TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
<br />
Đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm đáp ứng yêu cầu<br />
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Kho bạc Nhà nước Hoà Bình”.<br />
Tác giả Luận văn: Lê Hoài Thanh - Khóa 2010A<br />
Người hướng dẫn: T.S Phạm Thị Thanh Hồng<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a) Lý do chọn đề tài: Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực<br />
của sự phát triển kinh tế. Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng<br />
nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ<br />
trước đến nay. Yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực?<br />
Một trong những đòi hỏi và yếu tố quan trọng đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn<br />
nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong xu thế phát triển chung của xã hội.<br />
Để đáp ứng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 cũng như mục tiêu của<br />
chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng<br />
còn rất nhiều vần đề cần được quan tâm. Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển<br />
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao của KBNN Hoà Bình và của ngành<br />
KBNN, tôi đã lựa chọn đề tài trên để làm Luận văn tốt nghiệp.<br />
b) Mục đích nghiên cứu của Luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá lý thuyết và hiểu được quy hoạch, kế hoạch<br />
đào tạo, bồi dưỡng công chức; xác định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu để xây<br />
dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm giúp KBNN Hoà Bình<br />
hoàn thành mục tiêu, chiến lược phát triển nguồn nhân lực.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Là toàn bộ công chức lãnh đạo, công chức làm chuyên môn<br />
nghiệp vụ từ văn phòng KBNN tỉnh đến KBNN các huyện trong toàn tỉnh (trừ số công<br />
chức thừa hành, phục vụ làm nhiệm vụ lái xe, bảo vệ, văn thư lưu trữ, hành chính tạp vụ).<br />
<br />
1<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công<br />
chức của KBNN Hoà Bình. Số liệu công tác tổ chức đã thực hiện từ năm 2007 đến ngày 30<br />
tháng 6 năm 2012 và định hướng đến năm 2020.<br />
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả<br />
- Cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo nhân lực. Nêu lên những khái niệm cơ bản về<br />
nguồn nhân lực, nội dung quản trị nguồn nhân lực; khái niệm về cán bộ, công chức. Các<br />
khái niệm, mục tiêu cơ bản, nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức.<br />
- Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của KBNN Hoà Bình. Đánh giá<br />
cụ thể về công tác quản lý, phương thức tổ chức và kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng công<br />
chức. Đánh giá cụ thể việc tổ chức thực hiện, kết quả đạt được, những ưu điểm, nhược<br />
điểm, những mặt hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay.<br />
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức của<br />
KBNN Hoà Bình. Hai nhóm giải pháp chính và một số giải pháp khác mang tính định<br />
hướng cao và có giải pháp chi tiết, cụ thể, có khả năng thực thi tốt nhằm giúp cho việc<br />
nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.<br />
d) Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.<br />
- Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, đánh giá,…<br />
e) Kết luận<br />
Luận văn đã phân tích rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi<br />
dưỡng công chức của Nhà nước và của ngành KBNN. Đánh giá đúng thực trạng công tác<br />
đào tạo, bồi dưỡng công chức ở KBNN Hòa Bình trong những năm vừa qua. Trên cơ sở đó<br />
đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng<br />
công chức đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của KBNN Hòa Bình trong thời gian<br />
tới.<br />
Kết quả của Luận văn được dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho công tác<br />
đào tạo, bồi dưỡng công chức của KBNN Hòa Bình.<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />