Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hoá các cơ sở lý luận liên quan đến những nội dung về hệ thống kiểm soát nội bộ; phân tích làm rõ hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận; đưa ra những giải pháp cụ thể và các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM LÊ THỊ PHƯƠNG NAM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 60 34 0301 TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM LÊ THỊ PHƯƠNG NAM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 60 34 0301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM VĂN DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS PHẠM VĂN DƯỢC (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 15 tháng 01 năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 PGS. TS Nguyễn Minh Hà Phản biện 1 3 TS. Phan Mỹ Hạnh Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Văn Huy Ủy viên 5 TS. Phạm Thị Phụng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng 12 năm 2013 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lê Thị Phương Nam Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 01/02/1972 Nơi sinh: Tuy Phong – Bình Thuận Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1241850031 I- Tên đề tài: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận II- Nhiệm vụ và nội dung: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Phân tích làm rõ hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận. Đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận. III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài): 01/7/2013 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) PGS. TS Phạm Văn Dược CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thành phố HCM, tháng 12 năm 2013 Học viên thực hiện Luận văn Lê Thị Phương Nam
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên vô cùng lớn lao từ nhiều bên. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS Phạm Văn Dược, người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian và quá trình thực hiện Luận văn. Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ tấm lòng tri ân với tất cả Quý Thầy Cô trong Khoa Kế toán thuộc Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Cùng với sự hỗ trợ của các bạn học viên trong lớp, các đồng nghiệp cũng như gia đình đã cho tôi có đủ sức khỏe và nghị lực, thời gian và không gian để tập trung cho quá trình hoàn thành Luận văn. Một lần nữa tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến Quý Thầy Cô, tất cả các bạn học viên, đồng nghiệp đã đồng hành cùng tôi để hoàn thành Luận văn này. Thành phố HCM, tháng 12 năm 2013 Học viên thực hiện Luận văn Lê Thị Phương Nam
- iii TÓM TẮT Luật Kiểm toán Nhà nước xác định hoạt động kiểm toán nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Như vậy, hoạt động kiểm toán nhà nước là một hình thức hậu kiểm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước. Qua các cuộc kiểm toán, những sai phạm hoặc yếu kém sẽ được phát hiện góp phần ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của Nhà nước, trong đó chủ yếu là các đơn vị thuộc khu vực công. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm và yếu kém, một hệ thống tiền kiểm cũng không kém phần quan trọng cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Đó chính là hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị thuộc khu vực công. Các nhà quản lý trong khu vực công thường dựa trên các quy định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân để hành xử hơn là một cái nhìn tổng quát và có hệ thống về công tác kiểm soát. Ngoài ra, việc thiếu một kỹ năng phân tích từ mục tiêu, rủi ro đến các hoạt động kiểm soát sẽ dẫn đến tổn hao nguồn lực vào những thủ tục kiểm soát không cần thiết trong khi lại bỏ sót những rủi ro quan trọng. Ngân sách Nhà nước luôn được xem là nguồn tài chính quan trọng cho cả quá trình vận hành và hoạt động của Nhà nước. Bên cạnh đó sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam thì đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách phù hợp để kiểm soát nền kinh tế nhằm đảm bảo hoạt động nền kinh tế có hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ luôn được xem là công cụ kiểm soát hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro. Kho bạc Nhà nước Bình Thuận với chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật. Vì vậy để đảm bảo an toàn tiền và tài sản được giao quản lý cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc. Trong những năm qua hoạt động của Kho bạc Nhà nước Bình Thuận
- iv qua nắm bắt tình hình tổ chức triển khai nhiệm vụ và kết quả của kiểm toán, thanh tra cho thấy vẫn còn có những tồn tại, hạn chế, sai sót trong tổ chức thu ngân sách; kiểm soát chi; công tác cán bộ; chi tiêu, mua sắm, đầu tư XDCB nội ngành; thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra; chấp hành chế độ thông tin báo cáo;…Nguyên nhân chủ yếu do việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, nội vụ và thực thi công vụ của một số cá nhân trong đơn vị chưa nghiêm túc; công tác đối chiếu, rà soát, tra soát trong nội bộ và với các đơn vị bên ngoài có liên quan theo qui định thực hiện chưa đầy đủ và đúng qui định; việc nghiên cứu, phổ biến cơ chế, chính sách mới, kiểm tra giám sát thực thi nhiệm vụ có lúc, có nơi còn bị buông lỏng, chưa được sát sao, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong hoạt động của hệ thống KBNN. Vì vậy cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát và nhận thức một cách sâu sắc, nghiêm túc việc rà soát chấn chỉnh, khắc phục triệt để đảm bảo an toàn tiền, tài sản được giao quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của hệ thống Kho bạc Nhà nước. Để làm được điều đó cần phải quan tâm đến điều kiện thực tế tại đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và trực tiếp kiểm tra tại Văn phòng KBNN tỉnh, KBNN quận, huyện theo các hình thức: kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra thường xuyên. Trên cơ sở kết quả kiểm tra thanh tra, phải có văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời để sớm có biện pháp xử lý sai sót, tồn tại. Công tác theo dõi, chỉ đạo xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Vì vậy hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận đang là vấn đề cần thiết và đáng quan tâm.
- v ABSTRACT Law on State Audit determined the state audit have to check, assess and validate the accuracy and truthfulness of financial reporting , keep to laws , managing and using national budget, state’s money and property have efficacy. Thus, the activity of state audit is a form of post-inspection service of inspection and supervision of the State, which help to discover mistakes or shortcomings. It contributes to improve the quality and efficiency of the State , which is mainly the public sector units Besides, the internal control systems in the public sector unit are very important because they also help to improve the quality and efficiency of State operations as prevent mistakes and weaknesses. Managers in the public sector often depend on the convention of law, personal experience to behave, they do not believe in basic control activities and through the usual channel. In addition, the lack of analytical skills from target and risk in control activities, labour will be wasted by unnecessary procedures, important risks will be also omitted. State budget has always been considered an important source of financing for the operation and activities of the State. Besides the ongoing development of the Vietnam economy requires mechanisms and appropriate policies to control the economy to ensure economic activities effectively. The system of internal control has always been considered as an effective tool to control to limit the risks. Binh Thuan State treasury management function with state budget funds, state financial funds and other funds allocated under the provisions of law. So to ensure safe delivery of money and property managers need to build tVersion effective internal controls to minimize the risks that may occur in the operations of the Treasury. Over the years the activities of the State Treasury Binh Thuan grasp the situation through implementing the tasks and results of the audit , inspection shows that there are still shortcomings and limitations , flaws in the organization revenue , expenditure control ,
- vi personnel management, spending, shopping, intra-industry capital construction investment ; implement self- checking and inspection ; executive information reporting regime; ... the main reason due to the Executive regulations, business processes, internal affairs and duty performance of some individuals in the unit is not serious; reconciliation work, review, investigation internally and to external entities relevant regulations are not implemented fully and regulations; research, dissemination mechanisms, new policies, monitoring execution time tasks, where there is loose, not close, potential risks in the activity of the State Treasury. So should strengthen inspection and supervision and awareness deeply, seriously reviewing redress and remedy thoroughly secure money and property assigned to manage, perform the tasks the value of the system unit and the State Treasury. To do this it is necessary to pay attention to the actual conditions at the unit , proactive planning and check checks directly at Provincial Treasury Office, Treasury districts according to the forms of irregular inspections, thematic inspection and regular inspection . Based on the test results inspection, must have written guidance, timely corrective measures for early handling errors and shortcomings. The monitoring and direction processing after inspection, testing, auditing is done fully and seriously. So perfect the internal control system in the State Treasury Binh Thuan is a matter of concern and needed .
- vii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT ................................. iii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG ANH ....................................v MỤC LỤC ...............................................................................................................vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu ....................................................................1 1.1 Đặt vấn đế - Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1 1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 2 1.1.3 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 4 1.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 1.1.5 Kết cấu đề tài .................................................................................................................. 5 1.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 5 Kết luận chương 1 ................................................................................................................. 8 Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................ 9 2.1 Sự hình thành và phát triển của KSNB ......................................................................... 9 2.2 Sự phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công ................................................10 2.2.1 Định nghĩa về KSNB của INTOSAI .....................................................................12 2.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB theo tổ chức INTOSAI............................13 2.3.1 Môi trường kiểm soát ...........................................................................................13 2.3.2 Đánh giá rủi ro .....................................................................................................15
- viii 2.3.3 Hoạt động kiểm soát .............................................................................................17 2.3.4 Thông tin và truyền thông ....................................................................................19 2.3.5 Giám sát ...............................................................................................................20 2.4 Ưu và nhược điểm của hệ thống KSNB ...................................................................21 2.4.1 Ưu điểm của hệ thống KSNB ...............................................................................21 2.4.2 Nhược điểm của hệ thống KSNB .........................................................................21 2.5 Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực hoạt động công và Kho bạc ....................................................................................................................22 Kết luận chương 2 .........................................................................................................22 Chương 3: Thực trạng về hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận ..........................24 3.1 Sự hình thành và phát triển của Kho bạc ................................................................24 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước .......................................24 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Bình Thuận ...................................25 3.2 Thực trạng hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận .................................................30 3.2.1 Môi trường kiểm soát ...........................................................................................30 3.2.2 Đánh giá rủi ro .....................................................................................................33 3.2.3 Hoạt động giám sát ...............................................................................................35 3.2.4 Thông tin và truyền thông ....................................................................................37 3.2.5 Giám sát ...............................................................................................................38 3.3 Đánh giá hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận ....................................................39 3.3.1 Những ưu điểm của hệ thống KSNB ....................................................................39 3.3.2 Những nhược điểm của hệ tthống KSNB ..............................................................40 Kết luận chương 3 .........................................................................................................41 Chương 4: Phương pháp và kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận .....................................................................................................43 4.1 Khái quát về phương pháp khảo sát ........................................................................43 4.1.1 Đối tượng và mục tiêu khảo sát ...........................................................................44 4.1.2 Thiết kế câu hỏi khảo sát .....................................................................................45 4.1.3 Phương pháp khảo sát ...........................................................................................47 4.2 Đánh giá kết quả khảo sát .......................................................................................48 4.2.1 Độ tin cậy của mẫu khảo sát .................................................................................48
- ix 4.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng .................................................................................50 4.3 Ưu và nhược điểm của kết quả khảo sát ..................................................................54 4.3.1 Ưu điểm ...............................................................................................................54 4.3.2 Nhược điểm ..........................................................................................................56 Kết luận chương 4 ........................................................................................................61 Chương 5: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận ................................62 5.1 Các quan điểm và mục tiêu hoàn thiện ...................................................................62 5.1.1 Các quan điểm.......................................................................................................62 5.1.2 Mục tiêu hoàn thiện ..............................................................................................63 5.1.3 Các nguyên tắc cần tuân thủ khi đưa ra giải pháp hoàn thiện ................................64 5.2 Nội dung hoàn thiện ................................................................................................65 5.2.1 Môi trường kiểm soát ...........................................................................................65 5.2.2 Đánh giá rủi ro .....................................................................................................65 5.2.3 Hoạt động kiểm soát .............................................................................................65 5.2.4 Thông tin và truyền thông ....................................................................................66 5.2.5 Giám sát ...............................................................................................................66 5.3 Các giải pháp hoàn thiện .........................................................................................66 5.3.1 Giải pháp hoàn thiện về môi trường kiểm soát ......................................................66 5.3.2 Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro ................................................................67 5.3.3 Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát ........................................................68 5.3.4 Giải pháp hoàn thiện về thông tin và truyền thông ................................................70 5.3.5 Giải pháp hoàn thiện về công tác giám sát ............................................................77 Kết luận chương 5 .........................................................................................................78 Kết luận và kiến nghị ..................................................................................................79 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................81
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCC: Cán bộ, công chức KBNN: Kho bạc Nhà nước KTV: Kế toán viên KSC: Kiểm soát chi. KSNB: Kiểm soát nội bộ NSNN: Ngân sách Nhà nước TKTG: Tài khoản tiền gửi TTBT: Thanh toán bù trừ TTNH: Thanh toán Ngân hàng TTV: Thanh toán viên
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Danh mục các đơn vị thu thập phiếu khảo sát ...................................... 48 Bảng 4.2: Kết quả khảo sát đánh giá về môi trường kiểm soát ............................. 50 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát đánh giá về đánh giá rủi ro ....................................... 51 Bảng 4.4: Kết quả khảo sát đánh giá về hoạt động kiểm soát ............................... 52 Bảng 4.5: Kết quả khảo sát đánh giá về thông tin và truyền thông ....................... 53 Bảng 4.6: Kết quả khảo sát đánh giá về giám sát ................................................. 54 Bảng 4.7: Tổng hợp số liệu từ chối thanh toán .................................................... 58
- DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Các yếu tố của môi trường kiểm soát .................................................. 15 Đồ thị 2.1: Mối quan hệ của rủi ro với tổn thất ước tính và khả năng xảy ra rủi ro ............................................................................................................................. 16 Sơ đồ 2.2: Phân chia trách nhiệm độc lập ............................................................ 18
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề - Tính cấp thiết của đề tài 1.1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây với chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế của nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là nước ta đã trở thành Thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mong muốn học hỏi, hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới. Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phù hợp với quy luật thị trường, hệ thống KSNB đã trở thành một công cụ đắc lực và thật sự cần thiết đối với hoạt động tài chính Nhà nước. Trong thời gian vừa qua việc thực hiện thu, chi ngân sách của Chính phủ đã và đang đạt được những kết quả khả quan. Mặc dù đạt được như vậy nhưng trong lĩnh vực đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Như việc thu NSNN hiện nay vẫn còn thất thu ở một số khâu, ở một số lĩnh vực.. và chi NSNN cũng còn nhiều vấn đề bất cập như một số khoản chi còn lãng phí, thất thoát tiền của Nhà nước. Nguyên nhân của những hiện tượng này có thể là do phần lớn việc quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế, việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ chưa đúng theo quy định, vai trò kiểm soát quỹ NSNN của KBNN chưa được coi trọng đúng mức, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của đất nước. Việc thanh tra kiểm soát chưa được quan tâm chưa được chú trọng. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống KSNB có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu những sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Với những sự cần thiết trên nên việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong quản lý NSNN được xem như một sự cần thiết tất yếu. Với
- 2 nguyên nhân này nên bản thân đã lựa chọn đề tài trên làm cơ sở cho luận văn của mình. 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã và đang hướng đến việc thúc đẩy nhanh quá trình Kho bạc điện tử với sứ mệnh tăng cường năng lực, hiệu quả, tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước với mục tiêu: Xây dựng Kho bạc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ Tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán Nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. KBNN đang thực hiện bước đi đầu tiên của Chiến lược phát triển đó là việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin tích hợp quản lý ngân sách và kho bạc – TABMIS với mục tiêu cơ bản: hiện đại hoá công tác quản lý Ngân sách Nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách, đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của tài chính quốc gia. Sau 3 năm chuẩn bị, ngày 7/4/2009 hệ thống TABMIS đã được vận hành thí điểm đầu tiên tại Hải Phòng. Đến nay, TABMIS được triển khai và vận hành tại 46 địa phương và 15 bộ/ngành trung ương, đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của hệ thống TABMIS trong tiến trình cải cách quản lý tài chính công. Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, KBNN đã chú trọng không ngừng cải cách hành chính, đồng thời xác định đây là nhiệm vụ then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, mà trọng tâm là hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trên nền tảng công nghệ quản lý và công nghệ thông tin hiện đại; công khai minh bạch, đơn giản về thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tăng cường phân công và phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi giải quyết công việc cho cơ sở. Mô hình “Kho bạc mẫu”, cơ chế nghiệp vụ
- 3 theo hướng “một cửa”, tiêu chí văn minh, văn hóa nghề kho bạc đã và đang là công cụ và giải pháp để tập trung đổi mới tư duy, phong cách làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ công chức hệ thống KBNN. Để đáp ứng ngày một tốt hơn trước yêu cầu đổi mới, KBNN đang không ngừng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao. Quá trình xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức bộ máy của KBNN gắn liền với việc phát triển, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP năm 1995 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 235/QĐ-TTg năm 2003, Quyết định số 138/2007QĐ-TTg năm 2007, Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg năm 2009 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của KBNN đã tạo dựng nền tảng cơ sở pháp lý cho hệ thống KBNN nâng cao vị thế, vai trò trong hoạt động của ngành tài chính. Đi theo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, xây dựng và nhân rộng phong trào thi đua yêu nước luôn là động lực quan trọng, đã xây dựng và nhân rộng nhiều tấm gương điển hình tiên tiến của các tập thể và cá nhân trong toàn hệ thống nhằm xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh, động viên khích lệ cán bộ công chức phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ, rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới tư duy và phong cách làm việc, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn[1]. Từ những vấn đề trên đòi hỏi Hệ thống KBNN phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Việc hoàn thiện một hệ thống KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó không quản lý bằng lòng tin mà phải bằng những quy định rõ ràng nhằm giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của đơn vị. Đã có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên tại đơn vị sử dụng NSNN vấn đề này chưa được nghiên cứu hoặc nếu có thì chỉ ở một vài lĩnh vực hoặc một vài bộ phận trong hệ thống. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận” làm đề tài luận văn thạc sĩ. [1] Phạm Sỹ Danh (2012), Chặng đường lịch sử hình thành và phát triển hệ thống KBNN từ Nha Ngân khố Quốc gia, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính.
- 4 1.1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.1.3.1 Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng KSNB và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận. 1.1.3.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá các cơ sở lý luận liên quan đến những nội dung về hệ thống kiểm soát nội bộ. - Phân tích làm rõ hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận. - Đưa ra những giải pháp cụ thể và các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận. 1.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu tổng quan về hệ thống KSNB theo COSO và INTOSAI - Luận văn này tập trung nghiên cứu KSNB tại KBNN Bình Thuận. Trong đó chủ yếu tập trung vào kiểm soát hoạt động nghiệp vụ của KBNN Bình Thuận. 1.1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Khảo sát của đề tài được thực hiện tại KBNN Bình Thuận và một số đơn vị sử dụng NSNN mở tài khoản tại KBNN Bình Thuận. - Về thời gian: Khoảng thời gian để thực hiện việc lấy số liệu là giai đoạn từ 2010 – 2012. 1.1.4.3 Phương pháp nghiên cứu Trong phần đánh giá thực trạng cần phải tiến hành các cuộc khảo sát như sau: - Sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống KSNB để khảo sát thực trạng KSNB tại KBNN Bình Thuận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 267 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 70 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 224 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 147 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 173 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 45 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 41 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 33 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 33 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 40 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 35 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 38 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 34 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn