intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

41
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định, chính sách về ưu đãi thuế của Chính phủ Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài; bên cạnh đó tập trung nghiên cứu cách thức mà nhà đầu tư nước ngoài tận dụng chính sách ưu đãi thuế nhằm thực hiện hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CHU TIẾN MINH CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI THUẾ VÀ TRÁNH THUẾ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CHU TIẾN MINH CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI THUẾ VÀ TRÁNH THUẾ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Cẩm Nhung Hà Nội – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Cẩm Nhung, Cô đã rất tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình thực hiện để em hoàn thiện Luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho học viên chúng em hoàn thành tốt khóa học Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế. Em rất cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ trong thời gian em đi học. Tình cảm và sự giúp đỡ của mọi người chính là động lực để em có thể hoàn thành Luận văn này và hoàn thành tốt khóa học Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế. Em xin chân thành cảm ơn!.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Chu Tiến Minh
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC ẢNG IỂU ĐỒ SO ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 4 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI THUẾ VÀ TRÁNH THUẾ................................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.................................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về chính sách ƣu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ................................................................ 9 1.2.1. Tổng quan về chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ ................... 9 1.2.2. Các hình thức ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài.............................................................................................. 13 1.2.3. Vai trò, sự cần thiết của chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài ....................................................... 16 1.2.4. Chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................................ 18 1.3. Các hình thức tránh thuế của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ................... 23 1.3.2. Một số dấu hiệu của hành vi tránh thuế ...................................... 25 1.3.3. Các hình thức tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài ................. 26
  6. 1.3.4. Tác động của tình trạng tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài .............................................................. 31 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 37 CHƢƠNG 2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 38 2.1. Khung nghiên cứu lý thuyết .............................................................. 38 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 39 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................... 39 2.2.2. Phương pháp kế thừa .................................................................. 39 2.2.3. Phương pháp case study .............................................................. 40 2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp ................................................ 40 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 42 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀ CÁC HÌNH THỨC TRÁNH THUẾ ..................................................................... 43 3.1. Thực trạng áp dụng chính sách ƣu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ................................................................. 43 3.1.1. Các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài ........................................................................................ 43 3.1.2. Đánh giá chung về việc thực hiện các chính sách ưu đãi thuế của chính phủ ........................................................................................ 50 3.1.3. Hạn chế của các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài..................................................................... 53 3.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................ 58 3.2. Thực trạng tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ............................................................... 59 3.2.1. Đánh giá chung về thực trạng tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ............................ 59
  7. 3.2.2. Khó khăn và thách thức trong việc hạn chế hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ....................................................................................................... 63 3.2.4. Một số cách thức giúp kiểm soát hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài ................................. 65 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 70 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀ HẠN CHẾ TRÁNH THUẾ CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ............................................................................................ 71 4.1. ối cảnh và định hƣớng phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới ........................................................................................... 71 4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách ƣu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đồng thời giúp hạn chế tránh thuế của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ............................. 75 4.2.1. Đối với cơ quan thuế ................................................................... 75 4.2.2. Đối với Chính phủ Việt Nam ...................................................... 78 Tiểu kết chƣơng 4 ...................................................................................... 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ cái viết STT Cụm từ đầy đủ tắt/ký hiệu 1. APA Thoả thuận trước giá 2. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình APEC Dương 3. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 4. EPC Hợp đồng tổng thầu 5. EPZ Khu chế xuất 6. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 8. GTGT Giá trị gia tăng 9. MNCs Tập đoàn đa quốc gia 10. NĐ-CP Nghị định chính phủ 11. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 12. TNDN Thu nhập doanh nghiệp 13. USD Đô la Mỹ 14. VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 15. WB Ngân hàng thế giới 16. WEF Diễn đàn kinh tế thế 17. WTO Tổ chức Thương mại thế giới
  9. DANH MỤC CÁC ẢNG IỂU ĐỒ SO ĐỒ DANH MỤC CÁC ẢNG: Bảng 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành kinh tế (luỹ kế đến tháng 9/2018) ....................................................................... 51 Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác (luỹ kế đến tháng 9/2018) .................................................................................................... 52 DANH MỤC CÁC IỂU ĐỒ ĐỒ THỊ: Biểu đồ 2.1: Khung nghiên cứu lý thuyết ....................................................... 38 Biểu đồ 3.3: Số lao động có việc làm khu vực FDI ........................................ 53 Biểu đồ 3.4: Số dự án FDI theo vùng (luỹ kế đến tháng 9/2018) ................... 55 Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng vốn FDI theo vùng (luỹ kế đến tháng 9/2018) ............ 56
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển một cách mạnh mẽ ở khắp các châu lục, các khu vực của thế giới; kéo theo đó là sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của hầu hết các nước kể cả các nước chậm phát triển nhất. Mỗi quốc gia, muốn phát triển một số ngành, lĩnh vực cụ thể nào đó thường thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” nhằm kêu gọi và thu hút vốn đầu tư – đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể bằng nhiều hình thức, với những chính sách, biện pháp khuyến khích ưu đãi đầu tư khác nhau và đặc biệt trong đó có chính sách về ưu đãi thuế. Thuế có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ đời sống kinh tế xã hội của quốc gia nào bởi thuế là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong hệ thống thuế thì chính sách ưu đãi thuế được xem là một trong những yếu tố không thể thiếu của tất cả các sắc thuế. Chính sách về ưu đãi thuế không chỉ thể hiện sự quan tâm của nhà nước với những đối tượng nộp thuế mà còn là công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết hoạt động vĩ mô của nền kinh tế. Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ngày càng tham gia sâu và rộng hơn với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới như: WTO, ASEAN, APEC… Những sự kiện này đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trong việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những chính sách Việt Nam thực hiện nhằm kêu gọi các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đó chính là ưu đãi thuế. Bên cạnh những cơ hội mà ưu đãi thuế đem lại thì trong những năm trở lại đây, Việt Nam phải đối mặt với thực trạng mỗi năm có khoảng 40-50% đoanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam kê khai lỗ (theo Thống kê của phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam – VCCI). Trong đó có nhiều nhà đầu tư mặc dù báo lỗ trong nhiều năm song vẫn mở rộng quy mô. Những kẻ hở trong chính sách ưu 1
  11. đãi thuế của Chính phủ đã gây ra những hình thức tránh thuế của các nhà đầu tư nước ngoài, điều này gây ra nhiều những hao tổn và thâm hụt nghiêm trong ngân sách nhà nước. Nó không chỉ làm nhà nước thất thu một khoản tiền lớn mà các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp mà nó còn tạo ra tiền lệ xấu, làm mất đi tính công bằng về thuế của các doanh nghiệp. Điều này còn tạo ra tâm lý bất ổn, e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam vì môi trường thuế chưa ổn định. Chính từ những thực tiễn trên, tác giả lựa chọn tên đề tài “Chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế quốc tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu - Luận văn hệ thống hoá các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. - Phân tích thực trạng áp dụng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực trạng của hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Kiến nghị những giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài song hạn chế được hành vi tránh thuế của họ tại Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá nội dung cơ bản về chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. - Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ và những hình thức tránh thuế tại Việt Nam của những nhà đầu tư nước ngoài. - Đề xuất/ kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế và hạn chế các thức tránh thuế của các nhà đầu tư nước ngoài. 2
  12. 3. Câu hỏi nghiên cứu Một số câu hỏi nghiên cứu đối với quá trình thực hiện luận văn được đặt ra: - Ưu đãi thuế của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được áp dụng như thế nào? - Nhà đầu tư nước ngoài đang tận dụng những kẽ hở nào của chính sách ưu đãi thuế nhằm thực hiện hành vi tránh thuế của họ? - Trong thời gian tới, Việt Nam có những giải pháp gì để hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế nhằm vẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài song bên cạnh đó hạn chế được những hình vi tránh thuế của họ dưới hình thức chuyển giá? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và những nội dung chủ yếu của chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài. - Nghiên cứu những hành vi tránh thuế đặc biệt là hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Nghiên cứu trường hợp các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong quá trình thực hiện làm Luận văn, người viết tập trung nghiên cứu các quy định, chính sách về ưu đãi thuế của Chính phủ Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài; bên cạnh đó tập trung nghiên cứu cách thức mà nhà đầu tư nước ngoài tận dụng chính sách ưu đãi thuế nhằm thực hiện hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá tại Việt Nam. 3
  13. - Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn 2010 – 2018 bởi đây là giai đoạn Việt Nam mở rộng cửa đón chào nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, do đó Chính phủ ban hành nhiều những chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời trong giai đoạn này hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá được thể hiện rõ nét trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn, người viết thu thập những tài liệu liên quan cùng với việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong nghiên cứu như: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp kế thừa…để quá trình nghiên cứu đạt được hiệu quả trong việc giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đồng thời trả lời được các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo sử dụng liên quan đến luận văn thì luận văn nghiên cứu có kết cấu bao gồm 4 Chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài và các hình thức tránh thuế Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài và ngăn tránh thuế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 4
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI THUẾ VÀ TRÁNH THUẾ 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những cách thức, chiến lược khác nhau trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào quốc gia mình. Tuy nhiên có thể thấy rằng, để kêu gọi và thu vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả thì các quốc gia thường sử dụng chính ưu đãi đầu tư, đặc biệt trong đó phải kể tới chính sách ưu đãi về thuế. Chính sách ưu đãi về thuế không chỉ đem lại cho quốc gia cơ hội có thể thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào quốc gia giúp phát triển tình hình kinh tế đất nước mà đây còn được xem như công cụ hiệu quả để Chính phủ mỗi quốc gia điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô của nền kinh tế trong nước. Bên cạnh những cơ hội mà chính sách ưu đãi thuế đem lại thì mỗi quốc gia đều phải đối mặt với thực trạng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tận dụng những lỗ hổng, những kẽ hở trong chính sách ưu đãi về thuế để thực hiện hành vi tránh thuế mà trong luận văn của mình, tác giả sẽ đi sâu, tập trung nghiên cứu về hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài. Hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động thu hút đầu tư cũng như là chống chuyển giá của Chính phủ là hai mâu thuẫn luôn luôn tồn tại. Bởi vì khi mà Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cũng như có những biện pháp để kiểm soát hoạt động tránh thuế thì doanh nghiệp sẽ tìm ra những lỗ hổng trong công tác quản lý để nhằm thực hiện hành vi tránh thuế vì mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp đều là lợi nhuận. Hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá sẽ đem lại cho quốc gia được nhận đầu tư nhiều những rủi ro và tổn thất như gây ra tình trạng thất thu ngân 5
  15. sách nhà nước, làm tăng nhập siêu, gây ra sự cạnh tranh không bằng trong môi trường đầu tư cũng như sự bất bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của mỗi doanh nghiệp… Chính từ những thực tiễn, tổng quan về tình hình nêu trên, có thể nhận thấy rằng đây là những vấn đề nóng được không chỉ nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, mà nó còn thu hút hoạt động đầu tư, nghiên cứu của nhiều tác giả. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chính sách ưu đãi thuế; hành vi tránh thuế với nhiều cách thức tiếp cận với những mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khác nhau. Thông qua quá trình thu thập và tham khảo các tài liệu của các tác giả trong nước, học viên nhận thấy các tác giả nghiên cứu trước đã chỉ ra những phương thức, hành vi gian lận thuế; từ đó đưa ra các nguyên nhân và hệ quả của việc gian lận thuế đến nền kinh tế; cũng như việc quản lý rủi ro gian lận thuế. Học viên đã nghiên cứu và sưu tầm được các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài: Luận văn Thạc sĩ: “Gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại ở nước hiện nay- Thực trạng và biện pháp phòng ngừa” của tác giả Lê Hồng Hạnh, Đại học Thương Mại (2014). Bài luận văn nêu lên được những hình thức, phương thứ gian lận cơ bản của các doanh nghiệp thương mại, đồng thời đề xuất một số giải pháp để cơ quan thuế hạn chế, phòng ngừa các hình thức gian lận. Luận văn Thạc sĩ: “Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Cao Thu Thuỷ đã đề cập tới đầy đủ các vấn đề liên quan tới tính pháp lý cũng như thực trạng áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra các giải pháp mang tính phù hợp vơi thực tiễn điều kiện của Việt Nam. Trong bài viết với tựa đề: “Lan rộng chiêu biến lãi thành lỗ” của tác giả Lê Thị Thu Hương được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo Online (2012): 6
  16. đã nhận định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã chuyển tình trạng lãi thành lỗ bằng nhiều cách thức khác nhau như: Chi phí quản lý hệ thống, một chi phí vô lý như chi phí sử dụng chung phần mềm, chia sẻ thông tin…; Chi phí cho dành cho chuyên gia nước ngoài rất cao do tận dụng những kẽ hở về quy định không cấm trả lương cho người nước ngoài cao và không phụ thuộc vào tình hình và kết quả kinh doanh; Chi phí bản quyền thương hiệu trả cho nước ngoài theo sự thoả thuận của các bên chưa cụ thể mức trần chi phí, do đó các khoản chi phí này khi phát sinh là rất lớn; Một số Doanh nghiệp chưa quy định một cách rõ ràng trong hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ của mình theo quan hệ mua bán bình thường, do vậy các bên có thể thay đổi nội dung tuỳ tiện cả khi sắp hết hạn của việc thực hiện hợp đồng. Bài báo của tác giả đã chỉ rõ những chiêu thức mà các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng kẻ hở của những chính sách ưu đãi thuế nhằm thực hiện hành vi tránh thuế bằng cách biến lãi thành lỗ. Luận văn Thạc sĩ: “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam” của tác giả Lưu Thị Tuyết (2012) đã trình bày một cách cụ thể các văn bản quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp từ đó tác giả đề cập tới những ưu điểm hạn chế, cũng như đưa ra một số những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện sắc thuế thu nhập của doanh nghiệp. Trong bài viết với nhan đề: “Nhận diện các hành vi trốn thuế và đề xuất một số giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, được đăng trên Tạp chí kinh tế năm 2015 đã nêu ra rằng cần hoàn thiện những hành lang pháp lý và chính sách về thuế. Hoàn thiện các quy định của pháp luật và chính sách về thuế của nhà nước nhằm đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ và có tính ổn định lâu dài; tránh thay đổi quá nhanh và quá nhiều lần trong thời gian ngắn làm cho các nhà quản lý thuế và người phải nộp thuế chưa kịp thích nghi, rơi vào tình trạng lung túng, hoài nghi giữa các nhà đầu tư. Cần hoàn thiện phương 7
  17. thức quản lý thu thuế, thống nhất sử dung đồng bộ công nghệ thông tin vào việc quản lý thu thuế, nối mạng internet trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra, đối xoát hoá đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra. Đồng thời phải hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng đơn giản, khoa học và hiệu quả dựa trên các kết quả rà soát lại các sơ hở trong công tác hoàn thuế. Trong bài viết “Một số vấn đề về gian lận thuế của các doanh nghiệp” của tác giả Phạm Thị Thanh đăng trên Tạp chí tài chính (2017) đề cập đến một biện pháp nhằm quản lý rủi ro của việc gian lận thuế đó là việc lấy đối tượng nộp thuế làm trung tâm. Theo tác giả cần tăng cường giáo dục đào tạo, phát triển các giá trị văn hoá kinh doanh cho tất cả các chủ thể kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Cần quy định các hành vi mang tính chuẩn mực, tuân thủ quy định của pháp luật một cách chặt chẽ. Đồng thời để hỗ trợ các doanh nghiệp thì cần đẩy mạnh nhanh hơn nữa các thủ tục về hồ sơ đăng ký thuế, tổ chức các địa điểm nộp và hoàn trả thuế một cách thuận lợi, công khai các đối tượng nộp thuế và mức thuế xử lý nghiêm hành vi nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện việc trốn, gian lận thuế của một số cán bộ nhà nước. Những kết quả đạt được của những công trình nghiên cứu, những bài báo được đăng trên các tạp chí tài chính uy tín trên đã được ghi nhận và trở thành nguồn tài liệu tham khảo, làm cơ sở lý luận và thực tiễn hữu ích cho việc nghiên cứu của luận văn. Tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu đều đã chỉ rõ và hệ thống hoá các vấn đề chung nhất về hành vi tránh thuế của các nhà đầu tư nước ngoài ở các góc độ khác nhau cho thấy đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Để có được cái nhìn cập nhật chi tiết, chuyên sâu những thông tin mới và có sự khác biệt với các nghiên cứu trước đó thì tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Chính sách ưu đãi thuế và tránh thuế của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Luận văn tập trung trả lời câu hỏi: “ Làm thế nào để góp phần hoàn thiện chính sách ưu đãi 8
  18. thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài qua đó hạn chế được những hành vi tránh thuế dưới hình thức chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. 1.2. Cơ sở lý luận về chính sách ƣu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.2.1. Tổng quan về chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ Trong các tài liệu nghiên cứu trên thế giới tính đến nay, Thuế vẫn là phạm trù được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đánh giá từ nhiều những khía cạnh, góc độ khác nhau nên vẫn chưa có một khái niệm mang tính thống nhất tuyệt đối. Xét trên góc độ phân phối lại thu nhập, thuế có thể được hiều là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng hay nhiệm vụ của nhà nước. Nhà nước đảm bảo để tất cả các hoạt động kinh tế này được diễn ra trong một khung khổ pháp luật. Các hoạt động kinh tế cơ bản của một nhà nước bao gồm việc cung ứng hàng hoá và các dịch vụ công cộng; việc điều tiết và trợ giúp các nhà sản xuất tư nhân mua hàng hoá và dịch vụ; việc phân phối lại thu nhập. Nhà nước sử dụng thuế nhằm đạt được mục tiêu huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đáp ứng các thu cầu chi tiêu của nền kinh tế bằng việc phân phối, điều chỉnh lại một phần thu nhập của dân cư và các doanh nghiệp vào hệ thống tiền tệ tập trung, qua đó thực hiện tái phân phối lại thu nhập trong xã hội. Xét trên góc độ người nộp thuế thì từ lâu Thuế đã được coi là một khoản thu, một khoản đóng góp bắt buộc do Nhà nước quy định đối với các tổ chức và cá nhân trong xã hội nhằm góp phần ổn định và thức đẩy cho nền kinh tế của quốc gia phát triển. Pháp luật của Việt Nam đã quy định việc đóng góp thuế vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân. 9
  19. Xét trên góc độ kinh tế học, thuế được xem như là một biện pháp đặc biệt theo đó nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế và xã hội của đất nước. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thuế được đưa ra dưới nhiều góc độ tiếp nhận, song dù tiếp cận khái niệm thuế trên góc độ nào ta vẫn có thể thấy một số những điểm chung nhất trong các khái niệm về thuế được nêu ra ở trên cụ thể đó là: + Xét theo khía cạnh của luật pháp và tính chất thì nộp thuế là việc bắt buộc, việc nộp thuế được pháo luật quy định cụ thể về mức độ và thời hạn nộp thuế rõ ràng trong các văn bản pháp luật chứ không dựa trên tinh thần tự nguyện đóng góp. + Xét về nội dung kinh tế, thuế được xem là đặc trưng cơ bản của mối quan hệ tiền tệ phát sinh giữa nhà nước với các các thể nhân hay các pháp nhân ở trong xã hội. + Xét theo mục đích, thuế được sử dụng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về chi tiêu của nhà nước cho các hàng hoá và dịch vụ công. Những mối quan hệ dứoi dạng tiền tệ được phát sinh một cách khách quan vè có ý nghĩa xã hội nhất định. Từ những nội dung trên có thể đưa ra khái niệm tổng quát về thuế đó là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân hay các pháp nhân trong xã hội cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định một cách rõ rằng nhằm sử dụng cho các mục đích công cộng cụ thể. Bên cạnh việc nhà nước ban hành các sắc lệnh về thuế, các khoản thuế buộc phải nộp thì Nhà nước ta cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi thuế áp dụng cho từng đối tượng phải nộp thuế - trong đó có những chính sách ưu đãi thuế “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ƣu đãi thuế có thể hiểu rằng đó là việc Nhà nước ta tạo ra những điều khoản, điều kiện nhất định cho các đối tượng nộp thuế thực hiện những hoạt 10
  20. động sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng những dịch vụ trong các lĩnh vực, địa bàn hay loại hình mà Nhà nước khuyến khích phát triển. Ưu đãi thuế là một trong những yếu tố không thể thiếu trong tất cả các sắc thuế bởi vì nó giúp doanh nghiệp giảm bớt những gánh nặng về thuế. Ngoài ra, ưu đãi thuế không chỉ thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với các đối tượng phải nộp thuế mà còn nhằm thu hút việc đầu tư, giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc hoạt động phát triển nhằm đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Gần đây, do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hoá ngày càng diễn ra một cách sâu rộng hơn, việc cạnh tranh giữa các quốc gia trong việc thu hút các nhà đầu tư nước nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt hơn thì ưu đãi thuế trở thành một trong những công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư. Hiện nay, Chính phủ thường sử dụng ưu đãi thuế nhằm miễn giảm phần thuế thu nhập của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu điều tiết nền kinh tế xã hội của quốc gia. Tuỳ thuộc vào mục tiêu quốc gia mà mỗi quốc gia lại áp dụng những chế độ ưu đãi miễn giảm thuế khác nhau cho từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể mà quốc gia đó có lợi thế phát triển tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh của mỗi quốc gia. Trong chế độ ưu đãi và miễn giảm thuế thu nhập có sự khác biệt lớn giữa từng quốc gia cụ thể, điều này được lý giải bởi nhiều nguyên do. Về mặt chủ quan, chế độ ưu đãi và miễn giảm thuế tuỳ thuộc là vào chủ trương, chính sách hay chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi một quốc gia sẽ đều có một mục tiêu khác nhau trong từng giai đoạn do vậy mỗi quốc gia sẽ có những sách lược khác nhau để theo đuổi mục tiêu kinh tế nhằm giúp đất nước phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, bền vững. Về mặt khác quan, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, truyền thống văn hoá, lịch sử, xã hội… khác nhau. Chính từ những khác biệt đó nên mỗi một quốc gia đều có 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2