Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học: Khai thác kênh thông tin báo chí để làm truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các vấn đề đặt ra trong hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI và vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội bộ doanh nghiệp FDI. Phân tích tính đặc thù của của hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học: Khai thác kênh thông tin báo chí để làm truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LẠI HOÀNG DŨNG KHAI THÁC KÊNH THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐỂ LÀM TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Quang Hào Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác và trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố trong và ngoài nước, nếu sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Lại Hoàng Dũng
- LỜI CẢM ƠN Trong qu tr nh thực hiện luận văn thạc sĩ b o chí với đề tài “Khai thác kênh thông tin báo chí để làm truyền thông nội bộ trong Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam” tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Quang Hào đã tận tình dìu dắt và có những ý kiến góp ý chân thành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành c m ơn c c thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí & Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN cùng c c thầy cô giáo giảng dạy các bộ môn đã chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong quãng thời gian học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời c m ơn c c anh, chị đồng nghiệp, phóng viên, biên tập viên của các tòa soạn báo; Các sinh viên báo chí đã cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết phục vụ trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đ nh, bạn bè, những người luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng song luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè… để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành c m ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Lại Hoàng Dũng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................ 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8 5. Cơ sở lý luận và phương ph p nghiên cứu .................................................... 8 6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 9 7. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 10 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ VÀ VIỆC KHAI THÁC KÊNH BÁO CHÍ TRONG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP ......................................... 11 1.1. Hệ thống khái niệm ................................................................................. 11 1.1.1. Báo chí.................................................................................................... 11 1.1.2. C c loại h nh b o chí .............................................................................. 11 1.1.3. Doanh nghiệp và doanh nghiệp FDI ...................................................... 11 1.2. Truyền thông và truyền thông nội bộ ................................................... 16 1.2.1. Truyền thông .......................................................................................... 16 1.2.2. Truyền thông nội bộ ............................................................................... 17 1.2.3 Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI ........................................ 17 1.3. Kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ............................................... 18 1.3.1. Vai trò của B o chí truyền thông ........................................................... 18 1.3.2. Vai trò của b o chí với truyền thông nội bộ doanh nghiệp .................... 19 1.3.3. Kh i qu t hoạt động b o chí trong truyền thông nội bộ tại c c doanh nghiệp FDI hiện nay ......................................................................................... 24 Tiểu kết ............................................................................................................ 30
- CHƢƠNG II: KÊNH BÁO CHÍ VỚI TƢ CÁCH LÀ KÊNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VÀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR ....................................... 31 2.1. Một số nét về các doanh nghiệp đƣợc khảo sát .................................... 31 2.1.1. Lịch sử h nh thành và ph t triển ........................................................... 31 2.1.2. T nh h nh hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................ 34 2.1.3. Tr nh độ công nghệ .............................................................................. 37 2.2. Thực trạng hoạt động truyền thông trong 02 doanh nghiệp FDI đƣợc khảo sát............................................................................................................ 39 2.2.1. Hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam ....... 39 2.2.2. Hoạt động truyền thông tại Công ty Yamaha Motor ........................... 52 2.3. Thực trạng sử dụng kênh báo chí trong truyền thông nội bộ trong 02 doanh nghiệp FDI đƣợc khảo sát.................................................................. 62 2.3.1. Kênh báo chí trong truyền thông nội bộ tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam .......................................................................................................... 62 2.3.2. Kênh b o chí trong truyền thông nội bộ tại Công ty Yamaha Motor Việt Nam .......................................................................................................... 72 2.4. Đánh giá việc sử dụng kênh báo chí phục vụ truyền thông nội bộ trong 02 doanh nghiệp FDI đƣợc khảo sát .................................................. 74 2.4.1. Những thành quả đạt được ................................................................... 74 2.4.2. Hạn chế tồn tại ...................................................................................... 76 Tiểu kết ............................................................................................................ 79 CHƢƠNG III: TÌM LỐI TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VÀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR ....... 80 3.1. Vấn đề đặt ra trong quá trình khảo sát ................................................ 80 3.1.1. Sự cần thiết phải có một bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp .. 80 3.1.2. Tính chuyên nghiệp của bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp FDI .... 80 3.1.3. Cơ cấu nhân sự trong bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp FDI ....... 81
- 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp FDI ...................................................................................................... 84 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động ph t hành bản tin nội bộ ....................... 84 3.2.2. Cải thiện hoạt động ph t hành tạp chí nội bộ........................................ 86 3.2.3. Nâng cao hiệu quả vận hành website nội bộ ......................................... 86 3.2.4. Một số giải ph p kh c ........................................................................... 87 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông nội bộ tại doanh nghiệp FDI .................................................. 88 Tiểu kết ............................................................................................................ 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 93 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 97
- DANH MỤC BẢNG CHỮ TẮT TRONG LUẬN VĂN VN : Việt Nam TTg : Thủ tướng CT : Chỉ thị FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài PR : Quan hệ công chúng Bộ LĐ-TB&XH : Bộ Lao động Thương binh và Xã hội CTTNHH : Công ty tránh nhiệm hữu hạn TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh USD : Đô la Mỹ ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Yamaha Motor ............................................................................................................... 35 Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu điều tra ........................................................................ 39 Bảng 2.3: Các công cụ trao dối thông tin giữa nhân viên với nhân viên ........ 43 Bảng 2.4: Công cụ giao tiếp với nhân viên của công ty thường sử dụng ....... 44 Bảng 2.5: Các hoạt động vui chơi, giải trí công ty thường tổ chức ................ 45 Bảng 2.6: Kết quả điều tra về hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam ......................................................................................... 45 Bảng 2.7: Kết quả điều tra về định hướng các bên liên quan ......................... 47 Bảng 2.8: Kết quả điều tra về sự liên kết các chiến lược ................................ 48 Bảng 2.9: Kết quả điều tra về sự nhất qu n trong thông điệp truyền thông ........... 49 Bảng 2.10: Kết quả điều tra vềsự phối hợp nỗ lực truyền thông và hành động ...... 50 Bảng 2.11: Kết quả điều tra vềcơ sở hạ tầng cho truyền thông ...................... 50 Bảng 2.12: Kết quả điều tra về sự chia sẻ thông tin ....................................... 51 Bảng 2.13: Cơ cấu mẫu điều tra ...................................................................... 52 Bảng 2.14: Các công cụ trao dối thông tin giữa nhân viên với nhân viên ...... 55 Bảng 2.15: Công cụ giao tiếp với nhân viên của công ty thường sử dụng ..... 56 Bảng 2.16: Các hoạt động vui chơi, giải trí công ty thường tổ chức .............. 57 Bảng 2.17: Kết quả điều tra về hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam ......................................................................................... 58 Bảng 2.18 : Bảng số liệu tần xuất bài b o liên quan đến Công ty Điện tử SamSung qua bản tin nội bộ tại công ty từ ngày 4/12 đến 10/12/2015 .......... 71
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH – SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mẫu phân theo giới tính ............................................................. 40 Biểu đồ 2.2: Mẫu phân theo độ tuổi ................................................................ 41 Biểu đồ 2.3: Mẫu phân theo vị trí làm việc..................................................... 41 Biểu đồ 2.4: Mẫu phân theo tr nh độ chuyên môn .......................................... 42 Biểu đồ 2.5: Mẫu phân theothời gian công tác ............................................... 42 Biểu đồ 2.6: Mẫu phân theo giới tính ............................................................. 53 Biểu đồ 2.7: Mẫu phân theo độ tuổi ................................................................ 53 Biểu đồ 2.8: Mẫu phân theo vị trí làm việc..................................................... 54 Biểu đồ 2.9: Mẫu phân theo tr nh độ chuyên môn .......................................... 54 Biểu đồ 2.10: Mẫu phân theothời gian công tác ............................................. 55 Hình 3.1: Mô hình về cơ cấu nhân sự của phòng truyền thông trong doanh nghiệp FDI....................................................................................................... 81 Sơ đồ 3.1: Quy trình truyền thông nội bộ ....................................................... 85
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hãng tin AP và c c đài truyền hình của Nhật Bản đã truyền đi một thông điệp giàu cảm xúc, chạm đến trái tim của hàng triệu người trên thế giới về hình ảnh Chủ tịch Tập đoàn nổi tiếng Toyota vào ngày 24-2-2011: “Sau buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về độ an toàn của các loại xe, Chủ tịch Toyota Akio toyoda đã gặp gỡ nhân viên, cảm ơn họ đã ủng hộ công ty trong khủng khoảng. “Khi phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, tôi không thấy cô đơn. C c bạn, những đồng nghiệp của tôi trên toàn nước Mỹ và khắp thế giới đều ở bên tôi”, giọng người đứng đầu hãng sản xuất xe Nhật Bản danh tiếng toàn cầu bất ngờ nghẹn lại, rồi bật khóc. Khán phòng im lặng, vị chủ tịch mãi không thể cất lên lời và toàn thể những người có mặt cùng vỗ tay khích lệ. Ông chủ tịch Toyota tiếp tục làm mọi người phải rơi lệ. “C c bạn đã có mặt bên tôi, cổ vũ và chia sẻ. Không gì có thể diễn tả hết lòng biết ơn những gì các bạn đã dành cho tôi, cho công ty. Tôi chỉ có thể nói một điều đơn giản thế này: Cảm ơn c c bạn rất nhiều. Chúng ta, những thành viên Toyota trên toàn thế giới cần sũy nghĩ lại mọi chuyện trong hoạt động của chúng ta để giành lại niềm tin kh ch hàng” [33]. Một lời xin lỗi chân thành không làm hạ thấp Chủ tịch Toyota mà giữ vững và nâng tầm thương hiệu hãng xe danh tiếng này. Trong trường họp trên, bộ phận truyền thông của Tập đoàn Toyota đã khai thác rất tốt kênh b o chí để xử lý khủng khoảng và điều quan trọng là mang lại hiệu quả trong truyền thông nội bộ. Lời nói cảm ơn chân thành của Chủ tịnh Akio Toyoda với nhân viên trong công ty trên b o chí đã để lại ấn tượng sâu sắc, làm nhân viên của tập đoàn trên toàn thế giới hiểu rằng họ đang làm việc cho một ông chủ tuyệt vời và một công ty không thể tốt hơn. Điều này mang lại tinh thần đoàn kết, đồng lòng, tinh thần công hiến của nhân 1
- viên trong công ty vì sự phát triển của Tập đoàn Toyota.Qua sự kiện trên, ít nhiều đã chứng tỏ vai trò quan trọng hàng đầu của việc khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ. Kể từ khi nước ta đổi mới (1986), ngày càng nhiều công ty nước ngoài đến đầu từ làm ăn đã thổi làn gió mới vào nền kinh tế nước nhà, góp phần làm “thay da đổi thịt” kinh tế Việt Nam. Thật không khó để tìm dẫn chứng. Đơn cử Công ty điện thoại SamSung ở Bắc Ninh xuất khẩu đạt 23,9 tỷ USD vào năm 2013, chiếm khoảng 18% tổng kim gạch xuất khẩu cả nước [40]. Đây hẳn là một con số biết nói. Một sự kiện được xem là “lịch sử” đối với tỉnh Th i Nguyên đã diễn ra vào th ng 3/2014. Nhà m y SamSung đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư gần 6 tỷ USD làm sáng bừng bức tranh kinh tế tỉnh trung du này, giải cơn khát việc làm cho hơn 6 vạn lao động. Nhiều công nhân vốn quen với cây lúa củ kho i đã có mức thu nhập cả chục triệu đồng mỗi th ng. Đó là số tiền mà trước kia trong giấc mơ họ cũng d m tin có ngày trở thành sự thật. Đời sống của nhiều gia đ nh nông thôn đã đổi thay. Như vậy, chúng ta thấy rằng, các công ty FDI hoạt động ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giúp nước ta tránh tụt hậu so với phần còn lại phát triển của thế giới, cải thiện đ ng kể cuộc sống người dân. Vấn đề là làm sao để hàng vạn lao động ở nhiều vùng miền cùng làm việc trong một công ty có vốn đầu từ nước ngoài như SamSung với văn hóa kh c nhau có được tinh thần đoàn kết vì sự phát triển của công ty luôn làm đau đầu ban lãnh đạo công ty. Rồi làm sao để ban lãnh đạo ở xứ sở bên ngoài có thể hòa nhập với nhân viên và công nhân sở tại chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Truyền thông nội bộ có thể là chìa khóa hữu hiệu để mở toang cách cửa ngăn c ch sự khác biệt, tạo lập, duy trùy sự hiểu biết và phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ công ty. Qua đó, tạo sự đồng lòng từ lãnh đạo đến chuyên viên, nhân viên, công nhân cùng nắm chặt tay nhau để đưa công ty 2
- đến với sự thịnh vượng. Sự phát triển của công ty cũng mang lại cơ hội cải thiện đời sống cho từng c nhân trong công ty đó. Ông Alvie Smith, cựu gi m đốc truyền thông của công ty General Motors trong một nghiên cứu đã cho biết, người lao động không trung thành với tổ chức của họ, hoặc không cam kết giúp tổ chức đạt được mục tiêu của họ, có thể làm tốn mất 50 tỷ USD/năm [32, tr.124]. Trong khi đó, hơn 80% nhân viên ở Mỹ và Anh nói rằng hoạt động giao tiếp nội bộ ảnh hưởng đến mong muốn tiếp tục duy trì hay thôi việc đối với một tổ chức. Gần 1/3 cho rằng hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến quyết định của họ [32, tr. 124, 125]. Như vậy, truyền thông nội bộ là c nh tay đắc lực giúp lãnh đạo công ty tạo lập, duy trì và phát triển niềm tin trong công ty.Tuy nhiên thực tế không ít công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa coi trọng việc truyền thông nội bộ. Báo chí luôn là một kênh có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông của c c công ty, trong đó có truyền thông nội bộ. Kênh báo chí giúp cho người làm truyền nội bộ hiệu quả hơn và rút ngắn con đường để đạt được mục đích truyền thông. Báo chí không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho công ty mà các kết dính các thành viên trong công ty lại với nhau, xây dựng tình thần đoàn kết, đồng lòng cùng dồn tâm sức vì công ty. Tuy nhiên việc sử dụng kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ở nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn có hạn chế, thậm chí có công ty vẫn chưa thực sự coi trọng vấn đề này. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty. Là một người làm việc trong môi trường các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 12 năm, hiện đang làm công t c tại phòng truyền thông nội bộ tại Công ty Điện tử Samsung, tôi chọn đề tài “KHAI THÁC KÊNH THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐỂ LÀM TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM” với mong muốn nghiên cứu các 3
- hoạt động truyền thông nội bộ tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn là Côngty Điện tử Samsung Việt Nam và Công ty Yamaha Motor Việt Nam để từ đó, hệ thống hóa khung lý thuyết truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp có vốn FDI- một vấn đề còn rất mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Từ đó, t m ra c c vấn đề trong hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI; đề xuất các giải pháp góp phần tối ưu hóa bộ phận Truyền thông trong doanh nghiệp FDI; Đề xuất một số nguyên tắc và kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp FDI nhằm mong muốn góp một phần nhỏ bé đưa công t c truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp phát triển, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển Doanh nghiệp nói chung và sự nghiệp CNH- HĐH đất nước nói riêng. Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh hội nhập thế giới, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhiều công ty nước ngoài thì luận văn không chỉ giàu ý nghĩa lý luận mà còn nhiều giá trị thực tiễn. 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề truyền thông nội bộ chưa thu hút được nhiều nghiên cứu của c c chuyên gia cũng như c c nhà nghiên cứu. - Về hoạt động truyền thông và truyền thông nội bộ của doanh nghiệp Hầu hết nghiên cứu về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp được đề cập tới trong những cuốn sách về quản trị kinh doanh hay quan hệ công chúng. Những công trình nghiên cứu, bài báo, cuốn s ch này đề cập tới lý thuyết gắn với hoạt động truyền thông theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên vẫn tập trung tới việc đưa c c những vấn đề lý luận chung nhất gắn với khái niệm công cụ liên quan tới truyền thông, quan hệ công chúng, vai trò của hoạt động truyền thông đối với doanh nghiệp, các cách thức để phát triển kỹ năng cho người làm truyền thông và áp dụng hoạt động quan hệ công chúng đối với doanh nghiệp… Có thể kể tới như Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z (Philip 4
- Kotler, Lê Hoàng Anh dịch, 2006), Quan hệ công chúng, biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp (Business Edge. MPDF, 2006), PR – Kiến thức cơ bản và đạo đức chuyên nghiệp (Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên, NXB Lao động Xã hội, 2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả (Anne Gregory, Trung An và Việt Hà dịch, 2007), Hoạt động PR trong thời đại mới (Lê Thúy Hà, Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007), Lợi ích của PR đối với một doanh nghiệp (Phan Thị Bình Minh, tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007), Quy luật mới của PR và tiếp thị (David Meerman Scott, 2008), PR: Lý luận và ứng dụng (Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2008), Ngành PR tại Việt Nam (Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2010), Quản trị Quan hệ công chúng (PGS. TS Lưu Văn Nghiêm, NXB Kinh tế Quốc dân, 2011)… Không chỉ được đề cập tới trong những cuốn sách chung về quan hệ công chúng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và b o chí được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học, dưới góc độ tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ quan/ bộ phận truyền thông của doanh nghiệp với giới b o chí như Mối quan hệ giữa PR và báo chí (khảo sát một số doanh nghiệp và cơ quan b o chí giai đoạn 2006 – 2008) của tác giả Nguyễn Thị Nhuận (2008), Hoạt động PR của các doanh nghiệp và báo in tại TP Hồ Chí Minh của tác giả Lê Thị Ngọc Hường (2008), Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu của tác giả Đỗ Thị Hoa Quỳnh (2009)… Theo những hướng tìm hiểu về hiện trạng, cách thức tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông đối với một hoặc nhóm doanh nghiệp cụ thể, việc nghiên cứu hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp đã được khảo sát trong nhiều luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp như Hiện trạng và giải pháp về hoạt động Quan hệ công chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam của tác giả Đặng Thị Châu Giang, Hoạt động PR tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn từ một số ngân hàng thương mại của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang… Từ những phân tích cụ thể để 5
- các hoạt động quan hệ công chúng với doanh nghiệp cụ thể, các tác giả đã đưa ra được những đ nh gi về thành công và hạn chế của các hoạt động này, đề xuất những giải ph p để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Khóa luận tốt nghiệp với đề tài Mô hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận quan hệ công chúng nội bộ (Nghiên cứu trường hợp ban công tác và quan hệ doanh nghiệp thuộc tập đoàn FPT) của sinh viên Lê Nữ Hạnh Nguyên đã đưa ra được tầm quan trọng của bộ phận truyền thông nội bộ tại tập đoàn FPT và đề xuất áp dụng lý thuyết Excellcence theory của James E.Grunig, Larissa A.Grunig và David M.Dozier để xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả đối với doanh nghiệp. Các nghiên cứu về truyền thông trong doanh nghiệp khá phong phú và đa dạng, song rất ít các công trình nghiên cứu chuyên biệt về truyền thông trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại. Có chăng chỉ là thấp thoáng đâu đó trong một số công trình nghiên cứu đề cập gần đến lĩnh vực này. Có thể kể đến: + Michael Schudson, Sức mạnh của tin tức truyền thông (bản dịch cuốn The Power of News, Harvarrd, Harvard University Press, 1995, người dịch: Thế Hùng, Trà My), Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2003. + Robert L.Heath (2004), Handbook of Public Relations, Sage Publications, Inc + Kotler Philip/ Keller Kevin (2009), Marketing Manage-ment, (13th Edition), Pearson Education, USA + Mc Quail D. (1994), Mass communication Theory: An Introduction (Third Edition), SAGE Publications, London-Thousand Oaks – New Delhi. +Renner Wolfgang. (2010), Newspaper Marketing & Communication, Wiener Zeitung, Vienna, Austria, Europe. Ngoài ra, ý nghĩa của truyền thông đối với việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cũng được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu, tài liệu hội thảo, công trình khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ như: 6
- + Bài thuyết trình của TS. Marc Divine, Phó gi o sư tại trường IAE Paris trong hội thảo “Vai trò của mạng xã hội trong các doanh nghiệp” ngày 15/2/2012. + Hội thảo “Truyền thông trên mạng xã hội: Cơ hội nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ?” do Mạng xã hội Zing Me tổ chức ngày 3/5/2012 + Hội thảo “Tác động của Truyền thông trong xây dựng thương hiệu sản phẩm” do Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2011 + Hội thảo “Truyền thông thương hiệu và xử lý khủng hoảng truyền thông” do Viện Quản trị kinh doanh thuộc Đại học FPT tổ chức ngày 17/8/2012. + Luận văn thạc sĩ của Phan Hoàng Anh về “Truyền thông trong hoạt động quan hệ công chúng đối nội của doanh nghiệp”, 2012. + Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Như Hoa về “Tổ chức hoạt động của Bộ phận truyền thông doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội hiện nay (khảo sát một số doanh nghiệp vừa và nhỏ)”, 2013. Những nghiên cứu này là cơ sở nền tảng bởi truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp không thể nằm ngoài lý thuyết truyền thông và c c đặc điểm của truyền thông trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực FDI là một lĩnh vực kh đặc thù bởi thông tin về các doanh nghiệp sản xuất FDI không dồi dào cộng với tính phức tạp của nó càng khiến thông tin về hoạt động động truyền thông nội bộ không hấp dẫn như những thông tin kh c trong đời sống xã hội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Tìm ra các vấn đề đặt ra trong hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI và vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội bộ doanh nghiệp FDI Phân tích tính đặc thù của của hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI. 7
- Đề xuất một số nguyên tắc và kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI b. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số lý thuyết được áp dụng và các khái niệm: truyền thông, truyền thông trong doanh nghiệp, truyền thông nội bộ, truyền thông trong doanh nghiệp FDI và vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội bộ doanh nghiệp FDI Tìm hiểu và phân tích thực trạng truyền thông trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Nghiên cứu các hoạt động truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn là Công ty điện tử Samsung và Công ty Yamaha Motor để từ đó hệ thống hóa khung lý thuyết truyền thông đối với doanh nghiệp FDI. Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của kênh b o chí đối với truyền thông nội bộ doanh nghiệp FDI b. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập các thông tin về hoạt động truyền thông thông qua các bộ phận truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn. Thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin về hoạt động truyền thông thông qua các bộ phận truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn là Công ty Điện tử Samsung và Công ty Yamaha Motor từ năm 2012 đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu a. Cơ sở lý luận Cơ sở hệ thống lý thuyết về báo chí, truyền thông trong mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng, truyền thông trong doanh nghiệp và truyền thông trong doanh nghiệp FDI. 8
- b. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu thống kê xã hội học: Thống kê, tổng hợp, lập bảng biểu theo các số liệu thu được từ bảng hỏi khảo sát và số liệu do c c đơn vị tiến hành hoạt động khảo sát cung cấp. - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích thông tin từ nguồn tài liệu sẵn có (sách, báo, internet...), vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo s t được. - Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp Cán bộ phụ trách hoạt động Truyền thông của hai Doanh nghiệp khảo s t, qua đó tiến hành phân tích đối chiếu với c c phương ph p kh c để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương ph p kh c như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương ph p diễn dịch, phương ph p quy nạp và phương ph p so s nh. 6. Ý nghĩa của đề tài - Về lý luận khoa học: Công trình là sự bổ khuyết nhất định cho các khoảng trống lý thuyết về truyền thông, truyền thông trong doanh nghiệp nói chung và truyền thông trong doanh nghiệp FDI nói riêng; đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn, góp phần định vị cho hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp FDI cũng như trong hoạt động truyền thông Doanh nghiệp nói chung. - Về thực tiễn: Công trình cung cấp cái nhìn toàn cảnh về vị trí, vai trò của hoạt động truyền thông nội bộ tại 02 doanh nghiệp được khảo sát; Đưa ra c c đ nh gi , khuyến nghị nhằm giúp các tổ chức, cá nhân làm truyền thông có thể tham khảo, cân nhắc và điều chỉnh các chiến lược phát triển cho phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất. 9
- 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận. Phần nội dung được chia làm 3 chương chính sau: - Chương I: Lý luận chung về truyền thông nội bộ - Chương II: Kênh b o chí với tư c ch là kênh hoạt động truyền thông nội bộ tại công ty điện tử Samsung và công ty Yamaha Motor - Chương III: T m lối truyền thông nội bộ hiệu quả tại công ty điện tử Samsung và công ty Yamaha Motor 10
- CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ VÀ VIỆC KHAI THÁC KÊNH BÁO CHÍ TRONG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 1.1Hệ thống khái niệm 1.1.1 Báo chí Hiện nay, có nhiều khái niệm về b o chí, theo quan điểm cơ bản của giai cấp tư sản th b o chí là phương tiện thông tin – thông tin sự kiện, khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị. Theo quan điểm của giai cấp vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng – văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra kh i niệm về b o chí như sau: “B o chí là loại h nh c c phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất, mới mẻ nhất đến cho đông đảo công chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn [30, tr.17]. 1.1.2 Các loại hình báo chí Trong Luật Sửa đổi, bổ xung một số điều của luật B o chí có quy định các loại h nh b o chí như sau: “B o chí nói chung trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạo chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn). b o nói (chương tr nh ph t thanh), b o h nh (chương tr nh truyền hình – chương tr nh nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng c c phương tiện kỹ thuật kh c nhau), b o điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” [17, tr. 249]. Ngoài các loại hình báo chí trên chúng ta cón có một loại hình báo chí khác nữa là báo ảnh. 1.1.3 Doanh nghiệp và doanh nghiệp FDI Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
71 p | 1174 | 144
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Hướng dẫn chi tiết thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng - ĐH Kinh tế Luật
15 p | 311 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nghiên cứu giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị
127 p | 122 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong
133 p | 87 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: So sánh thể chế chính trị giữa Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga
84 p | 105 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học: Vai trò của Đoàn Thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
117 p | 75 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong
133 p | 20 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam
161 p | 29 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng
171 p | 19 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng & Thiết bị điện nước Minh Hà
166 p | 22 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị
117 p | 67 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng và Công nghiệp Delta
140 p | 14 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam
140 p | 17 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học: Nâng cấp lễ hội truyền thống làng Bình Đa (Những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa)
104 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
145 p | 73 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học: Nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở Việt Nam: Những biến đổi và hướng bảo tồn
147 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ: Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dịch vụ về lưu trữ ở Việt Nam
114 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn