Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nghèo đói và giải pháp giảm nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
lượt xem 19
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nghèo đói và giải pháp giảm nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai tìm hiểu những cơ sở lý luận về vấn đề nghèo đói, thực trạng và giải pháp giảm nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nghèo đói và giải pháp giảm nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ THU NGHÈO ĐÓI VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ THU NGHÈO ĐÓI VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRỊNH THANH SƠN Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
- Lời Cảm Ơn Để hoàn thành luận văn này: Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. Trịnh Thanh Sơn đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, Quý Thầy, Cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học Địa lí KT – XH khóa 19, Phòng Sau đại học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các phòng, ban trực thuộc UBND huyện Định Quán đã giúp đỡ tận tình trong thời gian tác giả thực hiện đề tài tại địa phương. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian quý báu của mình để đọc đề tài và đóng góp ý kiến giúp đề tài của tác giả hoàn thiện hơn. Xin chia sẻ niềm vui và lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tác giả trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Đào Thị Thu
- MỤC LỤC Lời Cảm Ơn ................................................................................................ 3 MỤC LỤC ................................................................................................... 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 7 DANH MỤC BẢNG ................................................................................... 8 DANH MỤC HÌNH .................................................................................... 9 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................................... 2 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 2 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 5 7. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................... 8 1.1. Quan niệm về nghèo đói......................................................................................... 8 1.2. Tiêu chuẩn xác định nghèo đói .............................................................................. 9 1.3. Nguyên nhân nghèo đói ........................................................................................ 15 1.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan .............................................................................................. 15 1.3.2. Nguyên nhân khách quan .................................................................................................... 16 1.4. Thực trạng nghèo đói của thế giới và Việt Nam .................................................. 17 1.5. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trên thế giới và Việt Nam ................... 21 1.5.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Trung Quốc............................................................................. 21
- 1.5.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Mê-hi-cô ................................................................................. 22 1.5.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Uganđa.................................................................................... 23 1.5.4. Kinh nghiệm giảm nghèo của Việt Nam ............................................................................. 24 Chương 2: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI........... 26 2.1.Khái quát về huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .................................................... 26 2.2. Thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ..................................................................................................................... 36 Chương 3 : GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI ...................................................................... 65 3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình giảm nghèo bền vững ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ................................................................... 65 3.1.1. Quan điểm ........................................................................................................................... 65 3.1.2. Định hướng .......................................................................................................................... 66 3.1.3. Mục tiêu, đối tượng của chương trình giảm nghèo bền vững ............................................. 66 3.1.4. Nhiệm vụ ............................................................................................................................. 67 3.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ................. 68 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................................................. 68 3.2.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng ............................................................................................................ 69 3.2.3. Dạy nghề và hỗ trợ việc làm ............................................................................................... 69 3.2.4. Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo ..................................................................................................... 71 3.2.5. Hỗ trợ giáo dục .................................................................................................................... 72 3.2.6. Hỗ trợ y tế............................................................................................................................ 73 3.2.7. Nhân rộng mô hình giảm nghèo .......................................................................................... 74 3.2.8. Nâng cao năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ................. 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 76 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 76
- KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 77 PHỤ LỤC .................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... i
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ.GN: Ban chỉ đạo giảm nghèo GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐND: Hội đồng nhân dân KT – XH: Kinh tế - xã hội LĐTBXH: Lao động – Thương binh và xã hội NQ: Nghị quyết QĐ: Quyết định TT: TT UBND: Ủy ban nhân dân UNDP: Chương trình phát triển Liên hợp quốc XĐGN: Xóa đói, giảm nghèo
- DANH MỤC BẢNG Bảng Trang 1. Bảng 1.1: Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam thời kỳ 1993 – 2010 ............................ 22 222. Bảng 1.2: Tình trạng nghèo đói theo vùng của Việt Nam qua một số năm .............................................................................................................................. 23 3. Bảng1.3: Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 1 với nhóm 5 qua một số năm...... 24 4. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu tại trạm khí tượng thủy văn La Ngà – Định Quán . ................................................................................................................................................... 33 5. Bảng 2.2: Cơ cấu các nhóm đất chính của huyện Định Quán ......................... 34 6. Bảng 2.3: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Định Quán qua một số năm ....... 37 7. Bảng 2.4: Hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo của huyện Định Quán thời kỳ 2001 – 2011 48 8. Bảng 2.5: Phân bố hộ nghèo theo đơn vị hành chính của huyện Định Quán năm 2011 ......................................................................................................................... 49 9. Bảng 2.6: Nhân khẩu bình quân của hộ gia đình nghèo huyện Định Quán đầu năm 2011. ................................................................................................................ 52 10. Bảng 2.7: Lao động và tỉ lệ lao động của hộ nghèo huyện Định Quán năm 2011 53 11. Bảng 2.8: Tình trạng hoạt động của lao động nghèo huyện Định Quán năm 2011. 54 12. Bảng 2.9: Trình độ văn hóa của người nghèo huyện Định Quán năm 2011 .............................................................................................................................. 55 13. Bảng 2.10: Tình hình thu nhập của người nghèo huyện Định Quán năm 2011 57 14. Bảng 2.11: Hộ nghèo huyện Định Quán phân theo giá trị tài sản năm 2011 .............................................................................................................................. 60 15. Bảng 2.12: Tình hình nhà ở của hộ nghèo huyện Định Quán năm 2011 ...... 63 16. Bảng 2.13: Hộ nghèo huyện Định Quán phân theo điều kiện sinh hoạt và đời sống năm 2011 ......................................................................................................... 65 17. Bảng 2.14: Hộ nghèo huyện Định Quán phân theo một số nguyên nhân trực tiếp năm 2011 ................................................................................................................. 69
- DANH MỤC HÌNH 1. Hình 1.1: Tỉ lệ nghèo khu vực nông thôn, thành thị ở Việt Nam từ năm 1993 – 2010 22 2. Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Định Quán năm 2000, 2010 ......................... 38 3. Hình 2.2: Tỉ lệ hộ nghèo huyện Định Quán giai đoạn 2001 – 2010................ 49 4. Hình 2.3: Cơ cấu nhà ở của hộ nghèo huyện Định Quán năm 2011 ............... 64 5. Bản đồ đơn vị hành chính huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. ........................ 31 6. Bản đồ nghèo huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ............................................. 51 7. Bản đồ cơ cấu giá trị tài sản hộ nghèo huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ...... 59 8. Bản đồ cơ cấu thu nhập của hộ nghèo ............................................................. 62
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải của mọi thời đại và mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đều phải quan tâm và tìm cách giải quyết. Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bên cạnh phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt chú ý tới vấn đề xóa đói. Người cho rằng “giặc đói” là một trong ba loại giặc mà Chính phủ và toàn dân phải tập trung đánh đuổi. Nối tiếp chủ trương của Người, hơn nửa thế kỷ qua công tác xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) đã trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững gắn với thực hiện công bằng xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên mọi nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu XĐGN, đưa tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc tế giảm từ 58% xuống còn 10,7% trong giai đoạn 1993 – 2010. Mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ra sức phấn đấu, song với một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, lại bị chiến tranh tàn phá ác liệt và thiên tai liên tiếp, nên cuộc chiến đấu chống nghèo đói của nhân dân ta còn hết sức khó khăn, gian khổ, đặc biệt là đối với các nông hộ trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Trong xu thế đất nước hội nhập sâu hơn với thế giới và những yêu cầu trong tiến trình thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN (CPRGS) được Chính phủ phê duyệt vào tháng 5 năm 2002, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã và đang chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương đi đôi với việc thực hiện XĐGN. Vì vậy công tác XĐGN ở huyện Định Quán đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, tình trạng nghèo đói vẫn còn rất nghiêm trọng và công tác XĐGN của huyện vẫn còn nhiều khó khăn. Trước tình hình thực tế của địa phương, với mong muốn góp phần vào giảm nhanh tình trạng nghèo đói và nâng cao đời sống của người dân huyện Định Quán tôi đã
- chọn đề tài luận văn: “Nghèo đói và giải pháp giảm nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai”. 2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu những cơ sở lý luận về vấn đề nghèo đói. - Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và công tác XĐGN ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. - Các giải pháp giúp XĐGN hiệu quả và bền vững. 3. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện được mục tiêu đã nêu trên thì nhiệm vụ của đề tài cần giải quyết các vấn đề sau: - Phân tích, chọn lọc, hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề nghèo đói để vận dụng vào việc nghiên cứu trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. - Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và công tác XĐGN của huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai; từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở một bộ phận dân cư của huyện. - Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần vào công tác XĐGN; hỗ trợ cho thoát nghèo bền vững ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian : Địa bàn nghiên cứu là huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. - Về thời gian: Từ năm 2000 đến đầu năm 2011. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài 5.1. Trên thế giới
- Nghèo đói là một hiện tượng mang tính chất toàn cầu, không chỉ tồn tại ở những nước nghèo và các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển trên thế giới. Do đó, XĐGN đã trở thành chương trình hành động của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới, thu hút các nhà khoa học, các tổ chức tham gia nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về nghèo đói, tìm hiểu thực trạng và các bài học kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp XĐGN hiệu quả. Các chuyên viên của Ngân hàng thế giới trong cuốn “Tấn công nghèo đói” đã sử dụng những bằng chứng mới cùng với phương pháp tư duy đa ngành để mở rộng khả năng lựa chọn cách hành động phát triển nhằm giảm bớt nghèo đói trên tất cả các phương diện của nó, trong đó tập trung phân tích các cách tiếp cận vấn đề nghèo đói, trên cơ sở đưa ra những kiến nghị hành động trên 3 lĩnh vực: mở rộng cơ hội cho người nghèo; tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao quyền nhằm tăng cường sự tham gia của người nghèo trong quá trình chính trị và ra quyết định; tăng cường an sinh nhằm giảm bớt nguy cơ dễ bị tổn thương cho người nghèo trước các cú sốc bất lợi do ốm đau, khủng hoảng, thiên tai,… Trong khi đó, Hafiz A.Pasha và T.Planive, trong khi nghiên cứu về “Chính sách tăng trưởng vì người nghèo: Kinh nghiệm của Châu Á” lại tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và nghèo đói ở các nước Châu Á trong một thời gian dài và phân tích ảnh hưởng của các loại chính sách khác nhau tới các yếu tố xác định nghèo đói… 5.2. Việt Nam Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nghèo đói và dốt là những thứ giặc như giặc ngoại xâm. Người yêu cầu Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành phải: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá, giàu. Người khá, giàu thì giàu thêm”. Vì thế, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án nhằm XĐGN hiệu quả như Chương trình 135; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN nghèo; Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo; Dự án dạy nghề cho người nghèo,…. Bên cạnh việc hỗ trợ Đảng và Chính phủ hoàn thiện các chính sách, chương trình, dự án XĐGN, các nhà khoa học Việt Nam; các ban, ngành của Nhà nước; các tổ chức quốc tế, đã có những công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về nghèo đói; phân tích bức tranh nghèo đói của cả nước nói chung, một số vùng và địa
- phương nói riêng để đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho công cuộc XĐGN,… Chẳng hạn như trong cuốn “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, trên cơ sở nghiên cứu về vấn đề nghèo đói ở các chế độ xã hội và ở nước ta, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, mục tiêu lý tưởng của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, tác giả Nguyễn Thị Hằng đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về nghèo đói; nêu lên tính chất tất yếu khách quan của việc XĐGN; thực trạng nghèo đói và một số phương hướng, biện pháp XĐGN ở nông thôn nước ta. Hay trong cuốn “Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức” của Viện Khoa học và xã hội Việt Nam, các tác giả đã phân tích khá sâu về thực trạng nghèo đói của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, từ đó đưa ra những thành tựu và hạn chế trong công cuộc XĐGN của nước ta. Còn TS. Nguyễn Thị Hoa trong cuốn “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015” đã giới thiệu đến người đọc hệ thống những chính sách hiện hành đang áp dụng ở Việt Nam, trong đó tập trung vào 4 chính sách chủ yếu: Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ giáo dục và y tế cho người nghèo; tác động của các chính sách này (theo cả 2 hướng đồng thuận và không đồng thuận) đến thực trạng nghèo đói của Việt Nam thời gian qua; đồng thời đề xuất quan điểm và nội dung hoàn thiện các chính sách này theo những yêu cầu mới hơn, cao hơn, triệt để hơn, xem xét như những bước rút hoàn thành mục tiêu của Tuyên bố thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết… Trong bối cảnh chung của cả nước, vấn đề XĐGN trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã được các cấp chính quyền, các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trong vùng quan tâm, tập trung mọi nguồn lực góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên cho đến nay vấn đề này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống, phần nhiều được thể hiện trên các văn bản của các ban, ngành của UBND huyện, xã, TT. Vì thế, với mong muốn góp phần vào công cuộc giảm nghèo của huyện, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng nghèo đói và công tác XĐGN của huyện trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm nghèo hiệu quả. Trong quá trình thực hiện luận văn của tác giả, các đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước đã trở thành nguồn tư liệu tham khảo quý giá và thực sự bổ ích.
- 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Quan điểm triết học Mac – Lênin Quan điểm triết học Mac – Lênin là sự kết tinh của các thành tựu khoa học và các tư tưởng triết học nhân loại, là cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu tính toàn diện, tính phát triển của các hiện tượng trên thế giới, quan điểm này đã được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm hiểu rõ về nguồn gốc, diễn biến và xu hướng phát triển của tình trạng nghèo đói ở một bộ phận dân cư huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là quan điểm mang tính chất đặc trưng và là quan điểm truyền thống của khoa học địa lý. Vận dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ cho phép nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố KT - XH huyện Định Quán đến tình trạng nghèo đói ở một bộ phận dân cư của huyện. Đồng thời xem xét tình trạng nghèo đói của huyện Định Quán trong bối cảnh chung của tỉnh Đồng Nai cũng như của cả nước nhằm đánh giá một cách khách quan hơn về những nhân tố trội tác động tới tình trạng nghèo đói ở huyện Định Quán, từ đó có thể đưa ra các giải pháp tối ưu góp phần XĐGN hiệu quả hơn. Quan điểm hệ thống Nghèo đói là một phân hệ nằm trong hệ thống KT - XH của huyện Định Quán. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã vận dụng quan điểm hệ thống để xem xét sự tác động qua lại lẫn nhau giữa tình trạng nghèo đói với các nhân tố khác nằm trong hệ thống KT - XH huyện Định Quán nói riêng, tỉnh Đồng Nai và cả nước nói chung. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Nghèo đói là một trong những vấn đề xã hội nhức nhối của mọi thời đại, tuy nhiên ở từng thời điểm khác nhau tỉ lệ nghèo đói, nguyên nhân và đặc trưng của nghèo đói lại khác nhau. Chính vì vậy trong quá trình nghiên cứu về vấn đề XĐGN ở huyện Định Quán – Đồng Nai tác giả đã vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh, qua đó có thể nhìn nhận, đánh giá nguyên nhân dẫn tới nghèo đói ở một bộ phận dân cư huyện Định Quán
- cũng như thành tựu và hạn chế của công tác XĐGN trong giai đoạn từ 2001 – 2010, từ đó đề xuất những giải pháp XĐGN hiệu quả và bền vững trong thời gian tới. Quan điểm kinh tế Quan điểm kinh tế được coi trọng trong nghiên cứu địa lý KT - XH. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo việc làm được coi là những chính sách quan trọng nhất mà chính phủ có thể làm để giảm nghèo, tuy nhiên cần tránh xu hướng phát triển kinh tế bằng mọi giá mà phải đảm bảo sự bền vững về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu Thu thập và xử lý số liệu, tài liệu vừa giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu, tổng hợp tài liệu một cách khách quan hơn, vừa là những dẫn chứng minh họa cho vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, trong quá trình làm luận văn tác giả đã thu thập các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về nghèo đói, cũng như các tài liệu, số liệu liên quan đến tình hình nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, từ đó tổng hợp và xử lý cho phù hợp với tình hình và nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp phân tích, so sánh Phương pháp phân tích, so sánh các tài liệu, số liệu giúp chúng ta có thể chọn ra những thông tin quan trọng phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, đồng thời có thể xem xét lại các hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận và tìm ra các giải pháp hoàn thiện hơn cho vấn đề XĐGN ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp được sử dụng khá phổ biến với các nghiên cứu địa lý KT - XH. Thông qua phương pháp điều tra cho ta những thông tin có ích, cập nhật và có độ tin cậy nhất định. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để có thể nắm bắt rõ hơn thực trạng cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo đói ở một bộ phận dân cư huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và những nguyện vọng của người dân đối với các chính sách công về XĐGN.
- Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp cần thiết để kiểm chứng những tài liệu đã thu thập được tránh được những kết luận chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn; đồng thời bổ sung thêm những thông tin mới giúp cho đề tài được nghiên cứu hoàn thiện hơn. Vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã đi đến các xã, hộ gia đình nghèo nằm trên địa bàn huyện Định Quán nhằm kiểm chứng và bổ sung thêm một số thông tin cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ là phương pháp truyền thống được các nhà địa lý sử dụng khi nghiên cứu bất kỳ một một vấn đề địa lý nào, thông qua bản đồ có thể có cái nhìn tổng quát về vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, KT - XH… của lãnh thổ nghiên cứu, góp phần minh họa, làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. 7. Cấu trúc của đề tài Đề tài “Nghèo đói và giải pháp giảm nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai”, ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai Chương 3: Giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Quan niệm về nghèo đói 1.1.1. Quan niệm về nghèo đói của thế giới Nghèo đói là một hiện tượng KT - XH mang tính chất toàn cầu, không chỉ diễn ra ở các quốc gia kém phát triển, mà nó còn tồn tại ở cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, KT - XH của mỗi quốc gia vào mỗi thời kỳ mà tính chất, mức độ nghèo đói lại có sự khác nhau. Vì vậy, cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm về nghèo đói được các nhà nghiên cứu, các quốc gia và các tổ chức quốc tế đưa ra. Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban KT - XH khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức ở Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 9 năm 1993 đã đưa ra định nghĩa về nghèo đói như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển KT - XH và phong tục tập quán của địa phương”. Nhu cầu cơ bản ở đây được hiểu là những nhu cầu tối thiểu về vật chất như thức ăn, quần áo, nhà ở và các nhu cầu như văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp,… để con người có thể tồn tại ở mức bình thường. - Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức ở Copenhagen (Đan Mạch) vào năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Ngân hàng thế giới (WB) coi nghèo đói là sự thiếu hụt không thể chấp nhận được trong phúc lợi của con người, bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xã hội. Ở đây thiếu hụt về sinh lý học là sự không đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và sinh học như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục và nhà ở. Thiếu hụt về mặt xã hội liên quan đến các khái niệm như bình đẳng, rủi ro và được tự chủ, tôn trọng trong xã hội.
- Chia sẻ những quan điểm trên, nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay cả khi được xem là thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không có những thứ gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết để sống một cách đúng mực. Còn ông Abapia Sen, người đoạt giải Nôben về kinh tế năm 1998, là chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lại quan niệm: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Như vậy, người nghèo là những người không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người, có mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 1.1.2. Quan niệm về nghèo đói của Việt Nam Cũng như trên thế giới, quan niệm về nghèo đói ở Việt Nam cũng khá phong phú. Để thống nhất về mặt lý luận, trong “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN” Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói được đưa ra tại Hội nghị chống nghèo đói do Ủy ban KT - XH khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan vào năm 1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển KT - XH và phong tục tập quán của địa phương”. Ngoài ra, trong công tác XĐGN ở Việt Nam còn tồn tại các khái niệm hộ đói, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, tỉnh nghèo và vùng nghèo. Trong đó, khái niệm về hộ đói, hộ nghèo và xã nghèo được dùng phổ biến hơn. 1.2. Tiêu chuẩn xác định nghèo đói 1.2.1. Tiêu chuẩn xác định nghèo đói trên thế giới Nghèo được thể hiện ở nhiều khía cạnh: Thiếu ăn, thu nhập thấp, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những biến cố bất lợi, thiếu tiếng nói trước cộng đồng,… Để đo được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó, còn gộp tất cả những khía cạnh đó thành một chỉ số nghèo hay
- thước đo nghèo đói duy nhất là chuyện không thể. Song, nhằm thông tin cho các chính sách công và để đánh giá mức độ thành công của các chính sách đó cần phải có các tiêu chí cụ thể. Vì vậy, để đánh giá mức độ nghèo đói, các quốc gia và các tổ chức nghiên cứu đã sử dụng 2 tiêu chí là: Mức thu nhập bình quân đầu người trong một năm (hoặc tháng hoặc ngày) và mức tiêu dùng Kcalo bình quân hàng ngày của mỗi người. Ngân hàng thế giới (WB): Ngân hàng thế giới đã đưa ra tiêu chuẩn xác định thu nhập ở mức nghèo là 1,25 USD/người/ngày (năm 2005), tức là thu nhập cần thiết để duy trì 2.100 Kcalo mỗi ngày. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Theo Tổ chức Lao động thế giới, lương thực, thực phẩm là nhu cầu thiết yếu nhất trong các nhu cầu tối thiểu của con người và và cũng chiếm phần lớn thu nhập của người nghèo. Do vậy, mức nghèo được ILO chọn là một rổ lương thực, thực phẩm đang có sẵn mà mọi người thừa nhận để tính toán là 2.100 Kcalo/người/ngày. Bên cạnh các chuẩn nghèo được các tổ chức quốc tế đưa ra, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia ở từng thời điểm khác nhau mà có những mức chuẩn khác nhau, ví dụ theo tiêu chí mức thu nhập thì chuẩn nghèo ở Malaysia là 28 USD/người/tháng, Phi- lip-pin: 85 USD/tháng; theo tiêu chí mức tiêu dùng Kcalo thì các nước công nghiệp ở Châu Âu là 2.570 Kcalo/người/ngày, Châu Đại dương là 2.660 Kcalo/người/ngày,… 1.2.2. Tiêu chuẩn xác định nghèo đói ở Việt Nam 1.2.2.1. Tổng cục thống kê Từ năm 1993 với sự tài trợ của SIDA (Thụy Điển), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới, Tổng cục thống kê Việt Nam đã tiến hành điều tra mức sống dân cư. Dựa vào các thông tin chi tiết về chi tiêu của hộ gia đình ở các cuộc điều tra này, Tổng cục thống kê đã đưa ra hai chuẩn nghèo: chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm và chuẩn nghèo chung. Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm xác định theo chuẩn đã được Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan khác xây dựng, theo đó những người có mức chi tiêu cho lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn dưới 2.100 Kcalo/ngày - mức Kcalo tối
- thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người thì được gọi là nghèo lương thực, thực phẩm. Mức chi tiêu này được cập nhật theo biến động của giá ở các năm có khảo sát mức sống. Phương pháp xác định chuẩn nghèo chung là tính thêm chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm ta có chuẩn nghèo chung. Từ 2 chuẩn nghèo này, tỉ lệ hộ nghèo cũng được xác định ở 2 mức là: Tỉ lệ nghèo lương thực, thực phẩm (tỉ lệ % số hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm), tỉ lệ nghèo chung (tỉ lệ % số người có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo chung). Bằng phương pháp trên, Tổng cục thống kê đã đưa ra chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm qua một số năm như sau: 749 nghìn đồng/người/năm (1993), 1.286 nghìn đồng/người/năm (1998), 1.344 nghìn đồng/người/năm (2002), 1.488 nghìn đồng/người/năm (2004). Chuẩn nghèo chung là 1.160 nghìn đồng/người/năm (1993), 1.790 nghìn đồng/người/năm (1998), 1.920 nghìn đồng/người/năm (2002), 2.076 nghìn đồng/người/năm (2004), 2.556 nghìn đồng/người/năm (2006) và 3.360 nghìn đồng/người/năm (2008). Do có xu hướng tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế nên với chuẩn nghèo mà Tổng cục thống kê đưa ra thì số hộ nghèo đói sẽ rất lớn. Bên cạnh đó, các cuộc điều tra chỉ thống kê, đánh giá và theo dõi diễn biến nghèo đói chứ không có được một danh sách cụ thể các hộ nghèo đói, đồng nghĩa với việc không xác định được nguyên nhân gây nghèo đói ở các hộ gia đình. Một khi đã không xác định được nguyên nhân thì không thể đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, từ đó làm giảm hiệu quả của công tác XĐGN. 1.2.2.2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (Bộ LĐTBXH) Căn cứ vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam với mục tiêu là xác định rõ, cụ thể ai là người nghèo, xóm ấp nghèo, xã nghèo và huyện nghèo, từ đó làm cơ sở để xác định giải pháp và chính sách XĐGN phù hợp, Bộ LĐTBXH đã đưa ra chuẩn nghèo dựa trên các số liệu về thu nhập của hộ gia đình và nhu cầu năng lượng bình quân 2.100
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch
132 p | 198 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk
127 p | 169 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo tỉnh Khánh Hòa
154 p | 180 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
133 p | 162 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 206 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 - 2012
167 p | 126 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Giao thông vận tải tỉnh An Giang - Hiện trạng và định hướng phát triển
217 p | 144 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở TP.HCM
122 p | 163 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre
121 p | 136 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững
146 p | 156 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nhập cư TP. Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số
143 p | 149 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk
140 p | 102 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững
117 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Vĩnh Long
144 p | 222 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Đô thị hóa thành phố Trà Vinh - Thực trạng và định hướng
112 p | 105 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Lao động và việc làm quận Bình Tân (thành phố Hồ Chí Minh)
140 p | 122 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Biến động dân số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2012
117 p | 104 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển ngành cà phê tỉnh Đăk Lăk theo hướng bền vững
126 p | 93 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn