intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro từ hoạt động của lò đốt chất thải nguy hại cho một cơ sở hành nghề xử lý chất thải nguy hại ở Hải Phòng

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dự báo và đánh giá được rủi ro phát thải dioxin/furan đối với 1 quá trình đốt chất thải nguy hại trong lò đốt 2 cấp chuyên dụng chế tạo tại Việt Nam cụ thể là tại lò đốt CTNH của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng; Đề xuất được các biêṇ pháp phòng ngừa và giảm thiểu sự cố rủi ro từ hoaṭ động của lò đốt CTNH dẫn đến phát thải dioxin/furan có cơ sở khoa học và có tinh khả thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro từ hoạt động của lò đốt chất thải nguy hại cho một cơ sở hành nghề xử lý chất thải nguy hại ở Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẠM THỊ LAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI -------------*------------- PHẠM THỊ LAN KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA LÒ ĐỐT CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO MỘT CƠ SỞ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG KHÓA 2014B Hà Nội – 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro từ hoạt động của lò đốt chất thải nguy hại cho một cơ sở hành nghề xử lý chất thải nguy hại ở Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của cá nhân được thực hiện trên cơ sở khảo sát thực tế và tham khảo các tài liệu chuyên môn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hải Phòng, ngày 24 tháng 05 năm 2017 Phạm Thị Lan i
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đặng Kim Chi người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn, người luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, ân cần dạy bảo và trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực trong những năm qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi cũng gửi lời cám ơn tới Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng đã giúp tôi rất nhiều trong việc thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bè bạn đã luôn giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi theo học chương trình cao học và làm luận văn. Hải Phòng, ngày 24 tháng 05 năm 2017 Phạm Thị Lan ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................iii TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................viii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 5 1.1. Phương pháp luận đánh giá rủi ro, mô hình đánh giá rủi ro ............................ 5 1.1.1. Khái niệm về đánh giá rủi ro ................................................................. 5 1.1.2. Quá trình đánh giá rủi ro ...................................................................... 6 1.1.3. Lịch sử phát triển đánh giá rủi ro ....................................................... 11 1.2. Giới thiệu về lò đốt 2 buồng đốt CTNH ở VN .............................................. 13 1.2.1. Giới thiệu chung .................................................................................. 13 1.2.2. Công nghệ lò đốt chất thải nguy hại .................................................... 14 1.2.3. Quá trình đốt chất thải rắn .................................................................. 16 1.3. Dioxin và Furan và thực tế liên quan đến phát thải dioxin -furan ở VN ....... 19 1.3.1. Sự hình thành Dioxxin và Furan trong lò đốt chất thải nguy hại ....... 19 1.3.2. Mức độ phát thải và ô nhiễm môi trường của dioxin và các hợp chất liên quan trong thiêu đốt chất thải ................................................................ 20 1.3.3. Tình trạng phát thải dioxin và các hợp chất liên quan trong thiêu đốt chất thải ......................................................................................................... 21 1.4. Các chế tài kiểm soát phát thải DIOXIN ở Việt Nam ................................... 26 iii
  5. 1.4.1. Các Quy định pháp lý về dioxin tại Việt Nam ..................................... 26 1.4.2. Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dioxin .................... 27 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA LÒ ĐỐT CHẤT THẢI NGUY HẠI .................................. 29 2.1. Ước tính xác xuất xảy ra phát thải DIOXIN/FURAN do sự cố .................... 29 2.1.1. Đánh giá rủi ro sự cố môi trường trong hoạt động vận hành hệ thống lò đốt chất thải nguy hại ................................................................................ 29 2.1.2. Phương pháp đánh giá rủi ro bằng tính toán thống kê của Tổ chức Năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA) .......................................................... 33 2.1.3. Phương pháp trọng số ......................................................................... 42 2.2. Hướng dẫn đánh giá hậu quả sự cố môi trường do vận hành lò đốt CTNH.. 43 2.3. Xây dựng kịch bản xảy ra sự cố để làm cơ sở xây dựng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu phát thải DIOXIN/FURAN trong quá trình vận hành lò đốt .............................................................................................................................. 45 2.3.1. Kịch bản số 1: Phát thải các chất ô nhiễm do cháy nổ, rò rỉ CTNH trong quá trình thu gom, vận chuyển CTNH từ nhà máy sản xuất về Công ty để xử lý ........................................................................................................... 45 2.3.2. Kịch bản số 2: Phát thải các chất ô nhiễm do cháy, rò rỉ CTNH trong quá trình tập kết và phân loại CTNH trước khi đưa vào lò đốt. ................... 46 2.3.3. Kịch bản số 3: Sự cố gây phát thải các chất trong quá trình vận hành lò đốt và kiểm soát khí thải. ........................................................................... 48 CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA LÒ ĐỐT CTNH CỦA CÔNG TY TNHH TM&DV TOÀN THẮNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO ............................. 51 3.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng . 51 3.1.1. Vị trí ..................................................................................................... 51 iv
  6. 3.1.2. Quy mô ................................................................................................. 54 3.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động của lò đốt CTNH tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng ................................................................................. 55 3.2.1. Chức năng ............................................................................................ 55 3.2.2. Công suất, tải trọng, quy mô, kích thước............................................. 55 3.2.3. Cấu tạo, công nghệ và tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý 56 3.2.4. Kết quả quan trắc môi trường hoạt động định kỳ hàng năm .............. 62 3.3. Kết quả xác định mức độ phơi nhiễm dioxin/furan tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng ................................................................... 66 3.4. Đánh giá rủi ro [30,31] .................................................................................. 69 3.5. Đề xuất các giải pháp kiểm soát rủi ro đối với hoạt động đốt CTNH tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng ................................................... 70 3.5.1. Giảm thiểu rủi ro từ khâu kiểm soát thành phần và phối liệu CTNH được đốt trong lò đốt 2 cấp ........................................................................... 71 3.5.2. Giảm thiểu rủi ro từ quá trình cháy..................................................... 77 3.5.3. Giảm thiểu rủi ro từ quá trình tái tạo dioxin/furan ............................. 84 3.5.4. Giảm thiểu rủi ro từ phơi nhiễm dioxin/furan đối với công nhân vận hành ............................................................................................................... 86 3.5.5. Giảm thiểu rủi ro đối với cộng đồng ................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 88 1. Kết luận: ........................................................................................................ 88 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 90 v
  7. TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu viết tắt Minh giải 1 BHLĐ Bảo hộ lao động 2 BQLDA Ban quản lý dự án 3 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 4 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa 5 BVMT Bảo vệ môi trường 6 CB-CNV Cán bộ công nhân viên 7 CTNH Chất thải nguy hại 8 CTR Chất thải rắn 9 CTNH Chất thải nguy hại 10 COD Nhu cầu oxy hóa học 11 DO Dầu diesel 12 DRCs Dioxin và các hợp chất tương tự dioxin 13 ĐTM Đánh giá tác động môi trường 14 ĐRM Đánh giá rủi ro môi trường 15 ĐVT Đơn vị tính 16 ĐZ Đường dây 17 ERA Đánh giá rủi ro sinh thái 18 EU Liên minh các nước châu Âu 19 GPMB Giải phóng mặt bằng 20 HRA Đánh giá rủi ro sức khỏe 21 IRA Đánh giá rủi ro công nghiệp 22 K.lượng Khối lượng 23 KTXH Kinh tế xã hội 24 L.lượng Lưu lượng 25 LLTC Lực lượng thi công 26 MBA Máy biến áp 27 MVA Mega Vôn Ampe 28 NL Nhiên liệu 29 PCCC Phòng cháy chữa cháy 30 POP Chất hữu cơ khó phân hủy 31 QLMT Quản lý môi trường 32 QLRRMT Quản lý rủi ro môi trường vi
  8. 33 QCVN Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia 34 QCCP Quy chuẩn cho phép 35 RTSH Rác thải sinh hoạt 36 Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường 37 SCMT Sự cố môi trường 38 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 39 TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 40 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 41 TBA Trạm biến áp 42 TEQ Độ độc tương đương 43 TSS Chất rắn lơ lửng 44 UBND Ủy ban nhân dân 45 UBMTTQ Ủy ban mặt trận Tổ Quốc 46 VNĐ Việt Nam Đồng 47 WB Ngân hàng thế giới World Health Organization-Tổ chức Y tế 48 WHO Thế giới vii
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Hàm lượng TEQ trong khí thải ống khói lò đốt (pg/Nm3) của một số cơ sở lò đốt đang hoạt động....................................................................................... 23 Bảng 2.1. Liệt kê các yếu tố rủi ro từ hoạt động của lò đốt CTNH ..................... 29 Bảng 2.2. Thành phần khí thải.............................................................................. 34 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ độc tính của dioxin/ furan........................................ 40 Bảng 2.4. Xác định mức độ phơi nhiễm EL ......................................................... 41 Bảng 2.5. Xác định mức độ rủi ro RL .................................................................. 42 Bảng 3.1. Các hạng mục công trình nhà máy ....................................................... 54 Bảng 3.2. Đặc tính kỹ thuật lò đốt CTNH ............................................................ 55 Bảng 3.3. Các CTNH có khả năng xử lý trong lò đốt .......................................... 61 Bảng 3.4. Kết quả quan trắc môi trường không khí sản xuất (Tháng 12/2015) ... 62 Bảng 3.5. Kết quả quan trắc môi trường không khí sản xuất (Tháng 3/2016) ..... 63 Bảng 3.6. Kết quả quan trắc môi trường không khí sản xuất (Tháng 5/2016) ..... 63 Bảng 3.7. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh (tháng 12/2015) .............................................................................................................................. 64 Bảng 3.8. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh (tháng 3/2016) . 64 Bảng 3.9. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh (tháng 5/2016) . 65 Bảng 3.10. Kết quả Giám sát khí thải của ống khói Lò đốt chất thải................... 66 Bảng 3.11. Phương pháp xác định mức độ nồng độ môi trường lao động (WL) . 66 Bảng 3.12. Xác định giá trị WL trong môi trường lao động ................................ 67 Bảng 3.13. Xác định tần suất làm việc ................................................................. 67 Bảng 3.14. Xác định tần suất làm việc của công nhân tại các bộ phận ................ 67 Bảng 3.15. Mức độ phơi nhiễm đối với dioxin/ furans các khu vực làm việc ..... 68 Bảng 3.16. Xác định giá trị WL trong môi trường ống thải ................................. 68 Bảng 3.17. Xác định tần suất làm việc của công nhân tại các bộ phận ................ 68 Bảng 3.18. Mức độ phơi nhiễm đối với dioxin/ furans các khu vực ống thải ...... 68 Bảng 3.19. Xác định giá trị WL trong môi trường xung quanh nhà máy ............ 69 Bảng 3.20. Xác định tần suất tiếp xúc .................................................................. 69 viii
  10. Bảng 3.21. Mức độ phơi nhiễm đối với dioxin/ furans khu vực xung quanh nhà máy ....................................................................................................................... 69 Bảng 3.22. Kết quả xác định mức độ rủi ro RL ................................................... 69 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý khí thải............................................... 16 Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ của quá trình đốt ....................................................... 17 Hình 1.3. Cấu tạo của PCDD và PCDF ................................................................ 19 Hình 1.4. Tồn lưu Dioxin/Furan chưa bị phân hủy trong quá trình đốt ............... 20 Hình 2.1. Các bước để ước tính rủi ro của một sự cố phát thải DIOXIN/FURAN từ hoạt động vận hành hệ thống lò đốt CTNH ..................................................... 31 Hình 3.1. Sơ đồ mặt bằng Công ty Toàn Thắng ................................................... 53 Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ vận hành lò đốt CTNH ............................................. 57 Hình 3.3. Sơ đồ phân loại chất thải nên xử lý bằng phương phát đốt .................. 73 Hình 3.4. Sơ đồ tiền xử lý chát thải trước khi đốt ................................................ 75 Hình 3.5. Sơ đồ hướng dẫn khởi động lò đốt ....................................................... 78 Hình 3.6. Sơ đồ hướng dẫn quy trình tắt lò .......................................................... 82 Hình 3.7. Sơ đồ hướng dẫn duy tu bảo dưỡng lò đốt ........................................... 84 ix
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và từ 106o29’ đến 107o05’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP của Hải Phòng luôn ổn định và được đánh giá cao so với bình quân chung của cả nước; công nghiệp giữ vai trò chủ lực, chiếm 31% trong GDP của thành phố, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đấy, Hải Phòng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường trong quá trình tăng trưởng này. Một trong những nguyên nhân là do sự hình thành các khu, cụm công nghiệp và sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân để đầu tư sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề sản xuất trên địa bàn thành phố. Hiện nay, sự phát triển mạnh ngành công nghiệp cũng như sự ra đời và phát triển của các KCN, doanh nghiệp sản xuất một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do các chất thải từ quá trình hoạt động sản xuất đặc biệt là các chất thải có nhiễm các chất nguy hại tại hầu khắp các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đang trong tình trạng báo động. Nhiều KCN, doanh nghiệp không biết thu gom, phân loại, quản lý và xử lý các chất thải nguy hại này dẫn đến việc thải bỏ bừa bãi ra ngoài môi trường hay tự ý mang đi chôn lấp xuống đất đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc thu gom, phân loại, quản lý và xử lý các chất thải nguy hại này là vấn đề vô cùng cấp bách góp phần vào sự phát triển bền vững mọi quốc gia. Chính vì 1
  12. vậy, tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, việc đòi hỏi phải kiểm soát và xử lý nguồn chất thải nguy hại trở thành luật bắt buộc. Hiện nay, tại Việt Nam nhiều cơ sở đầu tư xây dựng các cơ sở thu gom và thiêu đốt các chất thải nguy hại để tiến hành thu gom các chất thải phát sinh từ các KCN, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về để tiêu huỷ các thiêu đốt. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng các hệ thống thu gom, thiêu đốt chất thải nguy hại vận hành chưa hiệu quả dẫn tới việc tiềm ẩn các rủi ro, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thứ cấp: khí thải, nước thải,…. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, tôi đã lựa chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro từ hoạt động của lò đốt chất thải nguy hại cho một cơ sở hành nghề xử lý chất thải nguy hại ở Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu Quá trình nghiên cứu đánh giá rủi ro nói chung và rủi ro từ hoạt động của lò đốt CTNH nói riêng ở Việt Nam đã bước đầu được quan tâm; nhiều Luật và văn bản pháp luật đã được ban hành phục vụ cho công tác làm căn cứ đánh giá, so sánh và áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động như: Luật BVMT Việt Nam năm 2014; Luật Hóa chất (2007); Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) Cùng với các Quy chuẩn Quy định về giới hạn nồng độ các chất, còn có các Tiêu chuẩn về phương pháp đo kèm theo. Một số Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như: QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 30:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cho việc thu thập số liệu, phân tích, đánh giá và kiểm soát các chất ô nhiễm đặc biệt là dioxin và furan là rất đắt và cũng chưa có đủ các trang thiết bị cũng như chế tài để thực hiện triển khai rộng rãi trên phạm vi rộng. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Mu ̣c tiêu chung: Góp phầ n hoàn thiê ̣n phương pháp luâ ̣n trong đánh giá rủi ro môi trường, nhằ m tăng hiê ̣u quả quản lý môi trường, phòng tránh các sự cố rủi ro đố i với hoa ̣t đô ̣ng xử lý CTNH bằng lò đốt. 2
  13. - Mu ̣c tiêu cu ̣ thể : + Nắ m đươ ̣c cơ sở khoa ho ̣c và thực tiễn trong quá trình đánh giá rủi ro môi trường. + Dự báo và đánh giá đươ ̣c rủi ro phát thải dioxin/furan đối với 1 quá trình đốt chất thải nguy hại trong lò đốt 2 cấp chuyên dụng chế tạo tại Việt Nam cụ thể là tại lò đố t CTNH của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng + Đề xuấ t đươ ̣c các biê ̣n pháp phòng ngừa và giảm thiểu sự cố rủi ro từ hoa ̣t đô ̣ng của lò đố t CTNH dẫn đến phát thải dioxin/furan có cơ sở khoa ho ̣c và có tinh khả thi. - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình vận hành hệ thống lò đốt CTNH của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng. - Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành lò đốt CTNH của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng đặc biệt áp dụng phương pháp luận đánh giá rủi ro trong đó tập trung đánh giá rủi ro do phát thải Dioxin/Furan và các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro do phát thải Dioxin/Furan. 4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả Đánh giá rủi ro trong hoạt động của hệ thống lò đốt CTNH cần được quan tâm vào các loại CTNH chuẩn bị cho quá trình đốt; cơ chế vận hành lò đốt đặc biệt cơ chế kiểm soát được nhiệt độ trong các buồng đốt (bao gồm buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp); Quá trình thu gom và xử lý khí thải, nước thải, tro trong và sau quá trình đốt đặc biệt là hoạt động kiểm soát nhiệt độ của lò đốt khi thực hiện tắt lò (kết thúc 1 mẻ đốt). Phương pháp luận trong đánh giá rủi ro đối vận hành lò đốt CTNH để đưa ra giả định các sự cố có khả năng xảy ra trong quá trình đốt để làm cơ sở đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất các biệp pháp, giải pháp giảm thiểu phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Sau khi áp dụng phương pháp luận để đánh giá rủi ro do vận hành lò đốt CTNH tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng giúp cho tác giả nhận thức được các rủi ro có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động của lò đốt 3
  14. từ quá trình chuẩn bị đốt, quá trình vận hành lò đốt bao gồm cả quá trình thu gom, quản lý và xử lý khí thải trong quá trình đốt và quá trình kết thúc mẻ đốt,… Từ đó đề ra các giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu các sự cố đặc biệt là sự cố phát thải Dioxin và Furan ra ngoài môi trường. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thâ ̣p thông tin về phương pháp luâ ̣n DRM, thông tin về công nghê ̣ đố t CTNH, số liệu về tình hình hoạt động xử lý CTNH, số liệu quan trắc môi trường định kỳ hàng năm (2015, 2016) của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng; - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường của huyện Thuỷ Nguyên và thị trấn Minh Đức. Từ đó phân tích dữ liệu điều tra phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng vận hành hệ thống lò đốt CTNH tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng và dự báo các sự cố rủi ro có thể xảy ra - Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: Xem xét địa hình, khảo sát làm cơ sở đánh giá hoa ̣t đô ̣ng của lò đố t và hệ thống xử lý khí thải của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng. - Phương pháp so sánh: So chất lượng không khí xung quanh, môi trường không khí khu vực làm việc, môi trường khí thải tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường VN hiện hành để đánh giá thực trạng hoạt động của lò đốt chất thải nguy hại từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro, sự cố.. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường nhằm loại bỏ các phương án đề xuất ít khả thi. 4
  15. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Phương pháp luận đánh giá rủi ro, mô hình đánh giá rủi ro 1.1.1. Khái niệm về đánh giá rủi ro - Loại hình rủi ro: Các loại hình rủi ro được phân loại dựa trên tính chất vật lý của sự cố (cháy, nổ, tràn đổ, rò rỉ, bay hơi, phát tán của hoá chất,...). - Mối nguy hại: Tiềm năng của một vấn đề hay trường hợp là nguyên nhân của những tác hại tạo ra những tác động bất lợi cho cộng đồng hay tổn thất về tài sản và tính mạng con người trong những điều kiện cụ thể. - Sự cố: Sự kiện có liên quan đến công việc mà trong đó sự tổn thương, bệnh nghề nghiệp (không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng) hay chết chóc đã xảy ra hay có thể xảy ra. - Khả năng xảy ra là xác suất xảy ra một việc nào đó trong một thời gian nhất định. - Nhận diện nguy hiểm: Là sự phát hiện khả năng tiềm ẩn mà trong bối cảnh (điều kiện) nhất định nào đó nguy cơ tiềm ẩn sẽ trở thành sự cố nguy hại. - Phân tích rủi ro là việc sử dụng có hệ thống các thông tin sẵn có để xác định các mối nguy hại và ước lượng các rủi ro đối với cá nhân, tập thể, tài sản, môi trường... Phân tích rủi ro bao gồm: xác định các sự cố, các nguyên nhân và hậu quả sự cố. - Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện, phải chỉ ra cụ thể những rủi ro có thể gặp; nhận diện các nguy cơ đang tiềm ẩn, nhận định mức độ nguy hiểm của các nguy cơ này cũng như điều kiện mà nguy cơ này có thể trở thành sự cố, đối tượng và mức độ bị tác động bởi sự cố. - Phân tích hậu quả rủi ro: Là quá trình đánh giá những hậu quả do các tác động vật lý, tác động của hoá chất tới sức khỏe con người, cho các hệ sinh thái hay chất lượng cuộc sống do bị tiếp xúc với những nguy hiểm tiềm tàng đe doạ cuộc sống của con người và môi trường. Các tiêu chí để phân tích hậu quả dựa trên các mối tương quan có thể gây ra rủi ro dây chuyền và hậu quả thứ cấp trong khu vực xảy ra sự cố, loại hình rủi ro, trạng thái vật lý, độc tính của hoá chất dẫn 5
  16. đến khả năng phân bố và tác động tới các thành phần môi trường cũng như vượt quá ngưỡng các tiêu chuẩn, quy định của luật pháp. - Số đối chiếu: Là mã số được mã hóa để mô tả thông tin, được sử dụng để chỉ định và nhanh chóng xác định vị trí, thứ tự của các thông tin tương ứng. - Quản lý rủi ro là một hoạt động bao gồm đánh giá rủi ro và triển khai các giải pháp để: i/ ngăn ngừa các nguy cơ đã được nhận diện và ii/ ứng phó khi sự cố xảy ra để giảm thiểu hậu quả không mong muốn. 1.1.2. Quá trình đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro do hoạt động sản xuất (hay nói rộng ra là phát thải chất ô nhiễm) về bản chất chính là công cụ để kiểm soát rủi ro do chất ô nhiễm, bao hàm cả ý nghĩa kiểm soát ô nhiễm trong cả trường hợp phát thải chất ô nhiễm thông thường qua hoạt động sản xuất và phát thải chất ô nhiễm bất thường do sự cố. Rủi ro nói chung xuất phát từ nguồn có thể gây rủi ro, tức là các nguồn nguy hiểm hay là các mối nguy hiểm. Các nguồn nguy hiểm có thể gây rủi ro sẽ phát sinh sự cố khi và chỉ khi khả năng xẩy ra sự cố là 100% (hay là xác suất xẩy ra là 1), Nhưng sự cố mặc dù đã xẩy ra nhưng chưa chắc đã gây nên hậu quả gì, có thể do sự cố xẩy ra ở quá xa các đối tượng nhạy cảm với mối nguy, hoặc cường độ các nguy hiểm là nhỏ so với đối tượng nhạy cảm; nghĩa là khi đó hậu quả là “0”. Trong trường hợp này “RỦI RO” được coi là “0” hay không có rủi ro mặc dù có mối nguy hiểm nhất định. trong trường hợp xác xuất sự cố thấp hơn 100%, các nguồn nguy hiểm có thể sẽ không bao giờ xảy ra sự cố. Tuy nhiên, trên thực tế không thể chắc chắn là sự cố không xẩy ra, vì sự cố sẽ có thể xẩy ra trong một hoàn cảnh hay điều kiện nào đó. Việc xác định khả năng xẩy ra sự cố từ một nguồn nguy hiểm được gọi là ước định xác suất. Giá trị của xác suất là từ “0” (nghĩa khi hoàn toàn không thể xẩy ra, cho đến “1” nghĩa là chắc chắn sự cố sẽ xẩy ra. Giá trị càng gần với “1” bao nhiêu thì có nghĩa độ chắc chắn càng cao bấy nhiêu). Chính vì vậy ước định xác suất là một bài toán dự báo (cho phép có sai số) dựa trên các mô hình, số liệu thống kê và kinh nghiệm. 6
  17. Việc xác định hậu quả của một sự cố khi sự cố chưa xẩy ra là dựa hoàn toàn trên các giả thiết, các giả thiết này dựa trên hoàn cảnh thực tế của khu vực có tồn tại các mối nguy hiểm, mối tương quan giữa mối nguy hiểm và các đối tượng nhạy cảm (con người, môi trường, địa hình, thời tiết, điều kiện xã hội…). Hoàn toàn có khả năng cùng một mối nguy hiểm, cùng 1 khả năng (xác suất) xẩy ra, nhưng hậu quả nếu như sự cố xẩy rư từ mối nguy hiểm đó là khác nhau nếu xem xét ở các khu vực khác nhau. Do đó việc ước định hậu quả của sự cố chính là quá trình nghiên cứu, khảo sát và đánh giá dựa trên các kịch bản (các giả định). Rủi ro do phát thải hóa chất được tính bằng tích số của tính nguy hiểm và mức độ tiếp xúc của đối tượng với hóa chất nguy hại. Công thức tổng quát để xác định mức độ rủi ro: RỦI RO = NGUY HIỂM x TIẾP XÚC (1.1) Trong đó, ý nghĩa của các tham số là: - Nguy hiểm (hazard) là một đặc trưng của hóa chất hay chất thải, gắn liền với tính chất hóa lý và độc tính hay độc tính sinh thái của hóa chất hay chất thải đó. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm còn được đặc trưng bởi khối lượng phát thải hóa chất. - Tiếp xúc hay phơi nhiễm (exposure) là phương thức và mức độ hóa chất hay chất thải gây ra các tác động đến môi trường hay các hệ sinh thái nói chung hay con người nói riêng. Tiếp xúc hay phơi nhiễm gây tác động cho môi trường và con người (sức khỏe/tính mạng) phụ thuộc vào nồng độ hóa chất hay chất thải và cường độ tiếp xúc tới đối tượng chịu rủi ro trong một đơn vị thời gian. Nếu tính nguy hiểm (độ nguy hiểm và khối lượng) càng lớn thì rủi ro càng lớn, đồng thời tiếp xúc càng lớn (nồng độ hóa chất càng lớn và tổng thời gian tiếp xúc càng lớn) thì rủi ro càng lớn. Như vậy, phát thải hóa chất sẽ có rủi ro lớn khi hóa chất phát thải có độ nguy hiểm cao, khối lượng phát thải lớn), cường độ tiếp xúc với hóa chất cao, thời gian tiếp xúc dài, hay tần suất tiếp xúc với hóa chất phát thải lớn. 7
  18. Quá trình đánh giá rủi ro tới sức khỏe con người đối với chất ô nhiễm (hóa chất độc hại) thường được thực hiện theo 4 bước như sau: 1. Nhận diện nguy hiểm từ loại hình công nghiệp với đặc trưng phát thải hóa chất độc hại; 2. Đánh giá phát thải hóa chất độc hại; 3. Đánh giá liều phơi nhiễm gây rủi ro về sức khỏe con người và vi sinh vật của các hóa chất độc hại; 4. Đánh giá các yếu tố gây rủi ro. Hiện nay có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau để đánh giá định lượng sự tiếp xúc với hóa chất của con người. Phương pháp trực tiếp bao gồm các phép đo sự tiếp xúc với hóa chất tại điểm tiếp xúc và thời điểm phát thải. Ngoài ra có các phương pháp gián tiếp liên quan đến việc ngoại suy các mức độ tiếp xúc từ các phép đo khác, sử dụng dữ liệu đã có ví dụ như nồng độ hóa chất trong máu, nước tiểu, tóc, hay trong các sinh vật, động vật cấp thấp ... rồi từ đó ước tính liều phơi nhiễm đến con người. Các mục thông tin dưới đây sẽ trình bày chi tiết hơn về một số biện pháp đánh giá rủi ro liên quan đến sự phát thải hóa chất ra môi trường. - Nhận diện mối nguy hại: Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trong trong quá trình đánh giá rủi ro. Mục đích của việc nhận diện được các nguy hiểm là để phát hiện các nguy cơ, đánh giá sơ bộ, phân loại và sàng lọc các nguy cơ và đánh giá rủi ro trên cơ sở các mối nguy hiểm này, từ đó xác định đối tượng cần phải đánh giá rủi ro. Để nhận diện nguy hiểm, thông thường có 8 tiêu chí được tham chiếu, đó là: + Xác định loại hình hoạt động công nghiệp có sự tham gia của các hóa chất nguy hiểm; + Xác định bản chất nguy hại của hóa chất; + Xác định các vị trí tiềm ẩn nguy hiểm trong quá trình lưu giữ hóa chất; + Xác định các vị trí tiềm ẩn nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hóa chất; + Xác định các vị trí tiềm ẩn nguy hiểm trong quá trình thải bỏ hóa chất; 8
  19. + Xác định các vị trí có hoạt động hóa chất có liên quan hay có thể tác động đến đối với khu vực nhạy cảm xung quanh; + Tổng hợp lịch sử sự cố hóa chất; + Tổng hợp khối lượng hóa chất trong các quá trình công nghệ. Tùy theo từng loại hóa chất sử dụng, loại hình hoạt động hóa chất, khối lượng hóa chất, …. mà có thể lựa chọn một hoặc nhiều tiêu chí nêu trên để nhận diện các nguy hiểm từ các hoạt động hóa chất này. - Đánh giá phơi nhiễm: Đánh giá phơi nhiễm cung cấp thông tin về lượng phát thải ra môi trường, đường truyền và các tuyến tiếp xúc của tác nhân phơi nhiễm để thâm nhập vào vật tiếp nhận. Đánh giá phơi nhiễm là quá trình đánh giá định lượng hay định tính sự thâm nhập của một tác nhân nguy hại vào vật nhận (con người hoặc môi trường) thông qua sự tiếp xúc với môi giới môi trường (nước, không khí, đất). Sự đánh giá được thực hiện thông qua các thông số đầu vào về cường độ, tính liên tục, độ dài thời gian tiếp xúc và tuyến tiếp xúc. Đánh giá phơi nhiễm bao gồm mô tả tính chất và quy mô của các quần thể khác nhau bị phơi nhiễm đối với một hóa chất, độ lớn và thời gian phơi nhiễm của quần thể đó. Các bước đánh giá phơi nhiễm gồm mô tả đặc trưng phơi nhiễm; xác định đường truyền phơi nhiễm; định lượng phơi nhiễm. - Mô tả đặc tính rủi ro Mô tả đặc tính rủi ro là bước cuối cùng xác định phạm vi các tác động bất lợi đến nguồn tiếp nhận dưới điều kiện phơi nhiễm. Các đặc tính rủi ro được tóm tắt và tổng hợp phơi nhiễm và đánh giá độc tính để định tính và định lượng các mức độ rủi ro và xem xét thêm các vấn đề không chắc chắn trong đánh giá rủi ro. Kết quả phơi nhiễm trong vấn đề rủi ro lớn nhất có thể được xác định trong tiến trình này. Các đặc tính rủi ro thích hợp từ các mối nguy hại liên quan đến các vấn đề ô nhiễm môi trường cho phép quản lý rủi ro và quyết định đúng hơn để thực hiện tốt hơn. Nó là sự biểu hiện của nguy cơ đối với từng cá thể, các cộng đồng hay từng đối tượng bị tác động khác trên cơ sở lượng hóa, qua đó ta được các giá trị định lượng cao hơn mức trung bình. 9
  20. - Mô tả đặc tính rủi ro định lượng (QRA) Trường hợp xét đặc tính rủi ro từ chất ung thư và không gây ung thư thì nhiệm vụ là ước lượng rủi ro (tính toán lượng rủi ro từ chất gây ung thư và chất không gây ung thư trên cả ba tuyến phơi nhiễm) và phân tích kết quả để đưa ra những quyết định đúng đắn. Tính toán rủi ro đối với mức phơi nhiễm trung bình và lớn nhất. Đối với phơi nhiễm lâu dài: sử dụng nồng độ trung bình để tính rủi ro đại diện cho việc ước lượng từ nhiều điểm phơi nhiễm. Đối với phơi nhiễm tức thời: sử dụng nồng độ lớn nhất để tính toán sẽ hiệu quả hơn. + Tính toán rủi ro từ chất gây ung thư: R = CDI x SF Trong đó: • R: Rủi ro từ chất gây ung thư • CDI: Liều lượng hóa chất vào cơ thể liên tục mỗi ngày (mg/kg.ngày) • SF: Hệ số dốc đường cong liều lượng - phản ứng (kg.ngày/mg) Đặc tính rủi ro ung thư cần phải tính toán cho riêng từng hóa chất phù hợp với tuyến và con đường phơi nhiễm. Việc tính toán lặp lại cho mỗi hoàn cảnh và mỗi cộng đồng phơi nhiễm. Mỗi tuyến phơi nhiễm có giá trị SF riêng. Để tính tổng rủi ro từ các chất gây ung thư ta cộng dồn tất cả các rủi ro ung thư của mỗi chất ứng với mỗi tuyến phơi nhiễm. + Tính toán rủi ro từ chất không gây ung thư: CDI HI = RfD Trong đó: • CDI: Liều lượng hóa chất vào cơ thể liên tục mỗi ngày (mg/(kg.ngày)). • RfD: Liều lượng tham chiếu (mg/(kg.ngày)) • HI: Chỉ số độc hại. Nếu HI1: chất không gây ung thư đang xét có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe khi phơi nhiễm. Chỉ số độc được tính riêng cho từng hóa chất. Trong trường hợp phơi nhiễm với nhiều chất thì chỉ số độc của tuyến phơi nhiễm đó bằng tổng các chỉ số độc 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2