intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng website chương Nguyên tử, chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

92
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng website chương Nguyên tử, chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học nêu lên nguyên tắc thiết kế website, cấu trúc website, nội dung website và cách sử dụng website dạy học chương Nguyên tử, chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng website chương Nguyên tử, chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM DUY NGHĨA XÂY DỰNG WEBSITE CHƯƠNG NGUYÊN TỬ, CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN LỚP 10 CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Trọng Tín Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  2. 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi được sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều người, là nguồn khích lệ lớn lao đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trước hết, tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến TS. Lê Trọng Tín. Thầy đã rất tận tình góp ý chuyên môn, vạch ra định hướng, ý tưởng, động viên tôi trong những lúc khó khăn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quí thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học, Phòng sau Đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Phú Ngọc, THPT Điểu Cải, THPT Nguyễn Hữu Cảnh và các thầy cô đồng nghiệp khác đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tôi xin hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi hoàn thành luận văn này. Phạm Duy Nghĩa
  3. 3 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................... 3 T 5 T 5 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 11 T 5 T 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............. 15 T 5 T 5 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................ 15 T 5 T 5 T 5 T 5 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học ....................................................... 17 T 5 T 5 1.2.1. Phương pháp dạy học ........................................................................................ 17 T 5 T 5 1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ........................................................ 17 T 5 T 5 1.2.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực [9] ............................................... 18 T 5 T 5 1.2.4. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay [24] .......................... 19 T 5 T 5 1.2.5. Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT ............................................................ 20 T 5 T 5 1.2.6. Công nghệ thông tin và truyền thông với dạy học Hóa học [38]......................... 21 T 5 T 5 1.3. Tự học qua mạng và lợi ích ................................................................. 26 T 5 T 5 1.3.1. Khái niệm tự học ............................................................................................... 26 T 5 T 5 1.3.2. Tự học qua mạng............................................................................................... 26 T 5 T 5 1.3.3. Lợi ích của tự học qua mạng ............................................................................. 27 T 5 T 5 1.4. Website ................................................................................................. 28 T 5 T 5 1.4.1. Khái niệm website [57] ..................................................................................... 28 T 5 T 5 1.4.2. Các phần mềm thiết kế website ......................................................................... 30 T 5 T 5 1.5. Thực trạng sử dụng web trong dạy học hóa học ở một số trường T 5 THPT tỉnh Đồng Nai .................................................................................. 41 T 5 1.6. Vài nét về trường THPT Phú Ngọc tỉnh Đồng Nai ............................ 46 T 5 T 5 1.6.1. Một vài nét về trường THPT Phú Ngọc ............................................................. 46 T 5 T 5 1.6.2. Tình hình học sinh và giáo viên bộ môn Hóa học của trường ....................... 47 T 5 T 5 Tóm tắt chương 1 .................................................................................... 48 T 5 T 5 Chương 2: XÂY DỰNG WEBSITE CHƯƠNG NGUYÊN TỬ, T 5 CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN ........................................................................ 49 T 5
  4. 4 2.1. Tổng quan về chương Nguyên tử, chương Bảng tuần hoàn các T 5 nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn ................................................ 49 T 5 2.1.1. Chương Nguyên tử ............................................................................................ 49 T 5 T 5 2.1.2. Chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.............. 54 T 5 T 5 2.2. Mục đích thiết kế website .................................................................... 59 T 5 T 5 2.3. Yêu cầu và nguyên tắc kế website ....................................................... 59 T 5 T 5 2.3.1. Yêu cầu ............................................................................................................. 59 T 5 T 5 2.3.2. Nguyên tắc ........................................................................................................ 59 T 5 T 5 2.4. Quy trình thiết kế website ................................................................... 62 T 5 T 5 2.5. Cấu trúc của website ........................................................................... 64 T 5 T 5 2.6. Nội dung của website ........................................................................... 65 T 5 T 5 2.6.1. Trang chủ .......................................................................................................... 65 T 5 T 5 2.6.2. Trang “Bài học” ................................................................................................ 74 T 5 T 5 2.6.3. Trang “Bài tập” ................................................................................................. 85 T 5 T 5 2.6.4. Trang “Thi – Kiểm tra” ..................................................................................... 87 T 5 T 5 2.6.5. Trang “Lịch sử hóa học” ................................................................................... 90 T 5 T 5 2.6.6. Trang “Hóa học vui” ......................................................................................... 91 T 5 T 5 2.6.7. Trang “Phim tài liệu” ........................................................................................ 92 T 5 T 5 2.6.8. Trang “Thảo luận” ............................................................................................ 94 T 5 T 5 2.6.9. Trang “Liên hệ” ................................................................................................ 95 T 5 T 5 2.7. Sử dụng Website đã thiết kế để nâng cao chất lượng dạy học .......... 96 T 5 T 5 2.7.1. Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng Website ............................................ 96 T 5 T 5 2.7.2. Sử dụng Website để nâng cao chất lượng dạy học ............................................. 99 T 5 T 5 Tóm tắt chương 2 .................................................................................. 101 T 5 T 5 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 102 T 5 T 5 3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 102 T 5 T 5 3.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................... 102 T 5 T 5 3.4. Tiến hành thực nghiệm ..................................................................... 104 T 5 T 5 3.5. Kết quả thực nghiệm ......................................................................... 106 T 5 T 5
  5. 5 3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính ............................................................. 106 T 5 T 5 3.5.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng .......................................................... 111 T 5 T 5 Tóm tắt chương 3 .................................................................................. 125 T 5 T 5 KẾT LUẬN ............................................................................................... 127 T 5 T 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 134 T 5 T 5 PHỤ LỤC .................................................................................................. 138 T 5 T 5
  6. 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học t kd : Đại lượng kiểm định t (Student) tính theo công thức t α,k : Giá trị t tra theo bảng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm
  7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê số lượng 55 GV tham gia điều tra .......................................... 41 TU 5 T 5 U Bảng 1.2. Thống kê số lượng 172 HS tham gia điều tra ......................................... 41 TU 5 T 5 U Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT của giáo viên ....................... 41 TU 5 T 5 U Bảng 1.4. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT của học sinh ........................ 43 TU 5 T 5 U Bảng 3.1. Danh sách các cặp lớp TN – ĐC .......................................................... 104 TU 5 T 5 U Bảng 3.2. Danh sách GV nhận xét website .......................................................... 106 TU 5 T 5 U Bảng 3.3. Nhận xét của GV về website ................................................................ 107 TU 5 T 5 U Bảng 3.4. Nhận xét của HS về website ................................................................ 108 TU 5 T 5 U Bảng 3.5. Điểm bài kiểm tra lần 1 ....................................................................... 111 TU 5 T 5 U Bảng 3.6. Điểm bài kiểm tra lần 2 ....................................................................... 112 TU 5 T 5 U Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả của 2 bài kiểm tra .................................................... 113 TU 5 T 5 U Bảng 3.8. Phân phối tần số 2 bài kiểm tra ............................................................ 114 TU 5 T 5 U Bảng 3.9. Phân phối tần suất 2 bài kiểm tra ......................................................... 114 TU 5 T 5 U Bảng 3.10. Bảng phân phối tần suất lũy tích 2 bài kiểm tra .................................. 114 TU 5 T 5 U Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập của 2 bài kiểm tra ...................................... 119 TU 5 T 5 U Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm tra............................ 123 TU 5 T 5 U
  8. 8 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Giao diện Macromedia Dreamweaver 8 ................................................. 31 TU 5 T 5 U Hình 1.2. Giao diện Macromedia Flash Professonal 8............................................ 33 TU 5 T 5 U Hình 1.3. Giao diện Macromedia Flash Professonal 8............................................ 33 TU 5 T 5 U Hình 1.4. Giao diện Tester 1.0 ............................................................................... 35 TU 5 T 5 U Hình 1.5. Giao diện Sothink SWF Quicker 4.5 ...................................................... 36 TU 5 T 5 U Hình 1.6. Giao diện Math Type 6.0 ....................................................................... 37 TU 5 T 5 U Hình 1.7. Giao diện CuteFTP 8.0 Professional....................................................... 39 TU 5 T 5 U Hình 1.8. Giao diện Ultra Video Splitter 5.2 .......................................................... 40 TU 5 T 5 U Hình 2.1. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick .......................................... 64 TU 5 T 5 U Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc website “www.hoahoc.somee.com” ................................ 64 TU 5 T 5 U Hình 2.3. Giao diện trang chủ website ................................................................... 67 TU 5 T 5 U Hình 2.4. Giao diện Form ý kiến đóng góp ............................................................ 68 TU 5 T 5 U Hình 2.5. Giao diện thẻ Advance trong Dreamweaver ........................................... 69 TU 5 T 5 U Hình 2.6. Giao diện thanh Toolbar trong Dreamweaver ......................................... 70 TU 5 T 5 U Hình 2.7. Giao diện Menu Insert............................................................................ 70 TU 5 T 5 U Hình 2.8. Giao diện trang chủ khi hoàn thành ........................................................ 71 TU 5 T 5 U Hình 2.9. Giao diện nội dung của trang chủ ........................................................... 71 TU 5 T 5 U Hình 2.10. Giao diện thẻ New Document .............................................................. 72 TU 5 T 5 U Hình 2.11. Giao diện thanh Properties ................................................................... 74 TU 5 T 5 U Hình 2.12. Giao diện trang Bài học........................................................................ 75 TU 5 T 5 U Hình 2.13. Mô hình nguyên tử ............................................................................... 75 TU 5 T 5 U Hình 2.14. Mô hình nguyên tử ............................................................................... 76 TU 5 T 5 U Hình 2.15. Cách tạo một Layer guide .................................................................... 76 TU 5 T 5 U Hình 2.16. Cách vẽ một đường dẫn........................................................................ 77 TU 5 T 5 U Hình 2.17. Mô hình nguyên tử khi hoàn thành ....................................................... 77 TU 5 T 5 U Hình 2.18. Giao diện sơ đồ phân bố electron vào các obitan nguyên tử ................. 78 TU 5 T 5 U
  9. 9 Hình 2.19. Layer đầu tiên trong phần mềm orbitan ................................................ 79 TU 5 T 5 U Hình 2.20. Giao diện thanh Properties ................................................................... 79 TU 5 T 5 U Hình 2.21. Giao diện phần mềm khi hoàn thành .................................................... 80 TU 5 T 5 U Hình 2.22. Các ô nguyên tố khi hoàn thành ........................................................... 82 TU 5 T 5 U Hình 2.23. Giao diện Bảng tuần hoàn khi hoàn thành ............................................ 83 TU 5 T 5 U Hình 2.24. Giao diện bảng tuần hoàn khi hoạt động............................................... 84 TU 5 T 5 U Hình 2.25. Giao diện bảng tuần hoàn hoàn chỉnh ................................................... 85 TU 5 T 5 U Hình 2.26. Giao diện trang Bài tập ........................................................................ 86 TU 5 T 5 U Hình 2.27. Giao diện phần Video dạy học trong trang Bài tập ............................... 87 TU 5 T 5 U Hình 2.28. Giao diện trang Thi – Kiểm tra ............................................................. 88 TU 5 T 5 U Hình 2.29. Giao diện soạn câu trắc nghiệm của Tester 1.0 ..................................... 89 TU 5 T 5 U Hình 2.30. Câu hỏi khi hoàn chỉnh ........................................................................ 89 TU 5 T 5 U Hình 2.31. Giao diện trang Lịch sử hóa học ........................................................... 91 TU 5 T 5 U Hình 2.32. Giao diện trang Hóa học vui ................................................................. 92 TU 5 T 5 U Hình 2.33. Giao diện trang Phim tài liệu ................................................................ 93 TU 5 T 5 U Hình 2.34. Video được up lên Youtube.................................................................. 94 TU 5 T 5 U Hình 2.35. Giao diện trang Thảo luận .................................................................... 94 TU 5 T 5 U Hình 2.36. Giao diện Forum Thảo luận.................................................................. 95 TU 5 T 5 U Hình 2.37. Giao diện trang Liên hệ ........................................................................ 95 TU 5 T 5 U Hình 2.38. Giao diện Form Ý kiến của bạn trên trang web Wufoo ......................... 96 TU 5 T 5 U Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN1 và ĐC1 .......................... 115 TU 5 T 5 U Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN2 và ĐC2 .......................... 116 TU 5 T 5 U Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN3 và ĐC3 .......................... 116 TU 5 T 5 U Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN4 và ĐC4 .......................... 117 TU 5 T 5 U Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN5 và ĐC5 .......................... 117 TU 5 T 5 U Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN6 và ĐC6 .......................... 118 TU 5 T 5 U Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN7 và ĐC7 .......................... 118 TU 5 T 5 U Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN8 và ĐC8 .......................... 119 TU 5 T 5 U
  10. 10 Hình 3.9. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN1 và ĐC1 ...................... 120 TU 5 T 5 U Hình 3.10. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN2 và ĐC2 .................... 120 TU 5 T 5 U Hình 3.11. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN3 và ĐC3 .................... 121 TU 5 T 5 U Hình 3.12. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN4 và ĐC4 .................... 121 TU 5 T 5 U Hình 3.13. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN5 và ĐC5 .................... 122 TU 5 T 5 U Hình 3.14. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN6 và ĐC6 .................... 122 TU 5 T 5 U Hình 3.15. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN7 và ĐC7 .................... 123 TU 5 T 5 U Hình 3.16. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN8 và ĐC8 .................... 123 TU 5 T 5 U
  11. 11 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra như vũ bão, nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật mới, nhiều nghề mới đang hình thành và phát triển rất nhanh. Việt Nam còn là một nước đang phát triển, nguồn nhân lực trình độ cao còn thiếu và yếu. Vì vậy, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng cao, yêu cầu đào tạo thế hệ học sinh trung học phổ thông đang tăng lên rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm qua, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục – đào tạo của nước ta đã thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, những thay đổi về phương pháp còn quá ít, quá chậm. Phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông chủ yếu là thuyết giảng có tính chất áp đặt của thầy, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của trò. Việc dạy và học chủ yếu đều gắn liền với sách giáo khoa và bảng trắng, thiếu trực quan sinh động, nhiều nội dung còn trừu tượng, khó hiểu, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế. Vì vậy, ngành giáo dục đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm thay đổi cách học và cách dạy, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, giúp học sinh có nguồn tư liệu phóng phú và trực quan để tìm hiểu và học tập. Ngoài ra, hiện nay với hình thức kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khác quan đòi hỏi học sinh phải có tính thần học tập chủ động, dựạ vào những nguồn tài liệu sẵn có, thuận tiện, trực quan, đáng tin cậy. Trong khi đó, hiện nay nguồn tư liệu học tập trên mạng tuy phong phú nhưng còn dàn trải, chưa tập trung, nguồn tài liệu chưa được phân loại phù hợp với việc học tập của học sinh. Chưa có website nào thật sự thuận tiện cho công việc học tập của học sinh. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “XÂY DỰNG WEBSITE CHƯƠNG NGUYÊN TỬ, CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN LỚP 10 CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO
  12. 12 CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC” nhằm tạo ra nguồn tài liệu trực quan, sinh động, thuận tiện cho học sinh học tập, ôn tập, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình học tập, tạo bước tiền đề quan trọng trong việc gây hứng thú học tập, rèn luyện năng lực học tập cho học sinh khi mới bước vào cấp học mới. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng website phục vụ việc dạy và học chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản để phục vụ học tập. − Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông. 4. Nhiệm vụ của đề tài − Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. − Nghiên cứu sách giáo khoa lớp 10 cơ bản. − Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng các trang web vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường trung học phổ thông. − Nghiên cứu các phần mềm và cách sử dụng các phần mềm để xây dựng website. − Xây dựng website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 (cơ bản). − Tiến hành thực nghiệm sư phạm. − Tổng kết đề tài nghiên cứu và đưa ra những ý kiến đề xuất. 5. Phạm vi nghiên cứu − Xây dựng Website “chương Nguyên tử, chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” lớp 10 (cơ bản) trung học phổ thông. − Địa bàn nghiên cứu thử nghiệm Website: Trường THPT Phú Ngọc, THPT Điểu Cải, THPT Nguyễn Hữu Cảnh tỉnh Đồng Nai. − Thời gian nghiên cứu: học kì I năm học 2010 – 2011.
  13. 13 6. Giả thuyết khoa học Nếu website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn cho học sinh lớp 10 (cơ bản) trung học phổ thông được xây dựng tốt, có nội dung đầy đủ, hấp dẫn, giao diện đẹp sẽ kích thích hứng thú học tập, hỗ trợ tốt cho học sinh tự học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đem lại lợi ích cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động học tập và có nguồn tư liệu học tập sinh động. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận − Đọc và nghiên cứu tài liệu. − Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa trong nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có liên quan. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn − Điều tra tình hình thực tiễn về việc sử dụng website vào dạy và học. − Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học − Dùng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, các kết quả điều tra và các kết quả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực. − Sử dụng các phần mềm và công thức để xử lý kết quả thực nghiệm. 8. Những đóng góp mới của đề tài − Sử dụng công nghệ thông tin xây dựng các bài học dưới dạng website, làm nguồn tư liệu hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học. − Website còn cung cấp nhiều thông tin lí thú và bổ ích, giúp học sinh yêu thích và có hứng thú với môn hóa học, tạo mối liên hệ giữa học và hành, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. − Website giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu phong phú để giảng dạy chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.
  14. 14 − Tăng cường thông tin hai chiều giữa giáo viên và học sinh qua việc trao đổi, thảo luận trên Website và qua Email.
  15. 15 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hiện nay, với sự phát triển của Internet chỉ cần tìm trên mạng là đã có rất nhiều các website về hoá học nhưng chủ yếu đều là tiếng Anh, điều này gây trở ngại lớn trong việc tìm kiếm tri thức của HS phổ thông. Các website của các trường THPT phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu các thông tin chung về trường, T 0 1 trợ giúp phụ huynh theo dõi điểm số của HS,… mà không có các dịch vụ liên quan đến học trực tuyến. Một số website luyện thi trực tuyến thì lại thu phí; còn các T 0 1 website khác thì mức độ tin cậy lại không đảm bảo, đòi hỏi HS phải biết chọn lọc thông tin để tiếp nhận nếu không sẽ rơi vào tình trạng bội thực thông tin nhưng lại đói kiến thức. Trên mạng có rất nhiều e- book nhưng chủ yếu là kênh chữ, ít sinh động. Bên cạnh đó, số lượng đề tài về nghiên cứu thiết kế website tự học trong các khóa luận và luận văn tốt nghiệp đến nay chưa nhiều. Sau đây là một số khoá luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội: 1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 2. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang web phục vụ công tác giáo dục môi trường trong môn Hóa ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 3. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 5. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
  16. 16 6. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 7. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 8. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 9. Lương Công Thắng (2006), Lập website bằng phần mềm Dreamweaver về những thí nghiệm lượng nhỏ của hóa học hữu cơ được thiết kế bằng phần mềm Peowerpoint, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 10. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 11. Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website giáo dục môi trường qua chương trình hóa hoc lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 12. Ngô Thị Phương Bích (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương nhóm oxy lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 13. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. 14. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. 15. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2008), Thiết kế website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học vô cơ ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. 16. Lê Thị Thu Hà (2009), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn Hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. 17. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực
  17. 17 tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. Các website này đều có điểm chung là giúp GV và HS có một công cụ dạy hiệu và học quả, giúp nâng cao chất lượng dạy học. Mặc dù vậy, còn tồn tại một số vấn đề sau: − Tư liệu học tập còn chưa phong phú. − Các bài học chưa phân rõ mục lục để thuận tiện tìm kiếm trong quá trình học. − Phần bài tập còn ít, chưa phân loại bài tập và các bài mẫu hướng dẫn học sinh. − Chưa có bài tập trắc nghiệm để học sinh ôn tập kiến thức. − Hình ảnh, các đoạn phim minh họa còn chưa phong phú và thuận tiện. 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học 1.2.1. Phương pháp dạy học Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều [4], PPDH là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng HS có hứng thú, tích cực hay không, có hiểu bài một cách sâu sắc hay không, phần lớn phụ thuộc vào PPDH của người thầy. PPDH có tầm quan trọng đặc biệt nên nó luôn luôn được các nhà giáo dục quan tâm. PPDH là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người học, nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. PPDH theo nghĩa rộng bao gồm: + Phương tiện dạy học. + Hình thức tổ chức dạy học. + PPDH theo nghĩa hẹp. 1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới trong phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chị thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chị thị số 14 (4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của
  18. 18 từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [17]. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 1.2.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực [9] − Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học”- được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình huống thực tế của đời sống, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp làm ra kiến thức, kỹ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. − Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng lên gấp bội. − Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò-trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của thầy cô giáo. − Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
  19. 19 Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá HS. Trong phương pháp tích cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS. Nhìn chung từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập, hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. 1.2.4. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay [24] Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo các hướng khác nhau. Sau đây là một số xu hướng đổi mới cơ bản: − Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang sang tìm tòi, khám phá. Tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. − Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho học sinh phương pháp học tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học suốt đời. − Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hoá kiến thức sang lối học coi trong việc vận dụng kiến thức. − Cá thể hoá việc dạy học. − Tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học. − Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức; sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp với từng môn học. − Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự
  20. 20 phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học). 1.2.5. Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của CNTT. CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực trong xã hội và là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Trong giáo dục – đào tạo, việc đổi mới PPDH bằng cách sử dụng CNTT đang là một xu thế của thời đại, được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỉ XXI do ảnh hưởng của ICT”. Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của chính phủ về chương trình quốc gia đưa CNTT vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,… Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới đã yêu cầu ngành giáo dục phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS” [13]. Nghị quyết được cụ thể hóa bằng chỉ thị 58 – CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị, trong đó nêu rõ là cần phải: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội”. Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã quyết định chọn năm học 2008-2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo bước đột phá về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2