intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nguyenn Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

400
lượt xem
113
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảo hiểm nhân thọ ra đời từ rất sớm và đã trở nên quen thuộc đối với người dân của các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại hình bảo hiểm này vẫn còn khá mới mẻ. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được triển khai ở Việt Nam vào năm 1996.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm nhân thọ ra đời từ rất sớm và đã trở nên quen thuộc đối với người dân của các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại hình bảo hiểm này vẫn còn khá mới mẻ. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được triển khai ở Việt Nam vào năm 1996 bởi Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Sau đó, mãi đến năm 1999 một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được thành lập và hình thành nên thị trường bảo hiểm nhân thọ thực sự ở Việt Nam. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm con người, thực hiện theo nguyên tắc “số đông bù số ít” và đặc điểm vừa khắc phục hậu quả rủi ro, vừa là hình thức tiết kiệm có kế hoạch. Vì vậy, bảo hiểm nhân thọ ra đời nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về bảo đảm an toàn của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội ngày càng cao, từ đó sẽ phát sinh nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ. Hiện nay, bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, mạng lưới hoạt động được triển khai hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, với một lượng dân số trên 80 triệu người, là một thị trường đầy tiềm năng nhưng mức độ khai thác thị trường còn rất nhỏ bé chưa đáp ứng được nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam là hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn . Do đó tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Phát triển thị trường bảo hiểm đã được đề cập nhiều trên sách báo, tạp chí và các diễn đàn khoa học. Nhưng nội dung nghiên cứu còn nhiều hạn chế, như:
  3. - Đề tài khoa học cấp Bộ của Trường Đại học Ngoại thương: Thị trường bảo hiểm và các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam do PGS,TS Nguyễn Như Tiến làm chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 2005. - Bản tin số 3- năm 2005 của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. - Đề tài: Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa thương mại dịch vụ tại Việt Nam: Ngành bảo hiểm (Dự án VIE/02/009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất bản tháng 10/2005 ). - Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Nhân Thọ-PGS,TS Nguyễn Văn Định, đăng trên Tạp chí bảo hiểm (tháng 5/2005). Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung phân tích những cơ hội và thách thức đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, thực trạng ngành dịch vụ bảo hiểm, phân tích khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành dịch vụ bảo hiểm Việt Nam và đề ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Nhưng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ một cách có hệ thống và toàn diện. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam là một yêu cầu bức xúc hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường BHNT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ: - Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm nhân thọ. - Nghiên cứu thị trường bảo hiểm nhân thọ ở một số nước trên thế giới để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. - Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ trong những năm vừa qua để từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu thị trường bảo hiểm nhân thọ và thực trạng ở một số nước trên thế giới và bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong những năm qua.
  4. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam từ năm 1996 trở lại đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát để thực hiện mục đích nghiên cứu. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài này là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển và quản lý thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, ngoài ra còn phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập cho các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế, tài chính có chuyên ngành bảo hiểm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
  5. Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm nhân thọ 1.1. Khái quát chung về bảo hiểm nhân thọ 1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nhân thọ ở mỗi quốc gia, trong mọi thời kỳ, con người luôn được coi là lực lượng sản xuất chủ yếu, là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Song trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con người cũng không tránh khỏi những rủi ro như: Tai nạn, ốm đau, bệnh tật, mất việc làm, già yếu v.v. và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề mà bất kỳ xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để khắc phục được hậu quả của rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống con người. Thực tế, đã có nhiều biện pháp được áp dụng như: Phòng tránh, cứu trợ, tiết kiệm v.v…nhưng bảo hiểm luôn được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Thực chất bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng là bảo hiểm con người và đã xuất hiện từ lâu, song phạm vi đảm bảo cho các rủi ro vẫn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho dân cư trong xã hội. Trong khi đó, con người vẫn còn quan tâm đến những vấn đề trong cuộc sống, chẳng hạn như: Việc mất hoặc giảm thu nhập của những người trụ cột trong gia đình ảnh hưởng đến cuộc sống con cái và người thân. Có lẽ không một người trụ cột trong gia đình nào lại muốn những người đang sống nhờ vào thu nhập của họ phải chịu những khó khăn về tài chính hoặc bị khánh kiệt khi họ gặp phải những rủi ro (tử vong, ốm đau…) nhất là khi con cái chưa đến tuổi trưởng thành, nợ nần còn chồng chất. Vì vậy, đối với mỗi cá nhân và gia đình, việc tiết kiệm chi tiêu hiện tại để chuẩn bị cho tương lai, cho việc giáo dục con cái, chuẩn bị hành trang cho con cái vào đời là biện pháp hết sức thiết thực và có ý nghĩa. Bên cạnh đó, việc chăm lo cho tuổi già hoặc khi về hưu đang là vấn đề được xã hội quan tâm và coi trọng. Một số người khi hết tuổi lao động có thu nhập từ lương hưu, nhưng thực tế khó có thể đáp ứng đủ các nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống. Ngoài ra, phần lớn những người già không có lương hưu phải sống nhờ vào con cái hay vẫn phải lao động
  6. vất vả để kiếm sống đang là vấn đề xã hội bức xúc. Chẳng ai muốn sống một tuổi già đau yếu bệnh tật, phụ thuộc hay là gánh nặng cho con cái. Đặc biệt, tuổi thọ càng cao thì nguồn dự trữ tài chính lại dần dần bị cạn kiệt. Vấn đề là phải tạo ra một công cụ để mọi người có thể đều đặn dành ra từ thu nhập và tiết kiệm chi tiêu hiện tại của mình những khoản tiền nhỏ mà vẫn đủ đảm bảo cuộc sống khi về già. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì người ta càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngoài bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ra đời là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bảo hiểm nhân thọ, nằm trong bảo hiểm con người và là loại hình của bảo hiểm thương mại, là hình thức bổ sung cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, nhằm bảo đảm ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia bảo hiểm. So với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ có đối tượng tham gia rộng hơn, quỹ bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ phí bảo hiểm do những người tham gia đóng góp, số tiền chi trả căn cứ vào sự thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng. Hình thức bảo hiểm là tự nguyện. Còn đối với bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm được xác định căn cứ vào tiền lương của người lao động do Nhà nước quy định. Ngoài ra, sự khác nhau còn được thể hiện ở cơ sở pháp lý của sự cam kết, cơ quan tổ chức thực hiện v.v… Tuy nhiên sự khác nhau giữa hai hệ thống bảo hiểm này không tạo ra sự đối lập, mâu thuẫn, mà trái lại chúng bổ sung cho nhau. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có thể thay thế bảo hiểm xã hội trong những trường hợp, những khu vực của nền kinh tế, những nơi mà bảo hiểm xã hội chưa được thực hiện hoặc có nhưng không đủ bù đắp thu nhập của người lao động bị giảm sút. Mặc dù người lao động làm công ăn lương được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nhưng đôi khi có những rủi ro, những nhu cầu nằm ngoài phạm vi bảo hiểm xã hội hoặc các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội không đáp ứng được những nhu cầu khắc phục hậu quả rủi ro. Phần chênh lệch và thiếu hụt về mặt tài chính sẽ được bảo hiểm nhân thọ bù đắp. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ
  7. 1.1.2.1. Khái niệm Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết hoặc sống đến một thời điểm nhất định), còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm cho các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người. Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm của Việt Nam thì: "Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết". Người được bảo hiểm và người tham gia BHNT rất rộng, có thể bao gồm mọi người ở các lứa tuổi khác nhau. 1.1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của bảo hiểm nhân thọ - Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro: Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với bảo hiểm phi nhân thọ. Thật vậy, mỗi người mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là phí bảo hiểm) cho công ty bảo hiểm, ngược lại công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả một số tiền lớn (gọi là số tiền bảo hiểm) cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm như đã thỏa thuận từ trước khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Số tiền bảo hiểm (STBH) được trả khi người được bảo hiểm đạt đến một độ tuổi nhất định và được ấn định trong hợp đồng. Hoặc số tiền này được trả cho thân nhân và gia đình người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm không may bị chết sớm ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền rất nhỏ qua việc đóng phí bảo hiểm. Số tiền này giúp những người còn sống trang trải những khoản chi phí cần thiết, như: Thuốc men, mai táng, chi phí giáo dục con cái. v.v... Chính vì vậy, BHNT vừa mang tính chất tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro. Tính chất tiết kiệm thể hiện ngay ở từng cá nhân, từng gia đình một cách thường xuyên, có kế hoạch và có kỷ luật. Nội dung tiết kiệm khi mua BHNT khác với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ, người bảo hiểm đảm bảo trả cho người tham gia bảo hiểm hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa là, khi người được bảo hiểm không may gặp rủi ro trong thời hạn bảo hiểm đã được ấn định, những người thân của họ sẽ nhận
  8. được những khoản trợ cấp hay STBH từ công ty bảo hiểm. Điều đó thể hiện rõ tính chất rủi ro trong BHNT. - Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau cho người tham gia bảo hiểm: Trong khi các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích là góp phần khắc phục hậu quả rủi ro, từ đó góp phần ổn định tài chính cho người tham gia, thì BHNT ngoài mục đích đó còn đáp ứng nhiều mục đích khác. Mỗi mục đích được thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng. Chẳng hạn, hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) hưu trí sẽ đáp ứng nhu cầu của người tham gia những khoản trợ cấp đều đặn hàng tháng, từ đó góp phần ổn định cuộc sống của họ khi già yếu. HĐBH tử vong sẽ giúp người được bảo hiểm để lại cho gia đình một STBH khi họ bị tử vong. Số tiền này đáp ứng được rất nhiều mục đích của người quá cố, như: Trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phục dưỡng bố mẹ già v.v... HĐBH nhân thọ đôi khi còn có vai trò như một vật thế chấp để vay vốn hoặc BHNT tín dụng thường được bán cho các đối tượng đi vay để họ mua xe hơi, đồ dùng gia đình hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác v.v... Chính vì đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau nên loại hình bảo hiểm này có thị trường ngày càng rộng và được rất nhiều người quan tâm. - Thời hạn bảo hiểm nhân thọ thường rất dài, quan hệ giữa các bên trong mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ lại rất đa dạng và phức tạp: Thời hạn trong BHNT thường kéo dài từ 5 năm trở lên. Mỗi sản phẩm BHNT cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau, chẳng hạn BHNT hỗn hợp có các hợp đồng 5 năm, 10 năm. Mỗi hợp đồng lại có sự khác nhau về STBH, phương thức đóng phí, độ tuổi của người tham gia... Ngay cả trong một bản hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp. Khác với các bản HĐBH phi nhân thọ, trong mỗi HĐBH nhân thọ có thể có 4 người có liên quan: Người bảo hiểm, người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Người bảo hiểm chính là các công ty BHNT, còn người được bảo hiểm là người mà tính mạng, tình trạng sức khỏe và những sự kiện có liên quan đến tuổi thọ của họ được bảo hiểm hoặc là người giao tên tuổi của mình cho người khác đi ký HĐBH. Còn người tham gia BHNT thực chất là những người trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng và nộp phí bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm phải có đầy đủ năng lực pháp lý và hành vi. Trong mỗi hợp đồng BHNT còn có người thụ hưởng quyền lợi bảo
  9. hiểm. Thông thường người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm do người tham gia chỉ định. Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm là người sẽ nhận được mọi quyền lợi từ người bảo hiểm chi trả. - Phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp: Theo tác giả Jean - Claude Harrari "sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không gì hơn chính là kết quả của một tiến trình đầy đủ để đưa sản phẩm đến công chúng" [13]. Trong tiến trình này, người bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo nên sản phẩm, như: Chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng. v.v... Nhưng những chi phí đó mới chỉ là một phần để cấu tạo nên giá cả sản phẩm BHNT, một phần chủ yếu khác lại phụ thuộc vào: + Độ tuổi của người được bảo hiểm; + Tuổi thọ bình quân của con người; + Số tiền bảo hiểm; + Thời hạn tham gia; + Phương thức thanh toán; + Lãi suất đầu tư; + Tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền... Điều đó khác với việc định giá cả một chiếc ô tô. Chiếc ô tô là sản phẩm của một dây chuyền sản xuất, để sản xuất ra nó, người ta phải chi ra rất nhiều khoản chi, như: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu; chi phí lao động sống; khấu hao tài sản cố định v.v... Những khoản chi này là những chi phí thực tế phát sinh và thực chất chúng là những khoản chi phí "đầu vào" được hạch toán một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác để phục vụ cho quá trình định giá. Thế nhưng, khi định giá phí BHNT, một số yếu tố nêu trên phải giả định, như: Tỷ lệ chết, tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng, lãi suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát v.v... Vì thế, quá trình định phí ở đây rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững đặc trưng của mỗi loại sản phẩm, phân tích dòng tiền tệ, phân tích được chiều hướng phát triển của mỗi sản phẩm trên thị trường nói chung. - Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định:
  10. ở các nước có nền kinh tế phát triển, BHNT đã ra đời và phát triển hàng trăm năm nay. Ngược lại có một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa triển khai được BHNT, mặc dù người ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của nó. Để lý giải vấn đề này, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và phát triển là điều kiện kinh tế - xã hội phải phát triển. Những điều kiện về kinh tế, như: + Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP); + Tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân 1 đầu người dân; + Mức thu nhập của dân cư; + Tỷ lệ lạm phát của đồng tiền; + Tỷ giá hối đoái... Những điều kiện xã hội bao gồm: + Điều kiện về dân số; + Tuổi thọ bình quân của người dân; + Trình độ học vấn; + Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Ngoài điều kiện kinh tế - xã hội, thì môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT. Thông thường ở các nước, luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản, quy định có tính pháp quy phải ra đời trước khi ngành bảo hiểm phát triển. Luật bảo hiểm và các văn bản có liên quan sẽ đề cập cụ thể đến các vấn đề, như: Tài chính, đầu tư , hợp đồng, thuế v.v... Đây là những vấn đề mang tính chất sống còn cho hoạt động kinh doanh BHNT. Chẳng hạn, ở một số nước phát triển như: Anh, Pháp, Đức v.v... Nhà nước thường tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp BHNT bằng các chính sách thuế ưu đãi. Mục đích là nhằm tạo ra cho các cá nhân cơ hội để tiết kiệm, tự mình lập nên quỹ hưu trí, từ đó cho phép giảm bớt phần trợ cấp từ Nhà nước. Mặt khác, còn đẩy mạnh được quá trình tập trung vốn trong nền kinh tế. Cũng vì những mục đích trên, mà một số nước châu á như: ấn Độ, Hồng Kông, Singapore... không đánh thuế doanh thu đối với các nghiệp vụ BHNT. Sự ưu đãi này là đòn bẩy tích cực để BHNT phát triển. Trên thế giới, BHNT là loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và phát triển nhất. Doanh thu phí BHNT toàn cầu năm 1993 đạt 943 tỷ USD, năm 1999 là 1.412, 2 tỷ USD nhưng
  11. đến hết năm 2002 con số này đã là 1.536 tỷ USD. Sở dĩ BHNT phát triển rất nhanh và doanh thu phí bảo hiểm ngày càng tăng là vì loại hình bảo hiểm này có vai trò rất lớn. 1.1.3. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ 1.1.3.1. Đối với các cá nhân và gia đình Bảo hiểm nhân thọ đã khắc phục được hậu quả rủi ro khi người được bảo hiểm không may bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong nhằm ổn định cuộc sống gia đình và người thân. Đồng thời BHNT còn thỏa mãn được các nhu cầu như: tiết kiệm, tích lũy khi người tham gia bảo hiểm còn sống để hỗ trợ những người sống phụ thuộc có điều kiện để học tập, mua sắm, khởi nghiệp kinh doanh…Ngoài ra BHNT trợ cấp định kỳ còn giúp những người về hưu hay những người cao tuổi giảm nhẹ gánh nặng phụ thuộc vào con cái, người thân trong gia đình và phúc lợi xã hội. 1.1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân Bảo hiểm nhân thọ là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với tính chất kết hợp giữa bảo hiểm và tiết kiệm, các công ty BHNT không chỉ thực hiện chức năng bảo hiểm cho những rủi ro, mà họ còn huy động được lượng tiền nhàn rỗi nằm ở các tầng lớp dân cư trong xã hội và các tổ chức để hình thành quỹ bảo hiểm. Do thời hạn của các hợp đồng BHNT rất dài, nên nguồn quỹ bảo hiểm ngày càng được tồn tích lại rất lớn. Khi chưa sử dụng đến để chi trả tiền bảo hiểm thì quỹ BHNT là một trong những nguồn vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. Bên cạnh vai trò cung cấp vốn để đầu tư, BHNT còn góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp BHNT, đội ngũ đại lý, môi giới BHNT cũng ngày càng đông và thực sự đã góp phần giảm tỷ lệ lao động bị thất nghiệp ở rất nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2003, ở Mỹ đã có tới 1,97 triệu lao động, ở Pháp là 0,62 triệu lao động làm việc cho các công ty BHNT. ở Việt Nam, tính đến thời điểm ngày 31/12/2005 đã có gần 100.000 người làm đại lý cho các công ty BHNT. 1.1.3.3. Đối với các tổ chức kinh tế - xã hội Bảo hiểm nhân thọ còn thỏa mãn được những nhu cầu cần thiết của họ trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Những nhu cầu của các tổ chức kinh tế - xã hội ở đây là: Tạo ra sự tự chủ về mặt tài chính, khi những người giữ các cương vị quan trọng của họ bị tử
  12. vong. Một doanh nghiệp có thể mua BHNT cho những người này với số tiền bảo hiểm tương đương với chi phí mà họ phải bỏ ra để đào tạo hoặc thuê mướn. Không chỉ có thế các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội với biện pháp này họ còn giữ chân và khuyến khích người lao động, đặc biệt là những người chủ chốt làm việc hết mình, gắn bó với doanh nghiệp. Bởi lẽ thông qua các hợp đồng BHNT theo nhóm, doanh nghiệp có thể tạo ra sự đảm bảo cho người lao động và những người sống phụ thuộc một cuộc sống ổn định khi gặp phải rủi ro. Cung cấp các khoản tiền hưu trí khi hết tuổi lao động hoặc các khoản phúc lợi bổ sung ngoài bảo hiểm xã hội. 1.1.4. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau. Đối với những người tham gia mục đích chính của họ hoặc là để bảo vệ con cái và những người ăn theo tránh khỏi những nỗi bất hạnh về cái chết bất ngờ của họ hoặc tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu về tài chính trong tương lai... Do vậy, người bảo hiểm đã thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm BHNT, thực chất là đa dạng hóa các loại hợp đồng nhằm đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Trong thực tế, có 3 loại hình BHNT c ơ bản: 1.1.4.1. Bảo hiểm trong trường hợp tử vong Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia thành 2 nhóm: - Bảo hiểm tử kỳ (còn được gọi là bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh mạng có thời hạn): Loại hình bảo hiểm này được ký kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được bảo hiểm không nhận được bất kỳ một khoản hoàn phí nào từ số phí bảo hiểm đã đóng. Điều đó, cũng có nghĩa là người bảo hiểm không phải thanh toán STBH cho người được bảo hiểm. Ngược lại, nếu cái chết xảy ra trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thì người bảo hiểm phải có trách nhiệm thanh toán STBH cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định. Đặc điểm: + Thời hạn bảo hiểm xác định; + Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời;
  13. + Mức phí bảo hiểm thấp vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho người được bảo hiểm. Mục đích: + Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất. + Bảo trợ cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn. + Thanh toán các khoản nợ nần về những khoản vay hoặc thế chấp của người được bảo hiểm. - Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (Bảo hiểm trường sinh): Loại hình bảo hiểm này cam kết chi trả cho người thụ hưởng bảo hiểm một STBH đã được ấn định trong hợp đồng, khi người được bảo hiểm chết vào bất cứ lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng. Phương châm của người bảo hiểm ở đây là: "Bảo hiểm đến khi chết". Ngoài ra, có một số trường hợp loại hình bảo hiểm này còn đảm bảo chi trả cho người được bảo hiểm ngay cả khi họ sống đến 100 tuổi. - Đặc điểm: + STBH trả một lần khi người được bảo hiểm bị chết; + Thời hạn bảo hiểm không xác định; + Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình bảo hiểm; + Phí bảo hiểm cao hơn so với bảo hiểm sinh mạng có thời hạn, vì rủi ro chết chắc chắn sẽ xảy ra, nên STBH chắc chắn phải chi trả; BHNT trọn đời là loại hình bảo hiểm dài hạn, do đó đã tạo nên một khoản tiết kiệm cho người thụ hưởng bảo hiểm vì chắc chắn người bảo hiểm sẽ chi trả STBH. Mục đích: + Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất; + Bảo đảm thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình; + Giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau. 1.1.4.2. Bảo hiểm trong trường hợp còn sống (còn gọi là bảo hiểm sinh kỳ) Thực chất của loại hình bảo hiểm này là người bảo hiểm cam kết chi trả những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người
  14. tham gia bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào. Đặc điểm: + Trợ cấp định kỳ cho người được bảo hiểm trong thời gian xác định hoặc cho đến khi chết; + Phí bảo hiểm đóng một lần; + Nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời gian không xác định. Mục đích: + Đảm bảo thu nhập cố định sau khi về hưu hay tuổi cao sức yếu; + Giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi tuổi già; + Bảo trợ mức sống trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. Như vậy, với một khoản phí bảo hiểm phải nộp khi ký hợp đồng mà người tham gia lựa chọn, người bảo hiểm sẽ thanh toán một khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng cho người được bảo hiểm. Nếu khoản trợ cấp này thanh toán định kỳ cho đến hết đời, người ta gọi là "bảo hiểm niên kim nhân thọ trọn đời". Nếu chỉ được thanh toán trong một thời kỳ nhất định người ta gọi là "Bảo hiểm niên kim nhân thọ tạm thời". Các khoản trợ cấp định kỳ chỉ bắt đầu được thanh toán vào một ngày ấn định và chỉ được trả khi người được bảo hiểm còn sống. Tuy nhiên, có một số công ty bảo hiểm còn áp dụng các điều khoản bổ sung để hoàn phí bảo hiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm khi người được bảo hiểm bị tử vong, thế nhưng trường hợp này rất ít thấy. Loại hình bảo hiểm này rất phù hợp với những người khi về hưu hoặc những người không được hưởng tiền trợ cấp hưu trí từ BHXH đến độ tuổi tương ứng với tuổi về hưu đăng ký tham gia, để được hưởng những khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng. Vì vậy, tên gọi "Bảo hiểm tiền trợ cấp hưu trí", "Bảo hiểm tiền hưu"; "Niên kim nhân thọ" v.v... được các công ty bảo hiểm vận dụng linh hoạt. 1.1.4.3. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp Thực chất của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc điểm:
  15. + STBH được trả khi: Hết hạn hợp đồng hoặc người được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn bảo hiểm; + Thời hạn bảo hiểm xác định (thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm...); + Phí bảo hiểm thường đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời hạn bảo hiểm; + Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí bảo hiểm và cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia. Mục đích: + Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và người thân; + Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ; + Dùng làm vật thế chấp vay vốn hoặc khởi nghiệp kinh doanh... 1.1.4.4. Các điều khoản bảo hiểm bổ sung Khi triển khai các loại hình BHNT, nhà bảo hiểm còn nghiên cứu, đưa ra các điều khoản bổ sung để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Các điều khoản bổ sung sau đây thường hay được vận dụng. - Bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật: Có nghĩa là nhà bảo hiểm cam kết trả các chi phí nằm viện và phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi họ bị ốm đau, thương tích. Tuy nhiên, nếu người được bảo hiểm tự gây thương tích, tự tử, mang thai và sinh nở... thì không được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Mục đích của điều khoản này nhằm trợ giúp người tham gia giảm nhẹ gánh nặng chi phí trong điều trị phẫu thuật, đặc biệt là trong các trường hợp ốm đau, thương tích bất ngờ. - Bảo hiểm tai nạn: Nhằm trợ giúp thanh toán chi phí trong điều trị thương tật, từ đó bù đắp sự mất mát hoặc giảm thu nhập do bị chết hoặc thương tích của người được bảo hiểm. Điều khoản bảo hiểm này có đặc điểm là bảo hiểm khá toàn diện các hậu quả tai nạn như: Người được bảo hiểm bị tàn phế, thương tật toàn bộ, thương tích tạm thời và bị tai nạn sau đó bị chết. Những trường hợp tự thương, tai nạn do nghiện rượu, ma túy, tự tử... sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm. - Bảo hiểm sức khỏe: Thực chất của điều khoản này là nhà bảo hiểm sẽ cam kết thanh toán khi người được bảo hiểm bị các chứng bệnh hiểm nghèo như: Đau tim, ung thư, suy gan, suy thận, suy hô hấp...
  16. Mục đích tham gia bảo hiểm ở đây nhằm có được những khoản tài chính nhất định để trợ giúp thanh toán các khoản chi phí y tế lớn và góp phần giải quyết, lo liệu các nhu cầu sinh hoạt ngay trong thời gian điều trị. Ngoài ra, trong một số hợp đồng BHNT, các công ty b ảo hiểm còn đưa ra những đ iểm bổ sung khác như: Hoàn phí bảo hiểm, miễn thanh toán phí khi bị tai nạn, th ương tật v.v... nhằm tăng tính hấp dẫn để thu hút ngư ời tham gia. Mặc dù khi áp dụng các điều khoản bổ sung thì mức phí đóng cao hơn, nhưng các HĐBH nhân thọ đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. 1.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ 1.2.1. Khái niệm Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm về thị trường cũng như tài liệu bàn về vấn đề thị trường. Có quan điểm cho rằng: Thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định. Quan điểm khác lại cho rằng: Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế, là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, là lĩnh vực lưu thông hàng hóa mà ở đó hàng hóa thực hiện giá trị của mình đã được tạo ra trong quá trình sản xuất. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa bằng tiền tệ. Còn đứng trên góc độ marketing thì: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Từ các quan điểm trên đây, chúng ta thấy khái niệm về thị trường tùy theo giác độ nghiên cứu mà các tác giả đưa ra có thể khác nhau về ngôn từ, cách diễn đạt nhưng có những điểm chung giống nhau. Trước hết hành vi cơ bản của thị trường là hành vi mua và bán. Thông qua hành vi mua và bán hàng hóa, dịch vụ, người mua tìm được cái mình đang cần và người bán, bán được cái mình có với giá thỏa thuận. Hành vi mua bán được diễn ra trong không gian, thời gian nhất định và tạo ra những mối quan hệ giữa cung và cầu, quan hệ giữa đối tác và cạnh tranh, quan hệ hàng hóa với tiền tệ...Trên thị trường, quan hệ cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các đối thủ cạnh tranh giữa người bán với người mua, cạnh
  17. tranh giữa người mua với người mua, cạnh tranh giữa người bán với người bán về các khía cạnh như chất lượng và mẫu mã sản phẩm, giá cả sản phẩm... cạnh tranh trên thị trường diễn ra phức tạp, sôi động nhưng lại hấp dẫn. Cạnh tranh sẽ mang lại niềm vinh quang cho các đối thủ biết tận dụng khả năng lợi thế của mình, biết kiểm soát và loại trừ rủi ro. Trên thực tế, thị trường có thể được phân ra nhiều loại khác nhau: thị trường chính - thị trường phụ; thị trường trong nước (nội địa) - thị trường ngoài nước (quốc tế); thị trường hàng hóa - thị trường dịch vụ; thị trường sức lao động; thị trường chứng khoán; thị trường bảo hiểm... Ngoài những điểm chung giống nhau như chứa đựng tổng số cung, tổng số cầu, yếu tố không gian và thời gian, đều diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ hàng hóa, tiền tệ... mỗi thị trường khác nhau lại chứa đựng những đặc trưng khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và phong phú của hệ thống thị trường trong nền kinh tế xã hội. Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt trong xã hội. Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng ra đời và phát triển, cũng đòi hỏi phải có thị trường. Theo thuật ngữ bảo hiểm:Thị trường BHNT được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các sản phẩm BHNT. Như vậy, cấu thành của thị trường BHNT bao gồm: Hàng hóa của BHNT: Khác với các loại sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm BHNT không tồn tại hữu hình, không có hình dáng, kích thước, trọng lượng, mà nó là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt, là loại sản phẩm vô hình và là loại sản phẩm không được bảo hộ bản quyền, là loại sản phẩm mà người mua không bao giờ muốn nó xảy ra với mình để được thực hiện quyền đòi bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Người mua sản phẩm BHNT chỉ với mục đích đề phòng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra vẫn đảm bảo được an toàn về mặt tài chính và mục đích tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu khác trong tương lai. Chủ thể tham gia vào thị trường BHNT bao gồm: người mua (khách hàng), người bán (các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ) và các tổ chức trung gian bảo hiểm: - Người mua BHNT là những tổ chức hay cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm. - Người bán bảo hiểm hay còn gọi là người bảo hiểm là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, họ là người ký hợp đồng bảo hiểm và cam kết chi trả số tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
  18. - Tổ chức trung gian hay còn gọi là người môi giới, đại lý BHNT là cầu nối giữa người mua và người bán bảo hiểm nhân thọ. Một "trung gian bảo hiểm nhân thọ" có thể hoạt động dưới hình thức đại lý hay môi giới bảo hiểm. Môi giới BHNT có thể là các tổ chức hoặc cá nhân đứng ra thu xếp bảo hiểm với các công ty bảo hiểm. Họ có thể tư vấn về các vấn đề, như: Nhu cầu bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, thị trường bảo hiểm, khiếu nại, kiện tụng... Môi giới BHNT có thể đại diện cho cả doanh nghiệp BHNT và người mua bảo hiểm nhân thọ. Đại lý BHNT có thể là tổ chức hay cá nhân được doanh nghiệp BHNT ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý. Đại lý bảo hiểm thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm bán các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp và được hưởng tiền hoa hồng theo thỏa thuận. Như vậy, đại lý thường được coi là người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm nhân thọ 1.2.2.1. Những đặc trưng chung Giống như các loại thị trường khác, thị trường BHNT cũng có những đặc trưng chung, cụ thể như sau: - Trên thị trường BHNT cung và cầu luôn biến động: Cung trên thị trường BHNT chính là các sản phẩm bảo hiểm do các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường cung cấp để phục vụ khách hàng của mình. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trên thị trường BHNT có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của thị trường và sức cạnh tranh. Sản phẩm BHNT ngày một nhiều và ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và mức sống của người dân ngày càng cao. Sản phẩm BHNT luôn được cải tiến, hoàn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường. Cầu của thị trường BHNT chính là nhu cầu về bảo hiểm của dân cư, của các tổ chức xã hội, của các đơn vị sản xuất và kinh doanh... ngày càng được tăng lên. Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư cũng được cải thiện... do đó nhu cầu đa dạng về dịch vụ bảo hiểm cũng tăng lên. Những năm đầu của thế kỷ XX trên thị trường BHNT mới chỉ có vài chục sản
  19. phẩm nhưng đến nay con số này đã lên tới hàng trăm và đã đi sâu vào từng ngõ ngách của đời sống kinh tế - xã hội cũng như của mọi tầng lớp dân cư. - Giá cả của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trên thị trường, giá cả của sản phẩm BHNT chính là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho người bán bảo hiểm để được chi trả khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Phí bảo hiểm được xác định dựa trên những cơ sở chủ yếu như: số tiền bảo hiểm, số năm của một hợp đồng, tuổi của người được bảo hiểm, lãi suất kỹ thuật mà các doanh nghiệp BHNT dùng để tính phí. Tuy nhiên, phí BHNT luôn thay đổi theo thời gian. Bởi vì mỗi thời gian có xác suất rủi ro, chi phí quản lý, chi phí khai thác, lãi suất đầu tư v.v…cũng khác nhau. Ngoài những yếu tố trên, phí bảo hiểm nhân thọ còn phụ thuộc vào quy luật cạnh tranh, cung cầu trên thị trường. - Cạnh tranh và hợp tác luôn diễn ra trên thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng: Giống như các thị trường khác, trên thị trường bảo hiểm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng, thu lợi nhuận cũng diễn ra liên tục, gay go và quyết liệt. Cạnh tranh trên nhiều khía cạnh với nhiều thủ thuật, bởi lẽ sản phẩm bảo hiểm là không có bảo hộ bản quyền và dễ bắt chước cho nên các doanh nghiệp bảo hiểm thường tập trung vào kinh doanh các sản phẩm được thị trường chấp nhận bằng cách cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đó hơn các doanh nghiệp khác, bằng cách quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút khách hàng, bằng cách giảm phí, tăng tỷ lệ hoa hồng để giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường... Thực tế này được chứng minh rất rõ ở Việt Nam khi thị trường bảo hiểm chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia. Trên thị trường bảo hiểm, cùng với sự cạnh tranh là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Cạnh tranh càng mạnh thì hợp tác càng phát triển. Hợp tác thường diễn ra giữa các doanh nghiệp lớn có thế mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau... Hợp tác có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn để tăng sức mạnh, đảm bảo an toàn trong cạnh tranh và thêm đồng minh trong cạnh tranh. Hợp tác còn
  20. là nhu cầu đối với những thị trường bảo hiểm mới hình thành và phát triển trước thị trường thế giới đã ổn định và hợp tác cũng là xu hướng của hội nhập và toàn cầu hoá. - Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ luôn thay đổi: Thị phần BHNT là tỷ lệ phần trăm của mỗi doanh nghiệp BHNT chiếm lĩnh trên thị trường. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng cao, sức cạnh tranh và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Nói đến thị phần là nói đến thị trường cạnh tranh không còn mang tính độc quyền. Trên thị trường các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội như nhau, doanh nghiệp nào giành được thị phần nhiều hơn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó tốt hơn trên mọi lĩnh vực. Trên thị trường BHNT thị phần của các doanh nghiệp luôn thay đổi do số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường thay đổi, do chiến lược kinh doanh thay đổi, như chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả... để giữ vững thị phần và giành giật thị phần của các doanh nghiệp khác hoặc mở rộng thị phần bằng việc tung ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp nhu cầu của xã hội với chất lượng cao, giá thành hạ. 1.2.2.2. Những đặc trưng riêng có của thị trường bảo hiểm nhân thọ Ngoài những đặc trưng chung giống các thị trường khác đã đề cập trên đây, thị trường BHNT còn có những đặc trưng riêng như sau: - Thị trường BHNT chịu sự tác động trực tiếp của những điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí và mức sống của các tầng lớp dân cư: Điều kiện kinh tế - xã hội phải kể đến đó là: Tốc độ tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; cơ cấu dân số v.v… Một khi kinh tế - xã hội phát triển thì trình độ dân trí sẽ ngày càng được nâng cao và mức thu nhập của người dân sẽ ngày càng được cải thiện và chỉ có như vậy mới phát sinh nhu cầu BHNT. Abraham Maslow - một nhà tâm lý học nổi tiếng đã đưa ra mô hình sắp xếp thứ tự các nhu cầu của con người như sau: Nhu cầu tự hoàn Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu giao tiếp xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2