intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ "Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi" được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp; Hoạt động huy động vốn doanh nghiệp; Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi

  1. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ................................. Error! Bookmark not defined. 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp ............Error! Bookmark not defined. 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp .............................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp ...............................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Vốn của doanh nghiệp ...................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2.1. Căn cứ vào quyền sở hữu ............................Error! Bookmark not defined. 1.1.2.2. Căn cứ vào tình chất kỳ hạn ........................Error! Bookmark not defined. 1.2. Cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp ....................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.2.2. Nội dung cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.2.2.1. Quản lý nguồn vốn và huy động vốn ...........Error! Bookmark not defined. 1.2.2.2. Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu ..........................Error! Bookmark not defined. 1.2.2.3. Điều hoà vốn...............................................Error! Bookmark not defined. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp .............. Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Nhân tố chủ quan ...........................................Error! Bookmark not defined. 1.3.1.1. Loại hình sở hữu của doanh nghiệp và mô hình hoạt động của doanh nghiệp .....................................................................Error! Bookmark not defined. 1.3.1.2. Các yếu tố quản lý ......................................Error! Bookmark not defined. 1.3.1.3. Chi phí vốn .................................................Error! Bookmark not defined. 1.3.1.4. Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính......Error! Bookmark not defined. 1.3.1.5. Cơ chế quản lý tài sản .................................Error! Bookmark not defined.
  2. 2 1.3.1.6. Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuậnError! Bookmark not defined. 1.3.2. Nhân tố khách quan .......................................Error! Bookmark not defined.
  3. 1.3.2.1. Chính sách kinh tế - xã hội ..........................Error! Bookmark not defined. 1.3.2.2. Sự phát triển của thị trường tài chính ..........Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY THUỶ ĐIỆN ĐA NHIM - HÀM THUẬN - ĐA MI Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái quát về Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi ............... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công tyError! Bookmark not defined. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty ........... Error! Bookmark not defined. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức ............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh.................Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tyError! Bookmark not defined. 2.1.3.1. Đặc điểm kinh doanh chủ yếu .....................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh .......................Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi ..................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Căn cứ pháp lý cho việc xây dựng cơ chế quản lý vốnError! Bookmark not defined. 2.2.2. Tình hình quản lý huy động vốn tại Công ty ..Error! Bookmark not defined. 2.2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu ...........................Error! Bookmark not defined. 2.2.2.2. Huy động nợ ...............................................Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty ................Error! Bookmark not defined. 2.2.3.1. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu so với tổng vốn .....Error! Bookmark not defined. 2.2.3.2. Chỉ tiêu nợ dài hạn trên tổng vốn ................Error! Bookmark not defined. 2.2.3.3. Chỉ tiêu nợ dài trên vốn chủ sở hữu .............Error! Bookmark not defined. 2.2.3.4. Chỉ tiêu chi phí vốn .....................................Error! Bookmark not defined. 2.2.3.5. Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính ...........................Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Điều hoà vốn tại Công ty ...............................Error! Bookmark not defined. 2.2.4.1. Điều hoà vốn thông qua việc hình thành các quỹ tập trung của EVN . Error! Bookmark not defined.
  4. 4 2.2.4.2. Điều hoà vốn thông qua việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ, điều chuyển vốn và tài sản của các công ty con ...........................Error! Bookmark not defined. 2.2.4.3. Điều hoà nguồn vốn khấu hao cơ bản..........Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý vốn tại Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi ...................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Những kết quả đạt được .................................Error! Bookmark not defined.
  5. 5 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2.1. Hạn chế ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2.2. Nguyên nhân .............................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY THUỶ ĐIỆN ĐA NHIM - HÀM THUẬN - ĐA MIError! Bookmark not defined. 3.1. Định hướng phát triển Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa MiError! Bookmark not defined. 3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển ngành Điện . Error! Bookmark not defined. 3.1.1.1. Định hướng phát triển ................................ Error! Bookmark not defined. 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển ..................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Định hướng phát triển Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa MiError! Bookmark not defined. 3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi ...................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Đa dạng hoá các kênh huy động vốn ............. Error! Bookmark not defined. 3.2.1.1. Cổ phần hoá và thúc đẩy quá trình niêm yết trên thị trường chứng khoánError! Bookmark not defined. 3.2.1.2. Phát hành trái phiếu công ty ....................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1.3. Huy động vốn đầu tư nước ngoài ............... Error! Bookmark not defined. 3.2.1.4. Các kênh huy động khác ............................ Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp hơn ................ Error! Bookmark not defined. 3.2.2.4. Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu ......................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2.5. Đổi mới nhận thức của Lãnh đạo Công ty về cơ cấu vốnError! Bookmark not defined. 3.2.2.6. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu và tín dụng thương mạiError! Bookmark not defined. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả của hoạt động điều hoà vốnError! Bookmark not defined. 3.3. Kiến nghị ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Đối với Nhà nước ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước. Error! Bookmark not defined. 3.3.1.2. Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển...... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam............ Error! Bookmark not defined.
  6. 6 KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................. Error! Bookmark not defined.
  7. 7 TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Doanh nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi 2. Cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp Cơ chế quản lý tài của chính doanh nghiệp được hiểu là một tổng thể các phương pháp, hình thức và công cụ được doanh nghiệp vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của mình trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp bao gồm ba nội dung, đó là: huy động vốn; thiết lập cơ cấu vốn tối ưu và điều hoà vốn. 2.1. Huy động vốn Doanh nghiệp có thể huy động vốn chủ sở hữu và huy động nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Vốn chủ sở hữu: được huy động thông qua góp vốn ban đầu, lợi nhuận không chia và phát hành cổ phiếu mới. - Huy động nợ: thực hiện thông qua các kênh khác nhau như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và phát hành trái phiếu - Chi phí sử dụng vốn: là chi phí trung bình của nhiều loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng, bao gồm: chi phí sử dụng nợ vay và chi phí sử dụng vốn. 2.2. Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn làm cân bằng tối đa giữa rủi ro và lợi nhuận, thông qua đó tối đa hoá giá cả cổ phiếu của doanh nghiệp.
  8. 8 Khi cơ cấu vốn của doanh nghiệp là tối ưu, lúc này, chi phí sử dụng vốn trung cũng thấp nhất. Căn cứ để thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là chi phí sử dụng vốn trung bình và sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, khả năng linh hoạt tài chính, sự phát triển của thị trường chứng khoán và quan điểm của nhà quản lý doanh nghiệp 2.3. Điều hoà vốn Điều hoà vốn đối với Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hoà vốn nhàn rỗi giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn để đầu tư vào các dự án, lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Việc điều hoà vốn trong nội bộ tập đoàn thường được thực hiện thông một công ty tài chính - là một đơn vị thành viên của tập đoàn. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp 3.1 Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan bao gồm: Loại hình sở hữu của doanh nghiệp và mô hình hoạt động của doanh nghiệp; Các yếu tố quản lý; Chi phí vốn; Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính; Cơ chế quản lý tài sản và Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận. - Loại hình sở hữu của doanh nghiệp và mô hình hoạt động của doanh nghiệp: có ảnh hưởng quyết định đối với cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp. Trong các loại hình, công ty cổ phần là loại hình có nhiều ưu điểm nhất trong công tác huy động vốn cũng như trong việc thiết lập cơ cấu vốn tối ưu. - Các yếu tố quản lý, bao gồm: nhận thức, năng lực và sự mạo hiểm của ban quản lý doanh nghiệp. Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp.
  9. 9 - Chi phí vốn: là nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu đến sự lựa chọn kênh huy động vốn của doanh nghiệp. Chi phí vốn bao gồm chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí huy động nợ hay chi phí nợ, đây là hai thành tố chính để tạo nên chi phí sử dụng vốn trung bình. - Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính: tác động đến EBIT thông qua tác động của đòn bẩy hoạt động và sau đó là tác động đến EPS thông qua tác động của đòn bẩy tài chính. Việc sử dụng kết hợp đòn bẩy hoạt động và đoàn bẩy tài chính khác nhau sẽ dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, góp phần tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. - Cơ chế quản lý tài sản: tác động giữa cơ chế quản lý vốn và cơ chế quản lý tài sản là tác động hai chiều, rõ nét nhất là tác động của cơ cấu tài sản đến cơ cấu vốn, phản ánh sự phù hợp về kỳ hạn của tài sản và vốn. - Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận: là bộ phận trong cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ chế quản lý doanh thu và chi phí tốt sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại. Lợi nhuận cao sẽ góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, sau khi thực hiện nghĩa vự với ngân sách nhà nước, thông qua cơ chế phân phối lợi nhuận. 3.2. Nhân tố khách quan Bao gồm: chính sách kinh tế - xã hội và sự phát triển của thị trường tài chính. - Chính sách kinh tế - xã hội: trong từng giai đoạn cụ thể, chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng có ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp thông qua chính sách phát triển ngành, chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. - Sự phát triển của thị trường tài chính: quy định mức độ và phạm vi sử dụng các công cụ huy động vốn của của doanh nghiệp. 4. Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi
  10. 10 4.1. Giới thiệu khái quát Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc EVN, tiền thân là Nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi. Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi quản lý và vận hành cụm 4 nhà máy thuỷ điện: - Nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim với công suất 160MW, bao gồm 4 tổ máy phát điện, sản lượng điện hàng năm khoảng 980 triệu kWh; - Nhà máy thuỷ điện Sông Pha với công suất 7,5MW, bao gồm 5 tổ máy, sản lượng điện hàng năm khoảng 40 triệu kWh; - Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận với công suất 30MW, bao gồm 02 tổ máy, sản lượng điện hàng năm khoảng 965 triệu kWh; - Nhà máy thuỷ điện Đa Mi với công suất 175MW, bao gồm 02 tổ máy, sản lượng điện hàng năm khoảng 590 triệu kWh. 4.2. Tình hình huy động vốn - Huy động vốn chủ sở hữu: được thực hiện thông qua hai hình thức đó là: góp vốn ban đầu và lợi nhuận không chia Tại thời điểm thành lập năm 2005, vốn góp ban đầu của Công ty là vốn ngân sách Nhà nước, vốn điều lệ của Công ty vào thời điểm thành lập là 230.356 triệu đồng. Trong giai đoạn nghiên cứu, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên đáng kể so với thời điểm mới thành lập. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chủ yếu là do đánh giá lại tài sản và tăng theo quyết định phê duyệt quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, bao gồm: dự án phục hồi hệ thống điện Đa Nhim; dự án thuỷ điện Hàm Thuận và dự án thuỷ điện Đa Mi.
  11. 11 Lợi nhuận sau thuế bình quân từ năm 2006 đến năm 2010 đạt hơn 66 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, phần lớn được chuyển về EVN, phần bổ sung vốn chủ sở hữu tại Công ty là không đáng kể. - Huy động nợ: Nợ vay của Công ty chủ yếu là nợ vay dài hạn từ nguồn ODA của Nhật Bản để tài trợ vốn đầu tư các dự án phục hồi hệ thống điện Đa Nhim, dự án thuỷ điện Hàm Thuận và dự án thuỷ điện Đa Mi. Nợ vay của Công ty chiếm tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn. Cuối năm 2010, tỷ trọng nợ vay trên tổng vốn là 68,82%. Công ty không huy động nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là nợ dài hạn đến hạn trả. - Tín dụng thương mại: là nguồn vốn lưu động quan trọng với chi phí rẻ và thủ tục huy động tương đối đơn giản. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chưa qua tâm đúng mức nguồn vốn tín dụng thương mại nên dẫn đến tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. 4.3. Cơ cấu vốn của Công ty Trong quá trình hoạt động, Công ty đã dần xây dựng được cơ cấu vốn cho mình. Khả năng tự tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2010 là 29,09%. Nợ vay tại thời điểm này chiếm tỷ trọng 63,84%. Thông thường tỷ lệ nợ vay so với vốn chủ sở hữu là 3 lần. Tuy nhiên cuối năm 2010, tỷ lệ này là 2,19 lần, cho thấy có sự chưa hợp lý trong việc huy động các nguồn tài trợ. Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn của Công ty tương đối thấp với mức lãi suất bình quân các hợp đồng vay là 3,14%/năm. Chi phí vay vốn thấp là do các hợp đồng vay đều thuộc nguồn vốn vay ưu đãi của Nhật Bản. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cũng rất thất so với chi phí huy động nợ vay trung hạng của hệ thống ngân
  12. 12 hàng nơi Công ty mở tài khoản, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân 2006- 2010 là 3,52%/năm. Chi phí sử dụng vốn trung bình năm của Công ty từ 2006 đến 2010 lần lượt là 0,24%, 2,27%, 1,92%, 3,07% và 2,41% vào năm 2010. Điều này cho thấy, chi phí sử dụng vốn của Công ty chưa phản ánh phù hợp với chi phí sử dụng vốn trên thị trường cùng thời điểm. Độ lớn của đòn bẩy tài chính trong giai đoạn nghiên cứu lần lượt là 5,11; 2,00; 2,12; 2,46 và 2,35 vào năm 2010. Điều này cho thấy, khi EBIT thay đổi 1% thì EPS của Công ty sẽ thay đổi lớn hơn 2% về số dương. 4.4. Điều hoà vốn tại Công ty - Điều hoà vốn thông qua việc hình thành các quỹ tập trung của EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con nên điều hoà vốn thông qua việc hình thành các quỹ tập trung được thực hiện theo Quy chế quản lý, phân phối và sử dụng các quỹ áp dụng trong EVN. Theo quy chế này, toàn bộ lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi trích quỹ dự phòng tài chính phải nộp toàn bộ về EVN. Ngoài ra, theo Quy chế quản lý tài chính áp dụng trong EVN, tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng ban quản lý điều hành công ty con sẽ do EVN quyết định trên cơ sở đề nghị của giám đốc công ty hạch toán độc lập. Do vậy, tuỳ theo tình hình thực tế từng năm, EVN sẽ quyết tỷ lệ quỹ đầu tư phát triển và tỷ lệ bổ sung vốn nhà nước tại Công ty cho phù hợp. - Điều hoà vốn thông qua việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ, điều chuyển vốn và tài sản của các công ty con: Theo quy chế quản lý tài chính của EVN, EVN có quyền điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ đối với công ty thành viên hạch toán độc lập; được quyền điều chuyển vốn và tài sản của công ty con theo nguyên tắc tăng giảm vốn điều lệ khi các công ty con đồng ý, việc điều chuyển phải đảm
  13. 13 bảo khả năng thanh toán nợ và mức vốn điều lệ của công ty bị điều chuyển; được quyền huy động vốn chưa sử dụng của các công ty con theo nguyên tắc thanh toán. 5. Đánh giá thực trạng quản lý vốn tại Công ty 5.1. Kết quả đạt được - Nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân là 17,28% mỗi năm. Nguồn vốn của Công ty tăng là do thực hiện theo các quyết định phê duyệt quyết toán các công trình hoàn thành, vào đầu năm 2006 dự án phục hồi hệ thống điện Đa nhim, dự án thuỷ điện Hàm Thuận và dự án thuỷ điện Đa Mi đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê quyết toán. - Vốn chủ sở hữu của Công ty luôn tăng với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cũng tăng qua các năm. - Nguồn vốn vay dài hạn của Công ty tăng qua các năm nhưng thực chất chỉ có năm 2007 là do quyết toán công trình hoàn thành. Các năm còn lại vốn vay dài hạn tăng là do bị ảnh hưởng cua chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản vay có nguồn gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính. - Chi phí sử dụng các nguồn vốn của Công ty thấp hơn chi phí vốn của thị trường vào cùng thời điểm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty luôn có lãi, góp phần trong công tác bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty. 5.2. Hạn chế - Việc bổ sung vốn điều lệ chưa phù hợp với Tổng tài sản đang quản lý sử dụng. Tổng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính năm 2010 là 7.650.743 triệu đồng trong khi vốn điều lệ của Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi vào thời điểm này là 230.356 triệu đồng, tương đương 3,01% so với tổng giá trị tài sản.
  14. 14 - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do đánh giá lại tài sản và tăng theo quyết định phê duyệt quyết toán các công trình hoàn thành. - Công ty không huy động nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tài chính để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Ban lãnh đạo Công ty chưa quan tâm đến tầm quan trọng của nguồn vốn tín dụng thương mại, để khách hàng chiếm dụng vốn. - Chi phí sử dụng vốn chưa phản ánh đúng chi phí vốn của thị trường. Do vậy, chưa phản ánh chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Cơ cấu vốn của Công ty chưa thực sự hợp lý, thể hiện thông qua toàn bộ tài sản của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. - Việc thiết lập cơ cấu vốn tối ưu chưa được Công ty quan tâm thực hiện. - Chưa thật sự linh hoạt trong việc sử dụng luồng tiền khấu hao cơ bản để lại. Do vậy, việc sử dụng nguồn vốn này chưa thật sự hiệu quả. 5.3. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan  Hình thức huy động vốn chưa đa dạng Công ty huy động vốn chủ yếu thông qua hai hình thức, đó là huy động vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng trong giai đoạn nghiên cứu chủ yếu là do đánh giá lại tài sản, việc bổ sung từ lợi nhuận giữ lại không đáng kể. Nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật bản toàn bộ bằng đồng Yên Nhật Bản. Các kênh huy động khác như tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu chưa được Công ty quan tâm. Việc huy động vốn vay bằng chủ yếu bằng đồng Yên Nhật đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của Công ty do sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái.  Chi phí sử dụng vốn chưa phản ánh chính xác chi phí thị trường Chi phí sử dụng vốn của Công ty thấp hơn nhiều so với lãi xuất huy động vốn trên thị trường. Chi phí sử dụng vốn thấp là do hai yếu tố.
  15. 15 - Một là: Công ty là doanh nghiệp Nhà nước, vốn của Công ty do Nhà nước cấp không căn cứ vào yếu tố hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn mà dựa vào cơ chế cấp phát nên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu chưa được xác định theo nguyên tắc thị trường. - Hai là: Vốn vay dài hạn của Công ty chủ yếu là từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản với lãi suất ưu đãi, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay vốn trung hạn của hệ thống Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản giao dịch.  Ban Lãnh đạo Công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng đối với việc xác định cơ cấu vốn tối ưu Ban Lãnh đạo Công ty chưa quan tâm đến việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty. Các quyết định về cơ cấu vốn của Công ty hầu như mang tính chủ quan, theo lề lối cũ của một đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN, chưa dựa trên cơ sở phân tích kỹ thuật. Ngoài ra, Ban Lãnh đạo của Công ty chưa được trang bị kiến thức về quản lý tài chính.  Thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động điều hoà nguồn vốn khấu hao Theo quy định về quản lý tài chính của EVN, toàn bộ tiền khấu hao luỹ kế của tài sản cố định thuộc Công ty quản lý được để lại tại Công ty, được sử dụng theo quy chế phân cấp. Tuy nhiên, Công ty chưa thiết lập quy định cụ thể về quản lý và sử dụng nguồn vốn này, góp phần giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung cũng như ảnh hưởng đến việc thiết lập cơ cấu vốn tối ưu của Công ty. b. Nguyên nhân khách quan  Chính sách của Nhà nước Chính sách quản lý tài chính của Nhà nước đối với Công ty Nhà nước được thực hiện thông qua Nghị định 199 năm 2004 và được hướng dẫn tại Thông tư số
  16. 16 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005. Sau đó, được thay thế bởi Nghị định 09 năm 2009 và được hướng dẫn tại Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009. Trường hợp Công ty nhà nước huy động vốn trực tiếp từ các cá nhân, tổ chức tín dụng thì phải ký hợp đồng vay vốn theo quy định của pháp luật với lãi suất vay vốn tối đa không vượt quá mức lãi suất cho vay cùng thời hạn của ngân hàng thương mại nơi công ty mở tài khoản giao dịch tại thời điểm vay vốn. Như vậy, Công ty nhà nước không được phép huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng cùng thời hạn vay. Do đó, sẽ rất khó cho Công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức kinh tế.  Thị trường tài chính của Việt Nam chưa thật sự phát triển Chưa thực sự đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp niêm yết. Tính thanh khoản trên thị trường chưa cao, đặc biệt là trái phiếu của doanh nghiệp. 6. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Thuỷ điên Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi 6.1. Đa dạng hoá các kênh huy động vốn a. Cổ phần hoá và thúc đẩy quá trình niêm yết trên thị trường chứng khoán Cổ phần hoá được xem là giải pháp tối ưu nhất cho việc huy động vốn của Công ty, cũng như phù hợp với định hướng phát triển loại hình doanh nghiệp này của Nhà nước. Việc cổ phần hoá không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động tối đa các nguồn vốn mà còn thu hút vốn đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các nguồn lực trong nước và nước ngoài. Việc cổ phần hoá Công ty thực hiện theo cách Nhà nước giữ trên 50% cổ phần, số cổ phần này sẽ do EVN làm đại diện. Số lượng cổ phần còn lại có thể bán cho các đối tác chiến lược trong và ngoài nước hoặc chào bán trên thị trường chứng khoán.
  17. 17 b. Phát hành trái phiếu công ty Kênh phát hành trái phiếu luôn được xem là ưu điểm hơn so với kênh vay vốn từ ngân hàng. Bởi lẽ, Công ty không bị chia sẽ quyền kiểm soát, không phải thế chấp tài sản khi vay, chỉ cần có phương án sử dụng vốn huy động hợp lý và có khả năng trả nợ gốc và lãi tiền vay cho người cho vay vào thời điểm đáo hạn là được. Công ty nên chọn loại trái phiếu phù hợp với chiến lược mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của mình. c. Huy động vốn đầu tư nước ngoài Huy động vốn đầu tư nước ngoài không những đáp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn để thực hiện dự án mà còn tận dụng được công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành của các đối tác nước ngoài. Huy động vốn nước ngoài thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập liên doanh d. Các kênh huy động khác Việc huy động vốn còn thực hiện thông qua các kênh huy dộng vốn khác như: huy động vốn nhàn rỗi của các đơn vị thành viên trong EVN, huy động vốn từ nguồn tín dụng thương mại và vay vốn của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng. 6.2. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp hơn a. Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu Các phương án lựa chọn cơ cấu vốn ĐVT: Tr. đồng Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4 Phương án 5 Chỉ tiêu vay 30% vay 40% vay 50% vay 60% vay 70% Tổng vốn 7.800.661 7.800.661 7.800.661 7.800.661 7.800.661 Doanh thu 1.060.968 1.060.968 1.060.968 1.060.968 1.060.968
  18. 18 Giá vốn hàng bán 702.467 702.467 702.467 702.467 702.467 Lợi nhuận gộp 358.501 358.501 358.501 358.501 358.501 Chi phí bán hàng, CP quản lý 26.323 26.323 26.323 26.323 26.323 EBIT 332.178 332.178 332.178 332.178 332.178 Lãi vay 73.518 98.023 122.529 147.035 171.541 Thu nhập trước thuế 258.660 234.155 209.649 185.143 160.637 Thuế TNDN 64.665 58.539 52.412 46.286 40.159 Thu nhập sau thuế 193.995 175.616 157.237 138.857 120.478 Số lượng cổ phần 546.046.300 468.039.700 390.033.100 312.026.400 234.019.800 EPS 355,272 375,215 403,137 445,016 514,819 WACC 12,62% 12,46% 12,29% 12,13% 11,97% (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Qua phân tích 5 phương án lựa chọn cơ cấu vốn và tỷ trọng giữa vốn vay với vốn chủ sở hữu thông thường, tác giả lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu của Công ty là sử dụng 70% vốn vay và 30% vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần thường. Khi đó, EPS đạt giá trị lớn nhất là 514,819 đồng/cổ phần, chi phí sử dụng vốn bình quân đạt thấp nhất WACC = 11,97% và tỷ trọng vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 2,33 lần b. Đổi mới nhận thức của Lãnh đạo Công ty về cơ cấu vốn Để điều chỉnh cơ cấu vốn của Công ty cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải có sự đổi mới về nhận thức của Ban lãnh đạo Công ty. Công ty cần trang bị bổ sung kiến thức về cơ cấu vốn cũng như tầm quan trọng của cơ cấu vốn tối ưu đối với sự phát triển của Công ty. Trong kế hoạch tài chính của mình, Công ty nên xem việc thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là một trong những nội dung cơ bản. Có như vậy,
  19. 19 Công ty mới chủ động hơn trong việc huy động vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư mới hoặc dự án mở rộng sản xuất kinh doanh. c. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu và tín dụng thương mại Cùng với việc quản lý các khoản phải thu, Công ty cần quan tâm hơn đến các khoản tín dụng thương mại thông qua việc xây dựng quy định về ký kết và quản lý hợp đồng kinh tế cho phù hợp với đặc thù tình hình mua sắm vật tư, thiết bị của Công ty. Từ đó, tận dụng được khoản tín dụng thương mại từ các đơn vị cung cấp hàng hoá và dịch vụ. 6.3. Nâng cao hiệu quả của hoạt động điều hoà vốn Để nâng cao hiệu quả của hoạt động điều hoà vốn, Công ty cần xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng. Từ đó, việc điều hoà nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được thực hiện khoa học hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của toàn Công ty. 7. Kiến nghị 7.1. Đối với Nhà nước a. Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước Cần hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với kết quả sản xuất kinh doanh thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. b. Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển Để có một thị trường chứng khoán phát triển bề vững, đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh để điều hành thị trường phát triển theo định hướng đã đề ra và phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Phải có các chế tài đủ mạnh để khắc phục tình trạng thiếu minh bạch thông tin trên thị trường, đặc biệt là đối với các Công ty niêm yếu và các Công ty chứng khoán. Có như vậy, thị trường sẽ minh bạch và công bằng hơn, bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư và niềm tin của nhà đầu đối với thị trường sẽ được cải thiện, góp phần làm cho thị trường phát triển một cách bền vững. 7.2. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Sớm xây dựng và ban hành quy chế quản lý tài chính mới theo Nghị định 09 năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thay cho Quy chế quản lý tài chính ban hàm
  20. 20 kèm theo Quyết định số 636/QĐ-EVN ngày 28/10/2008 cho phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài chính. - Xây dựng quy định về quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, thay cho Quy định Quản lý tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 1148/QĐ-EVN ngày 09/7/2008 cho phù hợp với quy định hiện hành về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Đồng thời, quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và điều hoà nguồn khấu hao của các đơn vị thành viên trong EVN nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn khấu hấu hao cơ bản để lại. - Xây dựng quy định về cơ chế cho vay nội bộ giữa các đơn vị thành viên thông qua Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực. Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực sẽ thay mặc EVN thu xếp vốn và thực hiện chức năng điều hoà vốn giữa các đơn vị thành trong EVN. Như vậy sẽ khắc phục được tình trạng một số đơn vị thừa vốn nhưng một số đơn vị khác lại thiếu vốn nhưng phải huy động thông qua kênh vay vốn từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. - Chọn thời điểm thích hợp để cho phép Công ty cổ phần Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi tiếp tục chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, hỗ trợ Công ty tìm đối tác chiến lược từ các nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng cổ phần chào bán và số lượng cổ phần EVN nắm giữ nên thực hiện theo Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 04/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2