Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu Chương 3. Kết quả nghiên cứu Chương 4. Kết luận và hàm ý chính sách
  8. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Nhân tố TFP được các nhà kinh tế phát hiện và tính toán dựa trên mô hình kinh tế, phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, do đó cơ sở lý luận về TFP gắn liền với cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế. 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm về tăng trƣởng kinh tế Theo giáo trình kinh tế phát triển của Phan Thúc Huân (2006), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng. Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở quy mô, tốc độ của tăng trưởng. Còn mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế là tính quy định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu cơ làm cho hiện tượng tăng trưởng kinh tế khác với các hiện tượng khác. Chất lượng tăng trưởng được quy định bởi các yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một quá trình phức tạp chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Các nhà kinh tế học đã cố gắng tìm ra các quy luật, nguyên nhân chính tác động đến sự tăng trưởng kinh tế cũng như các cú sốc làm suy giảm kinh tế từ đó tìm ra các chính sách phù hợp để tạo động lực tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu. 1.1.2. Lý thuyết tăng trƣởng kinh tế truyền thống Trước khi trường phái kinh tế cổ điển hình thành, một nhóm các nhà kinh tế học cũng đã nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế cho rằng chỉ có lao động trong nông nghiệp mới tạo ra tăng trưởng tổng sản lượng và sản
  9. 7 lượng bình quân lao động, lao động thủ công (công nghiệp chế tạo) chỉ cộng thêm vào nguyên liệu thô chính giá trị lao động của họ. Các nhà kinh tế ở giai đoạn này mặc dù các lý thuyết còn khá mơ hồ, định tính, nhưng chúng đã tạo nên một cơ sở nền tảng cho kinh tế học nói chung và kinh tế học về tăng trưởng nói riêng, trong đó các nhà kinh tế đã phát hiện ra các nhân tố tăng trưởng ở các góc độ quan sát khác nhau. 1.1.3. Mô hình tăng trƣởng trƣờng phái Keynes - mô hình Harrod- Domar Vào cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, lý thuyết kinh tế được xây dựng trên mô hình toán học ngày càng phát triển và các phương pháp kinh tế học ngày càng trở nên giống với các môn khoa học tự nhiên. Theo ngôn ngữ toán học, có thể dự báo được sản lượng của một nền kinh tế thông qua một hàm sản xuất, trong đó sản lượng là hàm của các đầu vào như đất đai, lao động và vốn. Dựa vào tư tưởng của Keynes về vai trò của vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế hai nhà kinh tế học Roy F. Harrod (1900 - 1978) và Evsey Domar(1914 - 1997) ở Mỹ đã đồng thời đưa ra mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn được gọi chung là mô hình Harrod-Domar. Mô hình Harrod-Domar giải thích vai trò tăng trưởng chủ yếu do tích lũy vốn; không có vai trò của việc làm, thay đổi công nghệ hoặc sự thay thế yếu tố sản xuất. 1.1.4. Mô hình tăng trƣởng tân cổ điển Mô hình tăng trưởng tân cổ điển, còn được gọi là mô hình tăng trưởng Solow - Swan (hay gọi tắt là mô hình Solow), do hai nhà kinh tế học Robert Solow và Trevor Swan độc lập xây dựng dựa trên tư tưởng thị trường tự do của lý thuyết tân cổ điển, kết hợp với một số giả thuyết của mô hình Harrod-Domar. Nếu như mô hình Harrod-Domar nguyên bản chỉ
  10. 8 xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng, thì mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và yếu tố kỹ thuật vào phương trình tăng trưởng. Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về tăng trưởng kinh tế. Trong bài nghiên cứu năm 1957 với tiêu đề "Thay đổi kỹ thuật và hàm số sản xuất tổng thể" Solow đã tìm ra nhân tố kỹ thuật là nhân tố ngoại sinh có tác động đến tăng trưởng kinh tế thường được gọi là số dư Solow. Nếu Q đại diện cho sản lượng, K và L đại diện cho đầu vào vốn và lao động ở dạng "vật chất" đơn vị, hàm sản xuất tổng hợp có thể được viết như sau: Q = F(K,L;t) (1.1) Biến t là thời gian xuất hiện trong F để cho phép thay đổi kỹ thuật, cụm từ "thay đổi kỹ thuật" như một cách diễn đạt viết tắt cho bất kỳ loại thay đổi nào trong chức năng sản xuất. Để thuận tiện bắt đầu với trường hợp đặc biệt của thay đổi kỹ thuật trung lập. Sự thay đổi trong chức năng sản xuất được xác định là trung tính nếu chúng không ảnh hưởng đến tỷ lệ thay thế biên mà chỉ cần tăng hoặc giảm sản lượng có thể đạt được từ các đầu vào nhất định. Trong trường hợp đó, chức năng sản xuất có dạng đặc biệt: Q = A(t)f(K,L) (1.2) Vi phân hàm hợp theo thời gian và chia cho Q: ̇ ̇ ̇ ̇
  11. 9 Đặc: Có: Suy ra: Suy ra: ̇ ̇ ̇ ̇ Tương đương: iQ = iA + wkik +wLiL (1.3) iA chính là số dư Solow, là phần đóng góp vào tăng trưởng không được giải thích bằng vốn và lao động. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP 1.2.1. Khái niệm về năng suất Hiện nay, định nghĩa về năng suất được coi là có cơ sở khoa học và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa do Ủy ban Năng suất thuộc Hội đồng Năng suất chi nhánh châu Âu họp tại RoMa năm 1959 được các nước thừa nhận và áp dụng, với nội dụng như sau: Trước hết, năng suất là một trạng thái tư duy. Đó là phong cách nhằm tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; đó là sự khẳng định rằng người ta có thể làm cho hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay; hơn thế nữa, nó đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với những điều kiện luôn luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới. [Tăng Văn Khiên, 2018]
  12. 10 1.2.2. Khái niệm về năng suất nhân tố tổng hợp Từ những phân tích trên, có thể tổng quát như sau: Năng suất nhân tố tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động. Theo đó chúng ta có thể chia kết quả sản xuất thành ba phần: (1) phần do vốn tạo ra; (2) phần do lao động tạo ra; và (3) phần do yếu tố tổng hợp tạo ra. Như vậy, không phải nhất thiết để tăng trưởng sản xuất phải tăng lao động hoặc tăng vốn mà có thể có kết quả sản xuất/đầu ra lớn hơn thông qua tối ưu hóa nguồn lao động và vốn, cải tiến quy trình công nghệ, cải tiến quy trình quản lý. Vì thế chỉ tiêu TFP là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế, là căn cứ để phân tích hiệu quả kinh tế vĩ mô, đánh giá sự tiến bộ khoa học và công nghệ của mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi quốc gia. 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.3.1. Tác động của năng suất nhân tố tổng hợp bình quân trong thời kỳ nghiên cứu: Trở lại mô hình sản xuất tân cổ điển (1.2): Q = A(t)f(K,L) Năng suất nhân tố tổng hợp là chỉ tiêu đo lường về năng suất, là tỷ số giữa sản lượng đầu ra và tổng các yếu tố đầu vào: A = Q/F(K,L) A là năng suất nhân tố tổng hợp bình quân của một thời kỳ, giá trị A càng lớn chứng tỏ năng suất tổng hợp càng cao, nền kinh tế sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, cùng một lượng đầu vào có thể tạo ra một sản lượng lớn hơn. 1.3.2. Tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế Trở lại công thức tính số dư Solow (1.3):
  13. 11 iQ = iA + wkik +wLiL Tốc độ tăng sản lượng kinh tế có sự đóng góp của 3 nhân tố là tốc độ tăng của năng suất nhân tố tổng hợp, đóng góp của tốc độ tăng của vốn và đóng góp tốc độ tăng của lao động Khi tốc độ tăng TFP lớn hơn 0, điều đó có nghĩa là TFP có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng TFP càng lớn, điều đó có nghĩa là hiệu quả tăng trưởng càng cao, nền kinh tế sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn và lao động, cùng mức độ đóng góp vốn và lao động nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Về mặt lượng giá trị đóng góp chỉ tiêu TFP vào tăng trưởng GDP chính là tích số của tốc độ tăng TFP và lượng tăng trưởng tuyệt đối GDP. Khi tốc độ tăng của TFP nhỏ hơn 0, điều đó có nghĩa là việc kết hợp các yếu tố đầu vào kém hiệu quả, cùng mức độ đóng góp của vốn và lao động nhưng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Như vậy TFP có thể là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhưng cũng có thể gây trì hoãn sự tăng trưởng kinh tế. 1.3.3. Tỷ trọng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp trong tốc độ tăng trƣởng kinh tế Tỷ trọng đóng góp TFP thể hiện mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế: PTFP = iA/iQ 1.17 Tỷ trọng TFP lớn chứng tỏ nền kinh tế tăng trưởng có hiệu quả, theo Solow (1957) trong dài hạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của TFP, do đó tỷ trọng TFP phản ánh tính bền vững của nền kinh tế..
  14. 12 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU TRONG PHÂN TÍCH TFP 2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Với góc độ nghiên cứu về hiệu quả tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu tác động của yếu tố kỹ thuật đến tăng trưởng kinh tế, mô hình nghiên cứu được thực hiện theo lý thuyết tăng trưởng của Solow với hai nhân tố đầu vào là Vốn và Lao động, theo đó tăng trưởng kinh tế chịu tác động của Vốn, Lao động và nhân tố kết hợp của Vốn và Lao động. 2.1.2. Hàm sản xuất Trình độ sản xuất sẽ quyết định mức sản lượng sản xuất ra từ các đơn vị đầu vào nhất định. Hàm sản xuất cho biết các nhân tố sản xuất tác động (quyết định) đến sản lượng đầu ra như thế nào. Ký hiệu Y là sản lượng của nền kinh tế (GDP), K là vốn và L là lao động, hàm sản xuất được viết như sau: Y = F(K,L) (2.1) Phương trình (2.1) thể hiện sản lượng là một hàm số của vốn và lao động. 2.1.3. Lựa chọn mô hình Dựa trên mô hình tăng trưởng kinh tế do Solow đề xuất với giả thiết nhân tố kỹ thuật là nhân tố ngoại sinh, mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau: Vốn Kỹ thuật (TFP) Tăng trưởng kinh tế Lao động
  15. 13 Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Y = AF(K,L) A phản ánh yếu tố kỹ thuật tác động đến tăng trưởng kinh tế, là nhân tố ngoại sinh không phụ thuộc vào K và L. Như vậy có ba nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là: + Vốn + Lao động + Nhân tố tổng hợp Để ước lượng tác động của ba nhân tố trên đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = A.Fα.Lβ Các giả định thực hiện trong mô hình: - Hàm sản xuất có hiệu suất không thay đổi theo quy mô α+ β = 1 - Tiến bộ kỹ thuật có tính chất trung lập - Tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí - Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo Trên thực tế nền kinh tế khó thỏa mãn các giả định được đưa ra, tuy nhiên việc giới hạn điều kiện nghiên cứu với các giả định trên sẽ làm rõ và nổi bật yếu tố kỹ thuật của nền kinh tế, điều này đã được sử dụng để giải thích cho sự tăng trưởng của các quốc gia và khu vực trên thế giới.
  16. 14 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THEO MÔ HÌNH HỒI QUY Mô hình có ý nghĩa thống kê cao vì hệ số Pvalue của các biến đều rất thấp, xấp xỉ bằng 0. Hai yếu tố lao động và vốn, kết hợp với nhau có ý nghĩa thống kê rất cao vì giá trị P Value của thống kê F rất thấp. Mô hình hồi quy tồn tại với mức độ giải thích là 83.2%, hệ số chặn là 1,422 và hệ số góc là 0.756. Hệ số chặn β0 chính là ln(TFP) có giá trị là 1,422, suy ra TFP có giá trị là 4,229 Hệ số góc β1 chính là hệ số α của mô hình sản xuất tổng quát: α = 0,756 Với giả thiết hàm sản xuất có hiệu suất không thay đổi theo quy mô chúng ta có: β = 1 - α = 1 - 0,756 = 0,244 Hàm sản xuất tổng quát có thể viết lại như sau: Y = 4,145*K0,756L0,244 TFP có giá trị là 4,145, điều này nói lên rằng, tổng sản lượng của tỉnh Quảng Ngãi ngoài việc phụ thuộc vào vốn và lao động thì còn phụ thuộc vào một yếu tố khác đó là TFP, tính trong cả thời kỳ từ năm 1990 đến năm 2020, TFP có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Mức độ tác động cụ thể của nhân tố TFP quan từng năm và từng giai đoạn sẽ được phân tích cụ thể qua phương pháp hạch toán tăng trưởng được trình bày ở phần sau. Hệ số co giản của lao động là khoảng 0,244 được giải thích là nếu ta tăng lao động thêm 1%, thì trung bình, sản lượng tăng thêm khoảng 0,244%, khi
  17. 15 lượng vốn không đổi. Tương tự, khi giữ nguyên lao động không đổi, nếu ta tăng lượng vốn thêm 1%, thì trung bình, sản lượng tăng thêm khoảng 0.756%. Nói một cách tương đối, dường như một phần trăm tăng thêm trong lượng vốn đóng góp nhiều hơn cho sản lượng so với một phần trăm tăng thêm trong nhập lượng lao động, hay nói cách khác tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2020 phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư hơn là nguồn nhân lực. 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TFP ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Bảng 3.1. Mức độ và tỷ trọng đóng góp các nhân tố đến tăng trƣởng GRDP Tỷ trọng đóng góp Tăng GRDP do: Tốc độ tăng (%) vào tăng GRDP: (%) Năm (%) Lao Lao Lao GRDP Vốn Vốn TFP Vốn TFP động động động A 1 2 3 6 7 8 9 10 11 2011 5,60 4,74 -1,41 3,96 -0,23 1,87 70,79 -4,14 33,35 2012 3,65 0,99 2,06 0,82 0,36 2,48 22,37 9,76 67,87 2013 12,79 0,53 -0,13 0,44 -0,02 12,38 3,42 -0,18 96,77 2014 -6,83 1,04 1,14 0,83 0,23 -7,89 -12,15 -3,42 115,58 2015 7,63 1,82 0,68 1,37 0,17 6,09 17,93 2,23 79,84 2016 0,75 2,23 1,18 1,61 0,32 -1,18 214,42 43,19 -157,62 2017 1,39 3,56 0,18 2,48 0,05 -1,14 178,22 3,95 -82,17 2018 8,31 10,03 -0,06 7,05 -0,02 1,28 84,82 -0,23 15,40 2019 4,26 12,10 -0,68 8,32 -0,21 -3,85 195,41 -4,97 -90,44 2020 0,00 5,96 -1,95 3,88 -0,68 -3,20 Bình 4,36 1,81 0,46 1,46 0,09 2,81 33,53 2,05 64,43 quân
  18. 16 2011 - 2015 Bình quân 2,90 6,71 -0,27 4,65 -0,08 -1,66 160,32 -2,89 -57,43 2016 - 2020 Bình quân 3,63 4,23 0,09 3,17 0,02 0,43 87,44 0,65 11,91 chung Bình quân chung giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 tốc độ tăng của TFP là 0,43% có thể nói đây là mức tăng rất thấp so với mức bình quân của cả nước là trên 2,43%, trong giai đoạn này kinh tế tỉnh Quảng Ngãi có nhiều biến động kể từ khi thay đổi quy mô và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2011-2020 là 3,63%/năm (cả nước 5,95%). Trong đó tăng Vốn đóng góp 3,17% (cả nước là 3,11%), tăng lao động đóng góp 0.02 % (cả nước là 0,05%) và tăng TFP đóng góp 0,46% (cả nước là 2,34%). Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,36%/năm (cả nước 5,91 %). Trong đó tăng Vốn đóng góp 1,9 % (cả nước 3,16%); tăng lao động đóng góp 0,09 % (cả nước 0,96 %) và tăng TFP đóng góp 2,81% (cả nước 1,79 %), giai đoạn này tốc độ tăng vốn và tăng lao động không cao (vốn tăng 1,18 % và lao động tăng 0,46%) thấp hơn tốc độ tăng của GRDP, có thể nói đây là giai đoạn kinh tế Quảng Ngãi sau khi hấp thụ được nguồn vốn đầu tư từ khu kinh tế Dung Quất và các dự án đầu tư FDI đã có những bước tăng trưởng khá.
  19. 17 Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 là 2,90%/năm (cả nước 5,99%). Trong đó tăng Vốn đóng góp 4,65% (cả nước là 3,19%), tăng lao động đóng góp -0,08 % (cả nước là 0,06%) và tăng TFP đóng góp -1,66% (cả nước là 2,74%), có thể nói đây là giai đoạn kinh tế Quảng Ngãi điều chỉnh do thay đổi quy mô, tốc độ tăng trưởng chậm, mặc dù vốn đầu tư trong giai đoạn này tăng 6,71% tuy nhiên mức độ hấp thụ vốn của tỉnh chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn và lao động thấp bên cạnh đó là cú sốc do dịch Covid 19 gây ra đã kéo tốc độ tăng trưởng chậm, năm 2020 kinh tế Quảng Ngãi gần như không tăng trưởng. Hệ số β là đóng góp của lao động được xác định bằng tỷ số của thu nhập lao động trên giá trị tăng thêm trung bình giai đoạn năm 2011 đến năm 2020 là tương đương với hệ số β xác định qua mô hình hồi quy tăng trưởng (β = 1 - α), điều này đảm bảo độ tin cậy các hệ số khi phân tích tác động TFP. Trong hai nhân tố nội sinh của mô hình tăng trưởng thì vốn đầu tư có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế hơn là nhân tố lao động, lực lượng lao động trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021 biến động không nhiều, trong 10 năm chỉ tăng 0,09%. TFP là nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, biến động tốc độ tăng TFP là cùng chiều với biến động của tăng trưởng kinh tế, TFP có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (GRDP tăng nhiều hơn mức đóng góp của vốn và lao động) nhưng cũng có thể kéo giảm tăng trưởng kinh tế (GRDP tăng ít hơn mức độ đóng góp của vốn và lao động. Hiệu quả sử dụng vốn có độ trễ nhất định đối với tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế cần có thời gian nhất định để hấp thụ lượng vốn đầu tư, đặc biệt là những dự án lớn.
  20. 18 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1. KẾT LUẬN TFP vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tốc độ tăng TFP đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi đạt thấp, bình quân giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 chỉ đạt 11,91% trong khi trung bình cả nước là trên 39,35%, đây cũng là nguyên nhân làm cho kinh tế tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 tăng trưởng chậm và không ổn định. Tăng trưởng TFP trong giai đoạn này có nhiều biến động, việc kết hợp các yếu tố đầu vào của nền kinh tế có những năm hiệu quả, tuy nhiên có những năm lại kém hiệu quả tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tỉnh Quảng Ngãi vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng theo chiều rộng, quy mô GRDP tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng bị chậm lại, quy mô GRDP thời kỳ năm 2011 đến 2020 tăng 1,35 lần thấp hơn so với giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 là 5,17 lần. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 kinh tế Quảng Ngãi tăng trưởng khá, tính bình quân trong giai đoạn này tăng trưởng GRDP đạt 4,36%, trong đó tăng trưởng TFP là 2,81% đóng góp 64,43% vào tốc độ tăng trưởng. Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2016 đến năm 2020 kinh tế Quảng Ngãi tăng trưởng chậm, bình quân cả giai đoạn chỉ tăng 2,90%, trong đó TFP nhận giá trị âm đã tác động kéo giảm tăng trưởng, tốc độ tăng vốn cao hơn tốc độ tăng GRDP, đóng góp tốc độ tăng của vốn vào GRDP đạt 160,32% trong khi đó TFP tăng trưởng âm đã làm giảm tốc độ tăng GRDP 57,43%. Thời kỳ năm 2011 đến năm 2020 Quảng Ngãi là tỉnh có cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh không tăng nhiều, trung bình cả thời kỳ chỉ tăng 0,09%, hệ số đóng góp α của lao động thấp do đó tỷ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1