LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của Đề tài<br />
Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp là một bộ phận của thị trường trái phiếu,<br />
là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển của nền kinh tế.<br />
Là một kênh huy động vốn tích cực cho các doanh nghiệp, Thị trường Trái phiếu<br />
doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường vốn. Mặt khác,<br />
việc huy động vốn bằng hình thức phát hành TPDN giúp các Doanh nghiệp giảm sự lệ<br />
thuộc vào hệ thống tín dụng ngân hàng, giảm được rủi ro khủng hoảng nợ cho hệ<br />
thống tài chính quốc gia.<br />
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam ra đời từ năm 1994, tuy nhiên<br />
đến nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là chưa phát triển<br />
đúng với tiềm năng. Chỉ một số ít các doanh nghiệp quan tâm tới việc phát hành trái<br />
phiếu đó là các tập đoàn, các tổng công ty lớn của nhà nước, các ngân hàng và các<br />
doanh nghiệp lớn đã niêm yết như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) , Ngân hàng<br />
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam<br />
(Vinashin)....Phần lớn các doanhg nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ<br />
chưa quan tâm tới việc phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư chỉ chủ yếu<br />
là đầu tư vào cổ phiếu, chỉ có một số các ngân hàng, các quỹ đầu tư quan tâm tới đầu<br />
tư vào trái phiếu. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do thi trường trái phiếu<br />
doanh nghiệp chưa phát triển, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, cở sở hạ tầng còn yếu,<br />
chưa có chính sách khuyến khích thị trường trái phiếu phát triển, nhận thức của doanh<br />
nghiệp và nhà đầu tư về trái phiếu và thị trường trái phiếu còn kém.<br />
Để giúp thị trường trái phiếu phát triển đúng với tiềm năng nền kinh tế, tạo ra<br />
một kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu cho nền kinh tế, góp phần tạo độ an<br />
toàn cho nền tài chính quốc gia cũng như thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế<br />
Việt Nam đến năm 2020, tác giả đã chọn đề tài:<br />
“Phát triển Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp tại Việt Nam”<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về Phát triển thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp.<br />
Hai là, đánh giá thực trạng Phát triển thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp tại<br />
Việt Nam<br />
<br />
ii<br />
<br />
Ba là, đưa ra các giải pháp Phát triển thị trường Trái phiếu Doanhg nhiệp tại<br />
Việt Nam<br />
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp<br />
Phạm vi nghiên cứu: Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 nay<br />
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật<br />
lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp logic và đặc biệt là phương<br />
pháp thống kê.<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu Luận văn được chia làm ba chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Phát triển Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp tại Việt Nam<br />
Chương 3: Giải pháp phát triển Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp tại Việt Nam<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ<br />
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP<br />
1.1. Khái quát về Trái phiếu Doanh nghiệp<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho<br />
người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong<br />
một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.<br />
Người phát hành trái phiếu là doanh nghiệp thì trái phiếu được gọi là Trái phiếu<br />
Doanh nghiệp, Người phát hành trái phiếu là Chính phủ thì trái phiếu được gọi là Trái<br />
phiếu Chính phủ, Người phát hành trái phiếu là Chính quyền địa phương thì trái phiếu<br />
được gọi là Trái phiếu Chính quyền địa phương.<br />
1.1.2. Đặc trưng trái phiếu doanh nghiệp<br />
<br />
iii<br />
<br />
Xét trên giác độ nhà đầu tư<br />
-<br />
<br />
Kỳ hạn trái phiếu<br />
<br />
-<br />
<br />
Quyền sở hữu đối với DN phát hành<br />
<br />
-<br />
<br />
Thu nhập từ TPDN<br />
<br />
-<br />
<br />
Thứ tự phân chia lợi nhuận và giá trị thanh lý tài sản khi DN phá sản<br />
<br />
Xét trên giác độ Doanh nghiệp<br />
-<br />
<br />
Lãi vay chưa trả là khoản nợ của DN<br />
<br />
-<br />
<br />
Lãi vay được tính và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
<br />
1.1.3. Phân loại trái phiếu doanh nghiệp<br />
-<br />
<br />
Phân loại theo thời hạn trái phiếu<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của tổ chức phát hành<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân loại theo hình thức trái phiếu<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân loại theo tính chất của trái phiếu<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân loại theo cách xác định lãi suất trái phiếu<br />
<br />
1.2. Khái quát về Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp<br />
1.2.1. Khái niệm và phân loại thị trường Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp<br />
1.2.1.1. Khái niệm<br />
<br />
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một bộ phận của thị trường Trái phiếu, là<br />
một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho các DN trong nền<br />
kinh tế. Đây là thị trường thực hiện giao dịch, mua, bán các loại trái phiếu do DN phát<br />
hành.<br />
1.2.1.2. Phân loại<br />
<br />
-<br />
<br />
Thị trường thứ cấp<br />
<br />
-<br />
<br />
Thị trường sơ cấp<br />
<br />
1.2.2. Mối quan hệ giữa Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp với sự phát triển<br />
kinh tế - xã hội<br />
1.2.1.1. Đối với nền kinh tế<br />
Thị trường TPDN là một kênh huy động vốn trung và dài hạn để tài trợ cho hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh, hoạt động mở rộng sản xuất của nền kinh tế<br />
<br />
iv<br />
<br />
Thị trường TPDN phát triển giúp thị trường vốn đa dạng hóa hàng hóa, giúp giảm bớt<br />
rủi ro cho hệ thống ngân hàng, làm giảm chi phí vốn cho nền kinh tế.<br />
1.2.1.2. Đối với Doanh nghiệp<br />
Với tư cách là nhà phát hành, sự ra đời và phát triển của thị trường TPDN, giúp các<br />
DN có thêm một kênh huy động vốn hiệu quả, ngoài những kênh huy động vốn truyền<br />
thống là tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại<br />
1.2.1.3. Đối với nhà đầu tư<br />
Thị trường TPDN tạo cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội lựa chọn để đa dạng hóa các<br />
loại tài sản trên danh mục đầu tư của mình.<br />
1.2.3. Các chủ thể tham gia Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp<br />
-<br />
<br />
Nhà phát hành<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhà đầu tư<br />
<br />
-<br />
<br />
Các tổ chức trung gian tài chính và hỗ trợ giao dịch<br />
<br />
-<br />
<br />
Các Cơ quan quản lý có liên quan đến thị trường TPDN<br />
<br />
1.2.4. Các phương thức phát hành, hình thức giao dịch và các nghiệp vụ trên thị<br />
trường trái phiếu doanh nghiệp<br />
Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp: Phát hành riêng<br />
lẻ, phát hành ra công chúng<br />
Các hình thức giao dịch trên thị trường thứ cấp: Giao dịch trên thị trường tập trung,<br />
Giao dịch trái phiếu trên thị trường phi tập trung (OTC)<br />
1.3. Phát triển Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp<br />
1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp<br />
Sự phát triển của thị trường TPDN được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:<br />
Quy mô vốn huy động, Số lượng các doanh nghiệp tham gia phát hành trái phiếu, Sự<br />
đa dạng của các loại trái phiếu phát hành, Giá trị giao dịch, Tỷ lệ giá trị trái phiếu<br />
đang lưu hành trên GDP<br />
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh<br />
nghiệp<br />
<br />
v<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhân tố vĩ mô<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhân tố vi mô<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH<br />
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM<br />
2.1. Khái quát thị trường trái phiếu Việt Nam<br />
Thị trường trái phiếu ở Việt Nam bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính<br />
quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường TP Việt Nam, đang ở trong<br />
giai đoạn đầu, có quy mô nhỏ và chưa được chuẩn hóa. Hoạt động thị trường TP còn<br />
manh mún, kém hiệu quả. So với các nước trong khu vực, thị trường trái phiếu Việt<br />
Nam có cấu trúc và được tổ chức khá đơn giản, nhỏ về quy mô, nghèo nàn về sản<br />
phầm, kém về thanh khoản, không có tổ chức định mức tín nhiệm và hoạt động thiếu<br />
chuyên nghiệp. Hàng hóa giao dịch trên thị trường chủ yếu là TPCP<br />
- Trên thị trường phát hành, các nhà đầu tư tham gia chủ yếu là các ngân hàng thương<br />
mại, các tổ chức tài chính, ngoài trừ những DN phát hành trái phiếu cho cổ đông hiện<br />
hữu hoặc cho cán bộ công nhân viên<br />
2.2. Thực trạng phát triển Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam<br />
2.2.1. Cơ sở pháp lý của thị trường<br />
- Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về việc phát hành TPDN<br />
- Luật chứng khoán đã được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 29/6/2006 tại<br />
kỳ họp thứ 9 – Quốc hội khóa XI , có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 và Luật sửa đổi, bổ<br />
sung một số điều của Luật chứng khoán được thông qua ngày 24/11/2010 tại kỳ họp<br />
thứ 8 – Quốc hội khóa XII, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011<br />
Các văn bản quy chế hướng dẫn niêm yết và giao dịch cũng được ban hành theo quy<br />
định riêng từng sở giao dịch chứng khoán<br />
2.2.2. Thực trạng phát triển thị trường TPDN Việt nam<br />
2.2.2.1. Thực trạng thị trường sơ cấp<br />
- Quy mô phát hành, số đợt phát hành, số DN phát hành đã tăng theo các năm.<br />
<br />