Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 0
download
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khái quát được lý luận quản lý nhà nước về Giao thông đường bộ làm khung lý luận cho đề tà i. Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Ngọc Toàn. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Thủy lợi không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện. Tác giả luận văn Vy Đức Mạnh i
- LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sỹ, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện và ý kiến góp ý quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Ngọc Toàn đã tận tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế và Quản lý, Bộ môn Quản lý xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi, các thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư phát triển Cửa Đông đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian học cao học, thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Lãnh đạo, chuyên viên các phòng nghiệp vụ thuộc Sở GTVT Lạng Sơn; bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại thành phố Lạng Sơn, lớp Cao học Quản lý kinh tế Khóa 2016 - 2017 đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn! ii
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .............. viii MỞ ĐẦU..................... ..........................................................................................ix CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .......................................................................1 1.1 Tổng quan về giao thông đường bộ.......................................................................1 1.1.1 Sơ lược về luật Giao thông đường bộ ............................................................1 1.1.2 Khái niệm về giao thông đường bộ ...............................................................1 1.1.3 Đặc điểm của giao thông đường bộ ...............................................................1 1.1.4 Vai trò của giao thông đường bộ ...................................................................2 1.1.5 Mối quan hệ giữa Giao thông đường bộ với các lĩnh vực khác ....................2 1.1.6 Khái niệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ ...................................3 1.2 Nội dung công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ .............................4 1.2.1 Công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ .....................................4 1.2.2 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ .........9 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về giao thông đường bộ ..............13 1.3.1 Nhân tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................................13 1.3.2 Nhân tố về kinh tế xã hội, chế độ chính sách ..............................................13 1.3.3 Trình độ phát triển của hệ thống giao thông đường bộ ...............................15 1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ ....................................15 1.4.1 Kinh nghiệm về lập quy hoạch và quản lý đô thị ........................................15 1.4.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ ......................17 1.4.3 Một số bài học kinh nghiệm về chính sách cho tỉnh Lạng Sơn ...................21 1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên qua đến đề tài ..............................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016….. .........................................................................................................................25 iii
- 2.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn ............................ 25 2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn ......................................................... 25 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn ................................................ 27 2.2 Sơ lược về Sở giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn ............................................ 27 2.2.1 Sơ đồ tổ chức sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn .................................... 27 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong sở Giao thông vận tải............... 28 2.3 Tình hình hệ thống GTĐB tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016 .................. 29 2.3.1 Tình hình kết cấu hạ tầng đường bộ ............................................................ 29 2.3.2 Tình hình phát triển phương tiện vận tải giao thông đường bộ ................... 32 2.3.3 Tình hình khối lượng hàng hóa và hành khách ........................................... 36 2.3.4 Tình hình tai nạn và vi phạm giao thông đường bộ..................................... 38 2.3.5 Đánh giá chung về tình hình hệ thống giao thông đường bộ ...................... 40 2.4 Tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016............................................................ 42 2.4.1 Xây dựng các VB quy phạm pháp luật, quy hoạch, đề án và kế hoạch ...... 42 2.4.2 Đầu tư xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông đường bộ .... 43 2.4.3 Chỉ đạo thực hiện về an toàn giao thông đường bộ ..................................... 53 2.4.4 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ .......................................................................................... 54 2.4.5 Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ....... 55 2.4.6 Quản lý các phương tiện và hoạt động giao thông đường bộ ...................... 56 2.4.7 Đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.............................................................................................................. 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 61 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN .................... 67 3.1 Các căn cứ để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................ 67 3.1.1 Quan điểm phát triển GTĐB tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 ........................ 68 3.1.2 Mục tiêu phát triển giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 ..... 68 iv
- 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .......................................................................................71 3.2.1 Đề xuất các giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước về việc lập quy hoạch giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..........................................................71 3.2.2 Đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................................................75 3.3 Một số kiến nghị .............................................................................................82 3.3.1 Các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ..............................82 3.3.2 Các cơ quan lập và triển khai thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ....... ...............................................................................................83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................87 1. Những kết quả đã đạt được ...............................................................................87 2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện luận văn .............................................88 3. Những kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................90 PHỤ LỤC............... ..............................................................................................92 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Sơ đồ địa giới hành chính tỉnh Lạng Sơn ...................................................... 25 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn ........................................................ 27 Hình 2.3. Biểu đồ số lượng cấp giấy phép lái xe và đăng kiểm...................................... 33 Hình 2.4. Biểu đồ số lượng Ô tô đăng ký mới và hiện quản lý ...................................... 35 Hình 2.5. Biểu đồ số lượng mô tô đăng ký mới và hiện quản lý .................................... 35 Hình 2.6. Biểu đồ khối lượng vận tải hành khách .......................................................... 37 Hình 2.7 Biểu đồ khối lượng vận tải hàng hóa ............................................................... 37 Hình 2.8. Biểu đồ số vụ TNGT, số người chết, sô người bị thương ............................... 38 Hình 2.9. Biểu đồ thống kê số vụ vi phạm GTĐB ......................................................... 39 Hình 2.10. Biểu đồ sô lượng các văn bản quy phạm pháp luật ...................................... 42 Hình 2.11. Biểu đồ các nguồn vốn xây dựng cơ bản ...................................................... 44 Hình 2.12; 2.13. Biểu đồ kết quản xây dựng đường GTNT ..................................... 45-46 Hình 3.1. Các yếu tố của giao thông vận tải bền vững .................................................. 72 Hình 3.2. Quy hoạch GTVT trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và mối quan hệ với quy hoạch khác .......................................................................................... 73 Hình 3.3. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống giao thông đường bộ trong quá trình quản lý hệ thống GTĐB .................................................................. 75 vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng kết cấu hạ tầng đường bộ .............................................29 Bảng 2.2. Thống kê cấp đổi GPLX và đăng kiểm ..........................................................33 Bảng 2.3. Thống kê số lượng Ô tô, xe máy ....................................................................34 Bảng 2.4 Thống kê khối lượng vận tải ...........................................................................36 Bảng 2.5. Thống kê số vụ tai nạn giao thông .................................................................38 Bảng 2.6. Thống kê số vụ vi phạm giao thông (Do thanh tra GT xử lý) ........................39 Bảng 2.7. Đánh giá chung tình hình hệ thống GTĐB.....................................................40 Bảng 2.8. Thống kê khối lượng văn bản quy phạm pháp luật ........................................42 Bảng 2.9. Thống kê khối lượng XDCB công trình GT hoàn thành ................................43 Bảng 2.10. Thống kê kết quả thực hiện các nguồn vốn XDCB ......................................44 Bảng 2.11. Thống kê kết quả xây dựng đường GTNT ...................................................45 Bảng 2.12. Thống kê các tuyến quốc lộ thực hiện XD theo QH.....................................48 Bảng 2.13. Thống kê các tuyến đường tỉnh thực hiện XD theo QH ...............................49 Bảng 2.14. Thống kê các tuyến đường huyện thực hiện XD theo QH............................50 Bảng 2.15. Thống kê các công trình vượt sông lớn thực hiện XD theo QH ...................50 Bảng 2.16. Kết quả thực hiện công tác quản lý trong đầu tư xây dựng.........................52 Bảng 2.17. Chỉ đạo thực hiện ATGT (Số vụ TNGT) .....................................................53 Bảng 2.18. Chỉ đạo thực hiện ATGT (Số vụ vi phạm do TT GT xử phạt) .....................53 Bảng 2.19. Kết quả thực hiện các nguồn vốn bảo trì, sửa chữa đường bộ ....................55 Bảng 2.20. Kết quả sát hạch cấp GPLX, đăng kiểm, thu phí đường bộ ..........................56 vii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ BĐKH: Biến đổi khí hậu CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐHTL: Đại học Thủy lợi GTVT: Giao thông vận tải GTĐB: Giao thông đường bộ GTNT: Giao thông nông thôn HLAT: Hành lang an toàn KT-XH: Kinh tế - Xã hội KHK: Khí nhà kính LVThS: Luận văn Thạc sĩ TTATGT: Trật tự an toàn giao thông TPCP: Trái phiếu chính phủ TNGT: Tai nạn giao thông PGS.TS: Phó giáo sư. Tiến sỹ PTCN: Phát thải công nghiệp QLNN: Quản lý nhà nước XHCN: Xã hội chủ nghĩa XS: Sản xuất viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng, trọng tâm của kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế ngành giao thông vận tải phải đi trước một bước, tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Do đó, việc ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát triển các ngành công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để hợp nhất và mở rộng thị trường nội địa, hòa nhập thị trường thế giới. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những năm qua ở tỉnh gắn với nỗ lực thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ ở địa phương vẫn còn những bất cập nhất định như: Công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông đường bộ chưa được quan tâm đúng mực; Tình trạng vi phạm Luật giao thông và tai nạn giao thông đường bộ c ̣n khá cao; Việc quản lư phương tiện và hoạt động giao thông chưa thực sự có hiệu lực cao; Việc tổ chức quản lư, bảo tŕ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều bất cập… Nếu công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ được hoàn thiện và nâng cao sẽ cho phép hệ thống hạ tầng giao thông phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy Kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Với những kiến thức đã tích lũy được cùng với sự nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” để làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khái quát được lý luận quản lý nhà nước về Giao thông đường bộ làm khung lý luận cho đề tài. Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ix
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu + Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác QLNN về giao thông đường bộ. + Các chính sách, quy quy định liên quan đến QLNN về giao thông đường bộ. + Kết quả công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ giai đoạn 2011 - 2016. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung và không gian: + Kết quả công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016. + Đánh giá kết quả quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tình hình thực hiện Quy hoạch Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016. + Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo. - Phạm vi về thời gian: + Công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2016. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu về tình hình hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2016. + Số liệu thông tin quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2016. + Số liệu thông tin công tác quản lý nhà nước về quy hoạch giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2016. x
- - Phương pháp phân tích số liệu: + Phân tích thống kê gồm nhiều phương pháp khác nhau như phân tổ thống kê, đồ thị thống kê, phân tích dãy biến số biến động theo thời gian, phân tích tương quan. + Phương pháp phân tích kinh tế, và một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác để giải quyết các vấn đề của đề tài nghiên cứu. 5. Cấu trúc của luận văn - Phần mở đầu. - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác Quản lý nhà nước về Giao thông đường bộ. - Chương 2. Thực trạng công tác Quản lý nhà nước về Giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016. - Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về Giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo. Phụ lục kèm theo. xi
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1 Tổng quan về giao thông đường bộ 1.1.1 Sơ lược về luật Giao thông đường bộ (Nguồn: Luật số 23/2008/QH12 của Quốc hội, ngày 13 tháng 11 năm 2008: Luật giao thông đường bộ (phụ lục 1)) Chương 1: Những quy định chung có 08 điều. Chương 2: Quy tắc giao thông đường bộ có 30 điều. Chương 3: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có 14 điều. Chương 4: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ có 05 điều. Chương 5: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có 06 điều. Chương 6: Mục 1: Hoạt động vận tải đường bộ có 18 điều; Mục 2: Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ có 02 điều. Chương 7: Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ có 04 điều. Chương 8: Điều khoản thi hành 02 điều. 1.1.2 Khái niệm về giao thông đường bộ Giao thông đường bộ là một hệ thống bao gồm các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các quy tắc nhất định; bộ máy quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Các bộ phận này hoạt động trong mối quan hệ mật thiết với nhau và với các bộ phận khác của nền kinh tế. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ. 1.1.3 Đặc điểm của giao thông đường bộ Giao thông đường bộ phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của quốc gia hay 1
- lãnh thổ do vai trò và chức năng của giao thông đường bộ nhằm kết nối các vùng, miền khác nhau; Trình độ phát triển của giao thông đường bộ phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu phát triển kinh tế kích thích sự phát triển và tạo ra cơ sở vật chất cho sự phát triển của giao thông đường bộ. Giao thông đường bộ mang tính lịch sử do quá trình hình thành và phát triển gắn với lịch sử phát triển của nền kinh tế; Giao thông đường bộ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu... 1.1.4 Vai trò của giao thông đường bộ Giao thông đường bộ là một ngành hình thành sau so với các ngành sản xuất vật chất khác như công nghiệp, nông nghiệp nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng là tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng cả về lượng lẫn về chất. Giao thông đường bộ trong thế kỷ 21 phát triển hết sức nhanh chóng góp phần đẩy mạnh nền kinh tế thế giới, trong khu vực và mỗi quốc gia tiến nhanh, vững trắc. Giao thông đường bộ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển và ngược lại. 1.1.5 Mối quan hệ giữa Giao thông đường bộ với các lĩnh vực khác - GTĐB ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước. - GTĐB tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, đồng thời phục vụ đắc lực cho đời sống của nhân dân. GTĐB giống như các mạch máu và hệ thần kinh trong cơ thể, tạo mối giao lưu, phân phối điều khiển các hoạt động trong kinh doanh. - GTĐB còn tạo mối liên kết Kinh tế-Xã hội giữa các vùng, các địa phương. Vì vậy, các đầu mối GTĐB cũng đồng thời là các điểm tập trung dân cư trung tâm công nghiệp và dịch vụ. Góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng hẻo lánh, giữ vững an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ Kinh tế đối ngoại. - GTĐB được coi là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển Kinh tế-Xã 2
- hội của đất nước. Trong chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội nước ta thì GTĐB còn là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 1.1.6 Khái niệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ 1.1.6.1 Khái niệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ Theo giáo trình quản lý hành chính nhà nước: "Quản lý nhà nước (QLNN) là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức nãng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa (XHCN)". (Nguồn: Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, tập 1, trang 407). Như vậy, QLNN về GTĐB là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động GTĐB. QLNN về GTĐB được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: QLNN về GTĐB là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp: QLNN về GTĐB chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. QLNN được đề cập trong luận văn thạc sỹ (LVThS) này là khái niệm QLNN về theo nghĩa rộng: QLNN về GTĐB bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản pháp luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động GTĐB và vấn đề tư pháp đối với hoạt động GTĐB. 1.1.6.2 Nội dung quản lý nhà nước về Giao thông đường bộ Nội dung quản lý nhà nước về GTĐB (Nguồn: Theo luật Giao thông đường bộ): (1) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ. (2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ. (3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ. (4) Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. (5) Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ. (6) Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, 3
- đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. (7) Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ. (8) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ. (9) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. (10) Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ. 1.1.6.3 Vai trò của công tác quản lý nhà nước về Giao thông đường bộ Công tác QLNN về GTĐB hiệu quả sẽ tạo ra một hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện, đảm bảo việc đi lại, vận chuyển nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ sẽ đảm đương vai trò mạch máu lưu thông làm cho quá tŕnh sản xuất và tiêu thụ được liên tục và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi khu vực kinh tế. Ngày nay, công tác QLNN về GTĐB với hệ thống rất nhiều loại hình giao thông đường bộ thì việc đi lại giao lưu kinh tế văn hoá giữa các địa phương, các vùng trong nước và với các quốc gia trên thế giới trở nên hết sức thuận tiện. Đây cũng chính là một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư vào một thị trường nào đó. Ngành giao thông đường bộ thu hút một khối lượng lớn lao động đủ mọi trình độ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời còn tạo ra hàng ngàn chỗ làm việc vào các lĩnh vực liên quan như công nghiệp GTVT (sản xuất xe ô tô chở khách...), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống, bến bãi...). 1.2 Nội dung công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ 1.2.1 Công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ (Nguồn: Theo luật Giao thông đường bộ): (1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. (2) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. (3) Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký 4
- phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe. (4) Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. (5) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. (6) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương. Thanh tra đường bộ (Nguồn: Theo luật Giao thông đường bộ): (1) Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ. (2) Thanh tra đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (a) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó; (b) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ; (c) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định; (d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. (3) Tổ chức và hoạt động của Thanh tra đường bộ thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (Nguồn: Theo luật Giao thông đường bộ): (1) Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để 5
- kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ. (2) Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ. (3) Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết. Công tác QLNN về GTĐB trong luận văn được nghiên cứu trên 04 nội dung bao gồm: Một là, lập kế hoạch thực hiện; Hai là, tổ chức thực hiện kế hoạch; Ba là, giám sát quá trình thực hiện công tác QLNN về GTĐB và Bốn là, báo cáo kết quả, đánh giá công tác QLNN về GTĐB. 1.2.1.1 Lập kế hoạch thực hiện: Khái niệm kế hoạch trong QLNN về GTĐB: Xây dựng Kế hoạch trong QLNN về GTĐB là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp tiến hành trong quản lý GTĐB. Kế hoạch trong QLNN về GTĐB thường được xây dựng cho từng thời gian nhất định theo niên hạn như: kế hoạch dài hạn (5 năm, 10 năm, 20 năm…); kế hoạch trung hạn (2 - 3 năm), kế hoạch ngắn hạn (1 năm, 6 tháng, quý). Theo nguyên tắc, kế hoạch trong QLNN về GTĐB mỗi khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nó bắt buộc các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch trong QLNN về GTĐB đề ra (hoặc được giao) có được hoàn thành tốt và đúng thời hạn hay không là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của một cơ quan, đơn vị trong quản lý GTĐB. Theo sự chỉ đạo từ Bộ GTVT, UBND tỉnh, dựa vào mục tiêu, phương hướng thực hiện việc QLNN về GTĐB các năm thì Sở GTVT lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ QLNN về GTĐB nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch thực hiện QLNN về GTĐB bao gồm các nội dung sau: (1) Lập kế hoạch thực hiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình, Kế hoạch phát triển GTVT. (2) Lập kế hoạch thực hiện công tác quản lý đầu tư và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản. (3) Lập kế hoạch thực 6
- hiện công tác quản lý vận tải. (4) Lập kế hoạch thực hiện công tác quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, quản lý phương tiện và kiểm định an toàn kỹ thuật. (5) Lập kế hoạch thực hiện công tác thanh tra giao thông vận tải. (6) Lập kế hoạch thực hiện công tác an toàn giao thông. (7) Lập kế hoạch thực hiện công tác Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. (8) Lập kế hoạch thực hiện công tác phát triển Giao thông nông thôn. 1.2.1.2 Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện là quá trình hoạt động và thi hành các công việc theo kế hoạch để đạt được mục tiêu. Tuỳ theo kế hoạch dài - trung - ngắn hạn và qui mô của kế hoạch, nguồn lực huy động, mức khẩn thiết của kế hoạch mà tổ chức thực hiện cho phù hợp. Tổ chức thực hiện công tác QLNN về GTĐB do Sở GTVT chủ trì phối kết hợp với các ban nghành thực hiện và chịu sự giám sát của Bộ GTVT, UBND tỉnh, thanh tra các cấp, Sở GTVT tự kiểm tra giám sát và bao gồm các công việc sau: (1) Tổ chức thực hiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình, Kế hoạch phát triển GTVT. (2) Tổ chức thực hiện công tác quản lý đầu tư và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản. (3) Tổ chức thực hiện công tác quản lý vận tải. (4) Tổ chức thực hiện công tác quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, quản lý phương tiện và kiểm định an toàn kỹ thuật. (5) Tổ chức thực hiện công tác thanh tra giao thông vận tải. (6) Tổ chức thực hiện công tác an toàn giao thông. (7) Tổ chức thực hiện công tác Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. (8) Tổ chức thực hiện công tác phát triển Giao thông nông thôn. 1.2.1.3 Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện do thanh tra chính phủ, các phòng chức năng thuộc Bộ GTVT, UBND tỉnh, thanh tra liên sở và Sở GTVT tự kiểm tra giám sát. a. Kiểm tra là đo đường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra để thực hiện các mục tiêu này đã và đang được hoàn thành. Mục đích của kiểm tra trong quá trình thực hiện QLNN về GTĐB là: (1) Bảo đảm kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu của tổ chức. (2) Bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách hữu hiệu. (3) Làm sáng tỏ và đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan trọng. (4) Xác định và dự đoán những biến động và những 7
- chiều hướng chính. (5) Phát hiện kịp thời các sai sót và bộ phận chịu trách nhiệm để chấn chỉnh. (6) Đơn giản hóa các vấn đề ủy quyền, chỉ huy, quyền hành và trách nhiệm. (7) Phổ biến những chỉ dẫn cần thiết một cách liên tục để cải tiến việc hoàn thành công việc, tiết kiệm thời gian, công sức của mọi người. b. Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ḿnh, xử lư theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Giám sát trong quá trình thực hiện QLNN về GTĐB là mang tính quyền lực nhà nước được tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công tác QLNN về GTĐB. Công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện công tác QLNN về GTĐB đối với các hoạt động như sau: (1) Kiểm tra giám sát việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình, Kế hoạch phát triển GTVT. (2) Kiểm tra giám sát công tác quản lý đầu tư và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản. (3) Kiểm tra giám sát công tác quản lý vận tải. (4) Kiểm tra giám sát công tác quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, quản lý phương tiện và kiểm định an toàn kỹ thuật. (5) Kiểm tra giám sát công tác thanh tra giao thông vận tải. (6) Kiểm tra giám sát công tác an toàn giao thông. (7) Kiểm tra giám sát công tác Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. (8) Kiểm tra giám sát công tác phát triển Giao thông nông thôn. 1.2.1.4 Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện do thanh tra chính phủ, các phòng chức năng thuộc Bộ GTVT, UBND tỉnh, thanh tra liên sở và Sở GTVT thực hiện. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác QLNN về GTĐB được thực hiện theo các nội dung sau: (1) Báo cáo đánh giá kết quả việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình, Kế hoạch phát triển GTVT. (2) Báo cáo đánh giá kết quả công tác quản lý đầu tư và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản. (3) Báo cáo đánh giá kết quả công tác quản lý vận tải. (4) Báo cáo đánh giá kết quả công tác quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, quản lý phương tiện và kiểm định an toàn kỹ thuật. (5) Báo cáo đánh giá kết quả công tác thanh tra giao thông vận tải. (6) Báo cáo đánh giá kết quả công tác 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5
27 p | 699 | 224
-
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện quản trị khoản phải thu tại công ty TNHH một thành viên cấp nước Đà Nẵng
13 p | 751 | 109
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Lê Duẩn
0 p | 114 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm đáp ứng yêu cầu Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Kho bạc Nhà nước Hòa Bình
3 p | 107 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện trình độ quản lý của cán bộ công chức, viên chức Ban quản lý dự án Hạ tầng đô thị - Sở Xây dựng Hà Nội
2 p | 94 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
115 p | 92 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi
20 p | 20 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn
126 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn
109 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn
122 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn
108 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
117 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Thương mại và Vận tải Bình Dương
100 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV quản lý và kinh doanh dịch vụ SDU thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà – Tổng Công ty Sông Đà
97 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
103 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH XD&TM Thịnh An
87 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn