intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

113
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nhận thức và vận dụng các quy luật, trong đó có quy luật xã hội là rất quan trọng, vì nó góp phần đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Trong các quy luật xã hội thì quy luật: "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất’’ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì đây là quy luật cơ bản, xuyên suốt, chi phối quá trình phát triển của xã hội loài người, và làm cho lịch sử nhân loại được hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Sự biến đổi của các loại hỡnh quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc nhận thức và vận dụng các quy luật, trong đó có quy luật xã hội là rất quan trọng, vì nó góp phần đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Trong các quy luật xã hội thì quy luật: "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất’’ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì đây là quy luật cơ bản, xuyên suốt, chi phối quá trình phát triển của xã hội loài người, và làm cho lịch sử nhân loại được hiện ra như quá trình lịch sử tự nhiên Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu những năm vừa qua, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các nước này đã vận dụng không đúng quy luật "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất”. Đối với nước ta, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta đã nôn nóng muốn có ngay quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta đã dùng sức mạnh của Nhà nước để xoá bỏ các loại hình quan hệ sản xuất khác; trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp, do đó, đã dẫn tới quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, xã hội. Sau những năm đổi mới, chúng ta đã nhận thức lại, vận dụng đúng đắn sáng tạo quy luật: "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất” và các quy luật khác. Chúng ta đã từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, bằng cách phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất, từ đó đã tạo ra bước ngoặt căn bản của đời sống xã hội trên đất nước ta.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta còn có những yếu kém, bất cập, quan hệ sản xuất còn có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Do đó, việc tiếp tục xây dựng, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất là hết sức cần thiết để giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản suất phát triển. Mặt khác, sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất luôn luôn bị quy định bởi sự phát triển của lực l ượng sản xuất. Ngày nay, sau một thời kỳ xây dựng, lực
  3. lượng sản xuất của ta đã có sự phát triển đáng kể (so với thời kỳ trước) cùng với xu thế của thế giới là toàn cầu hoá, hợp tác hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã tác động mạnh vào nước ta, làm bộc lộ nhiều mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, điều chỉnh quan hệ sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển làm cho n ước ta hoà nhập với xu thế của thời đại là hết sức cần thiết và cấp bách. Đất nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa, nghèo nàn, lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc chúng ta xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết song cũng rất khó khăn, phức tạp, vì con đường ta đi là chưa có tiền lệ, chúng ta phải vừa xây dựng vừa khai phá. Do đó, qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, chúng ta lại phải điều chỉnh quan hệ sản xuất để thúc đẩy lưc lượng sản xuất phát triển và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Bưởi vậy, việc nghiên cứu sự biến đổi quan hệ sản xuất ở nước ta là rất quan trọng nó góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Chính vì những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự biến đổi của các loại hỡnh quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên, cứu vận dụng quy luật: "Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất” trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là rất quan trọng. Do đó, trong thời gian vừa qua ở nước ta đã có nhiều các công trình, luận án, luận văn, tạp chí đề cập tới vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau. Các công trình nghiên cứu Đào Duy Tùng: “Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1994) đã khái quát các giai đoạn tiến hành cách mạng ở nước ta.
  4. GS Trần Xuân Trường: “Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam một số vấn đề lý luận cấp bách" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1996 ) đề cập tới một số vấn đề lý luận trong tình hình mới. PGS-TS Nguyễn Đức Bách: “Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (Nxb Lao động, Hà Nội năm 1998) đã xem xét về con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. GS.TS Lương Xuân Quỳ: “Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến công bằng xã hội” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002) đã đưa ra một số giải pháp để xây dựng quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ. Các luận án tiến sĩ. Những năm qua đã có một số luận án đề cập tới mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vận dụng vào một địa phương cụ thể như: Bùi Chí Kiên: “Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lâm Đồng" (Luận án tiến sĩ Triết học năm 1996). Trung Giang Vin: “Sự vận dụng qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Tây Nguyên" (Luận án tiến sĩ Triết học năm 1998). Nông Thị Mồng: “Xây đựng quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lạng Sơn" (Luận án tiến sĩ Triết học năm 2002). Một số luận án đề cập tới sự biến đổi của các yếu tố trong quan hệ sản xuất. Lê Thị Minh Hà: “Sự biến đổi các quan hệ sở hữu trong nông nghiệp dưới tác động của lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học năm 2002). Nguyễn Văn Ngọc: “Quan hệ biện chứng giữa các loại hình sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học năm 2002). Luận văn thạc sĩ.
  5. Đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như: Hoàng Xuân Bổng: “Suy nghĩ về sự tác động biện chứng của các yếu tố trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta” (Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995). Nguyễn Công Quyết: “Một số vấn đề nhận thức vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”(Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995). Trần Văn Dực: “Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995). Vũ Xuân Kính: “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" (Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995). Một số luận văn nghiên cứu về sự biến đổi của lực lượng sản xuất: Hoàng Trọng Khuê: “Một số vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn Thái Bình hiện nay” (Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995). Nguyễn Thị Quế: “ Yếu tố con người trong lực lượng sản xuất” (luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995). Các tạp chí: Những năm qua, đã có nhiều bài báo của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu đề cập tới mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản suất ở các khía cạnh khác nhau: Tô Huy Rứa: “Nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Tạp chí Cộng sản số 6 năm 2004). Lê Hữu Nghĩa: “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” (Tạp chí Triết học số 6 năm 2004). Đào Duy Quát: “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa” (Tạp chí Cộng sản số 6 năm 2003).
  6. Đức Vượng: “Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường” (Tạp chí Cộng sản số 34 năm 2004). Nguyễn Trọng Chuẩn: “Đổi mới quan niệm về chế độ sở hữu và ý nghĩa chiến lược của sự đổi mới đó đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Triết học số 12 năm 2004). Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về sự biến đổi của quan hệ sản xuất ở nước ta dưới sự tác động của lực lượng sản xuất. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu sự biến đổi quan hệ sản xuất ở nước ta, luận văn góp phần làm rõ về lý luận xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu sự biến đổi quan hệ sản xuất ở nước ta qua các thời kỳ dưới sự tác động của lực lượng sản xuất. - Nghiên cứu sự tác động của quan hệ sản xuất đến sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. - Đưa ra những phương hướng, giải pháp để xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đề cập tới vấn đề quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở nước ta trong thời kỳ từ 1954 trở lại đây, để từ đó xác định con đường phát triển các loại hình quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn.
  7. Luận văn vận dụng tổng hợp các nguyên tắc, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải các nội dung đặt ra, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp...v v. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn. - Luận văn góp phần tìm ra những vấn đề còn tồn tại của quan hệ sản xuất trong việc giải phóng lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. - Luận văn cũng góp phần vào việc xây dựng quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. - Luận văn góp phần nâng cao nhận thức về lý luận hình thái kinh tế- xã hội và vai trò của quan hệ sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, các trường Chính trị và những người quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 4 tiết.
  8. Chương 1 Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất ở Việt Nam trong những năm qua 1.1. Quan hệ sản xuất và sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất ở nước ta thời kỳ trước đổi mới 1.1.1. Quan hệ sản xuất và những yếu tố tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất * Khái niệm quan hệ sản xuất: C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, Người cho rằng: tiền đề đầu tiên của sự tồn tại của con người và cũng là tiền đề của lịch sử là: "sản xuất vật chất". Thông qua việc nghiên cứu quá trình sản xuất vật chất của xã hội qua các giai đoạn lịch sử của nó, C.Mác đã phát hiện ra quy luật nội tại chi phối sự vận động, phát triển của xã hội. Trong những quy luật xã hội thì quy luật: " Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất" là quy luật cơ bản, chung nhất, chi phối sự vận động của các hình thái kinh tế xã hội - xã hội cũng như sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Để tiến hành sản xuất vật chất thì con người phải tiến hành quan hệ song trùng; một mặt con người phải quan hệ với giới tự nhiên, biểu hiện của mối quan hệ này là lực lượng sản xuất, mặt khác con người phải quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất, đó là quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất là hai mặt của một quá trình sản xuất, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó lực lượng sản xuất qui định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất cũng có sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không thể tiến hành một cách đơn lẻ, riêng rẽ mà phải liên kết với nhau, nương tựa vào nhau, hợp sức với nhau để có sức mạnh lớn hơn thì mới chinh phục được giới tự nhiên. Đó chính là quan hệ sản xuất.
  9. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người được hình thành một cách tất yếu, khách quan trong sản xuất vật chất. Nó được biểu hiện trên ba mặt đó là: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định, vì nó quy định bản chất của quan hệ sản xuất, quyết định mục đích, hình thức tổ chức, phương thức quản lý và quyết định cả việc phân phối sản phẩm làm ra. Do vậy, quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của quan hệ sản xuất. Trong mối quan hệ giữa quan hệ sở hữu với lợi ích kinh tế thì quan hệ sở hữu là cái bên trong, được biểu hiện ra ngoài thông qua lợi ích. Lợi ích kinh tế là biểu hiện gần gũi nhất của quan hệ sở hữu. Bởi vì, lợi ích kinh tế của mỗi người, mỗi tập đoàn người, mỗi giai cấp cũng như vai trò của họ trong một hệ thống sản xuất vật chất được quy định trước hết do mối quan hệ của họ đối với việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. Trong xã hội, giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, thì giai cấp đó nắm quyền chi phối xã hội đồng thời nắm quyền thống trị xã hội. Quan hệ sở hữu quyết định hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh, thông qua đó, nó quyết định hệ thống lợi ích kinh tế của các giai cấp khác nhau trong xã hội. Trong xã hội tư bản giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu nên có quyền chi phối hệ thống quản lý sản xuất, do đó quyết định lợi ích của tất cả các giai cấp khác trong xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã có hai hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất đó là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Cùng với sự phát triển của sản xuất, của phân công lao động thì các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất ngày càng trở lên đa dạng. Trong các chế độ xã hội dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất thì mọi thành viên đều bình đẳng trong tổ chức lao động và phân phối sản phẩm. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất tồn tại ở xã hội công xã nguyên thuỷ và xã hội công sản chủ nghĩa. Việc thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là tiền đề cho việc tổ chức quản lý và các hoạt động khác được thực hiện bình đẳng.
  10. Xã hội loài người đã có ba loại hình sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất: Sở hữu tư nhân trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sở hữu phong kiến và sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Đối với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể là hai hình thức sở hữu cơ bản giữ vai trò định hướng sự phát triển của các hình thức sở hữu khác trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, thích ứng với một kiểu quan hệ sở hữu là một chế độ tổ chức và quản lý sản xuất nhất định. Trong các xã hội mà nền sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thì người sở hữu tư liệu sản xuất cũng là người quản lý sản xuất, là kẻ bóc lột, còn người lao động không có tư liệu sản xuất là người bị quản lý và bị bóc lột. Tuy phụ thuộc vào quan hệ sở hữu về liệu sản xuất, nhưng quan hệ tổ chức quản lý cũng có vai trò rất quan trọng và tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu. Ngay cả khi chế độ sở hữu chưa có gì thay đổi nhưng nếu có một phương thức quản lý thích hợp thì sản xuất vẫn có bước phát triển. Trong nhiều trường hợp nó là yếu tố quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ và hiệu quả kinh tế. Khi lợi ích người lao động mâu thuẫn với chủ sở hữu và quản lý thì quan hệ tổ chức, quản lý mang nặng tính chất thống trị chuyên chế, cưỡng ép. Nếu quan hệ tổ chức quản lý được điều chỉnh, mâu thuẫn được tháo gỡ thì quan hệ giữa chủ sở hữu, nhà quản lý và công nhân mang tính hợp tác dân chủ hơn. Do vậy, có thể khai thác tính chủ động sáng tạo của người lao động, khi không có một hệ thống quản lý phù hợp thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại quan hệ sở hữu. Thực tế cho thấy, các công ty bị vỡ nợ, phá sản nhiều khi không phải do công nghệ bị tụt hậu mà do chưa thiết lập được một quan hệ quản lý phù hợp, cũng có những công ty chỉ được trang bị công nghệ trung bình nhưng làm ăn phát đạt là nhờ có một hệ thống quản lý thích hợp. Vì thế, trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta, vấn đề đặt ra là không những cần phải xây dựng được một cơ cấu sở hữu hợp lý mà còn phải thiết lập được một hệ thống tổ chức quản lý hữu hiệu. Quan hệ phân phối là một mặt cấu thành của quan hệ sản xuất. Trong quá trình sản xuất, quan hệ phân phối là cách thức phân chia kết quả sản xuất cho những n gười tham gia vào quá trình đó, việc phân phối sản phẩm phụ thuộc vào quan hệ của họ đối với tư
  11. liệu sản xuất. Do hình thức sở hữu rất đa dạng nên phương thức phân phối cũng rất phức tạp. Trong các chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì quan hệ phân phối là bất bình đẳng. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác nhau, Adam Smit chỉ ra ở xã hội t ư bản, người nông dân hưởng tiền công của họ do sở hữu sức lao động. Địa chủ hưởng địa tô, do sở hữu ruộng đất, tư bản hưởng lợi nhuận, do sở hữu tư liệu sản xuất. Điều đó có nghĩa là việc phân phối được tính theo các yếu tố của chi phí sản xuất và xác định qua giá cả thị trường. Trong khi đó, Mác chỉ ra cách phân phối mà ở đó tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do bóc lột sức lao động của công nhân. Quan hệ phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu mà còn có sự tác động trở lại quan hệ sở hữu. Lịch sử loài người từ khi có sự phân chia giai cấp là lịch sử của đấu tranh giai cấp vì cách thức phân phối bất bình đẳng. Các cuộc đấu tranh đó xét đến cùng là để giải quyết mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất. Trong ba nội dung cơ bản trên của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định, nó chi phối các mặt khác của quan hệ sản xuất. Khi chế độ sở hữu thay đổi thì hình thức quản lý và phương thức phân phối cũng thay đổi theo. Mặt khác, quan hệ tổ chức quản lý đưa đối tượng sở hữu vào quá trình vận động và qua đó nó giải quyết các quan hệ lợi ích đảm bảo quyền sở hữu trên thực tế. Ngược lại, việc phân phối sản phẩm là động lực cho sự vận hành của quản lý và là động lực của các chủ sở hữu. Những vấn đề trên đây là cơ sở lý luận để chúng ta điều chỉnh và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển theo quy luật khách quan. Tuy nhiên, trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, quan hệ sản xuất thường tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau như: quan hệ sản xuất đóng vai trò chủ đạo, chi phối, quy định bản chất của mỗi hình thái kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn của lịch sử. Các quan hệ sản xuất mang tính tất yếu nhưng không đóng vai trò chi phối mà chỉ bổ sung làm cho nền kinh tế phát triển đa dạng phong phú. Quan hệ sản xuất tàn dư, nó sẽ mất
  12. dần cùng với sự hình thành phát triển của nền kinh tế mới. Quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai thể hiện xu hướng phát triển của nền kinh tế sang giai đoạn cao hơn. Điều này đã được lịch sử chứng minh, chẳng hạn: trong xã hội phong kiến, thì quan hệ sản xuất phong kiến biểu hiện thành quan hệ địa chủ - nông nô. Đây là quan hệ sản xuất chủ đạo, bên cạnh đó còn có quan hệ sản xuất tàn dư của chế độ thị tộc, bộ lạc mà cơ sở của nó là chế độ sở hữu đất công làng xã, hay còn tồn tại các nô tỳ vừa phục vụ trong các gia đình quý tộc phong kiến, vừa tham gia sản xuất như những người nô lệ. Cùng với sự phát triển của sản xuất phong kiến, mầm mống của sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng đã dần dần xuất hiện, làm cơ sở cho sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong thực tế, các loại hình quan hệ sản xuất không tồn tại biệt lập mà có sự tác động lẫn nhau, liên kết với nhau dưới nhiều hình thức muôn vẻ, để tạo thành cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế - xã hội nào đó. ở nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình quan hệ sản xuất khách nhau, nó do trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta quy định. Do bản chất khác nhau của các loại hình quan hệ sản xuất, chúng vừa thống nhất, tương hợp lẫn nhau, vừa mâu thuẫn, xung đột với nhau. Điều đó tác động đến xu hướng vận động của cả hình thái kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ. Do vậy, việc xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta muốn trở thành hiện thực phải xây dựng, củng cố được vai trò chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở sở hữu toàn dân và tập thể. Tóm lại: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Nó bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối sản phẩm. Trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định các quan hệ khác, hai quan hệ kia cũng có sự tác động trở lại, chúng có thể củng cố, phát triển quan hệ sở hữu, cũng có thể làm xói mòn, biến dạng quan hệ sở hữu, do đó không được tuyệt đối hoá một quan hệ nào, mà phải thấy được quan hệ biện chứng giữa chúng. Khuynh hướng của sản xuất vật chất là luôn luôn vận động và phát triển, do đó quan hệ sản xuất cũng luôn có sự vận động và phát triển. Sự vận động, biến đổi của
  13. quan hệ sản xuất không chỉ diễn ra trong một hình thái kinh tế - xã hội mà còn diễn ra trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Quan hệ sản xuất là quan hệ vật chất, nó mang tính khách quan và t ương đối ổn định, sự hình thành phát triển của nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà do sự quy định của nhiều yếu tố khác nhau. * Những yếu tố quy định sự biến đổi của quan hệ sản xuất. Trong lịch sử nhân loại, quan hệ sản xuất luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi của phương thức sản xuất. Sự biển đổi của quan hệ sản xuất được quy định bởi nhiều nhân tố khác nhau, ở đây chúng ta chỉ đi vào những nhân tố chủ yếu. - Lực lượng sản xuất: Điểm xuất phát nghiên cứu của C.Mác là sản xuất vật chất, bởi vì lao động sản xuất là đặc trưng riêng của con người. Vượt qua tất cả các nhà triết học trước đó, Mác đã phát hiện ra những quy luật của lịch sử từ một sự thật đơn giản đó là: "con người trước hết phải ăn, uống, ở và mặc đã, rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo" [54, tr.500]. Để tiến hành sản xuất con người phải quan hệ với giới tự nhiên. Mối quan hệ đó được biểu hiện dưới dạng lực lượng sản xuất. Nhưng con người chỉ có thể tiến hành sản xuất có hiệu quả khi liên kết với nhau, hợp sức với nhau lại thì mới chinh phục được giới tự nhiên. Quan hệ giữa những con người với nhau trong quá trình sản xuất biểu hiện thành quan hệ sản xuất, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là kết quả hoạt động của con người, song bản thân mối quan hệ đó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà tuân theo những quy luật khách quan. Đó là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật này đã chi phối sự phát triển xã hội loài người và góp phần làm cho quá trình phát triển ấy trở thành một quá trình lịch sử - tự nhiên.
  14. Sản xuất vật chất của xã hội không ngừng biến đổi và phát triển. Sự phát triển đó bao giờ cũng bắt đầu từ lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất do con người sáng tạo ra nhưng nó tồn tại một cách khách quan ngoài ý muốn của con người, bởi vì: Thứ nhất, lực lượng sản xuất không phải chỉ do một cá nhân sáng tạo ra nó là sản phẩm tổng hợp của sự hợp tác và phân công lao động của cả cộng đồng tạo ra. Sự hợp tác và phân công ấy không lệ thuộc vào ý muốn của ai mà là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Mác viết: Lực lượng xã hội, lực lượng sản xuất được nhân lên gấp bội và ra đời từ sự hợp tác và sự phân công lao động quy định cho những cá nhân khác nhau - xuất hiện trước những cá nhân ấy, không phải như một lực lượng kết hợp của bản thân họ, vì bản thân sự kết hợp đó không phải là tự nguyện, mà là tự nhiên và xuất hiện như một lực lượng xa lạ, ở bên ngoài họ, lực lượng mà bản thân họ cũng chẳng biết từ đâu đến và sẽ đi đâu, lực lượng mà do đó họ không thể chế ngự được và trái lại, lực lượng ấy hiện đang trải qua một chuỗi đặc biệt những giai đoạn và nhiều trình độ phát triển chẳng những độc lập với ý chí và hành động của loài người mà còn điều khiển ý chí và hành động ấy [50, tr.49]. Thứ hai, mỗi người mỗi thế hệ không thể tự lựa chọn lực lượng sản xuất cho mình mà kế thừa một cách tự nhiên những lực lượng sản xuất do thế hệ trước để lại dù anh ta có thích hay không: "con người không được tự do trong việc lựa chọ lực lượng sản xuất của mình... bưởi vì mọi lực lượng sản xuất đều là lực lượng được tạo ra, đều là sản phẩm của hoạt động trước đó" [57, tr.657]. Lực lượng sản xuất phát triển trong một dòng chảy liên tục, sự biến đổi của lực lượng sản xuất bao giờ cũng bắt nguồn từ người lao động. Người lao động vừa là người không ngừng sáng tạo ra các công cụ lao động mới, vừa là người sử dụng công cụ lao động để đạt lợi ích của mình, do đó người lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định trong tư liệu sản xuất là công cụ lao động, công cụ lao động là yếu tố nối dài khí quan của con người trong quá trình cải tạo giới tự nhiên. Công cụ
  15. lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất quyết định sự phát triển của tư liệu sản xuất. Sự phát triển về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất kéo theo sự phát triển của quan hệ sản xuất. Nguyên nhân sâu xa là do con người không bao giờ thoả mãn với những cái đã có, luôn luôn nẩy sinh nhu cầu mới cao hơn, để thoả mãn nhu cầu mới, con người đã sáng tạo ra nhiều công cụ mới để chinh phục tự nhiên, tích luỹ kinh nghiệm, sáng kiến, nâng cao trình độ của người lao động. Do đó lực lượng sản xuất không ngừng phát triển trước hết là công cụ lao động. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó lại làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là một yêu cầu khách quan. Nghiên cứu sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất ta cần lưu ý: - Sự phù hợp này do yêu cầu của lực lượng sản xuất đặt ra, phải lấy lực lượng sản xuất làm tiêu chuẩn và nhằm đáp ứng các yêu cầu của lực lượng sản xuất. - Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là sự phù hợp xác định. Mác khẳng định mỗi giai đoạn mới của phân công lao động cũng quy định những quan hệ giữa cá nhân với nhau, căn cứ vào quan hệ của họ với tư liệu lao động, công cụ lao động và sản phẩm lao động. - Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất có nghĩa là quan hệ sản xuất tạo điều kiện, địa bàn rộng rãi thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là sự phù hợp của những mặt đối lập có sự mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ, lực lượng sản xuất là yếu tố động, luôn phát triển do con người của mỗi thế hệ được kế thừa lực lượng sản xuất của thế hệ trước để lại và không ngừng hoàn thiện, sáng tạo thêm nhiều lực lượng sản xuất mới, trong khi đó quan hệ sản xuất lại tương đối ổn định. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức. Lực lượng sản xuất
  16. là nội dung của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó, nội dung thường xuyên biến đổi còn hình thức lại có tính ổn định tương đối. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức nào đó thì quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa, mâu thuẫn giữa chúng trở nên gay gắt, lúc đó. Mác viết "từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất - những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu một thời đại mới của một cuộc cách mạng xã hội" [53, tr.607]. Khi mâu thuẫn đến cực điểm, tất yếu dẫn tới đòi hỏi phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với nó. Quan hệ sản xuất mới lại thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và giữa chúng lại nảy sinh mâu thuẫn, để rồi đến một lúc nào đó quan hệ sản xuất mới lại bị thay thế bằng một quan hệ sản xuất khác. Cứ như vậy, tình trạng phù hợp - không phù hợp - rồi lại phù hợp đan xen nhau, chuyển hoá lẫn nhau diễn ra trong suốt quá trình vận động, biến đổi, tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự phù hợp, thống nhất của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là tạm thời, mâu thuẫn giữa chúng là liên tục và xuyên suốt quá trình sản xuất vật chất chất. Quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa chúng là động lực khách quan thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển không ngừng để thiết lập một sự phù hợp mới cao hơn, hoàn bị hơn. Phát hiện ra quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một cống hiến khoa học vĩ đại của C. Mác. Phát hiện này cho chúng ta thấy tính quy luật của sự hình thành, phát triển quan hệ sản xuất bao giờ cũng do trình độ của lực lượng sản xuất qui định, nhưng đến lượt nó quan hệ sản xuất lại có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là cơ sở lý luận quan trọng, để chúng ta đổi mới, cải tiến các hình thức sở hữu, hình thức tổ chức quản lý và phương thức phân phối ở nước ta hiện nay.
  17. Sự biến đổi của quan hệ sản xuất không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn do nhiều yếu tố tác động làm biến đổi quan hệ sản xuất như: điều kiện chính trị, lịch sử, truyền thống điều kiện quốc tế và điều kiện tự nhiên. - Sự tác động của các nhân tố:chính trị, truyền thống, quốc tế, điều kiện địa lý tự nhiên đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất. Nhân tố chính trị Trong thời đại hiện nay, nhân tố làm biến đổi quan hệ sản xuất còn là nhân tố chính trị nó bao gồm thể chế chính trị và vai trò của người lãnh đạo. Theo quy luật thì quan hệ kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với chính trị, nhưng chính trị cũng có sự tác động trở lại đối với kinh tế. Trong nhiều trường hợp thể chế chính trị có sự tác động to lớn đối với quan hệ sản xuất. Chẳng hạn, công cuộc cải tổ, cải cách đã diễn ra ở một loạt nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác. Điều kiện để cải tổ, cải cách thành công một mức độ rất lớn tuỳ thuộc bởi nhân tố chính trị và tính năng động của người lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở mỗi quốc gia đó. Vấn đề là phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp một cách sáng tạo với thực tế sinh động của nước mình. Công cuộc cải tổ, cải cách đã đưa lại nhiều biến đổi trong quan hệ sản xuất. Do tác động của thể chế chính trị, cơ cấu sở hữu ở các nước khác nhau đều có nhiều biến đổi khác nhau. Ngay cả ở các nước tư bản tỷ lệ % các hình thức sở hữu cũng khác nhau, phụ thuộc vào chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ, do đó tạo ra những nét khác nhau của các nước tư bản. yếu tố truyền thống ở mọi thời điểm lịch sử nhất định, di sản truyền thống do lịch sử để lại bao giờ cũng bao hàm những yếu tố tích cực và hạn chế. Mâu thuẫn đó tồn tại đan xen, tác độn g đến sự biến đổi của thể chế kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Truyền thống có ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn chiến lược và các giải pháp phát triển quan hệ sản xuất, nhất là đối với những nước đang trong giai đoạn chuyển đổi
  18. mô hình sang kinh tế thị trường, trong đó có nước ta. Xây dựng bất kỳ một thể chế kinh tế - xã hội đều phải dựa trên mảnh đất văn hoá truyền thống làm nền tảng. Sự phát triển của quan hệ sản xuất suy cho cùng là phụ thuộc vào lực lượng sản xuất và sự biến đổi của các giá trị văn hoá, chỉ có dựa trên những yếu tố vật chất và tinh thần làm cơ sở thì thể chế kinh tế mới được đặt trên mảnh đất hiện thực. Quá trình biến đổi của văn hoá, truyền thống văn hoá đã sản sinh ra hệ thống giá trị và các thang giá trị đạo đức quy định hành vi ứng xử và tư duy của con người, từ đó trở thành cơ sở của sự phát triển các tư duy kinh tế. Vì thế, tác động của truyền thống tạo nên những biến đổi làm cho quan hệ sản xuất ở những nước này khác nước kia, nền kinh tế của nước này khác nước khác. Như vậy, yếu tố truyền thống là một tác nhân quan trọng góp phần vào sự biến đổi của quan hệ sản xuất ở mỗi quốc gia, tạo nên nét đặc thù trong sự phát triển của nền kinh tế, là cơ sở góp phần vào sự phát triển phong phú, đa dạng của các quốc gia. Nhân tố quốc tế Trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới, quan hệ giữa nhân loại - dân tộc là quan hệ giữa phổ biến và đặc thù. Chính dưới ảnh hưởng của các chỉnh thể - lịch sử mà có sự khác biệt trong quá trình phát triển quan hệ sản xuất ở các quốc gia. Điều này xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình tồn tại, vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng. Chỉ dựa trên cơ sở phân tích lý giải so sánh chúng ta mới có thể lý giải được sự khác biệt trong quá trình phát triển của quan hệ sản xuất ở các quốc gia chẳng hạn: nước Mỹ bỏ qua quan hệ sản xuất phong kiến là do ảnh hưởng của điều kiện quốc tế quy định. Việt Nam trước đây chỉ tồn tại hai loại hình sở hữu là sở hữu toàn dân và tập thể. Một mặt là do nhận thức sai lầm của chúng ta, mặt khác là sự tác động của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, Việt Nam phát triển đa dạng hoá các loại hình quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là do ảnh hưởng lực lượng sản xuất của thế giới phát triển mạnh mẽ mang tính chất quốc tế hoá, tạo điều kiện cho ta có thể hội nhập, đi tắt đón đầu.
  19. Nhân tố quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự biến đổi của quan hệ sản xuất, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá, quốc tế hoá hiện nay. Điều kiện tự nhiên Điều kiện địa lý tự nhiên tuy không phải là nhân tố quyết định nhưng nó có vai trò quan trọng góp phần vào sự biến đổi của quan hệ sản xuất trong quá trình phát triển của các quốc gia. Nhiều hiện tượng sẽ không thể cắt nghĩa được nếu không căn cứ vào điều kiện địa lý tự nhiên. Chẳng hạn, ngày nay vẫn còn có bộ lạc sinh sống theo lối nguyên thuỷ như người La Hủ ở miền núi phía Bắc Việt Nam hoặc những bộ tộc ở th ượng lưu sông Amadôn, tất cả điều đó chỉ có thể lý giải là do tác động của điều kiện địa lý tự nhiên. Hoàn cảnh địa lý khó khăn đã ngăn trở sự giao lưu của những bộ lạc này với cuộc sống hiện đại, những dãy núi cao, những cánh rừng bạt ngàn đã cô lập họ với xã hội hiện đại và bảo vệ cho lối sống nguyên thuỷ hầu như còn nguyên vẹn. Sự vận động của quan hệ sản xuất chịu sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, ở mỗi quốc gia thì sự vận động có sự tương đồng khác biệt. Sự khác biệt do nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện tự nhiên, điều kiện quốc tế, nhân tố chính trị truyền thống. Những nhân tố này là nguyên nhân tạo nên nét đặc thù trong sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố quyết định cho sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất là do trình độ của lực lượng sản xuất quy định. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận thực tiễn hết sự to lớn đối với việc đổi mới quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 1.1.2. Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản ở nước ta thời kỳ trước đổi mới (1954 -1986) Năm 1954, sau hiệp định Giơ - ne - vơ, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc. Từ đó, hai miền thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau: miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  20. Từ 1954 - 1957, nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc là tập trung khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ này đất nước ta duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước. Chính sự đa dạng hóa các loại hình quan hệ sản xuất như vậy, đã làm cho quan hệ sản xuất ở nước ta phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, nhờ vậy đã huy động được tiềm năng của dân tộc, chỉ trong một thời gian ngắn nền kinh tế đã được khôi phục vượt mức trước chiến tranh: "năm 1957 giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tăng 299,9% so với năm 1939. Giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân trong 3 năm (1955 - 1971) tăng 10%, năng suất đạt 18 tạ/ha, bình quân lương thực/ đầu người năm1957 đạt 329kg” [74, tr.12]. Chính sách đúng đắn của Đảng - Nhà nước về xây dựng quan hệ sản xuất thời kỳ đó đã thực sự tôn trọng quy luật kinh tế khách quan, thực chất là phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất, từ đó thúc đẩy sản xuất ở nước ta phát triển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, của mô hình kế hoạch hóa tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa và do nhận thức thời kỳ đó cho rằng sản xuất nhỏ hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản, nên các thành phần kinh tế đã không được khuyến khích phát triển. Năm 1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng đã xác định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó, chúng ta đã tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất với mục tiêu là xóa bỏ các loại hình quan hệ sản xuất khác chỉ cho phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa " đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa" [14, tr.79]. Đó là biểu hiện của tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí trong khi đất nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu sản xuất nhỏ là phổ biến, lực lượng sản xuất hết sức thấp kém:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1