intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vượng Phát

Chia sẻ: Lê Minh Chiến Chiến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:43

295
lượt xem
111
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật tiến bộ của loài người. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nền kinh tế để phù hợp và thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vượng Phát

  1. Luận văn Tăng cƣờng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vƣợng Phát 
  2. MỤC LỤC CHƢƠNG I ........................................................................................................................................ 10 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ................................ 10 CHƢƠNG II....................................................................................................................................... 18 II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TNDN CỦA CÔNG TY: ........................................ 18 III. SỐ LIỆU THU THẬP 3 NĂM (2008-2009-2010): ................................................................ 24 IV. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TNDN VÀO CÁC YẾU TỐ: ................................. 35 V. NHẬN XÉT VIỆC THỰC HIỆN THUẾ TNDN CỦA CÔNG TY SO VỚI LÝ THUYẾT: ......................... 37
  3. LỜI NÓI ĐẦU - Việt Nam đang đi trên con đƣờng đổi mới sau khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật tiến bộ của loài ngƣời. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nền kinh tế để phù hợp và thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới. Trong công cuộc cải cách đó, cải cách và hiện đại hóa ngành thuế luôn đƣợc Việt Nam và các quốc gia đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển bền vững và ổn định lâu dài về mọi mặt của mỗi quốc gia. - Thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng VI (năm 1986), trong những năm qua hệ thống chính sách thuế của nƣớc ta đã đƣợc cải cách một cách căn bản. Bắt đầu từ năm 1990, cải cách thuế giai đoạn I đƣợc thực hiện với nội dung cơ bản là ban hành một hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất trong cả nƣớc và cho mọi thành phần kinh tế. Từ năm 1997, cải cách thuế giai đoạn II đƣợc đánh dấu bằng việc ban hành thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và các luật thuế liên quan khác nhằm làm cho hệ thống chính sách thuế phù hợp với kinh tế thị trƣờng đã và đang hình thành ở nƣớc ta. - Việc cải cách hệ thống chính sách thuế ở nƣớc ta đã mang lại kết quả bƣớc đầu khả quan. Tuy nhiên, thời gian qua nƣớc ta mới tập trung nhiều vào cải cách hệ thống chính sách thuế, khâu tổ chức thực hiện tuy có đƣợc tiến hành đồng thời nhƣng chƣa tƣơng xứng nên kết quả của quản lý nhà nƣớc về thuế còn bị hạn chế. Các sắc thuế trực thu còn bao hàm nhiều chính sách kinh tế xã hội khác nên quản lý thuế trực thu luôn phức tạp hơn nhiều so với quản lý thuế gián thu với các sắc thuế trực thu thì sự hạn chế này thể hiện khá rõ nét. - Luật thuế doanh nghiệp bao gồm các văn bản chính dƣới đây về thuế thu nhập doanh ngiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc việt, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, hóa đơn, luật quản lý thuế…., đã đƣợc áp dụng và thực thi tại Công ty TNHH Vƣợng Phát.
  4. - Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, Tôi xin chọn đề tài "Tăng cƣờng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vƣợng Phát ” làm chuyên đề tốt nghiệp. Trên cơ cơ phân tích thực trạng quản lý thuế TNDN tại Công ty, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý thuế TNDN . - Kết cấu chuyên đề : Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề đƣợc viết thành 3 chƣơng: - Phần I: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Vƣợng Phát - Phần II: Nội dung Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vƣợng Phát . Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về xác định chí phí hợp lý để tính thuế tại Công ty.
  5. PHẦN MỘT GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VƢỢNG PHÁT I. Lịch sử hình thành và phát triển: - Công ty TNHH Vƣợng Phát đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 22 tháng 8 năm 2005 do sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP. Hồ Chí Minh cấp. - Tên giao dịch: VUONG PHAT CO,LTD - Vốn điều lệ 380.000.000 đồng. - Ngành nghề kinh doanh: - Mua bán các loại khí dùng trong ngành y tế,công nghiệp. - Mua bán ,lắp đặt:thiết bị,phụ tùng hệ thống dẫn khí oxy,nitơ.argon. - Khó khăn: + Do mới thành lập đội ngủ nhân viên chƣa có kinh nghiệm trong việc tìm nhà phân phối có uy tín trên thị trƣờng về chất lƣợng cũng nhƣ mẫu mã,bên khâu kỹ thuật cũng chƣa có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nên gặp rất nhiều khó khăn. + Một vài tháng đầu thành lập chỉ ký đƣợc một số hợp đồng với các bệnh viện,cơ sở cắt sắt,công ty cơ khí nhỏ ,chi phí đi tiếp thị ngoài thị trƣờng cao,hàng tồn kho nhiều nên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005 chỉ đạt đƣợc ở mức tƣơng đối. - Thuận lợi: Sau thời gian tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm về quản lý và phƣơng thức mua – bán hàng,cũng nhƣ bên bộ phận kỹ thuật ở nhiều ngƣời của ban Giám đốc cùng tập thể nhân viên trẻ vì vậy trong thời gian ngắn Công ty Vƣợng Phát từ một công ty có lƣợng khách nhỏ giờ đây trở thành nhà cung cấp có tên trên thị trƣờng đặc biệt là khí Oxy,CO2,Gas. Năm 2006 Công ty ký nhiều hợp đồng lớn với các bệnh viện và công ty cơ khí lớn không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nhƣ Long An,Bình Dƣơng …..
  6. Chức năng và nhiệm vụ: II. - Chức năng: Với bề dày lịch sử ngắn nhƣng với sự nổ lực và cố gắng hết sức mình, công ty từng bƣớc khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thƣơng trƣờng. - Nhiệm vụ: Cũng nhƣ các công ty thƣơng mại khác, Công ty Vƣợng Phát cũng phải xác định chiến lƣợc hoạt động của mình: + Căn cứ vào phƣơng án chỉ tiêu kế hoạch đề ra tăng cƣờng tìm nguồn hàng có chất lƣợng cao,giá rẻ để đáp ứng với nhu cầu sử dụng của khách hàng. + Quản lý và sử dụng tốt nguồn lao động, vật tƣ tài sản, tiền vốn của công ty, thực hiện mọi chính sách do Nhà nƣớc ban hành trong kinh doanh. + Chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên trong công ty, thƣờng xuyên tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn để có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, giỏi, lành nghề phục vụ có hiệu quả cho việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty. + Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định, cũng nhƣ vốn lƣu động. Cơ cấu quản lý bộ máy của Công ty: III. - Tổ chức bộ máy công ty hiện có tổng số 28 ngƣời. Với đội ngũ quản lý ít ỏi, để điều hành và quản lý công ty có hiệu quả đòi hỏi công ty phải có bộ máy tổ chức chặt chẽ với sự lãnh đạo có trình độ cao. - Từ những yêu cầu thực tế trong hoạt động kinh doanh, bộ máy tổ chức công ty đƣợc chia thành các phòng ban có chức năng và nhiệm vụ cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bộ máy tổ chức đƣợc thể hiện qua sơ đồ tổ chức sau: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
  7. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÕNG TỔ CHỨC PHÒNG GIAO PHÕNG KẾ TOÁN PHÒNG MUA HÀNG HÀNH CHÍNH NHẬN - Ban Giám đốc: Gồm 02 ngƣời.Giám đốc là ngƣời hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật của nhà nƣớc về toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Phó giám đốc phụ giúp cho Giám đốc, đƣợc Giám đốc phân công hay ủy quyền trong một số công tác chuyên môn cụ thể. - Phòng kế toán: Gồm 03 ngƣời. Có chức năng tham mƣu cho Giám đốc trong công tác quản lý tài chính, thực hiện các chế độ kế toán thống kê cho phù hợp với các chế độ, nguyên tắc của Nhà nƣớc, thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của công ty nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kế toán, kiểm tra hƣớng dẫn các bộ phận thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê, báo cáo quyết toán tài chính định kỳ, báo cáo lên cấp trên tình hình thực hiện kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh đúng thời hạn chính xác. Đồng thời, đƣa ra kế hoạch sử dụng tài chính sao cho hiệu quả nhất, tinh tế nhất. - Phòng mua hàng: Gồm 02 ngƣời. Tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng về hàng hoá , tham mƣu Giám đốc về các mặt hàng thiết yếu cần mua để bán, lên kế hoạch nhập hàng. Chịu trách nhiệm tìm các nhà sản xuất cung cấp hàng tốt. - Phòng giao nhận: Gồm 16 ngƣời. Hai ngƣời hực hiện công việc bán hàng và đi tìm đối tác. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xâm nhập thị trƣờng để có những phƣơng án bán hàng tốt nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho công ty. - Phòng Tổ chức-Hành Chính: 02 ngƣời có nhiệm vụ, tuyển chọn và chi trả lƣơng định kỳ và các thủ tục hành chính theo qui định pháp luật IV. Tổ chức công tác kế toán:
  8. KÊ TOÁN TRƢỞNG (KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP) KẾ TOÁN CÔNG NỢ, KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG - Kế toán trƣởng kiêm kế toán tổng hợp: là ngƣời giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán tại doanh nghiệp theo đúng chế độ. Tổ chức, phổ biến hƣớng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính kế toán do Nhà nƣớc qui định lập và giải trình. Đồng thời có nhiệm vụ tập hợp từ các báo cáo chi tiết để xác định doanh thu tiêu thụ,lập bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh và báo cáo kết quả kinh doanh vào cuối niên độ kế toán. Thƣờng xuyên tổ chức công tác thông tin nội bộ và hƣớng dẫn việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, kiểm tra và đối chiếu giữa các phần kế toán chi tiết. Cuối tháng, lập báo cáo thuế giá trị gia tăng và các khoản phải nộp ngân sách nhà nƣớc. - Kế toán công nợ và kế toán tiền lƣơng: Theo dõi tình hình thu - chi tiền mặt và thanh toán các khoản công nợ phải trả cho nhà cung cấp, phải trả nội bộ, các khoản phải nộp nhà nƣớc, ghi nhận tiền thanh toán của khách hàng. Hạch toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch lao động tiền lƣơng, quỹ lƣơng, tính lƣơng và các khoản phụ cấp theo các hình thức trả lƣơng áp dụng tại đơn vị, tính bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho công nhân viên. - Kế toán ngân hàng: Mở sổ theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gởi và tiền vay tại ngân hàng. Liên hệ và giao dịch với các ngân hàng, đối chiếu sổ tiền gởi, tiền vay với sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch vay vốn ngân hàng. - Kế toán kho: có nhiệm vụ xuất- nhập hàng hoá và bảo quản hàng trong kho, thƣờng xuyên kiểm tra lƣợng hàng tồn và ghi chép sổ chi tiết nhập xuất tồn ,báo cáo sổ nhập xuất tồn hằng ngày. Giới thiệu hệ thống tài chính tại công ty: Hệ thống báo cáo tài chính của công ty V. TNHH VƢỢNG PHÁT năm 2006 gồm có:
  9. - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính. PHẦN II NỘI DUNG
  10. CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm. - Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh HHDV sau khi đã trừ tri các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và TNCT của cơ sở SXKD. 2. Tác dụng. - Thuế TNDN đƣợc ban hành thay thế cho thuế doanh thu, cùng với việc ban hành Luật thuế GTGT đã trở thành hệ thống chính sách thuế đồng bộ đã khắc phục những hạn chế của thuế doanh thu trƣớc đây.
  11. - Thuế TNDN bao quát và điều tiết đƣợc tất cả các khoản thu nhập đã và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng của Nhà nƣớc. - Thông qua việc ƣu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nƣớc tiết kiệm vốn, để dành cho đầu tƣ phát triển SXKD. - Mặt khác việc đánh thuế TNDN nhằm từng bƣớc thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ trong nƣớc, giữa DNNN với DNTN, đảm bảo trong sản SXKD phù hợp với chủ trƣơng phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nƣớc ta. 3. Đối tƣợng nộp thuế. - Các tổ chức, cá nhân SXKD hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. a.Đối với các tổ chức, cá nhân. - Doanh nghiệp Nhà nƣớc bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nƣớc HĐKD và DNNN hoạt động công ích. - Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. - Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và bên nƣớc ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. - Công ty nƣớc ngoài và các tổ chức nƣớc ngoài HĐKD tại Việt Nam. - Công ty nƣớc ngoài và tổ chức nƣớc ngoài hoạt HĐKD ở Việt Nam không theo luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. - Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức SXKD hàng hoá, dịch vụ. - Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân và các tổ chức khác có SXKD hàng hoá. b.Đối với cá nhân trong nƣớc. - Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh, hộ cá thể. - Cá nhân hành nghề độc lập nhƣ : Bác sĩ, luật sƣ, kế toán, kiểm toán, hoạ sĩ. kiến trúc sƣ, nhạc sĩ và những ngƣời hành nghề độc lập khác. - Hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản có đầy đủ hai điều kiện: Giá trị sản phẩm hàng hoá trên 90 triệu đồng/ năm và thu nhập trên 60 triệu
  12. đồng trên/năm thì phần thu nhập nhập vƣợt trên 60 triệu đồng đó phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. - Cá nhân cho thuê tài sản nhƣ thuê nhà, thuê đất, thuê phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác. 4. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. a.Thu nhập chịu thuế. - Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của HĐSXKD hàng hóa dịch vụ, kể cả thu nhập chịu thuế từ HĐSXKD hàng hóa, dịch vụ ở nƣớc ngoài và thu nhập chịu thuế khác. - Theo quy định của Luật thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế đƣợc xác định nhƣ sau. Doanh thu để Chi phí TNCT TNCT khác trong kỳ trong kỳ hợp lý + = tính TNCT - tính thuế trong kỳ tính thuế tính thuế trong kỳ
  13. GVHD: Th.s Đỗ Viết Cƣờng - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Đối với CSKD nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, doanh thu để tính TNCT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT) bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh đƣợc hƣởng. Nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp thì doanh thu để tính TNCT là giá bên mua thực thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT. b.Các khoản chi phí hợp lý đƣợc trừ để tính thu nhập chịu thuế. - Căn cứ vào điều 9 của Luật Số 9 khoá XI kỳ họp thứ 3 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 17/06/2003 và Nghị định 164/2003/NĐ - CP ngày 22/12/2003 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004 thì các khoản chi phí hợp lý liên quan đến TNCT trong kỳ tính thuế đƣợc hƣớng dẫn cụ thể nhƣ sau. - Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ. Mức trích khấu hao đƣợc căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn tài sản cố định và mức trích khấu hao. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng sử dụng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ, đƣợc tính theo định mức tiêu hao vật tƣ hợp lý và giá vật tƣ thực tế xuất kho. - Mức tiêu hao vật tƣ hợp lý + Giám đốc doanh nghiệp phải xây dựng và duyệt định mức tiêu hao vật tƣ căn cứ vào định mức tiêu hao vật tƣ do cấp có thẩm quyền ban hành và tình hình cụ thể của DN. Đối với DN có HĐQT thì tổng giám đốc xây dựng định mức tiêu hao vật tƣ để trình HĐQT phê duyệt. + Khi kết thúc năm doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán vật tƣ bảo đảm không vƣợt định mức tiêu hao vật tƣ đã đƣợc duyệt và thông báo cho cơ quan thuế biết. - Giá vật tƣ thực tế xuất kho bao gồm + Giá đối với vật tƣ mua ngoài: Là giá ghi trên hoá đơn của ngƣời bán hàng (không có thuế GTGT) cộng chi phí thu mua nhƣ chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, 13 SVTH: Ngô Thị Thanh Thúy
  14. GVHD: Th.s Đỗ Viết Cƣờng phí bảo hiểm, tiền kho bãi... Nếu là hàng nhập khẩu đƣợc cộng thêm thuế nhập khẩu (thuế GTGT hoặc thuế TTĐB của hàng nhập khẩu) và các khoản phụ thu (nếu có). + Giá đối với vật tƣ mua vào dùng để sản xuất sản phẩm mà sản phẩm này không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp thì giá thực tế xuất kho bao gồm cả thuế GTGT. + Giá đối với vật tƣ tự chế bao gồm giá vật tƣ thực tế xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế. + Giá vật tƣ thuê ngoài gia công, chế biến gồm giá vật tƣ thực tế xuất kho đem giao gia công cộng với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ kho của doanh nghiệp đến nơi gia công và từ nơi gia công về kho của doanh nghiệp. Giá các loại vật tƣ và chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, bốc xếp nói trên phải có hoá đơn, chứng từ theo quy định. - Chi phí tiền lƣơng, tiền công, tiền ăn ca, các khoản mang tính chất tiền lƣơng, tiền công theo quy định của Bộ Luật lao động, trừ tiền lƣơng, tiền công của chủ DNTN, chủ hộ cá thể kinh doanh và thu nhập của sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành SXKD. - Chi phí tiền lƣơng, tiền công, tiền ăn ca và các khoản mang tính chất tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động đối với từng loại hình DN đƣợc xác định nhƣ sau. + Đối với DNNN: Về nguyên tắc tiền lƣơng phải theo số thực chi nhƣng không vƣợt quá tiền lƣơng do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền duyệt và khối lƣợng công việc đã hoàn thành. Về đơn giá tiền lƣơng đƣợc xây dựng căn cứ vào định mức lao động do cơ quan thẩm quyền ban hành và chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định. Về tiền lƣơng thực chi phải đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lƣơng phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. + Đối với DN khác: Chi phí tiền lƣơng, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lƣơng, tiền công phải trả cho ngƣời lao động đƣợc xác định một trong các phƣơng pháp sau. 14 SVTH: Ngô Thị Thanh Thúy
  15. GVHD: Th.s Đỗ Viết Cƣờng - Chi phí tiền ăn giữa ca cho ngƣời lao động do giám đốc doanh nghiệp duyệt phù hợp với hiệu quả SXKD nhƣng mức chi cho mỗi ngƣời không vƣợt quá mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định đối với công chức Nhà nƣớc. - Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ (trừ phần kinh phí do Nhà nƣớc hoặc cơ quan quản lý cấp trên hỗ trợ), chi sáng kiến, chi bảo vệ môi trƣờng, chi cho giáo dục đào tạo, y tế trong nội bộ doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: + Điện nƣớc, điện thoại, văn phòng phẩm nhƣ bút, mực, giấy, tiền thuê kiểm toán, TSCĐ, tiền mua bảo hiểm v.v... Các khoản chi phí này phải có chứng từ, hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính. + Đối với các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nhằm khôi phục năng lực sản xuất của tài sản đƣợc hạch toán vào chi phí SXKD trong năm. Nếu chi phí sửa chữa phát sinh một lần quá lớn thì đƣợc phân bổ cho năm sau. Đối với TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp đƣợc trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn vào chi phí SXKD trên cơ sở dự toán chi phí sửa chữa lớn của DN. Nếu khoản trích trƣớc thấp hơn số thực chi thì DN đƣợc hạch toán thêm số chênh lệch vào chi phí, nếu cao hơn thì hạch toán chi phí trong năm. + Các khoản chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thƣơng mại,... không thuộc TSCĐ đƣợc tính theo phƣơng pháp phân bổ dần vào chi phí SXKD. + Tiền thuê TSCĐ đƣợc hạch toán vào chi phí SXKD theo số thực trả căn cứ vào hợp đồng thuê. Trƣờng hợp trả tiền thuê TSCĐ một lần cho nhiều năm thì tiền thuê đƣợc phân bổ dần vào chi phí SXKD theo năm sử dụng TSCĐ. + Đối với nhà thầu thì chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm cả chi phí trả cho nhà thầu phụ (nếu có). + Chi phí dịch vụ mua ngoài khác. 15 SVTH: Ngô Thị Thanh Thúy
  16. GVHD: Th.s Đỗ Viết Cƣờng - Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thì chi phí dịch vụ mua ngoài không có thuế GTGT. - Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật, chi bảo hộ lao động, chi bảo vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định. - Chi trả tiền vay vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế. Chi trả tiền vay cho các đối tƣợng khác theo lãi suất thực tế nhƣng không quá tỷ lệ lãi suất bình quân trên thị trƣờng liên ngân hàng. - Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại DN theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. - Chi trợ cấp thôi việc cho ngƣời lao động theo chế độ hiện hành. - Chi về tiêu thụ HHDV chi phí bảo quản, chi bao gói vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, chi bảo hành sản phẩm, hàng hoá,... - Chi phí tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, tiếp tân, chi phí giao dịch môi giới, đối ngoại, chi phí hội nghị liên quan trực tiếp đến hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ và các loại chi phí khác đƣợc khống chế tối đa không quá 10% tổng số chi phí. Đối với hoạt động thƣơng nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua của HH bán ra. - Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nƣớc ngoài phân bổ cho cơ sở thƣờng trú ở Việt Nam theo quy định của Chính phủ. - Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động SXKD, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm: Thuế XK, thuế TTĐB, thuế GTGT (đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp), thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, tiền thuê đất, lệ phí đƣờng, lệ phí chứng thƣ, phí qua cầu, qua phà... - Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn chứng từ do Chính phủ quy định. 16 SVTH: Ngô Thị Thanh Thúy
  17. GVHD: Th.s Đỗ Viết Cƣờng - Tiền lƣơng, tiền công của chủ doanh nghiệp tƣ nhân, chủ hộ cá thể SXKD dịch vụ. Tiền lƣơng, tiền công của các sáng lập viên, các công ty mà họ không trực tiếp tham gia, điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tiền lƣơng, tiền công của chủ DNTN, chủ hộ cá thể SXKD, dịch vụ. Tiền lƣơng, tiền công của các sáng lập viên, các công ty mà họ không trực tiếp tham gia, điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các khoản trích trƣớc vào chi phí mà thực tế không chi hết nhƣ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phí bảo hành hàng hoá, công trình xây dựng,... trừ trƣờng hợp có văn bản thoả thuận của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp. - Các khoản tiền phạt vi phạm luật giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính,... - Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và TNCT nhƣ chi về đầu tƣ xây dựng cơ bản, chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phƣơng (trừ trƣờng hợp đã có quy định của chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh), chi từ thiện và các khoản chi phí khác không liên quan đến doanh thu và TNCT. - Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ nhƣ chi sự nghiệp, chi ốm đau thai sản, chi trợ cấp khó khăn thƣờng xuyên, khó khăn đột xuất, các khoản chi khác do nguồn kinh phí khác đài thọ. 17 SVTH: Ngô Thị Thanh Thúy
  18. GVHD: Th.s Đỗ Viết Cƣờng CHƢƠNG II II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TNDN CỦA CÔNG TY: - Thực tế, luôn luôn tồn tại sự khác biệt giữa các Chính sách Thuế với các quy định trong các Chuẩn mực và Chế độ kế toán trong bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu và có cách ứng xử phù hợp đối với sự khác biệt này. Tại Việt Nam cũng vậy, Bộ Tài chính đã và đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) dựa trên các Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tài chính kế toán của công chúng. - Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tƣ số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hƣớng dẫn chi tiết Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. - Sau đây là sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tƣ 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, mà Công ty thực hiện: 18 SVTH: Ngô Thị Thanh Thúy
  19. GVHD: Th.s Đỗ Viết Cƣờng 19 SVTH: Ngô Thị Thanh Thúy
  20. GVHD: Th.s Đỗ Viết Cƣờng - Giải thích sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp (căn cứ Chuẩn mực kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS17)), nhƣ sau: + Chênh lệch do khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán: Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán tạo ra các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng. Các khoản chênh lệch này đƣợc phân thành hai loại liên quan đến thời điểm khấu trừ/tính thuế thu nhập: Chênh lệch vĩnh viễn và Chênh lệch tạm thời. + Chênh lệch vĩnh viễn (Permanent Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh khi thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế loại hoàn toàn ra khỏi doanh thu/chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ căn cứ theo luật và các chính sách thuế hiện hành. Ví dụ Chênh lệch vĩnh viễn do: Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị vƣợt mức khống chế 10% tổng chi phí trong kỳ; Khoản chi phí không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh; Các khoản tổn thất tài sản; … Các khoản chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tƣợng điều chỉnh của VAS 17. + Chênh lệch tạm thời (Temporary Difference): là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuế chƣa chấp nhận ngay trong kỳ/năm cáckhoản doanh thu/chi phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng. Các khoản chênh lệch này sẽ đƣợc khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ/năm tiếp theo. Các khoản chênh lệch tạm thời thƣờng bao gồm các khoản chênh lệch mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian (Timing Differences); và các khoản ƣu đãi thuế có thể thực hiện. Ví dụ: Chênh lệch về chi phí khấu hao do chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp không phù hợp với quy định về khấu hao theo chính sách thuế (Quyết định 206); Chênh lệch phát sinh do chính sách ghi nhận doanh thu nhận trƣớc của doanh nghiệp với quy định của chính sách thuế; Chênh lệch do các khoản chi phí chƣa thực hiện nhƣ trích trƣớc chi phí bảo hành nhƣng chƣa thực chi, trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép nhƣng chƣa thực chi; … Các khoản chênh lệch tạm thời là đối tƣợng điều chỉnh của VAS 17. 20 SVTH: Ngô Thị Thanh Thúy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2