intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Nghiên cứu hiện tượng tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

86
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm phân tích các nguyên nhân gây ra tai biến thiên nhiên, từ đó đề xuất một số giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Nghiên cứu hiện tượng tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ Thái Nguyên, 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Địa lý Tự nhiên Mã số: 8.44.02.17 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Viết Khanh Thái Nguyên, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Nông Thanh Huyền Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Trưởng khoa PGS.TS. Nguyễn Phương Liên PGS. TS. Trần Viết Khanh i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trần Viết Khanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên để em thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô trong tổ chuyên môn trường PT Vùng Cao Việt Bắc và quý thầy cô khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu cho bản luận văn của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Nông Thanh Huyền ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC HÌNH............................................................................................ vi PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 2 6. Tình hình nghiên cứu hiện tượng tai biến thiên nhiên .................................... 6 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 9 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ........................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG TAI BIẾN THIÊN NHIÊN ..... 10 1.1.1. Tai biến thiên nhiên ................................................................................. 10 Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tai biến môi trường .................................................. 10 1.1.2. Lũ lụt........................................................................................................ 12 1.1.3. Lũ quét ..................................................................................................... 12 1.1.4. Hạn hán .................................................................................................... 14 1.1.5. Bão và áp thấp nhiệt đới .......................................................................... 16 1.1.6. Trượt lở đất .............................................................................................. 18 1.2. Tác động của tai biến thiên nhiên đến môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................................... 20 1.2.1. Tác động của tai biến thiên nhiên đến môi trường sinh thái ................... 20 1.2.2. Tác động của tai biến thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội....... 20 iii
  6. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 22 CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................................... 23 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên .................... 23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên ............................................... 23 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên .................................... 33 2.2. Hiện trạng tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên ................................... 38 2.2.1. Lũ lụt........................................................................................................ 38 2.2.2. Bão và áp thấp nhiệt đới .......................................................................... 42 2.2.3. Lũ quét và sạt lở đất................................................................................. 43 2.2.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác ................................................... 49 2.2.5 Thiệt hại do thiên tai gây ra ...................................................................... 55 2.3. Một số nguyên nhân gây tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên ............ 59 2.3.1. Các nhân tố tự nhiên ................................................................................ 59 2.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ..................................................................... 65 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 67 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................................... 68 3.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................. 68 3.2. Giải pháp chung ......................................................................................... 68 3.3. Giải pháp riêng .......................................................................................... 70 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 75 1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 75 2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 77 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 80
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BĐ Báo động 2 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 3 GS.TS Giáo sư tiến sĩ 4 HTX Hợp tác xã 5 IAEA International Atomic Energy Agency - Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế 6 NCKH Nghiên cứu khoa học 7 TBNN Trung bình nhiều năm 8 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 9 TP Thành phố 10 TSKH Tiến sĩ khoa học 11 UBND Uỷ ban nhân dân 12 UNDP United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 13 UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc 14 VACR Mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng 15 WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại trượt lở chính (theo Varnes D.J) ....................................... 18 Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tỉnh Thái Nguyên ............................. 27 Bảng 2.2. Lượng mưa tại tỉnh Thái Nguyên qua các năm ................................ 27 Bảng 2.3. Số giờ nắng và độ ẩm không khí trung bình tỉnh Thái Nguyên năm 2019 ........................................................................................................................... 28 Bảng 2.4. Một số nhánh sông chính thuộc lưu vực sông Cầu ........................... 29 Bảng 2.5. Mực nước và lưu lượng nước sông Cầu tại trạm Thủy văn Gia Bảy 31 Bảng 2.6. Dân số tỉnh Thái Nguyên qua các năm ............................................. 33 Bảng 2.7. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản theo giá hiện hành. .................. 36 Bảng 2.8. Những trận lũ lớn ở tỉnh Thái Nguyên.............................................. 39 Bảng 2.9. Các cơn bão ở tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 42 Bảng 2.10. Các đợt hạn hán, nắng nóng ở tỉnh Thái Nguyên ........................... 49 Bảng 2.11. Các đợt rét đậm, rét hại ở tỉnh Thái Nguyên .................................. 49 Bảng 2.12. Các trận mưa, giông, lốc, sét ở tỉnh Thái Nguyên .......................... 50 Bảng 2.13. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra ở tỉnh Thái Nguyên............. 55 Bảng 2.14. Các nhóm đất ở tỉnh Thái Nguyên .................................................. 64 v
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên .................................................... 25 Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng lũ lụt ở tỉnh Thái Nguyên ..................................... 41 Hình 2.3. Bản đồ các điểm khảo sát sạt lở đất tại tỉnh Thái Nguyên ................ 45 Hình 2.4. Bản đồ Hiện trạng tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên ............. 54 vi
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa hàng năm lớn và có sự phân hóa theo mùa rõ rệt. Bên cạnh đó, với đặc điểm địa hình có tới 3/4 diện tích là đồi núi nên thường xuyên chịu nhiều thiên tai do ảnh hưởng của tự nhiên. Các thiên tai mà hàng năm Việt Nam phải thường xuyên hứng chịu như: bão, lũ lụt, thời tiết cực đoan, trượt lở đất ở vùng núi,... Đây là tổn thất nặng nề đối với một quốc gia đang phát triển. Tai biến thiên nhiên đang là sự cản trở lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, phần lớn địa hình là đồi núi thấp với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, lượng mưa hàng năm lớn từ 1500 - 2500mm. Đây cũng là vùng thường xuyên phải gánh chịu những thiên tai như bão, lũ lụt, sạt lở đất, thời tiết cực đoan,… gây thiệt hại rất lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Hằng năm, lũ lụt làm cho các huyện bị chia cắt; sạt lở đất làm cho các tuyến đường giao thông bị hư hỏng nặng, gây ách tác giao thông, hệ thống các công trình thủy lợi, điện, đường trường trạm bị thiệt hại rất nghiêm trọng; tình trạng khô hạn, thiếu nước làm cho năng suất chè giảm, người dân bỏ chè,… Hơn nữa, tai biến thiên nhiên còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề môi trường, đồng thời gây tác động tiêu cực đến tâm lý của đồng bào các dân tộc ở những nơi xảy ra thiên tai. Tuy nhiên, so với quy mô và mức độ thiệt hại mà các tai biến thiên nhiên gây ra thì số lượng các đề tài, các dự án nghiên cứu tổng thể về hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng tránh ở địa bàn tỉnh nói riêng còn khá ít. Đề tài “Nghiên cứu hiện tượng tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên” nhằm nghiên cứu hiện trạng tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra một số nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiên ở khu vực này. 1
  11. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá hiện trạng tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên và phân tích các nguyên nhân gây ra tai biến thiên nhiên, từ đó đề xuất một số giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu các tai biến thiên nhiên làm căn cứ cho việc nghiên cứu đề tài. - Xác định cở sở thực tiễn thông qua việc phân tích đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu hiện trạng, nguyên nhân gây ra các tai biến thiên nhiên và thiệt hại do các tai biến thiên nhiên gây ra ở địa bàn tỉnh, kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiên ở tỉnh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phòng tránh tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số tai biến thiên nhiên điển hình ở Thái Nguyên như lũ lụt, sạt lở đất, thời tiết cực đoan. - Về thời gian: Các tài liệu được thu thập và phân tích trong giai đoạn 2015 - 2019. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm lãnh thổ: Tư duy theo lãnh thổ là một năng lực đặc trưng của khoa học Địa lý. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào tồn tại cũng đều gắn liền với lãnh thổ. Do đó, tất cả các vấn đề nghiên cứu đều không thể tách rời lãnh thổ cả về mặt tự nhiên hay kinh tế - xã hội. Đồng thời, mỗi lãnh thổ cũng có mối quan hệ với những lãnh thổ xung quanh. Vì vậy, khi nghiên cứu một đối tượng địa lý, ta phải đặt đối 2
  12. tượng đó trong không gian lớn hơn để có cái nhìn tổng quan, đa chiều và chính xác. Trong đề tài này, các hiện tượng tai biến thiên nhiên gắn liền với lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên và những lãnh thổ lân cận. Do vậy, việc vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu, đặc biệt là phân tích những nguyên nhân gây sạt lở đất là hết sức cần thiết. - Quan điểm tổng hợp: Mỗi thành phần tự nhiên có quy luật và đặc thù riêng, chúng đều có mối quan hệ hữu cơ hợp tác với nhau, tác động đến nhau một cách sâu sắc. Mỗi thành phần là một bộ phận của thể tổng hợp địa lý tự nhiên. Quan điểm này coi thiên nhiên là một hệ thống mở, có sự giao lưu với các hệ thống khác và môi trường bên ngoài. Ở mỗi vùng có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau và có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu bất cứ một đối tượng địa lý nào cũng đều phải đặt chúng trong mối quan hệ tổng hòa. Nghiên cứu sạt lở đất cần đánh giá từng điều kiện địa lý về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội, từ đó phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng tránh phù hợp. - Quan điểm hệ thống: Theo quan điểm hệ thống, toàn bộ thiên nhiên được xem như một hệ thống động lực, các yếu tố của hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. Một yếu tố của tự nhiên thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của toàn bộ hệ thống. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu đối tượng phải được thực hiện dựa trên việc phân tích tổng hợp những tác động tương hỗ giữa các yếu tố bên trong cấu thành nên và các tác động từ bên ngoài dẫn đến sự thay đổi của đối tượng. Các điều kiện tự nhiên bản thân nó là một hệ thống động lực hở, tự điều chỉnh, có ranh giới xác định và có sự thống nhất biện chứng giữa các thành phần cấu tạo. Tuy nhiên, môi trường luôn chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài 3
  13. đặc biệt là quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, môi trường cũng chịu sự tác động ngược lại lên chính quá trình phát triển đó. Các hợp phần tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên chịu sự tác động mạnh mẽ của con người và các hoạt động sản xuất. Đất đang bị xói mòn, suy thoái, sạt lở,… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu về sạt lở đất ở tỉnh Thái Nguyên cần phải đặt nó trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của lưu vực nghiên cứu. Từ đó thấy được mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên trên lãnh thổ cũng như mối liên hệ giữa các thành phần của tài nguyên đất. - Quan điểm phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” - Brundtland. Đó là đảm bảo được sự hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu giữ gìn ổn định văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt quan điểm này sẽ giúp cho việc xây dựng tỉnh Thái Nguyên phát triển vững mạnh ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây thiệt hại về môi trường, đặc biệt là tài nguyên đất. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích và xử lí số liệu Thu thập tài liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập tài liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sở lí luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Có 3 phương pháp thu thập tài liệu: + Thu thập từ tài liệu tham khảo + Thu thập từ những khảo sát thực địa 4
  14. + Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm…). Yếu tố quyết định phương pháp thu thập tài liệu: + Mục tiêu nghiên cứu, các biến số: quyết định các chỉ số cần thu thập. + Đối tượng nghiên cứu. + Loại nghiên cứu (định tính, định lượng, phối hợp, mô tả, phân tích...) + Nguồn thông tin thu thập: sẵn có hay phải điều tra. Phương pháp phân tích “là một phương pháp nghiên cứu dùng để giải thích nội dung dữ liệu thông qua quá trình phân loại, sắp xếp mã và xác định chủ đề” (Hsieh & Shannon, 2005). Có thể phân tích dữ liệu bằng định lượng hoặc định tính. Đề tài này thu thập, tìm hiểu đầy đủ các tài liệu (văn bản, số liệu thống kê,…). Ngoài ra, còn thu thập tài liệu từ khảo sát thực tế, qua sách báo, website hữu ích… Những thông tin, số liệu, tài liệu liên quan đều được thu thập, xử lí, phân tích để rút ra kết luận cần thiết và làm cơ sở cho những nhận định trong đề tài. 5.2.2. Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám Sử dụng ảnh Landsat và phần mềm ENVI 5.2 để phân tích giải đoán các khu vực xảy ra tai biến thiên nhiên trên phạm vi tỉnh Thái Nguyên, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng để tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai biến thiên nhiên. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Bản đồ - biểu đồ là ngôn ngữ, là phương tiện đặc trưng của Địa lý. Nó thể hiện một cách đầy đủ nội dung mà tác giả nghiên cứu. Đó là cuốn sách chỉ dẫn, giới thiệu về khu vực nghiên cứu, là bức tranh miêu tả khu vực nghiên cứu, thể hiện tất cả các đối tượng và mối liên hệ giữa chúng. Các bản đồ được thể hiện trong đề tài này là: bản đồ Địa hình tỉnh Thái Nguyên, bản đồ hiện trạng lũ lụt tại tỉnh Thái Nguyên,… 5
  15. 5.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lí luận khác nhau bằng cách phân loại chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Từ đó, so sánh làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu. 5.2.5. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. 6. Tình hình nghiên cứu hiện tượng tai biến thiên nhiên 6.1. Tình hình nghiên cứu tai biến thiên nhiên trên thế giới Trong những năm 1998 - 2003, Subbiah và cộng sự, thuộc trung tâm sẵn sàng ứng phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng một hệ thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ thống thông tin này bao gồm một chu trình liên tục của các dự báo, sự phổ biến, sự áp dụng và đánh giá kết quả. Nhờ hệ thống này mà người dân huyện Kupang, NusanTenggara Timur và Indramayu (Indonesia) có thể ứng phó, thích ứng các hiện tượng thời tiết khắc nhiệt. Họ có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thay đổi mùa vụ cho phù hợp với điều kiện biến đổi của thời tiết, khí hậu. Khi đạt được các kết quả tốt thì chính phủ, quốc hội của nước Indonesia đã đầu tư kinh phí để nhân rộng hệ thống thông tin về khí hậu để giảm rủi ro thiên tai này . Năm 1998, MacLeod trong dự án “Chuẩn bị và giảm lũ lụt dựa vào cộng đồng ở Campuchia (CBFMP)”. Mục tiêu của chương trình được thiết lập bền vững, nhân rộng cơ chế phi chính phủ cho giảm nhẹ thiên tai và sẵn sàng ứng phó với lũ lụt. Dự án nghiên cứu này được thực hiện trong 3 tỉnh thường gặp lũ 6
  16. là Kompong Cham, Prey Veng và Kandal trên hai lưu vực chính của đất nước Campuchia là sông MeKong và Tonle Sap. Năm 2001, Peter và Rober trong báo cáo: “Dự báo khí hậu và ứng dụng ở Bangladesh (CFAB). Hội thảo tham vấn quốc gia”. Các tác giả áp dụng công nghệ thông tin trong cảnh báo thiên tai sớm 48 - 72 giờ, có thể nâng mức cảnh báo sớm lên 2 tháng đối với lịch thời vụ do đó bà con nông dân có thể gieo trồng và thu hoạch trước khi mùa mưa bão xuất hiện. Ngoài ra, họ còn dự báo sớn trong khoảng 5 - 15 ngày để bà con biết có thể di tán, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, kê cao tài sản trong nhà, di chuyển các động vật nuôi, gia súc gia cầm lên các địa điểm cao hơn. Vào năm 2008, chính phủ Bangladesh đã chủ động trong việc quản lý thiên tai trong tác phẩm” Tăng cường sự đoàn kết cộng đồng thông qua nâng cao năng lực và sự hình thành các tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng”. Nghiên cứu này cho biết được như thế nào là quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDM) bằng cách góp phần tăng cường sự đoàn kết, nâng cao năng lực ứng phó, thích ứng của phụ nữ, phối hợp thống nhất với chính quyền địa phương trong thực hiện trách nhiệm của mình để đối phó với thiên tai. Nghiên cứu này được tiến hành ở 10 cộng đồng ở 4 huyện Lalmonirhat, Kurigram, Sirajganj và Tangail. Các nghiên cứu trên phần lớn tập trung vào giải quyết vấn đề giảm thiểu thiệt hại do các tai biến gây ra dựa vào kinh nghiệm của cộng đồng. Thử nghiệm và điều chỉnh các giống cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sinh kế lâu dài, bền vững cho người dân. Ngoài ra, các tổ chức UNESCO, UNDP, WHO, IAEA đã chủ trì hoặc phối hợp tổ chức nhiều dự án về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Liên hợp quốc đã thành lập tổ chức cứu trợ, giảm nhẹ thiên tai (UNDRO), phối hợp với các tổ chức khác (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Châu Á,…) đã tài trợ nhiều dự án quốc tế nghiên cứu các tai biến thiên nhiên cho nhiều quốc gia. Ngoài ra còn có nhiều tổ chức phi chính phủ thực hiện và tài trợ cho các nghiên cứu giảm nhẹ thiên tai, 7
  17. bảo vệ môi trường. Hiện nay, nhiều quốc gia đã thành lập Ủy ban quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Các công trình nghiên cứu có giá trị như sau: - Bate P.P, De Roo A.P “Asimple rater based model for flood inundation J. of Hydrology NO 236”, 2000. - K.C Patra, “Hydrology and Water Resources Engineering”, 2000. - Gerald Garry, “Phòng chống lũ lụt tại cac lưu vực dốc”, Hội thảo Việt Pháp tháng 9/2002, Hà Nội. 6.2. Tình hình nghiên cứu tai biến thiên nhiên ở Việt Nam Tai biến thiên nhiên được các nhà nghiên cứu nước ta nghiên cứu từ nhiều năm nay, nhiều công trình công bố và áp dụng vào thực tiễn đã mang lại hiệu quả rất tốt, đóng góp cho sự thành công của khoa học nói chung. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể được coi là cơ sở tư liệu quý giá tạo ra những bước đi ban đầu trong nghiên cứu sạt lở đất ở nước ta: 1. Chuyên đề nghiên cứu, dự án UNDP VIE/97/002: Nghiên cứu thiên tai trượt lở ở Việt Nam - Disaster Management Unit, Chủ trì: TSKH. Vũ Cao Minh, Viện Địa chất, 2000. 2. Đề tài NCKH cấp Nhà nước, mã số KC.08.01: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, Chủ trì GS.TS. Nguyễn Trọng Yêm, 2001 - 2004. 3. Đề tài: Nghiên cứu, xây dựng mô hình hệ thống tự động giám sát và cảnh báo thiên tai tại Quảng Ninh. Chủ nhiệm: TS. Dương Văn Khảm, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, (2009 2010). 4. Đề tài: Đánh giá nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng chống, phòng tránh trượt lở đất thành phố Đà Nẵng do TS. Nguyễn Xuân Huyên, viện Địa chất - Viện Khoa hoc và Công nghệ Việt Nam chủ trì, 2010. 5. Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho phân hạng và dự báo tai biến trượt lở sườn đối với các điểm dân cư và đường giao thông miền núi, Đề tài nghiên cứu cơ bản mã số NCCB7.5, 2006 2008. 8
  18. 6. Đề tài: Phân tích dự báo nguy cơ một số dạng tai biến tự nhiên (lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất) lưu vực sông Hương và đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại trên cơ sở nghiên cứu địa mạo. Đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2009 - 2010. 7. Đề tài: Nghiên cứu thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở đất và lũ quét tỉnh Quảng Trị bằng công cụ GIS, Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011 - 2012. Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai do các nguyên nhân khác nhau gây nên, một số thiên tai điển hình như giá rét, tố lốc, mưa lớn kéo dài, mưa đá và đặc biệt là lũ lụt và sạt lở đất. Gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, làm xuất hiện nhiều thêm các thiên tai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các trận lũ lớn thường kết hợp với sạt lở đất tạo nên các dòng bùn đá có sức tàn phá kinh hoàng đã xẩy ra ở nhiều địa phương trên tỉnh Thái Nguyên như Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Lũ lụt và sạt lở đã tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh, làm thiệt hại tài sản và tính mạng người dân. Hiện nay, trên thế giới đã xây dựng và ứng dụng nhiều phương pháp cảnh báo tai biến thiên nhiên nhưng mức độ chính xác chưa cao và chi phí tốn kém mặc dù các thông tin đo đạc tương đối đầy đủ. Dưới tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người nguy cơ xảy ra thiên tai càng nhiều hơn. Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu hiện tượng tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái nguyên” sẽ góp phần cảnh báo, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra thiên tai ở địa bàn tỉnh. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày qua 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về hiện tượng tai biến thiên nhiên - Chương 2: Hiện trạng và một số nguyên nhân gây tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên. 9
  19. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG TAI BIẾN THIÊN NHIÊN 1.1. Các khái niệm liên quan trong đề tài 1.1.1. Tai biến thiên nhiên Tai biến thiên nhiên là mối đe dọa của các hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên mà có những tác động tiêu cực đến con người hoặc môi trường. Tai biến thiên nhiên là một bộ phận của tai biến môi trường. Tai biến môi trường là biểu hiện về điều kiện, hoàn cảnh, hiện tượng, vụ việc hoặc quá trình, được xuất hiện, diễn biến trong thiên nhiên, trong xã hội, có tiềm năng gây hại, gây nguy hiểm, đe dọa đối với an toàn về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản kinh tế, tài sản văn hóa - xã hội của một bộ phận cộng đồng loài người, hoặc có nguy cơ đe dọa, thậm chí phá vỡ tính ổn định, an toàn một bộ phận, cho đến toàn cục mang tính hệ thống môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội và môi trường nhân sinh [17]. Dựa vào tác nhân gây tai biến có thể phân loại như sau: TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG TAI BIẾN THIÊN NHIÊN TAI BIẾN NHÂN SINH Tai biến liên quan Tai biến do các quá trình Các tai biến trong lĩnh vực: đến quá trình địa địa động lực ngoại sinh - Công nghiệp. động lực nội sinh (trượt lở, xói lở, lũ, lũ - Khai thác khoáng sản. (động đất, nứt đất, quét, bão, hạn hán, xâm - Xây dựng, giao thông vận tải phun trào núi lửa, nhập mặn, cát bay, mực - Nông - lâm - ngư nghiệp và sóng thần). nước biển dâng…). cháy rừng. TAI BIẾN LÝ - SINH Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tai biến môi trường [17] 10
  20. * Tai biến thiên nhiên (hay còn gọi là tai biến tự nhiên) là những thảm họa bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người ở một địa phương, một vùng, một đất nước, một khu vực hoặc cho toàn thế giới. - Tai biến liên quan đến các quá trình địa động lực nội sinh, hay là các quá trình động lực được hình thành tại các phần dưới sâu trong lòng đất, có khả năng phát sinh, phát triển các loại tai biến thiên nhiên như động đất, nứt đất, phun trào núi lửa, sóng thần, lũ bùn… * Tai biến nhân sinh: bao gồm các loại tai biến gắn với các hoạt động kinh tế khác nhau của con người. Tai biến nhân sinh do con người gây nên một cách hoặc vô thức, thiếu hiểu biết, hoặc cố ý, chỉ biết đến lợi ích kinh tế trước mắt mà không lường trước được những hậu họa lâu dài trong các hoạt động kinh tế. Các loại tai biến nhân sinh phổ biến bao gồm: các tai biến trong lĩnh vực công nghiệp; các tai biến trong lĩnh vực khai thác khoáng sản; các tai biến trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải; các tai biến trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và cháy rừng. * Tai biến môi trường lý - sinh có nguyên nhân gắn với các hiện tượng, hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên, trực tiếp là các biểu hiện vật lý Trái Đất như nhiệt độ, áp suất khí quyển, trường địa từ, phóng xạ, cũng như gắn với các hoàn cảnh môi trường cục bộ, môi trường sinh thái như chế độ nhiệt ẩm, sương giá, cảnh quan, sinh cảnh, nguồn gen..., có khi gắn với các hoạt động nhân sinh như gây tiếng ồn, bụi công nghiệp, bụi mỏ và bụi tại các khu dân cư, đô thị... Các hiện tượng, điều kiện vật lý Trái Đất, sinh cảnh hoặc nhân tạo này nhiều khi tác động tiêu cực, phương hại cho các vật thể sống nói chung, trong đó có con người, đó là tai biến môi trường lý - sinh [17]. Các yếu tố môi trường lý sinh có thể gia tăng nhạy cảm tai biến môi trường, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người thông qua các áp lực sinh lý, thần kinh, bệnh tật hoặc ảnh hưởng đến sản xuất như giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Đó là các hiện tượng, điều kiện môi trường tự nhiên (nhiệt độ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2