Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương
lượt xem 8
download
Luận văn "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương thông qua khảo sát; Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại KBNN Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ MAI ANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƯƠNG - 2021
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ MAI ANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN ĐỨC DŨNG -------------------------------- BÌNH DƯƠNG - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố tại bất cứ trường đại học nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực, không có các nội dung được công bố trước đây hoặc do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Bình Dương, ngày 16 tháng 09 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Mai Anh i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Phan Đức Dũng, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, logic. Nhờ đó giúp cho đề tài nghiên cứu của tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy, cô trong Viện đào tạo Sau đại học - Trường đại học Thủ Dầu Một và các anh chị đồng nghiệp tại Kho bạc nhà nước Bình Dương đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học và nghiên cứu sau đại học. Tôi xin trân trọng cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Mai Anh ii
- TÓM TẮT Cùng với sự phát triển nền kinh tế hội nhập hay cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra hiện nay, sự cấp thiết trong công cuộc số hóa mọi hình thức dịch vụ, rủi ro thanh toán Ngân sách nhà nước cũng trở nên đa dạng và phức tạp. Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác thu, chi Ngân sách nhà nước, góp phần tạo nên hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử là cần thiết cho toàn ngành Kho bạc nói chung cũng như tại Kho bạc nhà nước Bình Dương nói riêng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tổng hợp, phân tích so sánh kết hợp nghiên cứu định lượng thông qua thống kê, mô tả, khảo sát số liệu; xác định 05 yếu tố hợp thành hệ thống KSNB là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Từ đó, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương; hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Góp phần đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương và công tác phối hợp với các đơn vị sử dụng ngân sách và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây để từ đó tìm ra những vấn đề hữu ích, cần thiết cho hoạt động thanh toán NSNN thông qua các hệ thống điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao. Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ, thanh toán điện tử, kho bạc nhà nước, ngân sách nhà nước... iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................. 2 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 3 3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 3 3.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 5 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ..... 7 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................ 7 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 9 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................... 11 1.2. Tổng quát hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................ 12 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ ............... 12 1.2.2. Sự phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công .............. 13 1.2.3. Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo INTOSAI 2016 .. 16 1.3. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ ............................... 21 1.3.1. Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ..................................................... 21 1.3.2. Nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................... 22 1.4. Hệ thống thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước ....................................... 22 1.4.1. Khái niệm ................................................................................................... 22 1.4.2. Phạm vi các giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước ...................................................................................................................... 23 iv
- 1.4.3. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước .............................................................................................................................. 24 1.4.4. Trách nhiệm của các đơn vị ....................................................................... 25 1.5. Kiểm soát trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước ............................ 26 1.5.1. Kiểm soát chứng từ chi Ngân sách nhà nước............................................. 26 1.5.2. Kiểm soát chứng từ thu Ngân sách nhà nước ............................................ 34 1.5.3. Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong hoạt động thanh toán điện tử tại Kho bạc ............................................................................. 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................... 36 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘ BỘ TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH DƯƠNG .. 37 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Kho bạc nhà nước Bình Dương ............. 37 2.2. Tình hình công tác thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương .. 42 2.3. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương .......................................................................................... 45 2.3.1. Mô tả quá trình khảo sát ............................................................................. 45 2.3.2. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 47 2.3.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử ................. 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG II.................................................................................. 63 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI KBNN BÌNH DƯƠNG .......... 64 3.1. Định hướng trong việc nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử ........................................................................................................... 64 3.1.1. Định hướng về hoạt động thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương ................................................................................................................... 64 3.1.2. Định hướng trong việc đưa ra giải pháp .................................................... 65 3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương ........................................................................... 65 3.2.1. Điều kiện thực hiện các giải pháp .............................................................. 65 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện về môi trường kiểm soát .......................................... 66 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro ..................................................... 67 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát ............................................ 67 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện về thông tin và truyền thông .................................... 69 3.2.6. Giải pháp hoàn thiện về giám sát ............................................................... 69 3.3. Một số kiến nghị............................................................................................ 70 3.3.1. Đối với Kho bạc nhà nước Bình Dương .................................................... 70 3.3.2. Đối với Kho bạc nhà nước ......................................................................... 71 v
- 3.4. Giới hạn của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai ........... 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ................................................................................ 73 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 75 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 79 vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CBCC Cán bộ công chức COSO Committee of Sponsoring Organizations COT Cut off time CQT Cơ quan thu DVC Dịch vụ công DVCTT Dịch vụ công trực tuyến ĐVSDNS Đơn vị sử dụng ngân sách INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions GDĐT Giao dịch điện tử KB Kho bạc KBBD Kho bạc Bình Dương KBNN Kho bạc nhà nước KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kế toán viên LKB Liên kho bạc LTT Lệnh thanh toán NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nước TABMIS Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc TCS Chương trình quản lý thu Ngân sách nhà nước tập trung TTLNH Thanh toán điện tử liên ngân hàng TTSPĐT Thanh toán song phương điện tử TTV Thanh toán viên vii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Đối tượng được khảo sát Bảng 2.2 Thống kê kết quả khảo sát Bảng 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát Bảng 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro Bảng 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát Bảng 2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin và truyền thông Bảng 2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến giám sát Biểu đồ 2.1 Thống kê kết quả khảo sát trình độ học vấn Biểu đồ 2.2 Thống kê kết quả khảo sát kinh nghiệm công tác Hình 2.1 Tình hình thực hiện thu - chi NSNN tại KBNN Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 Hình 2.2 Thống kê số hồ sơ thủ tục hành chính nhận giải quyết tại KBNN Bình Dương năm 2016 - 2020 Sơ đồ 1.1 Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Kho bạc nhà nước Bình Dương Sơ đồ 2.2 Quy trình thanh toán chi NSNN tại KBBD Sơ đồ 2.3 Quy trình thu NSNN tại KBBD viii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ đầu năm 2020 cho đến nay, toàn thế giới phải chống chọi với sự bùng phát nhanh chóng của đại dịch Covid-19. Việt Nam cũng phải gánh chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch này. Hạn chế mọi hoạt động tập trung đông người cũng như đi lại giao thương tại địa phương cũng như quốc tế. Dẫn đến nhu cầu giao dịch điện tử ngày càng tăng cao, các hoạt động thu chi ngân sách nhà nước đều được đẩy mạnh điện tử hóa qua các hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thanh toán điện tử... Kho bạc nhà nước là một thành viên tham gia vào hệ thống thanh toán của nền kinh tế và cung ứng nguồn vốn cho các đơn vị về dịch vụ thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt của Kho bạc nhà nước có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và việc quản lý Ngân sách nhà nước nói riêng. Nó giúp KBNN tập trung các khoản thu, chi ngân sách nhà nước nhanh chóng, kịp thời và trực tiếp đến các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Hạn chế tiêu cực, thúc đẩy sự vận động của hàng hóa, minh bạch quá trình lưu thông tiền tệ, phù hợp với nền kinh tế hiện đại hóa hội nhập với các quốc gia trên toàn thế giới. Từ đó, Nhà nước có thể kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả quản lý và thu chi NSNN, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Công tác thanh toán tuy là khâu cuối cùng nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình Kiểm soát chi NSNN tại KBNN. Đảm bảo giải ngân đúng thời điểm đến từng công đoạn làm tăng hiệu quả của các dự án đầu tư công nói riêng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung. Kịp thời, chính xác các khoản hỗ trợ, bổ sung nguồn vốn cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế đất nước, vùng khó khăn gặp thiên tai... KBNN xây dựng hệ thống thanh toán trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Hiện nay, KBNN Bình Dương đang sử dụng các chương trình thanh toán với các ngân hàng là Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH), Thanh toán song phương điện tử (TTSPĐT), Thanh toán điện tử liên kho bạc (TTLKB) nhằm phục vụ cho công tác thanh toán được nhanh chóng và hiệu quả. Hiện đại 1
- hóa hệ thống thông tin trên cơ sở xây dựng hệ thống TABMIS làm xương sống cho toàn bộ hệ thống thông tin KBNN. Triển khai chương trình DVCTT trên 100% đơn vị sử dụng ngân sách làm giảm chi phí, giảm áp lực thời gian và công việc cho các cán bộ công chức (CBCC) tại đơn vị giao dịch và Kho bạc. Hệ thống thanh toán điện tử tại KBNN các cấp đã có những cải tiến đáng kể trong việc hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm soát thanh toán trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán còn có những hạn chế như: Việc áp dụng các quy định trong công tác thanh toán điện tử chưa thật sự hữu hiệu, nguy cơ mất an toàn thông tin còn cao, hoạt động kiểm soát trong quá trình tổ chức thanh toán thu, chi NSNN còn tiềm ẩn rủi ro, chưa đủ thông tin để quản trị tài chính công. Chất lượng công tác kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại KBBD còn hạn chế trong quá trình luân chuyển chứng từ điện tử hay còn xảy ra một số sai sót khi xử lý chứng từ thanh toán tới đơn vị hưởng. 2. Tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, tinh thần, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người liên quan và trở thành công cụ hỗ trợ trong hoạt động quản lý của mọi đơn vị, giúp đơn vị nâng cao năng lực quản lý, cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro ở mức có thể chấp nhận được và hoàn thành mục tiêu của đơn vị. (Nguồn: Visma Việt Nam) Kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương góp phần phát hiện ra các sai sót có thể xảy ra trong quá trình thanh toán tại đơn vi, chịu trách nhiệm rà soát các bộ phận thực hiện trong quy trình điện tử hóa hồ sơ, chứng từ đến công tác thanh toán trên các hệ thống điện tử tại đơn vị. Đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các bước thủ tục trong thanh toán điện tử tại KBNN Bình Dương. Vì vậy, để cải thiện hệ thống KSNB trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương nhằm tạo ra một cơ chế quản lý chặt chẽ, an toàn, hiệu quả theo hệ thống KSNB tại khu vực công được đánh giá là việc làm tất yếu hiện nay, 2
- nó thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, lưu thông tiền tệ, lưu chuyển nguồn vốn một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả theo định hướng chung của các nước trên thế giới và theo chuẩn mực quốc tế được xem là tất yếu hiện nay. Nên học viên đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương” để nghiên cứu. 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương thông qua khảo sát; Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại KBNN Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Các vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải quan tâm? - Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc nhà nước liên quan thế nào đến các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ? - Các giải pháp nào phù hợp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương? Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết là nội dung định hướng cho quá trình phân tích cơ sở lý thuyết, thực trạng tại địa phương, làm cơ sở để khảo sát và đưa ra giải pháp khả thi trong những chương sau. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán của Kho bạc nhà nước Bình Dương là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. Hệ thống thanh toán có mối 3
- quan hệ chặt chẽ trong công tác thu, chi NSNN, đảm bảo tập trung nguồn thu, chi phân bổ kịp thời NSNN đến từng đối tượng, đơn vị hưởng. Hệ thống thanh toán được tìm hiểu thông qua những quy định pháp luật, quy trình hạch toán kế toán thu, chi ngân sách, quy trình thanh toán điện tử với ngân hàng nhà nước hay các ngân hàng thương mại, các chương trình ứng dụng phục vụ công tác thu, chi, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực thực hiện công tác thu, chi trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình kiểm soát thanh toán điện tử qua các năm gần đây. Từ đó có những nhận xét sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tìm hiểu công văn, quy trình chung, chứng từ đầu vào, báo cáo số liệu đầu ra, quy trình thu, chi ngân sách, chương trình phần mềm hỗ trợ hạch toán thu, chi NSNN hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tập trung nguồn thu, kiểm soát chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đề tài phân tích số liệu thu, chi NSNN, công tác thanh toán thủ công và phối hợp thanh toán điện tử với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Số liệu thu thập trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, số liệu: Để phản ánh được thực trạng công tác kiểm soát nội bộ trong hệ thống thanh toán điện tử tại KBNN Bình Dương, tổng hợp các số liệu thanh toán thu, chi NSNN qua hệ thống điện tử từng năm, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp: + Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua các báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo thủ tục hành chính của KBNN Bình Dương qua các năm. + Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua: Bảng câu hỏi khảo sát, điều tra tại bộ phận, phòng ban tại KBNN Bình Dương để qua đó có được các dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã thiết kể bảng câu hỏi (Phụ lục 03) với 25 câu hỏi cơ bản có nội dung xoay quanh 05 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tại Kho bạc nhà nước Bình Dương. Các câu hỏi điều tra được thiết kế dạng câu hỏi 4
- đóng, khảo sát 05 thành phần: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Bảng khảo sát được gửi tới 74 công chức có thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến công tác thanh toán thu, chi NSNN tại KBNN Bình Dương. (Kết quả khảo sát được nêu ở Chương 2 của luận văn). - Xử lý dữ liệu: + Phương pháp thống kê, mô tả: Dựa trên số liệu tổng hợp kết quả hoạt động và báo cáo thủ tục hành chính giúp thống kê lại toàn bộ quá trình thực hiện thanh toán điện tử hóa hồ sơ tại KBBD giai đoạn 2016-2020. + Phương pháp so sánh: Tác giả dùng phương pháp này để tập hợp, sắp xếp, số liệu thu thập được dưới dạng bảng biểu, mô hình, đồ thị theo các tiêu chí, tiêu thức phù hợp làm căn cứ cho việc so sánh, phân tích đánh giá. + Phương pháp tổng hợp: Tác giả phân tích đánh giá số liệu đã thống kê, rút ra các nhận xét đánh giá khách quan ưu điểm, nhược điểm của thực trạng công tác kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại KBNN Bình Dương trong những năm qua. Đề tài sử dụng tài liệu của Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) đưa ra về hệ thống kiểm soát nội bộ cho khu vực công để làm lý thuyết nền trong việc nghiên cứu phát triển luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Góp phần đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương và công tác phối hợp với các đơn vị sử dụng NS và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây để từ đó tìm ra những vấn đề hữu ích, cần thiết cho hoạt động thanh toán NSNN thông qua các hệ thống điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương được hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương” gồm 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ 5
- Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại Kho bạc nhà nước Bình Dương 6
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Công tác thu, chi ngân sách nói riêng hay kế toán công nói chung là những vấn đề đang được nghiên cứu, phân tích và thảo luận nhiều trên thế giới. Vì thế, các quốc gia thường xuyên tổ chức các hội thảo hay diễn đàn toàn cầu liên quan đến vấn đề kiểm soát thu, chi trong khu vực công giải quyết các vướng mắc trong công tác kiểm soát và thanh toán. Đây là một việc làm hữu ích cho các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, cũng là điều mà các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Trong các bài viết, bài báo có liên quan đến nghiên cứu công tác kiểm soát thanh toán đã được công bố trên các tạp chí quốc tế, học viên lựa chọn một số bài do các tác giả viết về công tác kiểm soát thanh toán điện tử trong thu chi NSNN làm đề tài nghiên cứu. Với đề tài của Xu Yong and Luu Jindi (2010). Electronic payment system design based on set and TTP. (Thiết kế hệ thống thanh toán điện tử dựa trên bộ và TTP) đã nêu lên một chương trình cải tiến thanh toán điện tử mới, kết hợp SET và TTP. Chương trình này thiết kế một hệ thống thanh toán điện tử an toàn và tin cậy hơn. Dựa vào phương pháp phân tích các nhân tố tác động và so sánh mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến các phương pháp thanh toán, phân tích nhược điểm của phương thức thanh toán SSL và SET và các vấn đề hiện có của nền tảng thanh toán bên thứ ba (TTP). Bài viết đưa ra giải pháp hoàn thiện là hệ thống thanh toán điện tử mới có thể đảm bảo hiệu quả sự an toàn của giao dịch, có thể thúc đẩy hơn nữa thanh toán điện tử và phát triển thương mại điện tử. Một nghiên cứu khác đối với cải cách hệ thống thông tin tài chính là Johan, C, Brecht, R & Caroline, R (2010). Impact of IPSAS on reforming governmental financial information systems: a comparative study. (Tác động của IPSAS đối với việc cải cách hệ thống thông tin tài chính của chính phủ: một nghiên cứu so sánh). Nghiên cứu chỉ ra sự khác nhau trong hệ thống thông tin tài chính chính phủ, việc cải cách sẽ tạo ra một nhu cầu cho quá trình hội tụ theo xu hướng quốc tế và tác động của IPSAS; từ khảo sát ý kiến của chuyên gia, điều tra 7
- về mức độ của các chính phủ Châu Âu áp dụng kế toán dồn tích và giải thích các mức độ khác nhau trong việc lựa chọn. Đề tài đã đưa ra được những giải pháp nhằm cải cách hệ thống thông tin tài chính của chính phủ dựa trên Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế. Việc cải cách kế toán cũng được chỉ ra trong nghiên cứu Chan, J.L (2005). IPSAS and government accounting reform in developing countries. (IPSAS và cải cách kế toán của chính phủ ở các nước đang phát triển). Từ thực tiễn công tác kế toán của chính phủ tại các nước đang phát triển. Qua phân tích, so sánh, bài báo cho thấy, các nước đang phát triển cần thiết lập các định chế trong khu vực công, thực hiện các chính sách công và cải cách kế toán thu, chi ngân sách để đạt mục tiêu về kinh tế xã hội. Vì vậy, giá trị về phương diện xã hội của việc cải cách kế toán nhà nước sẽ góp phần vào mục tiêu phát triển và cả việc giảm nghèo của quốc gia. Bài viết nhấn mạnh để cải cách kế toán chính phủ hiệu quả hơn thì cần bảo đảm sự trung thực tài chính và quá trình vận dụng IPSAS. Những tồn tại bất cập trong nền tài chính công trong đề tài Robinson, O.U and Edith, O.O (2013). Inadequacies and redundancies in the principal financial in Nigeria. (Những bất cập và dư thừa trong nền tài chính chính ở Nigeria) được các tác giả nghiên cứu và khẳng định rằng, tại Nigeria có một số tổ chức chịu trách nhiệm hướng dẫn nội dung về kế toán công và quản trị tài chính, tuy nhiên mức độ sáng tỏ cũng như trách nhiệm giải trình đối với tài chính và báo cáo kế toán còn thấp. Thông qua khảo sát và phân tích so sách các lý thuyết, tác giả chỉ ra các tổ chức tài chính có thẩm quyền chưa thật sự hữu hiệu và phù hợp. Từ đó, tiến hành rà soát chi tiết hệ thống luật pháp hiện hành, hướng dẫn kế toán một cách nhất quán với tình hình tài chính để nâng cao tính pháp lý của các văn bản tại Nigeria. Hệ thống Kiểm soát nội bộ cũng ảnh hưởng trong quá trình quản lý kế toán tại các đơn vị công, đề tài Aristanti Widyaningsih (2015). The Influence of Internal Control System on the Financial Accountability of Elementary Schools in Bandung, Indonesia. (Ảnh hưởng của Hệ thống Kiểm soát Nội bộ đến Trách nhiệm Giải trình Tài chính của các Trường Tiểu học ở Bandung, Indonesia) đã 8
- sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ đối với trách nhiệm giải trình tài chính. Từ kết quả, thấy được các nhân tố đánh giá rủi ro và thông tin truyền thông ảnh hưởng không đáng kể, còn các nhân tố môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát và giám sát phần lớn ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình tài chính. Bài viết khẳng định một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả của các trường học có thể làm tăng chất lượng công tác kế toán và trách nhiệm giải trình tài chính của đơn vị. Tại các ngân hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng được Philip Ayagre, Ishmael Appiah-Gyamerah and Joseph Nartey (2014) nghiên cứu thông qua đề tài “The effectiveness of Internal Control Systems of banks: The case of Ghanaian banks” (Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng: Trường hợp của các ngân hàng Ghana). Nghiên cứu này đã đánh giá môi trường kiểm soát và các thành phần hoạt động giám sát của Hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng Ghana bằng cách sử dụng các nguyên tắc và thuộc tính của COSO để đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sử dụng thang đo Likert năm điểm để đo lường kiến thức và nhận thức của người trả lời về kiểm soát nội bộ và tính hiệu quả của hệ thống KSNB của ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ tồn tại trong môi trường kiểm soát và các thành phần hoạt động giám sát của hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng ở Ghana. Nghiên cứu khuyến nghị rằng hội đồng quản trị của các ngân hàng ở Ghana nên làm việc chăm chỉ để đảm bảo việc giám sát kiểm soát nội bộ liên tục và riêng biệt để chắc chắn rằng các kiểm soát thực sự tồn tại và hoạt động bình thường. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Ở nước ta, các chuyên gia kinh tế của nhà nước cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu, tuy nhiên còn hạn chế trong việc tìm hiểu sâu về lĩnh vực này, cũng như chưa được nhiều nhà khoa học quan tâm nhằm đưa ra giải pháp phù hợp trong việc quản lý NSNN. Để thấy rõ tầm quan trọng trong việc điều hành NS của Chính phủ, thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia. Các nghiên cứu trong nước điển hình mà tác giả sử dụng để tham khảo. 9
- Từ nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Sương (2017). Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu ngân sách nhà nước tại Phòng giao dịch Thủ Dầu Một, Kho Bạc Nhà Nước Bình Dương, đề tài đã trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến KSNB từ nước ngoài đến trong nước; khái quát hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của INTOSAI; các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính có kết hợp với thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu, phản ánh thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ thu NSNN tại Phòng giao dịch Thủ Dầu Một và qua đó, phân tích các ưu điểm, hạn chế cùng các nguyên nhân của hạn chế theo 05 thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI. Từ đó, dựa vào định hướng phát triển của KBNN trung ương, KBNN Bình Dương, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho hoạt động kiểm soát thu NSNN tại đơn vị được hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của KBNN Bình Dương. Đề tài này chỉ đề cập đến việc kiểm soát thu ngân sách nhà nước nhưng chưa đề cập đến phần kiểm soát nội bộ trong thanh toán điện tử tại KBNN. Hệ thống kiểm soát thu, chi NSNN được Nguyễn Trần Phú (2014) nghiên cứu qua đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát thu, chi NSNN tại TP.HCM”, thông qua phân tích thực trạng thu, chi NS hiện nay, chỉ ra tình trạng thất thu, lãng phí trong chi NSNN, thất thoát phần lớn do việc quản lý NS trên địa bàn còn chưa đủ thông tin để quản trị tài chính công; phương pháp, đối tượng và nội dung hạch toán, chỉ tiêu báo cáo còn khác nhau; áp dụng các chế độ trong công tác thu, chi NS chưa hiệu quả. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát thu, chi NSNN đạt kết quả tốt hơn. Một nghiên cứu khác về công tác thanh toán không dùng tiền mặt là Phạm Thị Mỹ Hạnh (2019). Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc nhà nước Lấp Vò. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, so sánh thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Lấp Vò, đánh giá kết quả đạt được và tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế để đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Lấp Vò, từng 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 257 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 58 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 219 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 143 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 168 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 40 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 37 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 32 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 31 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 29 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn