intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

113
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh tìm hiểu về cơ sở lý luận, hiện trạng và giải pháp phát triển hoạt động tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trịnh Văn Anh Chuyên ngành : Địa Lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THANH SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô giáo, các bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: - TS. Trịnh Thanh Sơn, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau Đại học, Khoa Địa lý, Quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. - Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè thân hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008 Tác giả luận văn Trịnh Văn Anh
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cần Giờ : CG Du khách : DK Du lịch : DL Du lịch sinh thái : DLST Khu dự trữ sinh quyển Thế giới : KDTSQTG Thành phố Hồ Chí Minh : Tp. HCM Ủy ban Nhân dân : UBND
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch (DL) nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Các nước có nền kinh tế phát triển, hàng năm ngành này mang lại cho họ hàng chục tỷ đô la Mỹ. Chính vì thế, khoảng hai thập kỉ gần đây, DL (đặc biệt DLST) được nhiều quốc gia, lãnh thổ chú ý vì đó là ngành phát triển dựa vào thiên nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Tuy nhiên, loại hình này ở nước ta còn khá mới mẻ, chưa được chú ý phát triển và nghiên cứu một cách khoa học, tạo cơ sở cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ DLST. Thực tế thường tồn tại, việc phát triển DL tại một vùng hay một địa phương nào đó thường kéo theo sự suy giảm và xuống cấp tài nguyên môi trường nơi đó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương cho tài nguyên tự nhiên khi đưa vào khai thác DL được nhiều giới, ngành, nghề thừa nhận là: hoạt động DL không được quản lý chặt chẽ, thiếu quy hoạch, các nhà tổ chức DL cũng như dân địa phương chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài, dẫn đến khai thác tràn lan nên giảm giá trị và tính hấp dẫn của nó. Cần Giờ (CG) là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên 71.310 ha, cách trung tâm thành phố 50 km về hướng Đông Nam. Tổng diện tích rừng ngập mặn của địa phương này là 38.663 ha, ngoài chức năng “lá phổi xanh” của Tp. HCM, đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động – thực vật hoang dã quý hiếm và một số loài đặc hữu của rừng ngập mặn nhiệt đới gió mùa. Hơn nữa, tháng 1 năm 2000, UNESCO (tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận rừng ngập mặn CG là một trong 368 Khu dự trữ sinh quyển Thế giới (KDTSQTG). Lợi thế trên, đã giúp cho CG có đầy đủ những điều kiện cần thiết về tự nhiên để phát triển DLST; tuy nhiên, hiện tại nguồn tài nguyên DL quý giá này vẫn chỉ nằm ở dạng tiềm năng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vấn đề tổ chức DLST ở Cần Giờ – Tp. HCM” làm luận văn tốt nghiệp, mong sao có thể đóng góp một phần nhỏ bé theo suy nghĩ khiêm tốn của mình để đưa DLST CG ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng, vị thế vốn có của nó. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST CG.
  5. - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng DLST CG, trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển DLST góp phần cải thiện đời sống cho dân địa phương cũng như duy trì, bảo tồn nguồn động – thực vật qúy hiếm ở KDTSQTG. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển DL và bảo tồn môi trường tự nhiên cân bằng sinh thái. Đồng thời, đánh giá sự tác động của DL đối với đời sống kinh tế – xã hội của người dân CG. - Đưa ra một số định hướng để phát triển DLST CG. 3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài DLST trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng và chiều sâu. Hòa nhịp dòng chảy đó, DLST Việt Nam nói chung và DLST CG nói riêng ngày càng thu hút sự chú ý của DK trong và ngoài nước. Có thể nói, trong tương lai không xa, CG là điểm hẹn cuối tuần cho thành phố và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, năm 2000 rừng ngập mặn CG được UNESCO công nhận là KDTSQTG nên đến nay đã có những công trình nghiên cứu, tham luận, đề án về DLST CG như: “Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG” (2006), luận án Tiến sĩ của Lê Đức Tuấn. Ở đây, tác giả đã phân tích, đánh giá tổng thể và đề ra một số giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn rất hữu ích cho việc phát triển DLST CG. “Đánh giá tác động của DL đến môi trường tự nhiên, nhân văn CG” của Viên Ngọc Nam. Công trình nghiên cứu này tác giả đã đánh giá tổng thể môi trường tự nhiên, nhân văn và và sự tác động của DL đến nó đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp DLST CG phát triển. Công trình nghiên cứu “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG” (2002) của Lê Đức Tuấn và một số cộng sự đã được Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành. Đây là công trình cung cấp đầy đủ nhất từ trước đến nay về môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái động – thực vật CG làm cẩm nang cho việc vận dụng vào việc phát triển DLST ở địa phương này Đề án “Quy hoạch CG thành 3 vùng DLST” của UBND CG đã được UBND Tp. HCM phê duyệt tháng 4/2004. “Quy hoạch tổng thể DLST CG đến năm 2020” (2004) của UBND Tp. HCM. Theo đó, huyện CG được phân thành 3 vùng: vùng DLST nông nghiệp kết hợp với nhiệm vụ phát triển 4 xã phía Bắc; vùng DLST rừng gồm toàn bộ diện tích rừng ngập mặn và phần còn lại là DLST biển. Huyện đã có các báo cáo thường niên và định kì như: “Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện quy hoạch phát triển DLST” (2005 – 2007); “Báo cáo thành tựu xây dựng và phát triển huyện CG sau 30 năm CG sáp nhập về Tp. HCM” (02/2008) và “Báo cáo giới thiệu tiềm năng, quy
  6. hoạch và các dự án đầu tư phát triển DLST CG” (06/2008). Ba báo cáo trên của UBND huyện CG đã đánh giá quá trình quy hoạch, triển khai đề án, tổng kết các dự án DLST đang thi công, đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Đồng thời, các báo cáo cũng nêu thành tựu, hạn chế và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm sắp tới cho DLST CG. Ngoài ra, còn một số bài báo về các đề án xây dựng, phát triển khu DL Vàm Sát, Đảo Khỉ, đặc biệt là Khu đô thị sinh thái lấn biển CG. Qua những bài này cho thấy, các tác giả đã nhìn nhận, đánh giá cả hai khía cạnh được và mất trong quá trình triển khai dự án cũng như đóng góp ý kiến rất hữu ích cho DLST CG. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Thời gian nghiên cứu: từ 2003 đến quý 2 năm 2008 (tập trung ở giai đoạn 2005 – 2007), trên cơ sở đó định hướng cho việc phát triển DLST CG trong tương lai. - Không gian nghiên cứu: huyện CG (Tp. HCM). - Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở giới thiệu tiềm năng tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng DLST CG chúng tôi đưa ra một số định hướng để phát triển DLST CG. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp, một hệ thống bao giờ cũng có cấu trúc gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có cấu trúc nhỏ hơn. Các thành tố của hệ thống có quan hệ biện chứng với nhau bằng quan hệ vật chất và quan hệ chức năng. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG là một phân hệ của Đông Nam Bộ. Trong rừng, có các hệ nhỏ hơn như: phân hệ khách DL, phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa của rừng, trong đó người dân bản địa và nhân viên rừng ngập mặn sẽ quy định tương lai của hệ. 5.1.2. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Xét trên quan điểm này cần làm rõ mối quan hệ giữa sinh thái và con người sống trong hệ sinh thái đó, chúng có mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần bộ phận tự nhiên của khu dự trữ. Làm rõ mối quan hệ giữa thành phần, bộ phận của tự nhiên với dân địa phương và khách DL. Trên cơ sở đó, chúng ta khai thác tiềm năng của rừng để phục vụ DL, bảo tồn tự nhiên, văn hóa bản địa sao cho thỏa mãn hiện tại mà không ảnh hưởng tới nhu cầu trong tương lai.
  7. 5.1.3. Quan điểm sinh thái – kinh tế Quan điểm này cần phải tổ chức DLST ở CG sao cho: vừa phát triển DLST, vừa phát triển kinh tế, vừa cải thiện được đời sống dân địa phương mà vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen và động thực vật quý hiếm. 5.1.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Mỗi sự vật và hiện tượng đều có quá trình phát sinh, phát triển vận động và biến đổi không ngừng. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng hiện tại sẽ là cơ sở đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thực địa Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích khảo sát, kiểm chứng, tìm hiểu các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật và một số hoạt động DL khác từ nguồn tài liệu đã tham khảo làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp bản đồ Từ bản đồ, vạch ra các vị trí tiến hành khảo sát, kiểm tra khu DLST CG. Xem xét, nghiên cứu trên bản đồ để xây dựng các tuyến điểm DL mới, vị trí cần quy hoạch và dự đoán hậu quả của sự phát triển DLST. 5.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập sàng lọc một cách chi tiết, phân loại xử lý, tìm kết quả có độ tin cậy cao đưa vào minh chứng cho đề tài. 5.2.4. Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tương lai, từ đó đề ra các giải pháp cho DLST CG. 5.2.5. Phương pháp chuyên gia Để nghiên cứu đánh giá vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề cần tham khảo trao đổi với nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6. Cấu trúc của luận văn - Luận văn chia làm 3 chương với tổng số 96 trang. - Các chương gồm: + Chương 1: Cơ sở lý luận về DL và DLST.
  8. + Chương 2: Hiện trạng DLST ở CG. + Chương 3: Hướng tổ chức DLST ở CG. - Chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.
  9. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Khái niệm về DL và DLST 1.1.1. Khái niệm về DL Mấy thập kỉ gần đây, DL đã trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Năm 1925 Hiệp hội Tổ chức DL Quốc tế đã ra đời tại Hà Lan, từ đó đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về DL. Theo Liên hiệp Quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức: “DL được hiểu là hành động DK đến với một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”. Theo I.I Pirôgiơnic (1985) thuật ngữ DL gồm 3 nội dung sau: 1/ Sử dụng thời gian rỗi ngoài nơi cư trú thường xuyên. 2/ Dạng chuyển cư đặc biệt. 3/ Ngành kinh tế – một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa – xã hội của nhân dân. Theo các nhà DL Trung Quốc thì: “Hoạt động DL là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế – xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể DL, khách thể DL và trung gian DL làm điều kiện.”. Hội nghị Liên Hợp Quốc về DL họp tại Roma – Italia (1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa: “DL là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động về kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”. Như vậy, khái niệm DL có thể hiểu như sau: DL là một dạng hoạt động của dân cư được thực hiện trong thời gian rảnh rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa, thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa. 1.1.2. Khái niệm về DLST DLST là một khái niệm tương đối mới mẻ nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều giới, ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi cá nhân, tổ chức, quốc gia có một cách hiểu khác nhau về DLST. Đối với một số người chỉ là một từ ghép đơn giản giữa 2 từ
  10. “DL” và “sinh thái”, nhưng với người khác ở góc nhìn rộng hơn thì DLST được hiểu là DL dựa vào tự nhiên, có lợi cho tự nhiên, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển hệ sinh thái nơi diễn ra hoạt động DL. Cũng có ý kiến cho rằng, DLST đồng nghĩa với DL đúng đắn, có đạo lý, DL có trách nhiệm, DL xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững. DLST còn thể hiện dưới nhiều loại hình khác nhau như: 1/ DL thiên nhiên. 2/ DL dựa vào thiên nhiên. 3/ DL dựa vào môi trường. 4/ DL đặc thù. 5/ DL xanh. 6/ DL thám hiểm. 7/ DL có trách nhiệm. 8/ DL nhạy cảm. 9/ DL nhà tranh. 10/ DL bền vững. Vậy DLST là gì? Sau đây là một số khái niệm về DLST: “DLST là DL đến với những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức tôn trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa khám phá”, (Hectorceballos – Lascurain, 1978). “DLST được phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và tự nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách DL thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển DL sẽ giảm thiểu tác động của DK đến văn hóa, môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn tài chính cho DL mang lại và trú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên.” (Allen, 1993). “Chỉ có DL tự nhiên được quản lý bền vững hỗ trợ cho sự bảo tồn và được giáo dục về môi trường mới được coi là DLST và DLST được coi là đồng nghĩa với môi trường tự nhiên đích thực.” (L. Hens, 1998). “DLST là DL tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi, nó phải đóng góp bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của dân địa phương.”, (Hội DLST Hoa Kì, 1998).
  11. Vai trò của DLST đã được thừa nhận và đánh giá cao, nhưng quan điểm về DLST vẫn có sự khác biệt giữa các quốc gia, các tổ chức thế giới. Đinh nghĩa của Malaixia: “DLST là hoạt động DL thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường đối với khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận dụng và tôn trọng những giá trị về thiên nhiên (theo những đặc tính văn hóa kèm theo trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này cũng thúc đẩy công tác bảo tồn có ảnh hưởng của DK không lớn và tạo điều kiện cho dân địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về kinh tế – xã hội.”. Định nghĩa của Ôxtrâylia “DLST là DL dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái.”. Tổng cục DL Việt Nam đã đưa ra định nghĩa như sau: “DLST là DL dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng động địa phương.”. Tóm lại, DLST còn được hiểu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Vậy DLST là gì? Chúng ta có thể hiểu nôm na là: DLST là DL dựa vào thiên nhiên, phát triển dựa vào những hấp dẫn của văn hóa bản địa gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển DLST cần phổ biến những kiến thức cơ bản nhất về sinh thái học cho DK và dân bản địa, đồng thời ra sức lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DL nhằm nâng cao đời sống cho họ, góp phần vào việc bảo tồn sinh thái. 1.2. Tài nguyên DL 1.2.1. Định nghĩa tài nguyên DL và tài nguyên DLST 1.2.1.1. Định nghĩa tài nguyên DL Tài nguyên DL có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành DL, đến việc hình thành chuyên môn hóa các vùng DL và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Dĩ nhiên, ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế – xã hội, phương thức sản xuất, trình độ phát triển văn hóa, nhu cầu xã hội…. Tài nguyên DL là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích DL. Tài nguyên DL là một phạm trù lịch sử bởi vì những thay đổi cơ cấu và lượng nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động DL, những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng như tính chất văn hóa lịch sử. Nó là một phạm trù động vì khái niện tài nguyên thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý và mức độ nghiên cứu. Khi đánh giá và xác định
  12. hướng khai thác cần phải tính đến thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế kĩ thuật khai thác các tài nguyên DL mới. Từ những trình bày trên, có thể hiểu khái niệm tài nguyên DL như sau: “Tài nguyên DL là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ DL.” (P.TS Nguyễn Minh Tuệ và những người khác, Địa lý DL, 1999). 1.2.1.2. Định nghĩa tài nguyên DLST Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên DL bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa, tồn tại, phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng, một số loại tài nguyên DLST thường được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu DK là: - Các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những nơi có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm. - Các hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp là một tổng thể bao gồm môi trường và những quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây rừng…), các sinh vật gây hại (sâu, bệnh, chuột…), các sinh vật có ích. 1.2.2. Phân loại tài nguyên DL và tài nguyên DLST 1.2.2.1. Phân loại tài nguyên DL - Tài nguyên DL tự nhiên: + Địa hình: Có hai đơn vị hình thái chính là đồi núi và đồng bằng. Đồng bằng tương đối đơn điệu ít gây cảm hứng cho khách tham quan; ngược lại miền núi thường tạo ra không gian thoáng đãng bao la. Ngoài địa hình chính với các ý nghĩa phục vụ DL khác nhau cần chú ý đến địa hình đặc biệt có giá trị lớn cho tổ chức DL là kartơ và bờ biển. + Khí hậu: ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyến DL hoặc hoạt động dịch vụ DL. DL cả năm thích hợp với các loại hình DL chữa bệnh suối khoáng, DL trên núi; Ngược lại, mùa hè có thể phát triển loại hình như: tắm biển, leo núi; mùa đông là DL trên núi. + Thủy văn: Trong tài nguyên nước phải nói đến tài nguyên nước khoáng – nguồn tài nguyên có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trên thế giới, nhu cầu DL kết hợp với nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh phát triển đáng kể, ngày càng thu hút khách quốc tế.
  13. + Sinh vật: Tài nguyên động – thực vật là điều kiện để các loại hình DL phát triển như: tham quan, săn bắn, thể thao, nghiên cứu khoa học…. Phát triển DL cần phải đi đôi với duy trì và bảo tồn tài nguyên sinh vật. - Tài nguyên DL nhân văn: + Di tích lịch sử – văn hóa: Mỗi quốc gia đều có những quy định bảo vệ, nó được phân ra các dạng: di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, danh lam thắng cảnh. + Lễ hội: Là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau giây phút lao động mệt nhọc hay một dịp để con người hướng về sự kiện trọng đại. Khách DL tham quan mục đích lễ hội thường cảm thấy hòa đồng, say mê nhập cuộc, nảy sinh tình cảm cộng đồng cũng như hiểu biết dân tộc ấy hơn. 1.2.2.2. Phân loại tài nguyên DLST - Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học: Trên cơ sở đa dạng sinh học của các hệ sinh thái, người ta phân ra các hệ sinh thái như: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực đới. Ngoài ra, người ta còn phân hệ sinh thái theo kiểu: núi cao, san hô, ven biển…. Các hệ sinh thái đặc thù này thường được tập trung ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, vì vậy việc khai thác tiềm năng DLST thường gắn với khu vực này. - Các tài nguyên DLST đặc thù: + Miệt vườn: Là đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các vùng chuyên canh cây ăn quả, vườn hoa, cây cảnh… có sức hấp dẫn với khách DL. + Sân chim: Là hệ sinh thái đặc biệt ở khu đất tương đối rộng, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu phù hợp với điều kiện sống hay di cư của một số loài chim. + Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật, sông nước đóng vai trò quan trọng tạo nên yếu tố thẩm mĩ thu hút khách DL. - Văn hóa bản địa: bao gồm đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống; kiến thức dân gian, truyền thuyết; các sản phẩm thủ công mĩ nghệ gắn với cộng đồng; di tích văn hóa khảo cổ gắn với liền lịch sử phát triển và tín ngưỡng cộng đồng. 1.3. Sản phẩm DL 1.3.1. Định nghĩa sản phẩm DL và sản phẩm DLST 1.3.1.1. Định nghĩa sản phẩm DL Theo các nhà DL Trung Quốc, sản phẩm DL gồm các mặt: xuất phát từ mục đích DL thì sản phẩm DL là toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh DL dựa vào vật thu hút DL và khởi sự DL; xuất
  14. phát từ góc độ người DL là chỉ quá trình DL một lần do DK từ bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được. Theo TS. Trần Văn Thông: “Sản phẩm DL là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác DL cho khách DL trong hoạt động DL.”. Sản phẩm DL gồm cả hữu hình và vô hình: Hữu hình là sản phẩm mang tính hình thức có thể cầm, nắm, cân, đong, đo, đếm; ngược lại, sản phẩm vô hình là sản phẩm không mang hình thái vật chất hữu hình. 1.3.1.2. Định nghĩa sản phẩm DLST Đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về sản phẩm DLST, nhưng chúng ta có thể hiểu: Sản phẩm DLST là sự khai thác tính “nguyên sơ” của thiên nhiên và tính “nguyên bản” nền văn hóa của mỗi dân tộc làm thỏa mãn nhu cầu trở về với thiên nhiên của DK tạo cảm giác được hòa mình cùng thiên nhiên. Từ đó giấy lên trong lòng họ tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trao đổi văn hóa đưa đến kết quả tạo ra một mạng lưới tích cực tác động đến môi trường, kinh tế địa phương. Sản phẩm DLST cũng gồm sản phẩm vô hình và hữu hình. Như vậy, sản phẩm DLST là tất cả tài nguyên DLST được con người đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động kinh doanh DL nhằm mang đến sự hài lòng nhất, thỏa mãn nhất cho nhu cầu của DK và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.3.2. Phân loại sản phẩm DL và sản phẩm DLST 1.3.2.1. Phân loại sản phẩm DL - Sản phẩm DL tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên, các cảnh quan tự nhiên (cảnh quan rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới, xa van…). - Sản phẩm DL nhân văn: bao gồm các điều kiện về nhân văn (phong tục tập quán, làng nghề truyền thống, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng…), có khả năng tạo sức hút cho DK. 1.3.2.2. Phân loại sản phẩm DLST - Sản phẩm DLST tự nhiên: Gồm các tài nguyên DLST có tính đa dạng sinh học cao, các tài nguyên thường đưa vào sử dụng như: vườn chim, bãi biển, các khu rừng quốc gia…. - Sản phẩm DLST nhân văn: Gồm các tài nguyên DLST nhân văn như: phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống (đặc biệt là của dân tộc thiểu số)…. 1.4. Vấn đề tổ chức DLST 1.4.1. Vấn đề tổ chức DL 1.4.1.1. Về quy hoạch
  15. Hợp nhất phát triển DL vào khuôn khổ quy hoạch chiến lược cấp quốc gia và địa phương. Tiến hành phân vùng DL, các hình thức tổ chức DL; đồng thời, đánh giá tác động của môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại, phát triển của DL 1.4.1.2. Tổ chức kinh doanh Xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc và các dịch vụ cho ngành DL nói chung, thiết kế các tuyến, điểm, trung tâm, tiểu vùng, á vùng và vùng DL nói riêng. Đồng thời, xây dựng các chương trình, tour, dịch vụ, thông tin DL, thời gian, giá cả và nhu cầu thị trường. 1.4.1.3. Đào tạo cán bộ Đào tạo gắn với vấn đề phát triển bền vững và thực tiễn công việc cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm phát triển chất lượng sản phẩm DL tốt hơn. 1.4.1.4. Tiếp thị quảng bá DL Giúp cho khách DL mọi thông tin đầy đủ về hoạt động DL nhằm lôi kéo sự tham gia của du khách và nâng cao ý thức, sự hiểu biết của họ đối với tự nhiên, văn hóa, xã hội. Đồng thời, làm thỏa mãn sự hài lòng của DK đối với dịch vụ, địa điểm chuyến đi. 1.4.1.5. Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương Lôi kéo cộng đồng địa phương vào hoạt động DL nhằm nâng cao mức sống, cải thiện phúc lợi cho đân địa phương. Đồng thời, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn, chất lượng DL hài lòng quý khách hơn. 1.4.1.6. Liên doanh, liên kết DL trong nước với thế giới Trong xu hướng hội nhập thế giới, việc liên doanh liên kết với DL các nước trên thế giới là điều không thể thiếu nhằm góp phần mở rộng thị trường, giao lưu văn hóa, tạo mối liên hệ kinh tế – xã hội…. 1.4.2. Vấn đề tổ chức DLST 1.4.2.1. Sức chứa DK Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa là tốc độ tối đa DK mà khu vực có thể tiếp nhận được. Các công thức chung để tính sức chứa của một điểm DL như sau: - Tính sức chứa thường xuyên: CPI = AR/a Trong đó: CPI: sức chứa thường xuyên AR: Diện tích của khu vực
  16. a: Tiêu chuẩn của không gian (diện tích cần cho một người). - Tính sức chứa hàng ngày: CPD = CPI x TR = TR/a Trong đó: CPD: Sức chứa hàng ngày. TR: Công suất sử dụng hàng ngày. - Tính sức chứa hàng năm: CPY = CPD/PR = AR x TR/a x PR Trong đó: CPY: Sức chứa hàng năm PR: Ngày sử dụng (tỷ lệ ngày sử dụng liên tục trong năm). (Sử dụng cả đêm 1/365 x OR) OR: Công suất sử dụng giường. Các công thức trên có thể áp dụng cho những hoạt động có yêu cầu sử dụng diện tích. Trong trường hợp có trước nhu cầu DL thì diện tích có trước để đáp ứng nhu cầu DL đó có thể được tính như sau: AR = TD x a x PR/TR Trong đó: TD: Nhu cầu DL Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt khỏi khả năng tiếp nhận của môi trường. Sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi số lượng DK và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập quán sinh hoạt dân bản địa, của các loài thú hoang dã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp (phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xói mòn…). Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân DK sẽ cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của DK khác. Sức chứa này đạt tới ngưỡng khi có quá nhiều DK đến tham quan làm cho DK khác phải chịu nhiều tác động do DK khác gây ra (khó quan sát được các loài thú hoang dã, đi lại khó khăn hơn, sự khó chịu nảy sinh do rác thải…). Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng DK mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động DL đến đời sống văn hóa, kinh tế – xã hội của khu vực.
  17. Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu DL có khả năng phục vụ. Boullosn (1985) đưa ra công thức chung để xác định sức chứa DL của một khu vực, chia thành yêu cầu do DK sử dụng và tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân (thường là người/m2). Khu vực do DK sử dụng Sức chứa = Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào các hình thức hoạt động DL. Ví dụ: Hoạt động giải trí ở các khu DL + Picnic: 50 – 60 m2 + Hoạt động cắm trại ngoài trời: 100 – 200 m2/người. Số lượng khách tham quan hàng ngày = Sức chứa x Hệ số luân chuyển. Hệ số luân chuyển được xác định: Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan Hệ số luân chuyển = Thời gian trung bình của một cuộc tham quan 1.4.2.2. Về hoạch định chính sách Quy hoạch phát triển DLST chỉ được xem xét, thực hiện trên những vùng lãnh thổ đặc trưng đảm bảo các yêu cầu cần thiết. Quá trình thực hiện cần được tiến hành theo khuôn khổ, các quy định, luật pháp và được Chính phủ thông qua. 1.4.2.3. Về quản lý lãnh thổ Cần kiểm soát thường xuyên đối với các hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. Trong quá trình phát triển DL, việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng mà các nhà quản lý cần thực hiện nhằm khuyến khích người dân địa phương và nhà điều hành DL nổ lực chung cho sự phát triển DL bền vững. 1.4.2.4. Về vai trò của nhà điều hành DL Phải bảo đảm lợi ích kinh doanh DL, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững. 1.4.2.5. Về đào tạo hướng dẫn viên
  18. Phải là người có kiến thức, nắm được đầy đủ về môi trường tự nhiên, đặc điểm sinh thái và văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với DK về những vấn đề họ quan tâm. 1.4.2.6. Về quảng bá, tiếp thị Trong thời buổi thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm là không thể thiếu, nó đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề quảng bá, tiếp thị cần có chiến lược nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng DLST cũng như thỏa mãn nhu cầu của “Thượng đế”.
  19. Chương 2: HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở CẦN GIỜ - TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu khái quát về Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 10022’ đến 11022’ vĩ độ Bắc và từ 106007’ đến 107002’ kinh độ Đông với diện tích 2.095 km2. Phía Bắc – Tây Bắc giáp Bình Dương và Tây Ninh; phía Đông – Đông Bắc giáp Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Đông Nam giáp Biển Đông thông qua huyện Cần Giờ; phía Nam – Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang. Là trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật của cả nước và đầu mối giao thông quan trọng nhất phía Nam nên vai trò của thành phố vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế phía Nam cũng như cả nước. Về mặt tự nhiên: Địa phương này có địa hình bán bình nguyên vùng đồi lượn sóng – nơi chuyển tiếp từ địa hình miền núi Tây Nguyên xuống miền đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa, cận xích đạo với một mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn. Thực vật gồm các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, rừng nhiệt đới phát triển trên đất phèn và rừng ngập mặn. Thành phố có hệ thống sông Đồng Nai chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra biển Đông. Về mặt kinh tế – xã hội: Năm 2006, dân số của địa phương này là 6,43 triệu người, GDP bình quân đạt 2100 USD/người. Đây cũng là địa phương đóng góp cho ngân sách nhà nước cao nhất so với các tỉnh thành và nhận lượng kiều hối tới 60% của cả nước. Là nơi giao thoa của nhiều dòng chảy văn hóa (Việt, Hoa, Chăm,…) thuộc vùng văn hóa Nam Bộ với đặc trưng con người năng động, nhạy bén. Chính vì thế, ẩm thực của thành phố phong phú, đa dạng; hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng khá phát triển. 2.2. Giới thiệu về Cần Giờ 2.2.1. Vị trí địa lý CG là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên 71.310 ha (bằng 1/3 diện tích tự nhiên của Tp. HCM), cách trung tâm thành phố 50 km. Đây là một huyện ven biển duy nhất của Tp. HCM có đường bờ biển dài 20 km. - Tọa độ địa lý: + Vĩ độ Bắc: 10018’ – 10037’ + Kinh độ Đông: 106044’ – 107002’ - Ranh giới:
  20. + Phía Bắc giáp Nhơn Trạch (Đồng Nai). + Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè (Tp. Hồ Chí Minh). + Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). + Phía Nam giáp Biển Đông + Phía Đông giáp huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu). CG có 6 xã và một thị trấn: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh. 2.2.2. Điều kiện tự nhiên 2.2.2.1. Địa hình Về mặt địa hình, CG có dạng lòng chảo ở trung tâm, nếu xét theo từng khu vực nhỏ thì địa hình cũng có phần biến đổi nhưng sự chênh lệch không lớn lắm, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 0,0 m – 1,5 m (Giồng chùa là điểm cao nhất khoảng 10,1 m). Do lực tương tác sông biển nên địa hình CG phát triển theo 2 hướng chính là xói mòi và bồi tụ. 2.2.2.2. Khí hậu CG thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, cận xích đạo với một mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn. Mùa mưa từ tháng 5 – 10 (gió Tây Nam); mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau (gió Đông Nam). Lượng mưa tương đối thấp, trung bình đạt 1300 – 1400 mm/năm, tập trung đến 90% vào mùa mưa. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và hoạt động tổ chức DLST. 2.2.2.3. Thủy văn - Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi dày đặc với diện tích toàn lưu vực là 22.850 ha, chiếm 32,45 % diện tích tự nhiên CG. Sông ngòi nơi đây chủ yếu chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn nên ảnh hưởng trực tiếp đến địa hình và cảnh quan. Môi trường nước CG đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dầu thải tàu bè, chất thải công nghiệp, sinh hoạt…. Nguồn nước ngọt ở CG rất khan hiếm. - Biển: Đường bờ biển dài 20 km, độ dốc thoải, thành phần nước giàu phù sa, thích hợp cho việc phát triển và nuôi trồng thủy hải sản. Đồng thời, tiềm năng này có thể phát triển các loại hình DL: nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao nước, tham quan bãi nghêu, tham gia đánh bắt thủy sản với người dân trong vùng để hòa mình với cuộc sống thôn quê…. Bãi biển 30/4 và các vịnh giáp Biển Đông là nơi thuận lợi cho các loại hình DL thể thao, an dưỡng, tham quan kết nối với tour ở Vũng Tàu, Tp. HCM và đồng bằng sông Cửu Long.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1