Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp từ phía người học
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá năng lực đối với đội ngũ cố vấn học tập ở nhà trường đại học nói chung và đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp nói riêng, đưa ra giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, đáp ứng nhu cầu học tập theo tín chỉ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp từ phía người học
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------ ------------ NGUYỄN KHẮC NAM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TỪ PHÍA NGƯỜI HỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ NỘI – 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------ ------------ NGUYỄN KHẮC NAM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TỪ PHÍA NGƯỜI HỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60 14 01 20 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VŨ BÍCH HIỀN HÀ NỘI – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp từ phía người học” là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày … tháng ... năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Khắc Nam 1
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn – PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền đã định hướng khoa học, hướng dẫn tận tình chu đáo trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo của Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; các cán bộ, giảng viên, các sinh viên tại trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khảo sát này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã tạo điều kiện cho tôi theo học chương trình này. Do bản thân tác giả còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được góp ý, bổ sung ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn học viên. Trân trọng cảm ơn! 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................................. 2 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 8 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................ 8 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................................ 11 2.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................................... 11 2.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................................... 11 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................................ 12 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................. 12 4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:............................................................................................... 12 4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................................................ 12 4.3 Phương pháp thu thập thông tin................................................................................................. 12 4.4 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................................... 12 4.5 Các công cụ sau được sử dụng để nghiên cứu ........................................................................... 13 4.6 Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập ............................................. 13 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 13 5.1 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................................... 13 5.2 Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................................................. 13 6. Đối tượng nghiên cứu và Khách thể nghiên cứu............................................................................ 13 7. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu lịch trình nghiên cứu: ................................................ 14 7.1 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................... 14 7.2 Giới hạn nghiên cứu ..................................................................................................................... 14 CHƯƠNG I .................................................................................................................................................... 15 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................................... 15 1.1 Một số lý luận về đánh giá năng lực ............................................................................................... 15 1.1.1 Đánh giá ........................................................................................................................................ 15 1.1.2 Năng lực ........................................................................................................................................ 16 1.2 Lý luận về cố vấn học tập ................................................................................................................ 19 1.2.1 Định nghĩa cố vấn học tập ............................................................................................................ 19 1.2.2 Vai trò của cố vấn học tập ............................................................................................................ 21 1.3 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 23 1.3.1 Các nghiên cứu về học chế tín chỉ ............................................................................................... 23 1.3.2 Các nghiên cứu về cố vấn học tập ................................................................................................ 25 1.3.3 Các nghiên cứu về đánh giá năng lực cố vấn học tập ................................................................. 30 1.4 Cố vấn học tập tại trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp ................................................. 32 1
- 1.4.1 Giới thiệu về nhà trường .............................................................................................................. 32 1.4.2 Các quy định về cán bộ cố vấn học tập tại trường ....................................................................... 32 1.5 Khung lý thuyết ................................................................................................................................ 40 Tiểu kết chương I .......................................................................................................................................... 41 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................................................... 42 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 42 2.1. Căn cứ xây dựng bảng hỏi ............................................................................................................... 42 2.2. Bảng hỏi............................................................................................................................................. 42 2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................................................................... 42 2.4. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................................................... 43 2.4.1. Nghiên cứu thử nghiệm ................................................................................................................ 43 2.4.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................................................. 44 2.5. Thiết kế công cụ khảo sát................................................................................................................. 44 2.5.1. Thang đo........................................................................................................................................ 44 2.5.2. Công cụ khảo sát ........................................................................................................................... 44 2.6. Đánh giá thang đo ............................................................................................................................ 46 2.6.1. Đánh giá thang đo ở bước thử nghiệm ........................................................................................ 46 2.6.2. Đánh giá thang đo ở nghiên cứu chính thức ............................................................................... 50 2.6.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha............................................................................................ 51 2.6.2.2. Nhân tố khám phá EFA ......................................................................................................... 52 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................................................... 61 CHƯƠNG 3 .................................................................................................................................................... 62 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 62 3.1. Năng lực thái độ - phẩm chất đạo đức .................................................................................................. 62 3.2. Hiểu biết - Kinh nghiệm ......................................................................................................................... 66 3.3. Kỹ năng tư vấn........................................................................................................................................ 68 3.4. Kỹ năng hướng dẫn, phổ biến ............................................................................................................... 71 3.5. Kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh viên ........................................................................... 75 3.6. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và năng lực CBCVHT ...................................................... 78 3.6.1. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và thái độ - phẩm chất đạo đức.................................... 79 3.6.2. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và kỹ năng tư vấn ......................................................... 80 3.6.3. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và kỹ năng hướng dẫn, phổ biến ................................. 81 3.6.4. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh viên .............................................................................................................................................................. 82 3.7. Phân tích tương quan giữa biến năm học và năng lực của CBCVHT ............................................... 83 3.7.1. Phân tích tương quan giữa biến năm học và thái độ - phẩm chất đạo đức ................................... 83 3.7.2. Phân tích tương quan giữa biến năm học và hiểu biết – kinh nghiệm .......................................... 84 3.7.3. Phân tích tương quan giữa biến năm học và năng lực tư vấn ....................................................... 85 3.7.4. Phân tích tương quan giữa biến năm học và kỹ năng hướng dẫn phổ biến .................................. 85 2
- Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................................................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................. 91 PHIẾU KHẢO SÁT ...................................................................................................................................... 95 3
- BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Danh mục từ Viết tắt 1 Cố vấn học tập CVHT 2 Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp ĐH KTKTCN 3 Giảng viên GV 4 Học viên HV 5 Tư vấn TV 6 Tư vân học tập TVHT 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.3.1: 1Hệ số Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu thực nghiệm ................................................... 46 Bảng 2.3.2 2: Tóm tắt ước lượng của câu hỏi ............................................................................................. 47 Bảng 2.3.3: Tóm tắt năng lực tính toán ....................................................................................................... 48 Bảng 2.3.4: Độ phù hợp của câu hỏi với toàn phiếu khảo sát .................................................................... 49 Bảng 2.3.5: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu chính thức ................................................. 51 Bảng 2.3.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng năng lực tương ứng với nhóm câu hỏi ........................... 51 Bảng 2.3.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett ........................................................................................... 52 Bảng 2.3.8: Bảng eigenvalues và phương sai trích đối với biến phụ thuộc ............................................... 53 Bảng 2.3.8: Ma trận nhân tố xoay ................................................................................................................ 54 Bảng 2.3.7. Hệ số KMO và chỉ số Sig của các nhân tố................................................................................ 60 Bảng 3.1: Thống kê mức độ đánh giá năng lực thái độ - phẩm chất đạo đức của cán bộ cố vấn học tập (từng câu hỏi) ............................................................................................................................................................ 62 Bảng 3.2: Tổng hợp mức độ đánh giá năng lực thái độ - phẩm chất đạo đức của cán bộ cố vấn học tập ......................................................................................................................................................................... 64 Bảng 3.3: Thống kê mức độ đánh giá năng lực hiểu biết – kinh nghiệm của cán bộ cố vấn học tập (từng câu hỏi) ........................................................................................................................................................... 66 Bảng 3.4: Tổng hợp mức độ đánh giá năng lực thái độ - phẩm chất đạo đức của cán bộ cố vấn học tập ......................................................................................................................................................................... 67 Bảng 3.5: Thống kê mức độ đánh giá năng lực Kỹ năng tư vấn của cán bộ cố vấn học tập (từng câu hỏi) .... 68 Bảng 3.6: Tổng hợp mức độ đánh giá năng lực .......................................................................................... 70 Bảng 3.7: Thống kê mức độ đánh giá năng lực Kỹ năng hướng dẫn, phổ biến của cán bộ cố vấn học tập (từng câu hỏi) ................................................................................................................................................. 71 Bảng 3.8: Tổng hợp mức độ đánh giá năng lực Kỹ năng hướng dẫn, phổ biến của cán bộ cố vấn học tập ......................................................................................................................................................................... 74 Bảng 3.9: Thống kê mức độ đánh giá năng lực Kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh viên của cán bộ cố vấn học tập (từng câu hỏi)..................................................................................................... 75 Bảng 3.10: Tổng hợp mức độ đánh giá năng lực Kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh viên của cán bộ cố vấn học tập ............................................................................................................................. 77 Bảng 3.11: Thống kê giữa mức điểm thái độ - phẩm chất đạo đức theo giới tính ................................................. 79 Bảng 3.12: Kiểm định T-Test giữa giới tính và mức độ đánh giá thái độ - phẩm chất đạo đức ............. 79 Bảng 3.13: Thống kê giữa mức điểm hiểu biết – kỹ năng theo giới tính ................................................... 80 Bảng 3.14: Kiểm định T-Test giữa giới tính và mức độ đánh giá hiểu biết – kinh nghiệm ..................... 80 Bảng 3.15: Thống kê giữa mức điểm kỹ năng tư vấn theo giới tính.......................................................... 80 Bảng 3.16: Kiểm định T-Test giữa giới tính và mức độ đánh giá kỹ năng tư vấn ................................... 80 Bảng 3.17: Thống kê giữa mức điểm kỹ năng hướng dẫn phổ biến theo giới tính .................................. 81 Bảng 3.18: Kiểm định T-Test giữa giới tính và mức độ đánh giá kỹ năng hướng dẫn phổ biến ............ 82 Bảng 3.17: Thống kê giữa mức điểm kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh viên theo giới tính .................................................................................................................................................................. 82 Bảng 3.18: Kiểm định T-Test giữa giới tính và mức độ đánh giá kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh viên .............................................................................................................................................. 83 Bảng 3.19: Kiểm định Levene giữa biến năm học và thái độ - phẩm chất đạo đức ................................. 83 Bảng 3.20 thống kê kiểm định anova của năng lực thái độ - phẩm chất đạo đức của cán bộ CVHT bởi SV ở những năm học khác nhau. ................................................................................................................. 84 Bảng 3.21: Kiểm định Levene giữa biến năm học và hiểu biết – kinh nghiệm .................................................... 84 Bảng 3.22 thống kê kiểm định anova của năng lực hiểu biết – kinh nghiệm của cán bộ CVHT bởi SV ở những năm học khác nhau. ........................................................................................................................... 84 Bảng 3.23: Kiểm định Levene giữa biến năm học và năng lực tư vấn ...................................................... 85 Bảng 3.24 thống kê kiểm định anova của năng lực tư vấn của cán bộ cố vấn học tập bởi sinh viên ở những năm học khác nhau. ........................................................................................................................... 85 Bảng 3.25: Kiểm định Levene giữa biến năm học và năng lực tư vấn ...................................................... 85 5
- Bảng 3.26 thống kê kết quả Post hoc của năng lực kỹ năng phổ biến, hướng dẫn của cán bộ CVHT bởi SV ở những năm học khác nhau. ................................................................................................................. 85 Bảng 3.27: Kiểm định Levene giữa biến năm học và kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh viên .................................................................................................................................................................. 87 Bảng 3.28 thống kê kiểm định anova kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với SV của cán bộ CVHT bởi SV ở những năm học khác nhau. .............................................................................................. 87 6
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Thống kê mức độ đánh giá năng lực thái độ - phẩm chất đạo đức ...................................... 64 Biểu đồ 3.2: Mức điểm trung bình của năng lực thái độ phẩm chất đạo đức .......................................... 65 Biểu đồ 3.3: Thống kê mức điểm trung bình mỗi câu hỏi năng lực kinh nghiệm – hiểu biết ................. 68 Biểu đồ 3.3: Thống kê kết quả khảo sát kỹ năng tư vấn theo từng mức độ.............................................. 70 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thống kê mức điểm trung bình của kỹ năng tư vấn ................................................. 71 Biểu đồ 3.5: Thống kê mức điểm trung bình kỹ năng hướng dẫn, phổ biến ............................................ 75 Biểu đồ 3.6: Thống kê mức điểm trung bình của mỗi câu hỏi trong kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh viên ..................................................................................................................................... 78 Biểu đồ 3.7: Mức điểm trung bình năng lực kỹ năng hướng dẫn, phổ biến theo từng nhóm sinh viên năm học .......................................................................................................................................................... 87 7
- Figure 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đại học nói riêng ngày càng được nhiều nhà quản lý giáo dục, nghiên cứu xã hội quan tâm. Trên các diễn đàn chính trị, trong các hội thảo khoa học, trên các phương tiên thông tin đại chúng có không ít những cuộc tranh luận về chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta, nhiều người đã đưa ra những lý giải, đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục đại học. Đảng, nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo, bằng những chủ trường và biện pháp cụ thể, đã và đang phấn đấu để cải thiện chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học nhằm đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bối dưỡng nhân tài và đào tạo bám sát thực tế với nhu cầu của xã hội. Giáo dục đại học luôn giữ vị trí hết sức quan trọng trong đào tạo vì sau bậc giáo dục đại học, các em học sinh sẽ ra trường và phục vụ công tác cho xã hội, nếu các em học sinh thiếu lý thuyết, thiếu thực tế và kỹ năng học được trong nhà trường ko đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của xã hội và của bản thân học sinh thì khi ra trường các em học sinh không thể theo kịp với yêu cầu của xã hội. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và chính trị ở Việt Nam. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay, vấn đề lấy người học làm trung tâm càng ngày càng được đề cao về tầm quan trọng. Những năm qua, tuy rằng nền giáo dục Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể, song chương trình giáo dục còn thiếu tính linh hoạt, chưa đáp ứng tốt nhu cầu người học và nhu cầu xã hội. Nội dung dạy học là những gì giảng viên có chứ chưa chắc đã là những gì người học cần. Phương pháp dạy 8
- học chưa khuyến khích người học chủ động sáng tạo,.… từ đó dẫn tới những hạn chế về chất lượng đào tạo. Trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chủ trương và chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội đề ra đối với bậc giáo dục đai học. Bộ Giáo dục và đào tạo đã cho phép các trường đào tạo bậc đại học thực hiện đề án tuyển sinh riêng, tổ chức thi tuyển sinh để phù hợp với yêu cầu của ngành học mình đào tạo, chất lượng sinh viên phù hợp hơn. Ngoài ra, Bộ cũng đã có những thay đổi trong quá trình học cũng như phương thức học và đào tạo để tạo điều kiện cho các em học sinh và toàn thể người dân có nhu cầu học có thể tham gia được. Bộ đã mở ra những phương thức đào tạo mới, hình thức đào tạo được điều chỉnh đề phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của xã hội. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới đi theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Ở Việt Nam, phương thức đào tạo này đã được triển khai ở nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước từ 2010. Để thực hiện việc đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành các thông tư, quy định và quy chế liên quan đến việc đào tạo theo hệ thống tin chỉ như: Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT ký ngày 15/08/2014 về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT ký ngày 27 tháng 12 năm 2012 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT. Khi áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ, có thể thấy rõ đã đem lại rất nhiều lợi ích, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Phương thức đào tạo theo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về môn học. Sinh viên 9
- có thể tham khảo ý kiến giáo viên hoặc cố vấn học tập để chọn những môn học phù hợp với mình, để hoàn thành những yêu cầu cho một văn bằng và để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai. Mặt khác, học chế tín chỉ cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. Phương thức đào tạo theo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về thời gian ra trường. Sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định; do vậy họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe, v.v.) của cá nhân. Ngoài ra, với phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ tạo ra sự liên thông giữa các cấp đào tạo, giữa các ngành đào tạo; nâng cao hiệu quả về mặt quản lý và giảm chi phí đào tạo,... Mặc dù đã áp dụng một số năm tại hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng ở Việt Nam nhưng nhiều lợi ích của đào tạo tín chỉ vẫn chưa được khai thác do việc thực hiện tín chỉ ở các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những mối quan tâm về thiết kế chương trình, phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu hay đầu tư cơ sở vật chất cần thiết thì vấn đề xây dựng đội ngũ cố vấn học tập đang trở thành mối bận tâm lớn của nhiều nhà trường. Đối với những tân sinh viên, những học sinh vừa tốt nghiệp THPT họ chưa từng bao giờ có kinh nghiệm với hệ thống đào tạo theo tín chỉ dẫn đến còn nhiều bỡ ngỡ, chưa hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình, lợi ích của mình khi học trong môi trường đào tạo theo tín chỉ. Đội ngũ “Cố vấn học tập” đóng vai trò thay thế cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trước đây, tư vấn lựa chọn môn học, tiến trình học tập, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của các em trong quá trình học. Người học ảnh hưởng rất lớn từ đội ngũ cố vấn học tập này, nếu đội ngũ cố vấn học tập có năng lực tư vấn tốt, am hiểu về chương trình và hướng dẫn cụ thể thì người học sẽ được hưởng rất nhiều ưu điểm, lợi ích từ hình thức đào tạo theo tín chỉ tránh được nguy cơ bị buộc thôi học một cách đáng tiếc. Nhưng mặt khác, đội ngũ cán bộ cố vấn học tập không 10
- có chuyên môn tốt, năng lực tốt thì sẽ tạo cho người học vô số các thiệt thòi trong quá trình học tập và làm việc sau này. Hiện nay những nghiên cứu về đội ngũ cố vấn học tập còn rất khiêm tốn về số lượng và tầm cỡ. Chưa có công trình nghiên cứu nào xác định cụ thể khung năng lực của đội ngũ cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ cũng như thiết kế công cụ đảm bảo độ tin cậy và giá trị để đánh giá năng lực của đội ngũ này. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I. Trường thực hiện đào tạo theo tín chỉ từ năm học 2011 Tuy nhiên cùng chung với những khó khăn của nhiều trường đại học khác trong cả nước, trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp đã và đang phải từng bước giải quyết những bất cập liên quan đến chương trình và nguồn lực đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài dựa trên những dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của sinh viên đang theo học tại nhà trường. Góp phần xây dựng hệ thống những lý luận về năng lực đội ngũ cố vấn học tập. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực của đội ngũ cố vấn học tập đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 11
- - Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần đưa ra giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cố vấn học tập của nhà trương để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ. Từ đó sẽ đảm bảo quyền lợi của người học, hỗ trợ tốt hơn cho người học. - Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo về mức độ cần thiết và năng lực của đội ngũ cố vấn học tập. Để họ hiểu được tầm quan trọng của đội ngũ này. Từ đó sẽ hình thành trong nhận thức đội ngũ lãnh đạo nhà trường về việc nâng cao năng lực của đội ngũ cố vấn học tập. 3. Mục đích nghiên cứu Đánh giá năng lực đối với đội ngũ cố vấn học tập ở nhà trường đại học nói chung và đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp nói riêng, đưa ra giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, đáp ứng nhu cầu học tập theo tín chỉ. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở các tài liệu, các công trình nghiên cứu trên thế giới, trong nước và tại nhà trường có liên quan đến đề tài, tiến hành phân tích, tổng hợp và khái quát hóa. Đồng thời từ những kết quả khảo sát sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng để đưa ra những kết luận, kiến nghị và giải pháp. 4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trong khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, văn bản và thu thập số liệu sẽ sử dụng phương pháp điều tra khảo sát. 4.3 Phương pháp thu thập thông tin Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định lượng. Chọn ngẫu nhiên khoảng 500 học sinh đang theo học tại nhà trường trong năm học 2015. 4.4 Phương pháp chọn mẫu 12
- - Đối với sinh viên, người học: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Lập danh sách của tất cả sinh viên tại nhà trường theo thứ tự ABC của tên học sinh. Sau đó đánh thứ tự các sinh viên rồi dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn ra sinh viên cần điều tra. 4.5 Các công cụ sau được sử dụng để nghiên cứu - Bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu, đánh giá năng lực cán bộ; - Các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu: SPSS, Quest. 4.6 Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập - Xây dựng khung năng lực, tiêu chí đánh giá năng lực của đội ngũ cố vấn học tập. - Xây dựng bộ công cụ để đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập qua phản ánh và ý kiến từ phía sinh viên(người học). 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Khung năng lực của đội ngũ cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ như thế nào? Câu hỏi 2: Thực trạng năng lực của đội ngũ cố vấn học tập, những hạn chế và giải pháp? 5.2 Giả thuyết nghiên cứu Căn cứ trên đặc điểm, yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín của nhà trường để xây dựng khung năng lực của đội ngũ cố vấn học tập, từ đó hình thành những tiêu chí đánh giá đội ngũ này một cách chính xác, khách quan, góp phần thực hiện tín chỉ thành công ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Dựa trên những đánh giá về năng lực của cán bộ cố vấn học tập từ phía người học sẽ đánh giá được thực trạng và có giải pháp để nâng cao cao năng lực của đội ngũ cố vấn học tập. 6. Đối tượng nghiên cứu và Khách thể nghiên cứu 13
- - Khách thể nghiên cứu: Cố vấn học tập, người học (sinh viên), người quản lý. -Đối tượng nghiên cứu: Năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp. 7. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu lịch trình nghiên cứu: 7.1 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài lấy mẫu khảo sát tại Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp. Mẫu khảo sát này được lấy ngẫu nhiên từ số lượng sinh viên đang theo học tại nhà trường. 7.2 Giới hạn nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp - Thời gian khảo sát: từ năm 2015 đến năm 2016 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn được cấu trúc thành ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Mô tả nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 14
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương này đề cập đến cơ sở lý luận để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ cố vấn học tập cũng như các khái niệm, nghiên cứu liên quan đến vấn đế đánh giá năng lực của đội ngũ cố vấn học tập của các tác giả trong và ngoài nước. Từ những khái niêm và nghiên cứu thực tiễn này, tác giả sẽ nghiên cứu thực tiễn và đánh giá năng lực của đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp. 1.1 Một số lý luận về đánh giá năng lực 1.1.1 Đánh giá Đánh giá trong giáo dục đại học được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng trong nghiên cứu này thống nhất sử dụng quan niệm của Owen & Rogers: đánh giá là khái niệm để chỉ việc thu thập thông tin một cách có hệ thống và đưa ra những nhận định trên cơ sở các thông tin thu được. - Đánh giá là một quá trình bao gồm: + Chuẩn bị kế hoạch; + Thu thập, phân tích thông tin và thu được kết quả; + Chuyển giao các kết quả thu được đến những người liên quan để họ hiểu về đối tượng đánh giá hoặc giúp người có thẩm quyền đưa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đối tượng đánh giá. - Sản phẩm của đánh giá: + Các thông tin và các bằng chứng thu được: dữ liệu thu được trong quá trình đánh giá; + Các nhận định; các ý kiến rút ra trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được; - Quy trình đánh giá có thể bao gồm các bước sau (Owen &Rogers, 1999): 15
- + Xây dựng các tiêu chí đánh giá (xem xét sự vật, hiện tượng dưới những góc độ nào để có đầy đủ thông tin về đối tượng đánh giá); + Xây dựng các chuẩn mực (mong muốn, yêu cầu đối tượng đánh giá phải đạt cái gì, ở mức độ nào); + Đo lường các thuộc tính của đối tượng đánh giá theo các tiêu chí và đối chiếu với chuẩn mực; Tổng hợp và phân tích các bằng chứng thu được để đưa ra những nhận định chuẩn xác. Như vậy, đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập là việc thu thập thông tin một cách có hệ thống về thực trạng của đối tượng được đánh giá, xử lý, phân tích dữ liệu từ đó đưa ra những nhận định, quyết định xác thực làm cơ sở đề xuất những biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn học tập. 1.1.2 Năng lực Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp của tư duy, kỹ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nghiệm vụ [2] (Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục, 2014) Theo cách hiểu thông hường, năng lực là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ (DeSeCo, 2002) [27]. Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽ phản ứng mức độ năng lực của người đó. Chính vì thế, thuật ngữ “năng lực” khó mà định nghĩa được một cách chính xác. Năng lực hay khả năng, kĩ năng trong tiếng Việt có thể xem tương 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục: Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia TPHCM
127 p | 379 | 126
-
Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
126 p | 374 | 103
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đo lường chất lượng dịch vụ, sự thõa mãn và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ADSL
96 p | 246 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 292 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Số hóa Pixel VN
0 p | 189 | 26
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Xây dựng công thức tính lượng mưa từ số liệu rađa Đốp - le cho khu vực Trung Trung Bộ - Hoàng Minh Toán
92 p | 201 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân chi nhánh Huế
116 p | 99 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ: Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Đồng Nai
87 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn
148 p | 80 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập - So sánh học viện phòng không - không quân với trường Đại học Công nghiệp Việt Hung
104 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại Phú Quốc
126 p | 15 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn
14 p | 48 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ Betaphycus gelatinus
94 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ vận tải hành khách của hãng xe Thanh Nguyên tại Trà Vinh
23 p | 113 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp từ phía người học
49 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng mô hình CAMP trong đo lường rủi ro hệ thống của các cổ phiếu ngành Ngân hàng niêm yết trên HOSE
91 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn