intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý - Qua thực tiễn tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức - hoạt động Trung tâm trợ giúp pháp lý. Nghiên cứu về các hoạt động thực tiễn của trung tâm trợ giúp pháp lý trong phạm vi Tỉnh Lào Cai, từ để tìm ra các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, cách khắc phục để kết quả trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý - Qua thực tiễn tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ THU HÀ Tæ CHøC Vµ HO¹T §éNG CñA TRUNG T¢M TRî GIóP PH¸P Lý - QUA THùC TIÔN TØNH LµO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ THU HÀ Tæ CHøC Vµ HO¹T §éNG CñA TRUNG T¢M TRî GIóP PH¸P Lý - QUA THùC TIÔN TØNH LµO CAI Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 8380101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Thị Thu Hà
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ...........5 1.1. Khái niệm, đặc trƣng, ý nghĩa, cơ sở để xây dựng hoạt động trợ giúp pháp lý ..................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý ............................................................................5 1.1.2. Đặc trưng cơ bản và Ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý .....................14 1.1.3. Vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong xã hội Việt Nam ...................20 1.1.4. Các mô hình trợ giúp pháp lý ......................................................................24 1.1.5. Hoạt động trợ giúp pháp lý ..........................................................................26 1.1.6. Kinh nghiệm tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý một số nước trên thế giới ........................................................................................................27 1.2. Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành .................................................33 1.2.1. Trung tâm trợ giúp pháp lý ..........................................................................33 1.2.2. Đối tượng được trợ giúp pháp lý .................................................................35 1.2.3. Vị trí và vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý tại trung tâm trợ giúp pháp lý .........................................................................................................37 1.2.4. Tổ và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý .........................................44 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TỈNH LÀO CAI.......................................................................51 2.1. Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Lào Cai .........51 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của trung tâm pháp lý tại tỉnh Lào Cai ...............................51
  5. 2.1.2. Tình hình hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Lào Cai..............55 2.2.2. Kết quả thực hiện TGPL tại tỉnh Lào Cai ...................................................64 2.2.3. Hạn chế khó khăn trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý tại Lào Cai ........66 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ HIỆN NAY Ở LÀO CAI ....................................................................................................70 3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý hiện nay ở Lào Cai .............................................................................................70 3.2. Đổi mới cơ chế tổ chức, bảo đảm các điều kiện để thực hiện pháp luật trợ giúp pháp lý..................................................................................71 3.3. Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý ..............................73 3.4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục pháp luật đến ngƣời đƣợc TGPL ................................................................................................76 3.5. Nâng cao chất lƣợng thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng ............77 3.6. Thực hiện số hóa trong quản lý hoạt động Trợ giúp pháp lý ...............80 3.7. Nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vai trò trách nhiệm của trung tâm trợ giúp pháp lý ...................................................................................81 3.8. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các văn bản về TGPL ......82 3.9. Xã hội hóa dịch vụ trợ giúp pháp lý ........................................................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BL DS&TM: Bộ luật dân sự và thương mại BLDS: Bộ luật dân sự BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự TAND: Tòa án nhân dân TGPL: Trợ giúp pháp lý VK: Viện kiểm sát XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của luật trợ giúp pháp lý 11/2017/ QH14, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật, biết được những việc gì nên làm ? và việc gì không nên làm?, để tránh xa những hành vi mà pháp luật cấm, giúp cho xã hội phát triển bền vững, ổn định, trật tự, lâu dài. Trợ giúp pháp lý là công cụ để nhà nước thực hiện nghĩa vụ đối với công dân của mình. Khi mà nhà nước ban hành pháp luật, buộc người dân phải tuân theo, đồng thời nhà nước cũng phải xây dựng cơ sở tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn người dân thi hành đúng pháp luật để pháp luật bảo vệ được quyền và lợi ích của công dân. Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng nhiều và thiếu thống nhất, đồng bộ trong các văn bản làm tăng mức độ phức tạp khiến cho ngay cả người được đào tạo về pháp luật đôi khi cũng không hiểu hết các quy định của pháp luật và khi có vướng mắc pháp luật hay phải đứng trước toà án cũng không chắc chắn có thể bảo vệ thành công quyền lợi của mình. Vì vậy, người Trợ giúp pháp lý đòi hỏi phải có tâm, có chuyên môn, nắm chắc các văn bản quy phạm pháp luật, trình tự tố tụng…. Để có thể đạt được hiệu quả, năng suất trợ giúp cao. Trợ giúp pháp lý là một nhiệm vụ mới của ngành tư pháp thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước đối với người nghèo và đối tượng chính sách trên phương diện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công cuộc a đ i, giảm nghèo ở Việt Nam. X a đ i, giảm nghèo cả về mặt vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho người chịu thiệt thòi trong hội được bình đẳng tiếp cận với pháp luật, công bằng trước pháp luật Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đa số là đồng bào dân tộc thiếu số, dân tộc ít 1
  8. người việc tiếp cận pháp luật đối với bà con là một điều rất xa vời, nên việc TGPL đối với đồng bào là rất cần thiết. Để họ có thể tự đảm bảo quyền lợi của mình, cũng như giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan tố tụng. Hầu hết địa bàn các thôn, bản vùng c điều kiện kinh tế xã hội kh khăn đều cách a trung tâm, giao thông đi lại kh khăn, hơn nữa nguồn kinh phí cấp cho hoạt động truyền thông còn hạn hẹp, các trang thiết bị, phương tiện làm việc còn nhiều hạn chế, tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm cao, toàn thể cán bộ, trợ giúp viên trung tâm vẫn luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, đưa ánh sáng pháp luật đến với bà con dân bản vùng xa xôi, hẻo lánh, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho bà con nhân dân Trợ giúp pháp lý rất cần thiết đối với việc củng cố luật pháp, ây dựng nhà nước pháp quyền và có tầm quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của việc thực thi công lý và cũng cần thiết như một bộ phận không thể thiếu trong quá trình xét xử để đảm bảo được tính khách quan, dân chủ, công bằng. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức - hoạt động Trung tâm trợ giúp pháp lý. Nghiên cứu về các hoạt động thực tiễn của trung tâm trợ giúp pháp lý trong phạm vi Tỉnh Lào Cai, từ đ tìm ra các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, cách khắc phục để kết quả trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật. Để người dân có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình, giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Trung tâm trợ giúp pháp lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền pháp luật giúp pháp luật đến gần với người dân, bà con đồng bào dân tộc có thể hiểu được những quyền lợi chính sách của đảng và nhà nước, để chính họ có thể bảo vệ quyền lợi cho họ. Nhiệm vụ: làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận, trợ giúp pháp lý và hoạt động của Trung tâm TGPL; Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TGPL tại Tỉnh Lào Cai, tìm ra được những ưu điểm, hạn chế, kh khăn, vướng mắc, bất cập, đánh giá hiệu quả tổ chức - hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý qua trực tiễn tại tỉnh Lào Cai.; Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm TGPL 2
  9. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, pháp lý về Tổ chức hoạt động của trung tâm TGPL ở Việt Nam nói chung và trung tâm trợ giúp pháp lý qua thực tiễn tại Tỉnh Lào Cai nói riêng - Chủ thể của việc trợ giúp pháp lý chính là người làm công tác TGPL, trung tâm trợ giúp pháp lý, và người được trợ giúp pháp lý. Các chủ thể này có mối quan hệ tác động lẫn nhau, giúp cho việc thực thi pháp luật được nhanh chóng, hiệu quả…… - Giải pháp đảm bảo, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm TGPL trong thời gian tới 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật - Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân. - Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luật học, phân tích – tổng hợp, logic- lịch sử, so sánh, đối chiếu. - Sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng các tư liệu thực tiễn; - Thực hiện bảng hỏi, tiếp xúc trực tiếp người dân, đồng bào dân tộc thiểu số, ít người để đánh giá chính ác thực trạng hoạt động của trung tâm tgpl tại huyện Văn Bàn - Tham khảo các ý kiến của chuyên gia thông qua báo chí, trang web, truyền hình….. 5. Phạm vi nghiên cứu - Những vấn đề lý luận chung về hoạt động trợ giúp pháp lý và tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý - Luận văn chỉ đi sâu vào Tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý qua thực tiến ở Lào Cai, từ đ đưa ra giải pháp nâng cao hiểu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 6. Câu hỏi nghiên cứu - TGPL là gì? Vai trò của TT TGPL đối với người dân 3
  10. - Tổ chức -Hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý như thế nào? Có thực sự hiệu quả? Việc trợ giúp cho người dân có thực sự kịp thời, hay những người cần TGPL phải đơn phương tự mình bảo vệ chính mình…. - Tìm ra ưu điểm, hạn chế trong hoạt động của trung tâm TGPL ? từ đ đưa ra các cách giải quyết nhằm nâng cao hoạt động trợ giúp pháp lý của người dân? 4
  11. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 1.1. Khái niệm, đặc trƣng, ý nghĩa, cơ sở để xây dựng hoạt động trợ giúp pháp lý 1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý Khái niệm trợ giúp pháp lý được sử dụng phổ biến trên thế giới từ thế kỷ XX, tiếng anh là “legal aid” c nghĩa là trợ giúp pháp lý. Các nước sử dụng thuật ngữ TGPL bao gồm các từ là “legal aid”, “legal support” hoặc “legal assistance”. Tuy nhiên, đa số các ý kiến cũng như pháp luật các nước sử dụng cụm từ trợ giúp pháp lý là “legal aid” trong tiếng Anh. “TGPL” (legal aid) có nghĩa là “trợ cấp pháp lý”; Nhà nước, chính phủ hoặc một tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ pháp lý và trợ cấp chi phí về pháp lý trích từ quỹ phúc lợi công cộng để hỗ trợ những đối tượng trong xã hội thuộc diện cần trợ giúp pháp lý, những chủ thể này không thể tự mình trả nổi hoặc “là khoản tiền được cung cấp bởi Chính phủ hoặc một tổ chức xã hội khác cho những người cần có được sự giúp đỡ chi trả chi phí cho việc cung cấp lời khuyên pháp lý hoặc phí dịch vụ của luật sư”. Về mặt pháp lý, giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, kỹ thuật lập pháp khác nhau thì khái niệm TGPL cũng được quy định khác nhau. Các nước thuộc hệ thống thông luật định nghĩa TGPL theo hướng khái quát, thiên về việc quy định ai là đối tượng được TGPL và đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu của TGPL là bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý [16]. Trợ giúp pháp lý (legal aid) là việc cung cấp hỗ trợ cho những người không c khả năng đại diện pháp lý và tiếp cận hệ thống tòa án. Trợ giúp pháp lý được coi là trọng tâm trong việc cung cấp quyền tiếp cận công lý bằng cách đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật, quyền tư vấn và quyền ét ử công bằng. Ở g c độ dịch thuật “Legal aid” là dịch vụ “bảo trợ tư pháp”, “hỗ trợ pháp lý”. Việc “hỗ trợ” và “bảo trợ” mang tính chất “trợ giúp” hoặc giúp đỡ. Do vậy thuật ngữ “ trợ giúp pháp lý” thể hiện nhất quán, chính ác nội dung của các hoạt động này. 5
  12. Trợ giúp pháp lý là điều cần thiết để đảm bảo quyền tiếp cận công bằng cho tất cả mọi người, theo quy định tại Điều 6.3 của Công ước châu Âu về Nhân quyền liên quan đến các vụ án hình sự. Đặc biệt, đối với những công dân không c đủ phương tiện tài chính, việc chính phủ cung cấp trợ giúp pháp lý cho công dân sẽ tăng khả năng tranh tụng trong quá trình tố tụng tại tòa án, được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ miễn phí (hoặc với chi phí thấp hơn) hoặc nhận hỗ trợ tài chính. Mặc dù trợ giúp pháp lý nhằm tạo ra sự công bằng hơn trong phạm vi thực tiễn pháp lý, viện trợ thường bị hạn chế về chất lượng hoặc tác động hội của n bởi những hạn chế kinh tế chỉ ra ai c thể hưởng các dịch vụ này và nơi c các dịch vụ trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý là việc trợ giúp cho những người không c điều kiện về tài chính hoặc c hoàn cảnh đặc biệt được hưởng trợ giúp pháp lý mà không phải chi trả thù lao hoặc được giảm một phần thù lao. Khách thể của trợ giúp pháp lý là pháp luật. Pháp luật càng đầy đủ, càng phức tạp và phạm vi điều chỉnh càng rộng thì khách thể trợ giúp pháp lý càng cần được phát triển tương ứng. Trợ giúp pháp lý được tiếp cận dưới g c độ kinh tế, g c độ công lý và g c độ nhân đạo, lấy sự yếu thế, bần cùng hoặc bất bình đẳng của nh m đối tượng c hoàn cảnh đặc biệt (người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương), lấy tính phức tạp của pháp luật làm căn cứ cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mình. Trợ giúp pháp lý c mối quan hệ chặt chẽ với nhà nước và chính sách phúc lợi hội. Trợ giúp pháp lý là một điều khoản phúc lợi của nhà nước cho những người không thể đủ khả năng tư vấn từ hệ thống pháp lý. Trợ giúp pháp lý cũng giúp đảm bảo rằng các điều khoản phúc lợi được thực thi bằng cách cung cấp cho những người được hưởng các điều khoản phúc lợi, như nhà ở hội, được tiếp cận với tư vấn pháp lý và tòa án…. Trong lịch sử, trợ giúp pháp lý đ đ ng một vai trò mạnh mẽ trong việc đảm bảo tôn trọng các quyền kinh tế, hội và văn h a liên quan đến an sinh hội, nhà ở, chăm s c hội, y tế và cung cấp dịch vụ giáo dục, cũng c thể được cung cấp công khai hoặc tư nhân, cũng như luật việc làm và luật chống phân biệt đối ử…. Các luật sư như Mauro Cappelletti cho rằng trợ giúp pháp lý là điều cần thiết 6
  13. trong việc cung cấp cho các cá nhân quyền tiếp cận công lý, bằng cách cho phép cá nhân thực thi pháp luật các quyền kinh tế, hội và văn h a. Quan điểm của ông phát triển vào nửa sau của thế kỷ 20, khi các nền dân chủ với các nền kinh tế tư bản được thành lập tự do nhà nước phúc lợi tập trung vào cá nhân. Các quốc gia đ ng vai trò là nhà thầu và nhà cung cấp dịch vụ trong triết lý dựa trên thị trường, nhấn mạnh công dân là người tiêu dùng. Điều này dẫn đến một sự nhấn mạnh vào việc thực thi cá nhân để đạt được việc thực hiện các quyền cho tất cả mọi người [7, tr.89]. Trước giữa thế kỷ 20, tài liệu về trợ giúp pháp lý nhấn mạnh việc thực thi tập thể các quyền kinh tế, hội và văn h a. Khi các quốc gia phúc lợi cổ điển được ây dựng vào những năm 1940 và sau Thế chiến II, một nguyên tắc cơ bản là công dân c trách nhiệm tập thể đối với các quyền kinh tế, hội và văn h a; và nhà nước nhận trách nhiệm cho những người không thể tự cung cấp thông qua bệnh tật và thất nghiệp. Việc thực thi các quyền kinh tế, hội và văn h a là tập thể, thông qua các chính sách thay vì hành động pháp lý cá nhân. Luật được ban hành để hỗ trợ các điều khoản phúc lợi, mặc dù những điều này được coi là luật cho các nhà quy hoạch, không phải luật sư. Các chương trình trợ giúp pháp lý đ được thiết lập, vì người ta cho rằng nhà nước c trách nhiệm hỗ trợ những người tham gia tranh chấp pháp lý, nhưng ban đầu họ tập trung chủ yếu vào luật gia đình và ly hôn [7, tr.89] Trong những năm 1950 và 1960, vai trò của nhà nước phúc lợi đ thay đổi và các mục tiêu hội không còn được coi là mục tiêu chung. Các cá nhân được tự do theo đuổi mục tiêu của riêng họ. Nhà nước phúc lợi trong thời gian này mở rộng, cùng với các điều khoản trợ giúp pháp lý, khi những lo ngại uất hiện về sức mạnh của các nhà cung cấp phúc lợi và các chuyên gia. Trong những năm 1960 và 1970, nhu cầu về quyền của các cá nhân thực thi một cách hợp pháp các quyền kinh tế, hội và văn h a và các điều khoản phúc lợi mà cá nhân họ được hưởng. Các cơ chế uất hiện thông qua đ công dân c thể thực thi một cách hợp pháp các quyền kinh tế, hội và văn h a của họ, và các luật sư phúc lợi đ sử dụng trợ giúp pháp lý để tư vấn cho những người c thu nhập thấp khi giao dịch với các quan chức nhà 7
  14. nước. Trợ giúp pháp lý đ được mở rộng từ luật gia đình đến một loạt các quyền kinh tế, hội và văn h a [7, tr.90-91] Trong những năm 1980, vai trò của nhà nước phúc lợi cổ điển không còn được coi là nhất thiết phải tích cực, và phúc lợi ngày càng được cung cấp bởi các thực thể tư nhân. Trợ giúp pháp lý ngày càng được hội h a, cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua các nhà cung cấp tư nhân, nhưng họ vẫn tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ trong các vụ kiện tại tòa án. Công dân ngày càng được coi là người tiêu dùng, những người c thể lựa chọn trong số các dịch vụ. Trong trường hợp không thể đưa ra lựa chọn như vậy, công dân được trao quyền n i lên sự không hài lòng của họ thông qua các quy trình khiếu nại hành chính. Điều này dẫn đến căng thẳng, vì trợ giúp pháp lý không được thiết kế để đưa ra lời khuyên cho những người tìm cách khắc phục thông qua các quy trình khiếu nại hành chính. Căng thẳng cũng bắt đầu uất hiện khi các quốc gia nhấn mạnh việc thực thi cá nhân các quyền kinh tế, hội và văn h a, thay vì thực thi tập thể thông qua các chính sách, giảm tài trợ cho trợ giúp pháp lý như là một điều khoản nhà nước phúc lợi. Việc thực thi quyền lợi phúc lợi cá nhân đòi hỏi loại nhà nước tài trợ trợ giúp pháp lý nhấn mạnh việc thực thi tập thể c nhiều khả năng cung cấp [7, tr.91] Trợ giúp pháp lý trong lịch sử c nguồn gốc từ quyền tư vấn và quyền tham gia một phong trào ét ử công bằng của các nước châu Âu lục địa thế kỷ 19. "Luật của người nghèo" đ miễn lệ phí tòa án cho người nghèo và quy định việc bổ nhiệm luật sư cho những người không c khả năng trả tiền cho luật sư. Ban đầu, kỳ vọng là các luật sư trực sẽ hành động trên một nền tảng pháp lý chuyên nghiệp. Đầu thế kỷ 20, nhiều nước châu Âu không c cách tiếp cận chính thức đối với trợ giúp pháp lý và người nghèo dựa vào quỹ từ thiện của luật sư. Hầu hết các quốc gia đ tiếp tục thiết lập luật quy định việc thanh toán một khoản phí vừa phải cho luật sư trực. Để hạn chế nhu cầu, trợ giúp pháp lý đ được giới hạn ở chi phí luật sư trong tố tụng tư pháp cần luật sư. Các quốc gia c hệ thống pháp luật dân sự và hệ thống pháp luật chung áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để c quyền tư vấn trong dân sự và hình sự tố tụng. Các quốc gia luật dân sự c nhiều khả năng nhấn mạnh quyền tư vấn 8
  15. trong tố tụng dân sự, và do đ cung cấp trợ giúp pháp lý khi cần c luật sư. Các quốc gia luật phổ biến nhấn mạnh quyền tư vấn và cung cấp trợ giúp pháp lý chủ yếu liên quan đến thủ tục tố tụng hình sự [7, tr.114]. Để đối ph với sự công nghiệp h a nhanh chóng ở châu Âu cuối thế kỷ 19, các công đoàn và các đảng công nhân đ uất hiện thách thức các chính sách hội của các chính phủ. Họ đ thông qua luật để cung cấp cho người lao động các quyền hợp pháp trong trường hợp bị bệnh hoặc tai nạn, trong nỗ lực ngăn chặn hành động công nghiệp của công nhân công nghiệp. Lần lượt các công đoàn công nhân bắt đầu cung cấp cho công nhân những lời khuyên pháp lý về các quyền kinh tế, hội và văn h a mới của họ. Nhu cầu về các dịch vụ này rất cao và trong nỗ lực cung cấp cho người lao động những lời khuyên phi đảng phái, nhiều chính phủ bắt đầu cung cấp trợ giúp pháp lý vào đầu thế kỷ 20 [7]. Trong thế kỷ 20, trợ giúp pháp lý đ phát triển cùng với các nguyên tắc tiến bộ; thường được hỗ trợ bởi những thành viên của nghề luật, những người cảm thấy rằng trách nhiệm của họ là chăm s c những người c thu nhập thấp. Trợ giúp pháp lý được thúc đẩy bởi những gì luật sư c thể cung cấp để đáp ứng "nhu cầu pháp lý" của những người mà họ ác định là nghèo, bị thiệt thòi hoặc bị phân biệt đối ử. Theo ông Francis Regan, việc cung cấp trợ giúp pháp lý là do cung cấp chứ không phải do nhu cầu, dẫn đến khoảng cách rộng giữa các điều khoản đáp ứng nhu cầu nhận thức và nhu cầu thực tế. Các sáng kiến dịch vụ pháp lý, như hòa giải khu phố và dịch vụ pháp lý, thường phải đ ng cửa do thiếu nhu cầu, trong khi những người khác thì quá tải với khách hàng [7, tr.114] Theo một học giả Trung Quốc thì, trong trợ giúp pháp lý, mặc dù Nhà nước lấy sự giúp đỡ về kinh tế (giảm, miễn phí) cho người được trợ giúp pháp lý làm bản chất nhưng c mục đích lớn hơn, đ là bảo đảm quyền lợi hợp pháp mà pháp luật dành cho mọi công dân được thực hiện đầy đủ, hoàn thiện một chế độ pháp luật quốc gia “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. N là biện pháp quan trọng để Nhà nước pháp quyền hiện nay thực hiện sự công bằng tư pháp và bảo đảm quyền cơ bản của con người [4, tr.1]. Quan niệm này dựa trên luận điểm Nhà nước muốn 9
  16. bảo đảm các quyền lợi mà pháp luật đành cho công dân được thực hiện một cách thiết thực trong đời sống thực tại thông qua chế độ miễn, giảm phí dịch vụ pháp lý hoặc miễn, giảm chỉ phí tố tụng với những nh m người cần sự giúp đỡ của pháp luật để bảo vệ quyển lợi theo quy định của pháp luật hoặc của đương sự trong một số vụ án đặc biệt vì lý do công lý. Như vậy, trợ giúp pháp lý là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm để pháp luật được tôn trọng trong thực tế và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Có xây dựng được chế độ trợ giúp pháp lý hoàn thiện, quy củ hay không, vừa là mốc quan trọng để đánh giá pháp chế có kiện toàn hay không; cơ chế bảo đảm quyển con người về tư pháp có hoàn thiện hay không, vừa là thước đo trọng yêu đề xem xét trình độ tiến bộ, văn minh hội” [4, tr.1]. Với cách tiếp cận này, trợ giúp pháp lý được hiểu là quyển cơ bản của công dân, là một: bộ phận trong tổng thể các biện pháp thực thi pháp luật có thuộc tính chính trị - pháp lý, tính nhân đạo và tính kinh tế - xã hội. Khái niệm trợ giúp pháp lý được quy phạm hoá trong pháp luật, là một bộ phận cấu thành của điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý. Cách thể hiện có thể khác nhau nhưng nội dung tương đối đồng nhất. Theo Luật đại diện và tư vấn pháp lý năm 1995 của Singapo, trợ giúp pháp lý là việc đại diện cho khách hàng trước Toà án nhằm giúp đỡ những người không có khả năng chỉ trả cho các dịch vụ pháp lý (Điều 2). Luật về trợ giúp pháp lý năm 1997 của Nepal quy định: trợ giúp pháp lý là giúp đỡ pháp lý cho người nghèo, được áp dụng trong tư vấn và các dịch vụ pháp lý khác như thực hiện thay cho người nghèo những việc bào chữa tương ứng và các thủ tục tại Toà án hoặc tại các văn phòng luật (Điều 2). Luật trợ giúp pháp lý của Anh năm 1988 quy đinh: trợ giúp pháp lý là sự trợ giúp trong việc sử dụng bất kỳ biện pháp nào mà một người có thể sử dụng, gồm cả biện pháp đối với thủ tục tố tụng, liên quan đến việc áp dụng pháp luật [5, tr.20-21]. Để định nghĩa trợ giúp pháp lý, cần chỉ ra những thuộc-tính cơ bản, chỉ ra các quy, luật cơ bản nhất trong hệ thống các quy luật tạo thành bản chất. Thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được biểu là sự giúp đỡ về pháp lý cho một cá nhân (người) hoặc 10
  17. một tổ chức đang cần chính sự giúp đỡ này từ phía các chủ thể có kiến thức, hiểu biết pháp luật. Như vậy, trợ giúp pháp lý có thể được nhìn nhận như một chính sách pháp luật mang tính nhân đạo và kinh tế (hỗ trợ cả về mặt tỉnh thần, tài chính, nghề nghiệp) nhưng đối tượng điều chỉnh lại mang tính chính trị - pháp lý (vì mục tiêu bình đẳng, minh bạch, công lý). Người được thực hiện trợ giúp pháp lý là: luật sư nhà nước (luật sư công), luật sư hành nghề tự do, chuyên gia pháp lý, người hành nghề luật bán chuyên (para - legal) ở Việt Nam gọi là cộng tác viên. Tính chất nghề luật thể hiện ở chỗ, trợ giúp pháp lý lấy pháp luật làm công cụ và c đối tượng là các vụ việc pháp luật. Nếu thiếu pháp luật, pháp luật không đầy đủ, không quy định thì không có khách thể để trợ giúp. Hình thức trợ giúp pháp lý là tư vấn, đại diện, bào chữa trong phạm vi và theo trình tự luật định. Từ g c độ này tạo thành mặt khách quan của quan hệ pháp luật về trợ giúp pháp lý, là phạm vi lĩnh vực pháp luật được trợ giúp pháp lý. Phạm vi này có thể rộng, hẹp khác nhau (như chỉ trợ giúp pháp lý về pháp luật hình sự, hoặc cả dân sự, lao động, v.v.). Trợ giúp pháp lý là một phương thức tổ chức thực hiện đường lối của Đảng đ được thể chế hoá thành pháp luật, thông qua việc vận dụng pháp luật vào từng trường hợp cụ thể của công dân, nhằm góp phần thực hiện đúng các quy định về quyền và lợi ích của công dân, duy trì trật tự pháp luật. Qua đ , đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống, khắc phục sự bất cập trong hoạt động công vụ, tăng niềm tin của dân chúng vào pháp luật, là cơ chế để phát huy vai trò và tính đúng đắn của đường lối, chính sách đ được luật hoá. Công dân là chủ thể đại diện của quyền lực của nhà nước, khi một bộ phận chủ thể này bị rơi vào tình thế cần được bảo đảm về mặt pháp lý thì Nhà nước phải tổ chức thực hiện để họ được hưởng công bằng trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện hoặc xét xử. Qua trợ giúp pháp lý, Nhà nước điều tiết, giải quyết các mối quan hệ xã hội cụ thể đang c sự bất ổn, nhằm khắc phục tình trạng bất cập của công vụ hoặc tình trạng quẫn bách phải tự “ ử lý”, phải “chạy chọt” tốn kém do thiếu hiểu biết, dễ gây mất ổn định xã hội. Mặc khác, trợ giúp pháp lý là công cụ chính trị góp phần hạn chế tối đa sự bất bình 11
  18. đẳng do chênh lệch giàu, nghèo, làm giảm bớt mâu thuẫn trong xã hội, từ đ thiết lập sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ và định hướng các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước. Trợ giúp pháp lý là việc Nhà nước và xã hội tạo cơ chế để một người được nhận tư vấn pháp luật, được đại diện, bảo vệ quyền lợi hoặc được bào chữa miễn phí hoặc giảm phí (không phải trả chi phí hoặc trả chỉ phí thấp hơn giá trị thực tế của dịch vụ). Để thực hiện trợ giúp pháp lý, Nhà nước có thể lựa chọn: cấp kinh phí cho tổ chức nghề nghiệp (như: văn phòng luật sư, công ty luật,...); thuê luật sư theo vụ việc; lập ra các tổ chức hưởng lương hoặc trực tiếp cấp tài chính cho người dân để họ chỉ trả theo vụ việc hoặc tạo thiết chế để có mô hình hỗn hợp. Sự cung ứng tài chính này của Nhà nước thực tế l có giá trị xã hội và lợi ích kinh tế lớn khi góp phần giữ ổn định trật tự xã hội, tránh được chỉ phí giải quyết khiếu kiện, kháng cáo không cần thiết để người dân yên tâm lao động, sản xuất tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội [5, tr.26-27] Ở Việt Nam, ngày 6/9/1997 Thủ tướng chính phủ đ ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ chức Trợ giúp Pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đ trợ giúp pháp lý được ghi nhận và sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật, sách báo, tạp chí…. Trợ giúp pháp lý đang được theo hai cách sau: Theo nghĩa rộng: TGPL được hiểu là sự giúp đỡ miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, bào chữa, bảo vệ, đại diện), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội Theo nghĩa hẹp: TGPL là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí của các tổ chức TGPL cho người nghèo và người được hưởng chính sách ưu đ i và một số đối tượng khác. Ngoài ra cũng c quan niệm cho rằng TGPL là việc giúp đỡ pháp luật miễn phí cho người nghèo và đối tượng được hưởng chính sách ưu đ i của Nhà nước để họ c điều kiện tiếp cận, sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Qua các khái niệm được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của các nước, 12
  19. cũng như các khái niệm đang tồn tại ở nước ta có thể nhận thấy, TGPL được hiểu là sự giúp đỡ về mặt pháp lý, bằng nhiều hình thức khác nhau của Nhà nước và xã hội cho những người không có khả năng chi trả cho các chi phí pháp lý. TGPL, trước hết về mặt ngữ nghĩa thì “trợ giúp” là sự giúp đỡ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì, đem cho ai cái gì trong lúc kh khăn, đang cần đến hoặc cũng c thể là giúp để làm giảm bớt kh khăn, nghĩa là làm cho một ai đ một việc mà người đ đang cần. Còn thuật ngữ “pháp lý” được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật nói một cách khái quát; pháp lý là lý luận, luận điểm cơ bản đối với pháp luật của một chế độ. Trong điều kiện hiện nay, pháp luật là hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành để quản lý xã hội. Mọi người dân phải lấy pháp luật làm chuẩn mực để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Theo hướng tiếp cận này, TGPL là sự giúp đỡ thực hiện một việc, hay nói cách khác là cung cấp một dịch vụ pháp lý cho những người đang cần sự giúp đỡ về mặt pháp lý bảo vệ các quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật Như vậy, TGPL là việc nhà nước thông qua các tổ chức và cá nhân thực hiện đại diện, bào chữa, bảo vệ, tư vấn pháp luật và kiến nghị, tham gia hòa giải cho một số đối tượng nhất định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Có rất nhiều khái niệm cũng như nhiều cách hiểu về trợ giúp pháp lý khác nhau giữa các quốc gia, tuy nhiên trong phạm nghiên cứu của đề tài về tổ chức và hoạt hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý ở Việt Nam qua thực tiễn ở tỉnh Lào Cai thì khái niệm thuộc Điều 2, Luật trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH2014 ban hành ngày 20 tháng 6 2017 về “trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của luật này, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật” là phù hợp hơn cả. Theo đ , nhà nước c những chính sách cụ thể về trợ giúp pháp lý gồm:Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước; Nhà nước c chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - hội; Nhà nước c chính sách nâng cao chất lượng 13
  20. trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý; Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đ ng g p cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý khác với tư vấn pháp luật trong các dịch vụ có thu phí: - Trợ giúp pháp lý khác với tư vấn pháp luật trong các dịch vụ c thu phí đ là trong các dịch vụ pháp lý c thu phí thì tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện đúng pháp luật; giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, là việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp họ soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Còn TGPL chỉ giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân thực hiện đúng pháp luật, đưa ra ý kiến, soạn thảo các giấy tờ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. - Xét về mục đích TGPL và tư vấn pháp luật là cung cấp thông tin pháp lý cho các đối tượng được TGPL hiểu, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, tư vấn pháp luật trong các dịch vụ pháp lý c thu phí thì người được tư vấn pháp luật phải trả một khoản chi phí nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên không trái với quy định pháp luật, còn TGPL thì người được TGPL được miễn phí hoàn toàn. - Xét về đối tượng và lĩnh vực được tư vấn pháp luật trong các dịch vụ pháp lý c thu phí thì đối tượng rộng r i, trên các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh so với TGPL thì đối tượng là những người “yếu thế” trong hội thuộc diện người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em, người dân tộc và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật về TGPL; lĩnh vực pháp luật mà TGPL thực hiện bị hạn chế như không được TGPL trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản và Ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý 1.1.2.1. Đặc trưng cơ bản của hoạt động trợ giúp pháp lý Từ những phân tích về khái niệm trợ giúp pháp lý thì trợ giúp pháp lý có các thuộc tính cơ bản như sau: Một là, trợ giúp pháp lý là hoạt động chứa đựng thuộc tính chính trị - pháp lý do khách thể của quan hệ trợ giúp pháp lý là dịch vụ pháp lý và có mục đích là bảo 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0