Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững
lượt xem 27
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững giới thiệu tới các bạn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và du lịch bền vững; thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau; định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Khánh Linh PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CÀ MAU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Khánh Linh PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CÀ MAU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Khánh Linh 1
- LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học và các Thầy Cô trong Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hậu - Thầy đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Cà Mau; Trung tâm xúc tiến thương mại – đầu tư và du lịch Cà Mau đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn BGH và các đồng nghiệp trường THPT Mỹ Phước Tây, Cai Lậy, Tiền Giang đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân yêu, bạn bè đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Khánh Linh 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 7 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 8 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................... 9 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 9 4. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10 5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 10 6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG ....................................................................................... 13 1.1. Khái niệm và những nội dung liên quan ................................................................. 13 1.1.1. Khái niệm về du lịch ............................................................................................. 13 1.1.2. Sản phẩm du lịch ................................................................................................... 14 1.1.3. Các loại hình du lịch.............................................................................................. 14 1.1.4. Thị trường du lịch.................................................................................................. 14 1.1.5. Khách du lịch ........................................................................................................ 15 1.1.6. Nguồn nhân lực du lịch ......................................................................................... 15 1.1.7. Xúc tiến du lịch ..................................................................................................... 15 1.1.8. Khái niệm phát triển bền vững .............................................................................. 15 1.1.9. Phát triển du lịch bền vững ................................................................................... 16 1.2. Các yêu cầu phát triển du lịch bền vững ................................................................. 17 1.2.1. Hệ sinh thái ............................................................................................................ 17 1.2.2. Hiệu quả ................................................................................................................ 18 1.2.3. Công bằng.............................................................................................................. 18 1.2.4. Bản sắc văn hoá ..................................................................................................... 18 1.2.5. Cộng đồng ............................................................................................................. 18 1.2.6. Cân bằng ................................................................................................................ 18 1.2.7. Phát triển................................................................................................................ 18 1.3. Những nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững................................ 18 3
- 1.3.1. Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững ............................... 18 1.3.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải ...................... 19 1.3.3. Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng ...................................... 19 1.3.4. Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội.......................... 19 1.3.5. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương............................................................. 20 1.3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương ......................................... 20 1.3.7. Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan ........................................................................................................... 20 1.3.8. Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường................. 21 1.3.9. Tăng cường quảng bá tiếp thị một cách có trách nhiệm ...................................... 21 1.3.10. Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu .................................................... 21 1.4. Những dấu hiệu nhận biết của phát triển du lịch bền vững .................................. 22 1.4.1. Số lượng các khu, điểm du lịch được bảo vệ ........................................................ 22 1.4.2. Áp lực lên môi trường tại các điểm du lịch ........................................................... 22 1.4.3. Cường độ hoạt động tại các điểm du lịch.............................................................. 22 1.4.4. Tác động xã hội từ hoạt động du lịch .................................................................... 22 1.4.5. Quá trình thực hiện quy hoạch .............................................................................. 23 1.4.6. Sự hài lòng của du khách và cộng đồng địa phương............................................. 23 1.4.7. Mức độ đóng góp của du lịch vào sự phát triển của kinh tế địa phương .............. 23 1.4.8. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững ........................... 23 1.4.9. Nâng cao tính trách nhiệm trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ............ 24 1.5. Sơ lược về phát triển du lịch bền vững trên thế giới và Việt Nam ........................ 24 1.5.1. Tình hình phát triển du lịch bền vững trên thế giới............................................... 24 1.5.2. Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam ................................................................ 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CÀ MAU ......... 32 2.1. Khái quát về tỉnh Cà Mau......................................................................................... 32 2.1.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ.......................................................................................... 32 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 33 2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội......................................................................................... 35 2.2. Các điều kiện phát triển du lịch tỉnh Cà Mau ........................................................ 36 2.2.1. Tài nguyên du lịch ................................................................................................. 36 2.2.2. Dân cư và lao động ................................................................................................ 44 2.2.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ............................................................ 45 2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện phát triển bền vững du lịch tỉnh Cà Mau ............................................................................................................... 52 4
- 2.4. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau ............................................................ 54 2.4.1. Tổ chức các điểm và các loại hình du lịch ............................................................ 54 2.4.2. Lao động ngành du lịch ......................................................................................... 59 2.4.3. Đầu tư trong du lịch............................................................................................... 61 2.4.4. Công tác quản lý của Nhà nước về du lịch............................................................ 62 2.5. Những kết quả đạt được của ngành du lịch Cà Mau ............................................. 63 2.5.1. Khách du lịch ........................................................................................................ 63 2.5.2. Doanh thu du lịch .................................................................................................. 68 2.6. Những dấu hiệu phát triển bền vững của du lịch tỉnh Cà Mau ............................ 70 2.7. Những dấu hiệu phát triển không bền vững của du lịch tỉnh Cà Mau ................. 71 2.7.1. Vấn đề khai thác tài nguyên .................................................................................. 71 2.7.2. Vấn đề môi trường và các sự cố trong hoạt động du lịch ..................................... 72 2.7.3. Vấn đề sản phẩm du lịch ....................................................................................... 74 2.7.4. Vấn đề tổ chức, quản lý du lịch ............................................................................. 75 2.8. Những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển không bền vững ........................... 76 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CÀ MAU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ............................................................................................... 80 3.1. Căn cứ đưa ra định hướng ........................................................................................ 80 3.2. Những định hướng để phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững ..... 81 3.2.1. Những định hướng chung ...................................................................................... 81 3.2.2. Các định hướng cụ thể........................................................................................... 82 3.2.3. Định hướng phát triển các loại hình du lịch .......................................................... 92 3.2.4. Định hướng quy hoạch kiến trúc cho du lịch ........................................................ 94 3.3. Những giải pháp phát triển du lịch Cà Mau theo hướng bền vững ...................... 95 3.3.1. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững .............................................. 95 3.3.2. Bảo vệ tài nguyên và môi trường .......................................................................... 96 3.3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ........................................................................ 97 3.3.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật ......................................................... 98 3.3.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ........................................................................ 99 3.3.6. Tiếp thị, tuyên truyền, quảng bá du lịch.............................................................. 100 3.3.7. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................................... 101 3.3.8. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về du lịch ...................................... 103 3.3.9. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch ................................................................. 103 3.3.10. Tăng cường các hoạt động bảo vệ tài nguyên - môi trường.............................. 104 5
- 3.3.11. Tăng cường liên kết với các tỉnh và vùng lân cận............................................. 106 3.4. Những kiến nghị để phát triển du lịch Cà Mau theo hướng bền vững ............... 107 3.4.1. Đối với chính phủ và cơ quan Trung ương ......................................................... 107 3.4.2. Đối với chính quyền địa phương ......................................................................... 107 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 111 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 113 6
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOT : Build-Operation -Transfer (Xây dựng- kinh doanh - chuyển giao) DLST : du lịch sinh thái DTSQ : dự trữ sinh quyển ĐBSCL : đồng bằng sông Cửu Long IUCN : international union for conservation of nature and natural resources - liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên KT – XH : kinh tế-xã hội NCPT : nghiên cứu phát triển PCCR : phòng chống cháy rừng PTBV : phát triển bền vững TNDL : tài nguyên du lịch TNDLTN : tài nguyên du lịch tự nhiên VQG : vườn quốc gia WCED : World Commission on Environment and Development - Ủy ban môi trường và phát triển thế giới WTTC : The World Travel and Tourism council - Hội đồng du lịch thế giới WTO : World Trade Organization - Tổ chức du lịch thế giới 7
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, cuộc sống của con người đã vươn ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, hướng đến nhu cầu hưởng thụ và phát triển. Nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân nâng lên. Vì vậy, mọi người sau thời gian làm việc, học tập cần khôi phục thể lực, thư giãn tinh thần để nâng cao hiệu suất công việc. Do đó hoạt động du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Đối với nước ta Đảng và Nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” (Pháp lệnh Du lịch, 1999) và đề ra mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, 2001) và “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa VII, 1994). Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, việc khai thác các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bên cạnh những tác động tích cực cũng dần bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực: vô tình đã góp phần làm suy thoái chất lượng tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái, đe dọa sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên đặc hữu, thay đổi tập quán sinh hoạt của loài người. Phát triển du lịch bền vững chính là giải pháp duy nhất khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế khả năng làm suy thoái tài nguyên, duy trì tính đa dạng sinh học. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ du lịch của cả nước, du lịch Cà Mau đã chuyển mình và phát triển cùng với xu hướng bền vững ấy. Cà Mau từ lâu đã được biết đến là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi và lưu truyền biết bao huyền thoại về một thời khai hoang, mở cõi của ông cha. Cà Mau hiện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (gồm Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau). Các tiềm năng về tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội ấy đang được tỉnh từng bước đầu tư, khai thác để phục vụ cho ngành du lịch. Tuy nhiên, du lịch Cà Mau trong thời gian qua vẫn chưa được khai thác đúng tiềm năng, bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế và có một số biểu hiện thiếu bền vững. Đứng trước hiện trạng trên tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững”. 8
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới: Du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế rất được quan tâm. Vì vậy, hoạt động du lịch được rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các nhà quản lí quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX khái niệm “phát triển bền vững” mới được xuất hiện và đầu những năm 90 khái niệm về “du lịch bền vững” mới được đề cập. Tại Việt Nam: Nghiên cứu về du lịch mới chỉ được đề cập vào những năm 90 với một số công trình nghiên cứu: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”, “Du lịch và kinh doanh du lịch”. Còn “du lịch bền vững” là một khái niệm còn khá mới mẻ, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch trên khía cạnh bền vững như: “Du lịch bền vững”, “Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, “Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững”. Đề tài liên quan đến du lịch Cà Mau có: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau” và một số công trình nghiên cứu khác về du lịch Cà Mau đã phát họa rất sâu ở một khía cạnh cụ thể về du lịch Cà Mau. Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và xây dựng phương pháp luận về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau, đặc biệt là chưa định hướng rõ nét về phát triển du lịch Cà Mau trong tương lai. Từ thực trạng phát triển ngành du lịch Cà Mau hiện nay thì việc nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững” trên cơ sở khảo sát đánh giá và đề ra giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Cà Mau. Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình phát triển du lịch của tỉnh, từ đó định hướng cho ngành du lịch có những bước đi hiệu quả nhất. Việc nghiên cứu phát triển bền vững áp dụng cho một tỉnh còn rất ít được chú trọng. Hầu hết các công trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu “Du lịch sinh thái-một loại hình du lịch thân thiện với môi trường và có tính bền vững”. Chính vì vậy, cần có nhiều hơn nữa những đề tài nghiên cứu sâu hơn cho du lịch bền vững của từng tỉnh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững của thế giới và Việt Nam vào nghiên cứu phát triển du lịch Cà Mau và đưa ra những định hướng phát triển theo hướng bền vững. 3.2 Nhiệm vụ 9
- + Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch bền vững trên thế giới và Việt Nam vận dụng vào thực tế phát triển du lịch tỉnh Cà Mau. + Thu thập, tổng hợp, thống kê tư liệu, tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài. + Phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau trên quan điểm phát triển bền vững. + Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, các định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, của tỉnh Cà Mau, kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững. 4. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu tổng quan các cơ sở lý luận cho việc phát triển du lịch bền vững. Phân tích tiềm năng, hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch Cà Mau theo hướng bền vững. + Không gian: Được giới hạn trong phạm vi địa bàn tỉnh Cà Mau trong mối quan hệ với các vùng lân cận. + Thời gian: Luận văn nghiên cứu sâu về hoạt động du lịch tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2000 - 2012 làm căn cứ đưa ra định hướng. 5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1 Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1 Quan điểm hệ thống Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn quán triệt trong nghiên cứu luận văn. 5.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các đối tượng nghiên cứu của địa lý không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể với những đặc trưng riêng. Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở của các nguồn tài nguyên, các dịch vụ cho du lịch. Quan 10
- điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích các tiềm năng và những tác động nhiều mặt cho sự phát triển du lịch Cà Mau theo hướng bền vững. 5.1.3 Quan điểm sinh thái bền vững Phát triển du lịch bền vững phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái là rất quan trọng. Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, tôn tạo các tài nguyên nhân văn đảm bảo sự phát triển bền vững về sau. Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái được coi trọng, trong đó các tác động của du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần được tính đến, đảm bảo sự phát triển du lịch trên cơ sở môi trường được bảo tồn một cách có hiệu quả và bền vững. Từ đó, quan điểm sinh thái bền vững được quán triệt xem như là một quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu của luận văn. 5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Tất cả các sự vật, hiện tượng đều có sự vận động biến đổi theo quy luật tự nhiên. Nghiên cứu quá khứ để có những đánh giá đúng đắn ở hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển và có cơ sở đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển trong tương lai. Vận dụng quan điểm này để phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. 5.2 Các phương pháp nghiên cứu Trong suốt quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp khác nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau tạo điều kiện để hoàn thành luận văn có cơ sở khoa học. 5.2.1 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan trong tỉnh Cà Mau; của Sở Văn Hóa - Thể Thao - Du Lịch Cà Mau; Trung tâm xúc tiến thương mại du lịch và đầu tư tỉnh Cà Mau. Các tài liệu thống kê được cập nhật, bổ sung, chọn lọc phù hợp với nội dung cần nghiên cứu. 5.2.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ Là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Phương pháp này xuyên suốt trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Một số nội dung được xúc tích hơn, dễ so sánh, rõ ràng hơn nhờ sự hỗ trợ của các bản đồ, biểu đồ. 5.2.3 Phương pháp thực địa 11
- Đây là một phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu. Phương pháp này còn được thực hiện kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học. 5.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp này được coi là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện đại. Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập được qua điều tra giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp ý kiến, các quan điểm đa dạng từ du khách, cư dân, các nhà quản lý một cách khách quan mà quan sát của một người không thể có được. Cùng với phương pháp thực địa, phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích các hiện tượng thực tế. 6. Những đóng góp mới của luận văn Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững trên thế giới và Việt Nam, làm tiền đề cho việc nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Cà Mau. Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau. Kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Cà Mau. 12
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm và những nội dung liên quan 1.1.1. Khái niệm về du lịch Theo thời gian, qua từng thời đại khác nhau, có những quan niệm khác nhau về du lịch. Ở thời kỳ đồ đá, con người “đi” vì sự sinh tồn, vì tránh đói, tránh rét, tránh sợ hãi. Đến thời kỳ cường thịnh của đế quốc La Mã, các chuyến du ngoạn bằng ngựa đã mang mục đích tiêu khiển của những tầng lớp thống trị. Sự ra đời của tàu hỏa vào thế kỷ XIX đã tạo động lực cho giao thông phát triển, đồng thời cũng tạo điều kiện cho du lịch phát triển hơn. Sau đó đến sự có mặt của tàu thủy, ô tô, máy bay,… làm cho du lịch ngày càng trở nên gần gũi với con người hơn. Năm 1925, Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về du lịch. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người, rời khỏi nơi ở của mình trong khoảng thời gian ngắn, đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Năm 1985, I.I. Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. [11] Ở Việt Nam, theo luật Du lịch ban hành vào tháng 6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, “du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa “Du lịch theo nghĩa hành động, được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này. Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí, tiêu khiển”. 13
- 1.1.2. Sản phẩm du lịch Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 (ban hành ngày 14/6/2005), sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Có thể phân loại sản phẩm du lịch thành hai loại dựa theo đặc tính tiêu thụ của khách hàng như sau: Sản phẩm du lịch trọn vẹn và sản phẩm du lịch riêng lẻ. Đối với sản phẩm du lịch riêng lẻ có thể phân biệt các nhóm sản phẩm sau: Sản phẩm du lịch đặc thù; Sản phẩm du lịch thiết yếu và sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ. 1.1.3. Các loại hình du lịch 1.1.3.1. Khái niệm loại hình du lịch Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. 1.1.3.2. Các loại hình du lịch Các loại hình du lịch được phân loại như sau: - Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch: Du lịch quốc tế, du lịch nội địa - Theo nhu cầu trong thực hiện hành vi du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch chữa bệnh; Du lịch vì mục đích văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch tôn giáo; Du lịch về thăm thân nhân, quê hương; Du lịch thương gia; Du lịch công vụ; Du lịch quá cảnh. Ngoài ra còn phân theo: Theo đối tượng đi du lịch; Theo hình thức tổ chức chuyến đi; Theo phương tiện được sử dụng trong thời gian đi du lịch; Theo loại hình lưu trú; Theo thời gian đi du lịch; Theo vị trí địa lý của nơi đến. 1.1.4. Thị trường du lịch Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch. 14
- 1.1.5. Khách du lịch Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ những trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (Điều 4, Luật Du lịch, 2005). 1.1.6. Nguồn nhân lực du lịch Nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch. 1.1.7. Xúc tiến du lịch Theo Khoản 17, Điều 4, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. 1.1.8. Khái niệm phát triển bền vững Từ thế kỷ XIX, qua thực tiễn quản lý rừng ở Đức, người ta đã đề cập tới sự “phát triển bền vững”. Nhưng mãi đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khái niệm này mới được phổ biến tương đối rộng rãi. Năm 1980, IUCN - Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên cho rằng “phát triển bền vững” phải và cân nhắc đến việc khai thác các tài nguyên có khả năng phục hồi và không phục hồi, cần xem xét các điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi trong việc tổ chức xen kẽ các hoạt động ngắn hạn và dài hạn. Đến năm 1987, WCED - Ủy ban môi trường và phát triển thế giới - do bà Grohalem Brundtland thành lập đã công bố thuật ngữ “phát triển bền vững” trong bản báo cáo “Tương lai chúng ta” như sau: “Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng những điều kiện hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất tháng 6/1992 tại Rio De Janeiro, “phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp giữa ba hệ thống là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”. 15
- Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đề cập đến “phát triển bền vững” trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển. Tuy hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, song tựu trung lại, tất cả đều thống nhất ở các nội dung sau: “ Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về 3 mặt: Kinh tế - xã hội môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai”. 1.1.9. Phát triển du lịch bền vững 1.1.9.1. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững Xu thế phát triển du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước sự bắt buộc phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Khái niệm “phát triển du lịch bền vững” xuất hiện khoảng từ 10 năm trở lại đây trên cở sở cải thiện và nâng cấp khái niệm “du lịch mềm” (soft tourism), được nhiều quốc gia và hiệp hội du lịch lớn trên thế giới ủng hộ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất và đầy đủ về “du lịch bền vững”. Năm 1996, Diễn đàn lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp lữ hành – du lịch (WTTC – The World Travel and Tourism council) đưa ra khái niệm: “Du lịch bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch mai sau”. Ở Việt Nam, phát triển bền vững được thể hiện trong chỉ thị 36/CT của bộ Chính Trị, ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/6/1998: Mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một bộ phận cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững. Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển du lịch phải được định hướng và quản lý theo phương châm: Kết hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch 16
- nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tránh hiện đại hóa hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích, xây dựng và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch. 1.1.9.2. Du lịch bền vững và du lịch không bền vững Có những loại hình du lịch được coi là bền vững hơn các loại hình khác. Trong khi đó, du lịch tình dục hoặc du lịch 3-S (Sun, Sea and Sand: nắng, biển, cát) ở hầu hết các nước cho thấy không bền vững. Tuy nhiên, phần lớn các loại hình du lịch đều có thể phát triển với quy mô lớn, do đó trở nên không bền vững (ví dụ, số lượng người đi du lịch săn bắt, câu cá quá đông ở một khu du lịch). Phần lớn, các mô hình du lịch có thể làm cho bền vững hơn thông qua những thay đổi định lượng hoặc định tính. Để củng cố khái niệm du lịch bền vững, nhiều nghiên cứu đã xem xét các tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững. Trong hoạt động thực tiễn, cần xem xét các vấn đề làm giảm tính bền vững của du lịch, đồng thời so sánh các hoạt động bền vững với các hoạt động không bền vững. Những yếu tố bền vững và không bền vững liệt kê ở trên không mang tính bắt buộc. Chúng phụ thuộc nhiều vào liều lượng, vào khả năng quản lý và kiểm soát của Nhà nước, vào khả năng tự kiểm soát của ngành du lịch. 1.2. Các yêu cầu phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hoà các yêu cầu sau: 1.2.1. Hệ sinh thái Phát triển du lịch phải chú ý đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và các hệ sinh thái. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) của môi trường. Vì điều kiện của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian, phát triển du lịch phải phù hợp với điều kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau. 17
- 1.2.2. Hiệu quả Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch. Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân xã hội thu được thông qua hoạt động du lịch. Việc này đòi hỏi quy mô và sự ổn định thích hợp của các thị trường du lịch. 1.2.3. Công bằng Bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu cá nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người và thiên nhiên. 1.2.4. Bản sắc văn hoá Bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hoá đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hoá thông qua chính sách du lịch văn hoá. 1.2.5. Cộng đồng Cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch và các hoạt động khác có liên quan như công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp,… 1.2.6. Cân bằng Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết, cân đối và hài hoà giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp. 1.2.7. Phát triển Khai thác các tiềm năng làm tăng khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và phá huỷ môi trường. [14] 1.3. Những nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững 1.3.1. Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững Phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo lưu lại cho các thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hơn so với những gì mà các thế hệ trước được hưởng. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang
143 p | 328 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh
110 p | 113 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 150 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 176 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 118 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 141 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn