Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình cấp tín dụng cho các DNNVV thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (không tính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn.
lượt xem 4
download
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình cấp tín dụng cho các DNNVV thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (không tính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình cấp tín dụng cho các DNNVV thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (không tính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn.
- BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH -------------------- THÁI HOÀI NAM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – Tháng 3/2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -------------------- THÁI HOÀI NAM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG TP. HỒ CHÍ MINH – Tháng 3/2010
- MỤC LỤC ---------- Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Lời mở đầu............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.....................................................4 1.1. HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ........................................... 4 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 4 1.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng .................................................. 5 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................... 7 1.2.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................ 7 1.2.2. Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc phát triển kinh tế ................. 13 1.2.3. Đặc điểm cho vay DNNVV ...................................................................... 17 1.3. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................................................. 25 1.3.1. Hệ thống tiêu chí xác định hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa..... .25 1.3.2. Một số tiêu chí để phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ................ 27 1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................................................ 20
- 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.................................................................... 20 1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan. ....................................................................... 21 1.4.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ...................................................................... 22 1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển dịch vụ tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn TPHCM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. ........ 22 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 24 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................... 25 2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM .............................................................................. 25 2.1.1. Tổng quan về các NHTM trên địa bàn TPHCM ....................................... 25 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam ........................................................................................................... 27 2.2. HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009......................... 29 2.2.1. Thực trạng của DNNVV tại Việt Nam...................................................... 29 2.2.2. Tổng quan chung về cho vay đối với DNNVV thời gian qua ................... 34 2.2.3. Hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT từ năm 2006 đến năm 2009 .......................... 40 2.3. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................... 48 2.3.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh của DNNVV .............................. 48 2.3.2. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................. 50
- 2.3.3. Nguyên nhân từ phía các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .................................................................................. 56 2.3.4. Nguyên nhân từ góc độ vĩ mô .................................................................. 57 Kết luận chương 2 .............................................................................................. 60 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM ................................... 61 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ......................................................................................... 61 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội TPHCM đến 2000 ........................... 61 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ............................... 63 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.................................................................................. 65 3.2.1. Giải pháp đối với DNNVV ...................................................................... 66 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động .................................................... 67 3.2.3. Giải pháp hỗ trợ ........................................................................................ 76 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 78 Kết luận ............................................................................................................ 79 Tài liệu tham khảo
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa. PTNT : Phát triển nông thôn GTGT : Giá trị gia tăng ATM : Máy rút tiền tự động CC : Cầm cố CK : Chiết khấu CTCG : Chứng từ có giá CV : Cho vay HĐV : Huy động vốn HĐKD : Hoạt động kinh doanh. KCN – KCX : Khu công nghiệp – khu chế xuất. NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTNNN : Ngân hàng thương mại nước ngoài NHLD : Ngân hàng liên doanh PGD : Phòng giao dịch SGD : Sở giao dịch TCTD : Tổ chức tín dụng TPHCM : Thành Phố Hồ Chí Minh VNĐ : Việt Nam Đồng VPĐD : Văn phòng đại diện USD : Đô la Mỹ XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV trên thế giới ....................................................... 8 Bảng 1.2: Giới hạn tiêu thức xác định DNNVV trên thế giới ........................................ 11 Bảng 1.3: Giới hạn tiêu thức xác định DNNVV tại Việt Nam ....................................... 12 Bảng 2.1: Số lượng các TCTD trên địa bàn TPHCM đến thời điểm 31/12/2009............ 26 Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại TPHCM từ năm 2005 đến năm 2009 ........................................................................... 35 Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT VN ............................................................................................................................... .36 Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay DNNVV của các TCTD trên địa bàn TPHCM từ 2005-2009 .................................................................................................................... 38 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nôn nghiệp và PTNT Việt Nam từ 2006-2009 ....................................................................................................... 40 Bảng 2.6: Dư nợ cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam từ 2006-2009 ....................................................................................................... 41 Bảng 2.7: Tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp trên tổng dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam từ 2006-2009 .................................................................... 43 Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam từ 2006-2009 ....................................................................................................... 45 Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ cho vay DNNVV của các TCTD trên địa bàn TPHCM từ 2005-2009 ................................................................................................................ 39 Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam từ 2006-2009 ....................................................................................................... 41 Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay DNNVV của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam từ 2006-2009 ....................................................................................................... 42 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam từ 2006-2009 ....................................................................................................... 45
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định, theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là một trong những kênh phân phối vốn mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, vừa thúc đẩy quá trình tập trung vốn, đồng thời tác động đến quá trình tập trung sản xuất. Với ý nghĩa trên, hoạt động cho vay trở thành một hình thức cung ứng vốn không thể thiếu đối với nền kinh tế. Hoạt động cho vay với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi, thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi bên sử dụng vốn phải cân nhắc việc sử dụng vốn mang lại tính hiệu quả cao nhất. Như vậy, hoạt động cho vay một mặt đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất xã hội để đẩy nhanh tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, bên cạnh đó nó còn có tác động tích cực đến các doanh nghiệp sử dụng vốn sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Hội nhập kinh tế đã đem đến cho Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập so với các nước phát triển trên thế giới. Chính vì thế, để có thể tham gia vào sân chơi chung của thế giới, Việt Nam đã chọn lộ trình phát triển khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bằng việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm tiền đề để phát triển kinh tế đất nước trong những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế các DNNVV vẫn còn gặp nhiều khó khăn; khó khăn lớn nhất là vốn. Do thiếu vốn nên các DNNVV khó có thể đổi mới công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo công nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý nhằm nâng cao khả năng tồn tại và phát triển, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển bền vững kinh tế. Trước tình hình trên, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã
- 2 thực hiện mô hình quản lý tín dụng riêng biệt đối với các DNNVV để có thể thực thi những chính sách thích hợp nhằm phát triển thành phần kinh tế này. Ý thức được vấn đề này, nên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình cấp tín dụng cho các DNNVV thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (không tính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trên địa bàn. 3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Trên thực tế đã có rất nhiểu đề tài nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Gần đây nhất có luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Minh với đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các DNNVV tại Sở giao dịch Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài này tập trung nghiên cứu việc mở rộng tín dụng đối với thành phần kinh tế là DNNVV trên địa bàn TPHCM, nên không trùng lắp với các đề tài khác. 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: - Đánh giá hiệu quả cho vay các DNNVV trên địa bàn TPHCM. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT đối vối DNNVV tại TPHCM - Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các DNNVV phát triển, thực hiện những định hướng tăng trưởng kinh tế địa phương đến năm 2010 và 2020. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đối với các DNNVV thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc
- 3 doanh tại TP.HCM trong thời gian từ 2006 đến 2009, dự kiến phát triển hoạt động cho vay từ năm 2010 đến 2020. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính trên cơ sở khảo sát và tổng hợp những số liệu chính thức. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phương pháp định lượng để minh họa cho các tiêu chí đã định tính. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo thêm những tài liệu có liên quan từ các số liệu báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động của ngành, của các tổ chức kinh tế, xã hội có liên quan, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: Lý luận chung về tín dụng ngân hàng và hiệu quả của tín dụng ngân hàng. CHƯƠNG 2: Hiệu quả cho vay DNNVV trên địa bàn TPHCM tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2006 đến năm 2009. CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV trên địa bàn TPHCM tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1. HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm Tín dụng ngân hàng có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong xã hội, mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó có thể xâm nhập vào các ngành với nhiều loại hình và quy mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ, với các loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân. Tín dụng ngân hàng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cá thể, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người lao động. Tín dụng ngân hàng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, cung ứng vốn với số lượng lớn, với nhiều thời hạn khác nhau, nhờ đó giúp các doanh nghiệp cũng như cá thể không những có vốn để kinh doanh, mà còn có vốn để mở rộng đầu tư, đổi mới thiết bị, nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh. Hoạt động tín dụng ngân hàng còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối với tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Nhờ hoạt động tín dụng ngân hàng mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế; nó vừa có tác dụng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyển vốn tiền tệ được tập trung phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng. Đây là những điều kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ và giá cả thị trường. Hiệu quả tín dụng ngân hàng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ảnh chất lượng của các họat động tín dụng ngân hàng. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho NHTM từ nguồn tích lũy do đầu tư tín
- 5 dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. Vì vậy, hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của tín dụng ngân hàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ của cán bộ quản lý ngân hàng) và khách quan (mức độ an tòan và sinh lời vốn tín dụng, lợi nhuận của khách hàng, sự phát triển kinh tế xã hội). Do đó hiệu quả tín dụng ngân hàng là kết quả mối quan hệ biện chứng giữa ngân hàng - khách hàng vay vốn - nền kinh tế xã hội. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng cần phải xem xét từ cả ba phía. Tuy nhiên, do giới hạn về phạm vi nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu hiệu quả tín dụng ngân hàng đứng trên giác độ của một ngân hàng. 1.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng 1.1.2.1. Yếu tố môi trường - Môi trường kinh tế xã hội: là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng tín dụng ngân hàng. Môi trường kinh tế xã hội ổn định và phát triển sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu được sẽ cao và từ đó doanh nghiệp sẽ trả nợ đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng sẽ có chất lượng tốt. - Môi trường pháp lý: ngân hàng là một trong những ngành phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan pháp luật và cơ quan chức năng. Do đó, một hệ thống pháp lý càng hòan chỉnh, đồng bộ thì hoạt động tín dụng của ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng được tiến hành một cách thuận lợi, qua đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của tín dụng ngân hàng. 1.1.2.2. Yếu tố thuộc về khách hàng - Trình độ của khách hàng: bao gồm cả trình độ sản xuất và trình độ quản lý. Với một trình độ sản xuất phù hợp và một trình độ quản lý khoa học, khách
- 6 hàng có thể đạt được kết quả kinh doanh tốt và đảm bảo được nguồn tài chính để trả nợ Ngân hàng. - Đạo đức của người đi vay: Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi khách hàng nhận được tiền vay. Thực tế nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt được hiệu quả kinh doanh, thậm chí còn cố ý tham nhũng khiến cho hiệu quả sử dụng vốn vay kém, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Vì vậy công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng là rất quan trọng. 1.1.2.3. Yếu tố thuộc về ngân hàng - Chính sách tín dụng của Ngân hàng: là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và của người sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn. - Công tác tổ chức ngân hàng: nhân tố này không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà còn tác động đến mọi họat động của ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu quả và an toàn các khoản tín dụng. - Trình độ của cán bộ tín dụng: có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của khoản vay. Chất lượng của một khoản vay lệ thuộc phần lớn vào kết quả của công tác thẩm định và quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng có trình độ cao sẽ có thể tránh được những sai sót trong quá trình thẩm định và những sai lầm
- 7 trong quyết định cho vay, từ đó hạn chế được những rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. - Kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng: để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng, ngoài việc thẩm định trước khi cho vay, ngân hàng còn phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những khỏan vay có vấn đề. Bên cạnh đó, cần kết hợp thường xuyên với công tác kiểm soát nội bộ, nhằm đảm bảo công tác tín dụng đuợc thực hiện đúng quy trình và nâng cao chất lượng tín dụng. - Hệ thống thông tin tín dụng: sẽ tạo điều kiện để ngân hàng nắm bắt được thông tin khách hàng trước khi quyết định một khoản cho vay. Yếu tố này cũng rất quan trọng vì nó góp phần ngăn chặn những khoản cho vay có chất lượng không tốt ngay từ khi nó chưa xảy ra. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.2.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở hầu hết các nước. Tuy nhiên, việc phân định ranh giới quy mô doanh nghiệp lại không có tiêu chuẩn thống nhất ở các nước vì điều kiện kinh tế mỗi nước khác nhau, và ngay cả trong một nước, sự phân loại cũng khác nhau tùy theo từng thời kỳ, từng ngành nghề và từng vùng lãnh thổ. 1.2.1.1. Tiêu chí để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Có hai tiêu chí phổ biến dùng để phân loại DNNVV: Tiêu chí định tính: dựa trên những đặc trưng cơ bản của DNNVV như trình độ chuyên môn thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Tiêu thức này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó có thể xác định được chính xác trên thực tế. Do vậy, tiêu chí này thường được dùng để tham khảo, kiểm chứng hay bổ sung cho tiêu chí định lượng mà ít được sử dụng để làm căn cứ phân loại.
- 8 Tiêu chí định lượng: dựa vào các tiêu thức như số lao động, tài sản hoặc vốn, doanh thu, lợi nhuận. Tùy vào tình hình thực tế mà các tiêu thức sẽ được lựa chọn như: số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao động thực tế, lao động thường xuyên; tài sản hoặc vốn có thể dùng giá trị tổng tài sản (hay vốn), tài sản cố định, giá trị tài sản còn lại; doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm. Tại các quốc gia, tiêu chí định lượng được sử dụng để xác định quy mô doanh nghiệp rất đa dạng. Một số tiêu chí phân loại DNNVV ở một số nước trên thế giới: Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV trên thế giới Nước Tiêu chí phân loại DNNVV Australia Số lao động Canada Số lao động, doanh thu HongKong Số lao động Indonesia Số lao động, doanh thu, tổng giá trị tài sản Nhật Bản Số lao động, vốn đầu tư Malaysia Doanh thu, tỷ lệ góp vốn Mexico Số lao động Philippines Số lao động, doanh thu, tổng giá trị tài sản Singapore Số lao động, tổng giá trị tài sản Đài Loan Vốn đầu tư, doanh thu, tổng giá trị tài sản Thái Lan Số lao động, vốn đầu tư Mỹ Số lao động (Nguồn: Bộ Kế hoạch – Đầu tư) Dựa vào các tiêu thức phân loại trên thế giới ta thấy số lượng tiêu thức phân loại có thể là một, hai, hoặc tối đa là ba tiêu thức. Trong đó tiêu thức số lao động
- 9 được sử dụng phổ biến nhất vì đây là thông tin có sẵn và trong cách nhìn của chủ doanh nghiệp, nó có thể được xem không phải là bí mật kinh doanh. Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước trong việc quy định tiêu thức phân loại DNNVV, nhưng tất cả đều có chung nhất một khái niệm về DNNVV như sau: “DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia”. 1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân loại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Sự phân loại quy mô doanh nghiệp là lớn hay vừa và nhỏ chỉ mang tính tương đối do quá trình phân loại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia: Thông thường các nước có trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng. Tại nước có trình độ kinh tế phát triển thấp thì các chỉ số về vốn, lao động để phân loại doanh nghiệp sẽ thấp hơn so với nước có trình độ phát triển cao vì tại các nước phát triển yêu cầu đặt ra cho nền kinh tế sẽ cao hơn. Tính chất ngành nghề: Giới hạn chỉ tiêu vừa và nhỏ được quy định khác nhau ở những ngành nghề khác nhau. Do đặc điểm của từng ngành nghề, có những ngành thâm dụng lao động (như dệt may), có những ngành lại thâm dụng vốn, kỹ thuật (như điện tử, công nghệ thông tin). Do vậy cần phải lưu ý về vấn đề này để có sự so sánh, đối chứng khi phân loại DNNVV giữa những ngành nghề khác nhau. Vùng lãnh thổ: Nền kinh tế trong một quốc gia bao gồm nhiều thực thể cùng vận động thống nhất. Tuy nhiên, trình độ phát triển của từng vùng, địa phương là khác nhau, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển thì tình trạng này là phổ biến. Vì vậy cần phải tính đến các hệ số vùng theo quy định,
- 10 để đảm bảo tính tương thích khi so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng khác nhau. Mục đích phân loại: Khái niệm DNNVV sẽ được vận dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích phân loại. Nếu mục đích phân loại là để hỗ trợ các doanh nghiệp mới hình thành, sẽ khác với việc giảm thuế cho doanh nghiệp nhằm mục đích khuyến khích sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tính chất lịch sử: Theo thời gian, nền kinh tế sẽ đạt đến trình độ phát triển cao hơn so với quá khứ và những tiêu chuẩn áp dụng để đo lường, phân tích nền kinh tế trước đây sẽ bị lạc hậu. Tương tự như vậy, một doanh nghiệp được coi là lớn ở thời điểm truớc đây nhưng nếu vẫn giữ quy mô như vậy để so sánh với thời điểm hiện tại, trong tương lai có thể là vừa hoặc nhỏ. Bên cạnh đó, việc phân loại DNNVV cũng như việc xác định các tiêu thức phân loại còn phụ thuộc vào chính sách, khả năng hỗ trợ về vật chất của Chính phủ trong từng thời kỳ. Do đó các tiêu thức xác định DNNVV tại một quốc gia cũng không phải là bất biến. Ngay trong cùng một quốc gia, các tiêu thức để xác định doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức không phải lúc nào cũng giống nhau, trong nhiều trường hợp còn không phù hợp với các quy định của Chính phủ. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, khi xác định DNNVV, các quốc gia thường áp dụng cho mình những giới hạn tiêu thức riêng để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của mình. Sau đây là một số giới hạn tiêu thức xác định DNNVV của một số nước trên thế giới.
- 11 Bảng 1.2: Giới hạn tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới Các tiêu thức áp dụng Nước Tổng số vốn Tổng số lao động (người) Doanh thu hay giá trị tài sản Australia
- 12 681/CP-KCN quy định tạm thời tiêu thức xác định DNNVV. Theo đó, các DNNVV là những doanh nghiệp có vốn pháp định tối đa 5 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm dưới 200 người. Ngày 23/11/2001, Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo đó định nghĩa: “DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người”. Theo định nghĩa này, DNNVV bao gồm những doanh nghiệp sau: + Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. + Doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước. + Hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ thành lập, họat động theo Luật hợp tác xã. + Hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Giới hạn tiêu thức phân loại DNNVV cũng được xác định cụ thể như sau: Bảng 1.3: Giới hạn tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Thương nghiệp, Công nghiệp Dịch vụ Tiêu thức DNNVV DN nhỏ DNNVV DN Nhỏ Vốn sản xuất (VNĐ) < 10 tỷ < 3 tỷ < 5 tỷ < 2 tỷ Lao động thường xuyên (người) < 300 < 100 < 200 < 50 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
- 13 1.2.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: 1.2.2.1. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là sản phẩm của Ngân hàng thương mại: Cho vay là sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm dịch vụ tín dụng, nhóm sản phẩm này đi liền với dịch vụ huy động vốn, NHTM cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức như: cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Với đặc điểm của loại hình DNNVV như đã đề cập ở trên, việc phát triển tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV mở ra tiềm lực tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và bền vững cho hoạt động của hệ thống NHTM. Trước hết, về nguồn vốn huy động của các TCTD tăng lên nhờ lượng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán ngày càng nhiều. Đó là do: một mặt, với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các DNNVV góp phần làm gia tăng khối lượng và tốc độ chu chuyển hàng hóa trong nền kinh tế, nhờ đó làm gia tăng khối lượng giao dịch thanh toán, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng. Mặt khác, phát triển DNNVV tạo nền tảng cho sự gia tăng thu nhập của dân cư, từ đó tăng lượng tiền gởi tiết kiệm dân cư và cả của chính các DNNVV này. Kế đến, về hoạt động cho vay, trong xu hướng và định hướng chung của cả nước là đang giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các DNNN vì thành phần này bắt đầu bộc lộ những hạn chế nhất định. Chính khu vực DNNVV sẽ là một thị trường tiềm năng để các TCTD mở rộng tín dụng và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Bên cạnh đó, cho vay DNNVV còn có các ưu điểm: Tạo nguồn thu nhập cho Ngân hàng: Cũng như các doanh nghiệp khác, mục tiêu họat động của NHTM là nhằm tạo ra được lợi nhuận, và khách hàng được xem là yếu tố quyết định đến sự thành công của một ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng: cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức đòan thể xã hội, các loại hình doanh nghiệp... So với khách hàng cá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu thiết kế mô hình tự động hóa điều khiển bể SBR trong hệ thống xử lý nước thải
100 p | 474 | 181
-
Luận văn: Giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) trên mạng IP, đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS của DiffServ và IntServ
89 p | 492 | 168
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị vào công ty cổ phần hải sản Nha Trang
135 p | 389 | 103
-
Luận văn :Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục
159 p | 458 | 91
-
Luận văn thạc sĩ: Hướng dẫn luyện tập kỹ thuật Thanh nhạc cơ bản cho SV giọng nữ trung hệ Đại học Sư phạm âm nhạc Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
115 p | 111 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
95 p | 40 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận Âm nhạc: Hướng dẫn luyện tập kỹ thuật thanh nhạc cơ bản cho SV giọng nữ trung hệ Đại học Sư phạm âm nhạc trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
115 p | 107 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp thu xử lý dầu trên cơ sở vật liệu tổ hợp nền polyolefin
65 p | 29 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tổ chức tự sự trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
110 p | 24 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
26 p | 27 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 643 của Bộ luật Dân sự năm 2005
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu về nhận dạng âm thanh và ứng dụng trong chuyển đổi âm thoại sang văn bản
69 p | 40 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu về nhận dạng âm thanh và ứng dụng trong chuyển đổi âm thoại sang văn bản
24 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý - Qua thực tiễn tỉnh Lào Cai
95 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu phương pháp lọc nhiễu thích nghi trong tách tiếng tim và tiếng phổi
63 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
125 p | 23 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
97 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn