intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Báo chí cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến cuối năm 1946

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ bối cảnh lịch sử và diện mạo của báo chí cách mạng Việt Nam gắn với một thời điểm rất đặc biệt của dân tộc ta từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối năm 1946; phân tích cụ thể nội dung thông tin tuyên truyền, hiệu quả tác động và nghệ thuật làm báo của báo chí cách mạng Việt Nam thời điểm 1945-1946. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Báo chí cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến cuối năm 1946

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG ******** NGUYỄN THANH SƠN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN CUỐI NĂM 1946 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ HÀ NỘI - 2008
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG ******** NGUYỄN THANH SƠN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN CUỐI NĂM 1946 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số : 60.32.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG HÀ NỘI - 2008
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Điều kiện và tình hình hoạt động của báo chí nước ta sau Cách mạng Tháng Tám ............................................................................................. 8 1.1. Điều kiện hoạt động báo chí ..................................................................... 8 1.1.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 8 1.1.2. Quan điểm, chính sách báo chí của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa .. 13 1.2. Tình hình hoạt động của dòng Báo chí cách mạng .................................... 16 CHƯƠNG 2:Khảo sát diện mạo và nội dung của báo chí cách mạng ....... 26 2.1. Giới thiệu một số tờ báo cách mạng tiêu biểu thời điểm 1945-1946 ......... 26 2.1.1. Cờ giải phóng ......................................................................................... 26 2.1.2. Sự thật .................................................................................................... 30 2.1.3. Cứu quốc ................................................................................................ 34 2.1.4. Tiên phong ............................................................................................. 41 2.1.5. Sao vàng ................................................................................................. 48 2.1.6. Quyết thắng ............................................................................................ 52 2.2. Khảo sát về nội dung ................................................................................ 56 2.2.1. Tiếp tục tuyên truyền phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin .......................... 56 2.2.2. Thông tin phản ánh diễn tiến của Cách mạng Tháng Tám và không khí hồ hỡi của quần chúng nhân dân được sống trong không khí hòa bình ................. 60 2.2.3. Tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng chế độ mới ................. 65
  4. 2.2.4. Tích cực đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng ............................. 73 2.2.5. Thông tin tuyên truyền các hoạt động của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, của nhân dân để giải quyết “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm” ......... 85 2.2.6. Thông tin tuyên truyền mặt trận ngoại giao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Hồ Chí Minh ............................................................................................. 103 CHƯƠNG 3: Vai trò, vị trí của báo chí cách mạng với việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam mới và những bài học kinh nghiệm ......................... 111 3.1.Vai trò, vị trí của báo chí cách mạng Việt Nam thời điểm 1945 - 1946 ..... 111 3.2. Những bài học kinh nghiệm....................................................................... 120 3.2.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng và quản lý một nền báo chí của cách mạng ................................................................................................................. 120 3.2.2. Bài học kinh nghiệm cho người làm báo ................................................ 128 3.2.3. Bài học kinh nghiệm trong đấu tranh với các thế lực thù địch .............. 133 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 145 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 151
  5. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Báo chí đóng vai trò quan trọng và có tác động tích cực đến tiến trình phát triển của xã hội. Báo chí không những là tấm gƣơng phản ánh mọi khía cạnh của đời sống xã hội mà còn là nguồn sử liệu quý giá góp phần làm sáng rõ các vấn đề liên quan đến lịch sử trên mọi phƣơng diện chính trị, kinh tế, văn hóa… Chính vì vậy, nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam là công việc rất cần thiết, góp phần soi sáng lịch sử dân tộc ta và rút ra những kinh nghiệm quý báu cho những ngƣời làm báo hôm nay. Đề tài “ Báo chí cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến cuối năm 1946” gắn với một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của dân tộc ta. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đƣa đất nƣớc ta bƣớc sang một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự do dƣới chế độ dân chủ nhân dân. Ngày 2.9.1945 tại quảng trƣờng Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là thời kỳ mà dân tộc ta đoàn kết chiến đấu chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ và củng cố chính quyền non trẻ, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Một đất nƣớc còn non trẻ, một chính quyền mới vừa thành lập nhƣng phải đƣơng đầu đối phó với những khó khăn chồng chất trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong số khối lƣợng công việc đồ sộ mà Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng và củng cố để đảm bảo vị thế của một đất nƣớc có chủ quyền, không thể không nhắc đến hoạt động báo chí với sứ mệnh đảm đƣơng vai trò quan trọng trên địa hạt tƣ tƣởng văn hóa. Đây là giai đoạn nƣớc Việt Nam mới đặt nền móng cho một nền báo chí thực sự của mình trên cơ sở những thành tựu của dòng báo chí cách mạng trƣớc khi Đảng cộng sản Đông Dƣơng lên nắm chính quyền. Về đời sống báo chí, đây là một khoảng thời gian rất ngắn nhƣng chƣa bao giờ chúng ta có một nền báo chí phong phú và sôi động nhƣ thế. Dƣới chế
  6. -2- độ dân chủ cộng hòa, Nhà nƣớc ta còn non trẻ lại phải đối diện với thù trong giặc ngoài, phải chấp nhận một tình trạng đa nguyên về đảng phái, về lực lƣợng chính trị - trong đó có báo chí, nhƣng vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Báo chí cách mạng vẫn chiếm địa vị chủ đạo trên mặt trận tƣ tƣởng. Vì vậy, nghiên cứu báo chí cách mạng thời kỳ này không chỉ giúp chúng ta thấy rõ quy luật hoạt động cách mạng hiểu theo nghĩa hẹp, mà chúng ta còn hiểu trên một bình diện rộng lớn hơn - đó là báo chí cách mạng hoạt động trong một môi trƣờng có rất nhiều dòng báo chí khác nhau, từ đó chúng ta sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm phong phú cho hoạt động báo chí hiện nay và mai sau. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố từ trƣớc đến nay có liên quan đến nội dung đề tài “Báo chí cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến cuối năm 1946” có thể kể đến nhƣ sau: Tác giả Nguyễn Thành trong cuốn “Báo chí cách mạng Việt Nam 1925- 1945” (NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1984) giới thiệu một số tờ báo cách mạng nhƣ Việt Nam độc lập, Cứu quốc, Cờ giải phóng ra đời trong giai đoạn 1939- 1945. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ giới thiệu đặc điểm của chúng dừng lại ở mốc trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tác giả Đỗ Quang Hƣng trong giáo trình “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000) cũng đã nghiên cứu các tờ báo Việt Nam độc lập, Cứu quốc, Cờ giải phóng về sự ra đời, phát triển qua từng chặng đƣờng lịch sử, về những ngƣời làm báo, nội dung và những nét độc đáo về nghệ thuật làm báo. Tác giả còn chú ý tới những thay đổi quan trọng của các tờ báo Cứu quốc, Cờ giải phóng sau năm 1945. Cái mốc năm 1945 với những đổi thay độc đáo của báo chí Việt Nam đƣợc Đỗ Quang Hƣng đặc biệt chú ý : “Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 vĩ đại, không những là một biến cố lịch sử dân tộc, là bƣớc nhảy vọt đầu tiên của cách mạng nƣớc ta hơn nửa thế kỷ qua mà còn là sự hồi sinh, sự phục hƣng của nền báo chí”. Đỗ Quang Hƣng đề cập đến chủ trƣơng thành lập Đoàn Báo chí Việt Nam của chính phủ lâm thời
  7. -3- (28.12.1945), Sắc lệnh số 41 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 29.3.1946 “xem nhƣ viên gạch đầu tiên về luật pháp báo chí của nƣớc Việt Nam mới”. Tác giả nhận định: “Đó là thời điểm Lịch sử báo chí Việt Nam đã bƣớc vào trang mới…. Nhƣng tiếng nói chân chính và mạnh mẽ của dòng báo cách mạng với diện mạo đa dạng, chững chạc hơn vẫn giữ vững vị trí chủ đạo… Nghĩa là, cũng nhƣ chính con đƣờng cách mạng Việt Nam, báo chí cũng bắt đầu những nhịp thở, trăn trở của cuộc tranh đấu mới”. Công trình “Sơ thảo lịch sử báo chí Hà Nội (1905-2000)” (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội đã đề cập đến báo chí Hà Nội thời kỳ từ cuối tháng 8.1945 đến ngày 19.12.1946 với những nhận định có cơ sở: “Cách mạng Tháng Tám thắng lợi mở ra giai đoạn phát triển mới trong lịch sử dân tộc và báo chí. Báo chí Hà Nội đƣợc hƣởng quyền tự do báo chí đầu tiên trong cả nƣớc, xác lập một nền báo chí vì độc lập dân tộc, tự do dân chủ, giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ”. “Nói riêng về báo chí, Chính quyền cách mạng có nhiệm vụ quản lý, sử dụng nó làm công cụ sắc bén phục vụ nhân dân, bảo vệ, củng cố chính quyền, chống kẻ thù bên trong và bên ngoài, xây dựng tình hữu nghị với nhân dân các nƣớc, bảo vệ hòa bình trong khu vực và trên thế giới”. Cuốn “Sơ thảo lịch sử 50 năm báo Nhân dân 1951-2001” (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001) do báo Nhân dân xuất bản đã đề cập các báo Đảng tiền thân của báo Nhân dân, trong đó có nhắc đến các tờ báo Cờ giải phóng, Cứu quốc, Sự thật với những bƣớc phác thảo sơ lƣợc về chúng trong từng chặng đƣờng lịch sử. Cuốn sách có những dòng nhận định: “Báo chí của Đảng ta trƣớc khi báo Nhân dân ra đời có một lịch sử oanh liệt và truyền thống rất vẻ vang”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành trong cuốn “Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005) đã dành nhiều trang sách giới thiệu nội dung các bài viết của Bác Hồ đăng trên các báo Cứu quốc và Sự thật. Tác giả viết: “Báo chí cách mạng của ta từ địa vị không hợp pháp, bị đế quốc truy tố, lùng bắt đã chuyển sang địa vị hợp pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
  8. -4- ở tƣ thế ngƣời lãnh đạo đất nƣớc, viết bài cổ động nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, đặc biệt là với các dân tộc bị áp bức”. “Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Cứu quốc là tờ báo cách mạng đầu tiên đƣợc vinh dự đăng những bài báo của Bác, kể từ tháng 2-1946”. Trong cuốn “Trận tuyến công khai giữa Sài Gòn (tập 1, NXB Trẻ, TP.HCM, 2005), các tác giả có những bài ký sự thể hiện khuôn mặt tinh thần của báo chí cách mạng công khai và phong trào đấu tranh của báo giới với tính cách đặc thù Nam Bộ - Sài Gòn. Đề cập đến báo chí Sài Gòn thời điểm 1945- 1954, cuốn sách có những bài viết đáng chú ý: “Mấy đặc điểm của báo chí Sài Gòn thời kháng chiến chống Pháp” (Bằng Giang), “Báo chí cách mạng Sài Gòn- trận địa “kháng chiến” công khai” (Lê Hiền), “Báo chí thống nhất Nam Bộ - trận tuyến công khai giữa Sài Gòn” (Tô Nguyệt Đình), “Làm báo bí mật giữa Sài Gòn và trong nhà tù” (Trần Cửu Kiến)... Có thể nói, cho đến nay, chúng ta vẫn chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về báo chí cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến cuối năm 1946. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Chƣa bao giờ trong lịch sử dân tộc nƣớc nhà diễn ra hoạt động báo chí lạ lùng nhƣ vào thời điểm 1945-1946. Đảng lãnh đạo đất nƣớc nhƣng không xuất hiện công khai mà phải lui vào hoạt động bí mật dƣới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác ở Đông Dƣơng (tháng 11.1945). Đây rõ ràng là thời kỳ đa nguyên về báo chí nhƣng chúng ta vẫn xây dựng vững chắc một nền báo chí dân chủ cộng hòa. Thực hiện đề tài “Báo chí cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến cuối năm 1946” sẽ giúp chúng ta rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá về công tác quản lý báo chí, về nghệ thuật làm báo, tinh thần sẵn sàng lăn xả vào những điểm nóng và nắm giữ vị trí chủ đạo trên mặt trận chính trị - tƣ tƣởng của những ngƣời làm báo chân chính ở những thời điểm nhạy cảm và khó khăn nhất của đất nƣớc.
  9. -5- Tại thời điểm 1945-1946, bên cạnh hệ thống báo Đảng, báo của Mặt trận Việt Minh và các tổ chức cách mạng trong cả nƣớc, đã tồn tại nhiều tờ báo tƣ nhân. Nó chứng tỏ sự phong phú của bộ mặt báo chí nƣớc ta và khả năng quản lý mặt trận báo chí đa diện của Đảng ta vào thời điểm này một cách rất khéo léo vài tài tình. Hiện nay, trong không khí dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có hoạt động báo chí, làm sao để quản lý tất cả các tờ báo đi theo đúng quỹ đạo và đƣờng hƣớng chung do Đảng ta khởi xƣớng? Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần giải đáp câu hỏi cấp thiết đó. Trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay, báo chí nƣớc ta đã và đang từng bƣớc đổi mới, đi vào hoạt động với những chiều kích mới. Trên thực tế báo chí nƣớc ta đã có một thị trƣờng rộng lớn, đa dạng, thuộc nhiều tổ chức xã hội và thành phần kinh tế. Vì vậy, những bài học của báo chí cách mạng thời điểm 1945 - 1946 chắc chắn sẽ mang lại nhiều ý nghĩa tích cực. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn làm rõ bối cảnh lịch sử và diện mạo của báo chí cách mạng Việt Nam gắn với một thời điểm rất đặc biệt của dân tộc ta từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối năm 1946; phân tích cụ thể nội dung thông tin tuyên truyền, hiệu quả tác động và nghệ thuật làm báo của báo chí cách mạng Việt Nam thời điểm 1945-1946; giới thiệu đặc điểm của một số tờ báo cách mạng tiêu biểu xuất bản vào thời điểm này; rút ra những bào học kinh nghiệm bổ ích cho hoạt động báo chí trong thời kỳ mới hiện nay. Luận văn sẽ góp phần soi sáng và vẽ lên một bức tranh khái quát về hoạt động báo chí cách mạng nƣớc ta ở thời khắc lịch sử đáng nhớ này. Đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cụm từ “báo chí cách mạng” với ý nghĩa rộng là báo chí của một nƣớc Việt Nam mới sau Cách mạng Tháng Tám. Bởi lẽ, trƣớc năm 1945, báo chí cách mạng chủ yếu bao hàm là báo chí của
  10. -6- những ngƣời cộng sản, còn báo chí yêu nƣớc chỉ đƣợc coi nhƣ thuộc nhóm “báo chí khuynh tả”). Sau năm 1945, khái niệm báo chí cách mạng đƣợc hiểu không chỉ là báo do Đảng trực tiếp cầm quyền mà nó còn bao hàm cả báo chí yêu nƣớc và tiến bộ. Chúng tôi không hoàn toàn có ý đối lập báo chí cách mạng với các báo còn lại, trừ việc đối lập với các tờ báo của các tổ chức chính trị phản động lúc bấy giờ. Còn lại, những tờ báo khác, tuy không quan niệm trực tiếp là báo chí cách mạng nhƣng nó vẫn là báo hợp pháp và có khuynh hƣớng tiến bộ. Nếu xét theo nghĩa hẹp, chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng khái niệm này để chỉ báo của các tổ chức Đảng và tổ chức mặt trận (nhƣ công đoàn, hội cứu quốc…), và coi nó là lực lƣợng chủ lực của nƣớc Việt Nam mới, là đối tƣợng chính để khai thác trong quá trình thực hiện đề tài. Luận văn xác định rõ đối tƣợng nghiên cứu là báo chí cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối năm 1946. Những tờ báo phi cách mạng, báo chí có khuynh hƣớng phục vụ chính quyền thực dân và bù nhìn tay sai, báo chí có khuynh hƣớng ôn hòa - đối lập, báo chí chuyên biệt… không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Ngoài ra, do điều kiện tƣ liệu báo chí lƣu trữ hiện nay là khá hiếm hoi, nên luận văn giới hạn khảo sát qua bộ lƣu trữ ở miền Bắc và miền Trung nƣớc ta, chúng tôi chƣa có điều kiện khảo sát trực tiếp các báo chí cách mạng của đảng bộ miền Nam trong thời điểm lịch sử này. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử, khảo sát, trực tiếp đọc, sao chụp các tƣ liệu và hiện vật còn lƣu trữ, kết hợp với phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thẩm định. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, riêng phần nội dung gồm có ba chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Điều kiện và tình hình hoạt động của báo chí nƣớc ta sau Cách mạng Tháng Tám
  11. -7- Chƣơng 2: Khảo sát diện mạo và nội dung của báo chí cách mạng Chƣơng 3: Vai trò, vị trí của báo chí cách mạng với việc bảo vệ và xây dựng nƣớc Việt Nam mới và những bài học kinh nghiệm
  12. -8- CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ NƢỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1.1. Điều kiện hoạt động của báo chí 1.1.1. Bối cảnh lịch sử Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra với hào khí “long trời lở đất” đã thành công trên phạm vi cả nƣớc khi dân tộc ta chớp lấy thời cơ “ngàn năm có một”. Chiều ngày 2.9.1945, tại cuộc mít tinh ở quảng trƣờng Ba Đình, trƣớc đông đảo nhân dân thủ đô và các vùng lân cận tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với thế giới: Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa độc lập, tự do ra đời. Ngày 2.9.1945 trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và của phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm. Với thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, nƣớc ta từ một nƣớc thuộc địa đã trở thành một nƣớc độc lập dƣới chế độ dân chủ cộng hòa, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành ngƣời dân độc lập, tự do, làm chủ nƣớc nhà. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu bƣớc phát triển nhảy vọt của Cách mạng Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển lịch sử dân tộc: kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân Việt Nam trở thành ngƣời làm chủ đất nƣớc, làm chủ xã hội, đƣợc hƣởng những quyền lợi do cách mạng đem lại. Họ hiểu rõ giá trị thiêng liêng của những quyền lợi ấy, một lòng gắn bó và quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng. Đây chính là nguồn sức mạng vô tận giúp cho Nhà nƣớc cách mạng còn đang trong thời kỳ trứng nƣớc vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách.
  13. -9- Về quốc tế, Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhƣợc tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nƣớc thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân châu Á và châu Phi. Về ý nghĩa dân tộc và quốc tế của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Tại thời điểm 1945-1946, chúng ta chứng kiến sự đa dạng của các lực lƣợng chính trị xã hội ở nƣớc ta. Sau Cách mạng Tháng Tám, Mặt trận Việt Minh phát triển rất nhanh chóng. Một số đoàn thể quần chúng và nhiều đảng phái thuộc nhiều khuynh hƣớng chính trị khác nhau ra công khai hoặc lần lƣợt ra đời. Các Hội cứu quốc trong công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ đƣợc tổ chức thống nhất trong cả nƣớc. Nhiều Hội cứu quốc mới ra đời, tập hợp thêm những tầng lớp yêu nƣớc còn đứng ngoài Mặt trận nhƣ: Công thƣơng Cứu quốc, Công giáo Cứu quốc, Đoàn Hƣớng đạo Cứu quốc, Đoàn sinh viên Cứu quốc, Viên chức cứu quốc, Cựu binh sĩ cứu quốc… Các hội Công nhân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc ở ba miền lần lƣợt mở hội nghị để thống nhất hệ thống tổ chức. Số lƣợng hội viên của các đoàn thể cứu quốc trong Việt Minh tăng lên nhanh chóng. Mặt trận Việt Minh thực sự trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân rộng rãi, giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân. Thực hiện chủ trƣơng vũ trang toàn dân, nhân dân ta chủ trƣơng tích cực xây dựng lực lƣợng. Chỉ trong thời gian ngắn, lực lƣợng vũ trang bao gồm các đơn vị Giải phóng quân và các đội tự vệ chiến đấu phát triển nhanh chóng. Dù trang bị vũ khí còn rất thô sơ và thiếu thốn, lại chƣa có nhiều kinh nghiệm tác chiến, nhƣng cán bộ và chiến sĩ trong các đơn vị vũ trang đều có tinh thần chiến
  14. - 10 - đấu dũng cảm, là lực lƣợng chủ chốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng. Trải qua 15 năm đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo (1930-1945), truyền thống đoàn kết, bất khuất của dân tộc ta càng đƣợc phát huy cao độ; Đảng ta ngày càng trƣởng thành, bắt rễ sâu vào quần chúng và thêm dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo. Đứng đầu Đảng và Nhà nƣớc cách mạng là vị lãnh tụ thiên tài, có uy tín tuyệt đối trong toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh tƣợng trƣng cho tinh hoa văn hóa của dân tộc, cho ý chí kiên cƣờng, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nói trên, Nhà nƣớc cách mạng Việt Nam, ngay sau khi ra đời, đã phải đứng trƣớc một tình thế hết sức hiểm nghèo, nhất là ba thứ giặc : “giặc đói’, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm”. Nền kinh tế của nƣớc ta chủ yếu là nông nghiệp với trình độ lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, thiên tai thƣờng xuyên xảy ra. Các ngành kinh tế bị đình đốn nghiêm trọng. Nhiều cơ sở công nghiệp chƣa đi vào hoạt động. Hàng vạn công nhân thất nghiệp. Việc buôn bán với nƣớc ngoài hầu nhƣ bị đình trệ. Hàng hóa trên thị trƣờng khan hiếm. Nguy cơ nạn đói mới xuất hiện. Nền tài chính của Nhà nƣớc cách mạng trong buổi đầu hết sức kiệt quệ. Ngân sách quốc gia lúc đó chỉ có 1.230.000 đồng, trong khi quá nửa là tiền rách. Các khoản thu từ thuế giảm sút. Trong khi nhiều nguồn thu quá ít ỏi không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu chi lớn thì Nhà nƣớc lại chƣa nắm đƣợc Ngân hàng Đông Dƣơng. Bên cạnh đó, khi kéo vào nƣớc ta, quân Tƣởng lại tung ra trên thị trƣờng giấy bạc “Quan kim” và “Quốc tệ” đã mất giá trị, càng làm cho tình hình tài chính và thƣơng mại thêm phức tạp. Cùng với đó, chế độ thực dân phong kiến để lại một di sản văn hóa hết sức lạc hậu. Thực dân Pháp chăm lo xây dựng nhà tù nhiều hơn tƣờng học. Vì thế hơn 90% dân số nƣớc ta mù chữ. Bên cạnh nạn thất học là các tệ nạn xã hội tồn tại rất phổ biến. Bệnh dịch cũng hoành hành ở nhiều nơi.
  15. - 11 - Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới ra đời, chƣa có kinh nghiệm quản lý. Ở một số nơi, chính quyền chƣa nằm trong tay những ngƣời cách mạng. Quân đội thƣờng trực đang trong quá trình xây dựng. Trang bị vũ khí rất thô sơ và thiếu thốn. Đồng thời, Mặt trận dân tộc thống nhất tuy phát triển rộng rãi nhƣng chƣa đƣợc củng cố vững chắc; kẻ thù lại đang ra sức thực hiện âm mƣu chia rẽ, lôi kéo… Nguy cơ lớn nhất đối với Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc mới thành lập là nạn ngoại xâm. Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân của Tƣởng Giới Thạch gồm 4 quân đoàn do tƣớng Lƣ Hán làm tổng chỉ huy đã ồ ạt kéo vào nƣớc ta. Núp dƣới danh nghĩa đại diện lực lƣợng Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải đáp quân đội Nhật, quân Tƣởng nuôi dã tâm: tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dƣơng, phá tan Việt Minh, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh và dựng lên một chính quyền tay sai. Bởi vậy, khi vào nƣớc ta, quân Tƣởng kéo theo các tổ chức phản cách mạng nhƣ Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) do Nguyễn Tƣờng Tam, Vũ Hồng Khanh cầm đầu và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) do Nguyễn Hải Thần cầm đầu. Quân Tƣởng buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chế độ trƣng thu lƣơng thực để mỗi tháng phải cung cấp cho chúng 10.000 tấn gạo, trong khi nhân dân Bắc Bộ đang phải chịu hậu quả nạn đói khủng khiếp chƣa từng có trong lịch sử đất nƣớc. Dựa vào quân Tƣởng, các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách ra sức tuyên truyền chống phá chính quyền cách mạng, lập chính quyền ở một số nơi. Chúng tiến hành nhiều hoạt động vu cáo, nói xấu Việt Minh, ngang nhiên đòi gạt các bộ trƣởng là đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ. Chúng còn gây ra các vụ giết ngƣời, cƣớp của, bắt cóc cán bộ chính quyền ở một số địa phƣơng. Quân Tƣởng và các lực lƣợng Việt Quốc, Việt Cách ra sức công kích, xuyên tạc trên các diễn đàn thông tin, ra báo, tổ chức diễn thuyết mạt sát Việt Minh lừa bịp các đảng phái quốc gia, âm mƣu lập chế độ Cộng sản, cho rằng Việt Minh mạnh hơn vì đã chiếm đƣợc chính quyền, các đảng phái khác trở về nƣớc trễ, không lôi cuốn đƣợc quần chúng…
  16. - 12 - Ở phía Nam vĩ tuyến 16, tình hình còn nghiêm trọng hơn. Thực dân Pháp ngày càng bộc lộ rõ ý đồ trở lại xâm chiếm Việt Nam. Ngoài việc lấy danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân đội Anh còn đồng lõa và giúp cho thực dân Pháp quay lại xâm lƣợc nƣớc ta lần thứ hai. Ngày 23.9.1945, quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lƣợc Việt Nam lần thứ hai. Ngoài lực lƣợng của quân Tƣởng, Anh, Pháp, trên đất nƣớc ta lúc đó có khoảng 6 vạn quân Nhật. Trong lúc chờ giải giáp, một bộ phận của đội quân Nhật đã đƣợc quân Anh sử dụng, đánh vào lực lƣợng vũ trang của ta, dọn đƣờng cho quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn và nhiều vùng ở miền Nam. Dựa vào thế lực quân đội nƣớc ngoài, các lực lƣợng phản cách mạng trong cả nƣớc đã lần lƣợt ngóc đầu dậy chống phá chính quyền cách mạng. Chƣa lúc nào trên đất nƣớc Việt Nam có nhiều kẻ thù nhƣ vậy! Giặc ngoài, thù trong, khó khăn chồng chất khó khăn đè nặng lên đất nƣớc ta, đặt chính quyền cách mạng trƣớc một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”! Vận mệnh độc lập tự do của dân tộc vừa mới giành đƣợc đang đứng trƣớc nguy cơ mất còn! Trọng trách nặng nề đối với dân tộc đã giao phó cho Đảng và Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Hồ Chí Minh đứng đầu, với tƣ cách là ngƣời lãnh đạo và quản lý điều hành cao nhất của đất nƣớc. Căn cứ vào phƣơng hƣớng và nhiệm vụ, chiến lƣợc và sách lƣợc do Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội họp tháng 8.1945 đã thông qua, ngay sau khi về Hà Nội, Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng và Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ và biện pháp cấp bách đầu tiên để bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. Đặc biệt ngày 25.11.1945, Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng đã ra bản chỉ thị quan trọng “Kháng chiến, kiến quốc”, xác định nhiệm vụ chiến lƣợc, nhiệm vụ trƣớc mắt và những chính sách lớn để chỉ đạo hành động của toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh nhằm giữ vững quyền độc lập tự do, bảo vệ chế độ mới. Trải qua hơn một năm đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, những khó khăn ban đầu đã đƣợc đẩy lùi. Tiềm lực của Nhà nƣớc
  17. - 13 - cách mạng đƣợc tăng cƣờng một bƣớc, tạo nên thế và lực mới cho toàn dân ta bƣớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong cả nƣớc. Có đƣợc những thắng lợi đó là do toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ, thực hiện sự nghiệp vẻ vang “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” dƣới sự lãnh đạo của Đảng. 1.1.2. Quan điểm, chính sách báo chí của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa Trƣớc áp lực của các thế lực chính trị phản động, để bảo vệ những thành tựu của chính quyền cách mạng giành đƣợc, Đảng cộng sản Đông Dƣơng đã thi hành chính sách mềm dẻo: tuyên bố tự giải tán vào tháng 11.1945. Tuy nhiên đây chỉ là sự giải tán về hình thức, trên thực tế Đảng vẫn trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Đảng ta vẫn luôn lãnh đạo sát sao hoạt động của cách mạng và Nhà nƣớc thông qua Mặt trận Việt Minh. Sự hoạt động hiệu quả của báo chí cách mạng chính là công cụ để tổ chức này thực hiện các nhiệm vụ của mình. Vì vậy, sự tồn tại của báo chí cách mạng cũng nhƣ vị trí công khai của nó đƣợc quy định bởi vai trò của Nhà nƣớc và Mặt trận Việt Minh. Quan điểm, chính sách báo chí của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc coi nhƣ là những cơ sở pháp lý và những định chế chính trị giúp cho hoạt động báo chí phát triển. Về pháp lý, không thể đơn giản dùng những văn bản pháp quy của chính quyền thực dân Pháp đã áp dụng ở nƣớc ta. Nhƣng cũng không thể vứt bỏ tất cả ngay, mà phải xem những điều nào, điểm nào có thể dùng đƣợc, miễn là cải tạo nó đi, bổ sung và cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Chính phủ có nhiệm vụ ban hành những văn bản pháp quy về báo chí, từ một vài điểm cụ thể, tiến tới một sắc lệnh quy định có hệ thống, đầy đủ về các vấn đề thuộc báo chí và có liên quan đến báo chí. Trƣớc hết phải nhắc đến Sắc lệnh số 47 của Chủ tịch nƣớc ký ngày 10.10.1945 về việc duy trì tạm thời các luật lệ hiện hành của chế độ xã hội cũ. Khi nào có Nghị định hay Sắc lệnh mới về báo chí thay thế thì mọi thể lệ cũ sẽ không còn giá trị. Việc duy trì này phải đảm bảo điều kiện kiên quyết là các luật lệ đó không trái với các nguyên tắc độc lập tự do. Toàn bộ hoạt động xã hội về
  18. - 14 - cơ bản vẫn diễn ra trên cơ sở những luật lệ của chế độ xã hội cũ. Sự tồn tại và phát triển của báo chí cách mạng cũng gắn liền với thực tế này. Trong chế độ xã hội cũ, đất nƣớc bị chia cắt làm ba kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau. Bƣớc sang thời kỳ mới, sự độc lập tự do của chúng ta là thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ, thế nhƣng chúng ta vẫn phải áp dụng luật lệ hoạt động báo chí của chế độ xã hội cũ với thể chế 3 kỳ. Do đó sự phát triển của báo chí cách mạng từ năm 1945 về sau trên tinh thần sắc lệnh ngày 10.10.1945 hoàn toàn không có giá trị. Bởi lẽ trên đất nƣớc Việt Nam thống nhất chỉ có một nền báo chí chứ không phải có ba nền báo chí ở ba kỳ. Sự phát triển của báo chí từ năm 1945 về sau gắn liền với sự kiểm soát của chính quyền mới, cụ thể là sự kiểm soát của chính quyền cách mạng trong hoạt động ra báo. Tiếp đó, Trung ƣơng Đảng đã bí mật đƣa ra Chỉ thị tháng 11.1945. Thực chất đây là sự chỉ đạo sách lƣợc tuyên truyền với những mục tiêu cụ thể sau: Đoàn kết với mọi đối tƣợng để chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lƣợc. Trong quá trình tuyên truyền không đƣợc đối lập các lực lƣợng xã hội dƣới gốc độ chủng tộc, không đƣợc công kích nƣớc Pháp nói chung, phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp để cô lập những thực dân hiếu chiến. Chống âm mƣu chia rẽ dân tộc xuất phát từ tồn tại lịch sử: đất nƣớc bị chia làm ba kỳ và tình trạng đa sắc tộc của dân tộc Việt Nam. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải đoàn kết mọi ngƣời dân yêu nƣớc để thực hiện nhiệm vụ chung bảo vệ nền độc lập tự do. Chống sự thống nhất vô nguyên tắc với các lực lƣợng khác trong xã hội. Điều này cho thấy sự thống nhất giữa các lực lƣợng chỉ có thể diễn ra trên nguyên tắc của tinh thần yêu nƣớc và của ý thức bảo vệ độc lập tự do. Đề cao cảnh giác, chống sự phá họai của các tổ chức chính trị phản động nhƣ: Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt. Ngoài ra Đảng ta chú trọng đối phó với tổ chức kẻ thù nguy hiểm tơrốtkit chống phá cách mạng. Đề cao sự tin tƣởng vào thắng lợi của cách mạng. Lúc này các thế lực phản động đang ra sức chống phá điên cuồng hòng toan tính lật đổ chính quyền cách mạng. Do đó chính quyền cách mạng phải khôn khéo, mềm dẻo để bảo vệ thắng lợi đạt đƣợc nhất là trên mặt trận thông tin tuyên truyền.
  19. - 15 - Ngày 24.3.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 quy định chế dộ kiểm duyệt báo chí. Sắc lệnh này ra đời sau khi Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập, đƣợc Quốc hội công nhận ngày 2.3.1946. Thành phần Chính phủ đã có sự nhân nhƣợng, để cho một số thành viên của Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam cách mệnh đồng minh hội tham gia thay mặt cho một số đại biểu của họ trong Quốc hội không do quốc dân bầu ra. Sắc lệnh đã phản ánh tình hình thực tế phức tạp đó. Sắc lệnh có ba mục.Mục thứ nhất “Thể lệ xuất bản” gồm ba điều sau: 1. Các báo ngày hay xuất bản định kỳ, theo mẫu quy định; khi thay đổi những điều đã khai trƣớc phải khai lại trong hạn 48 giờ. 2. Mỗi tờ báo phải có ngƣời quản lý từ 21 tuổi trở lên, có quyền công dân. Tên, họ ngƣời quản lý; tên và địa chỉ nhà in phải in ở các số báo. 3. Trƣớc khi phát hành phải nộp cho cơ quan kiểm duyệt, phòng biện lý nơi phát hành, phòng báo chí Bộ Nội vụ, Nha lƣu trữ công văn hai số báo có chữ ký của ngƣời quản lý. Mục thứ hai của Sắc lệnh số 41 quy định kiểm duyệt: các bài báo sẽ đƣợc in sau khi Ty kiểm duyệt cấp Kỳ đã duyệt. Hội đồng kiểm duyệt đặt tại Bộ Nội vụ, có 5 ngƣời, do Nghị định của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ cử ra. Mục thứ ba: quy định các mức trừng phạt, từ tịch thu đến phạt tiền. Ngày 31.11.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ký Sắc lệnh số 18 về việc “lƣu chiểu văn hóa phẩm”, trong đó có lƣu chiểu báo và tạp chí, “tàng trữ các vật phẩm ấy dùng để làm tài liệu cho nền văn hóa quốc gia”. Sở lƣu chiểu văn hóa phẩm đƣợc thành lập, trực thuộc Bộ giáo dục quốc gia. Bộ Thông tin - Tuyên truyền, thành viên của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đƣợc công bố thành lập ngày 28.8.1945, sau đó đổi tên là Bộ Tuyên truyền và Cổ động ngày 1-1-1946. Đồng chí Trần Huy Liệu đƣợc cử làm Bộ trƣởng. Bộ này ra đời đã nắm vững quyền lực thông tin Nhà nƣớc, xây dựng hệ thống tổ chức thông tin cả nƣớc, tăng cƣờng lực lƣợng báo chí của
  20. - 16 - các cơ quan, đoàn thể cách mạng. Sự kiện đó cho thấy ngành Văn hóa và Thông tin đƣợc khai sinh ra từ Cách mạng Tháng Tám, và sự hình thành phát triển của nó luôn gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh cách mạng, dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Sau khi Quốc hội khóa 1 họp ngày 2.3.1946 thành lập Chính phủ Liên hiệp chính thức đầu tiên thì Bộ Tuyên truyền và Cổ động không còn nữa. Cho đến ngày 13.5.1946, Nha Tổng giám đốc thông tin, tuyên truyền mới đƣợc tổ chức dƣới quyền chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Bộ Nội vụ, do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Bộ trƣởng, bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng làm Tổng giám đốc; và đến ngày 27-11-1946 đổi thành Nha thông tin. Các cơ quan phụ thuộc Tổng nha lúc đó có Đài Tiếng nói Việt Nam, Ty nhận tin vô tuyến điện, Ty kiểm soát giấy, Ty kiểm duyệt báo chí và sách. Mỗi Kỳ, đến kháng chiến toàn quốc chia thành các Liên khu, có một Sở Thông tin; mỗi tỉnh, thành phố có một Ty Thông tin; ở cấp huyện và xã do một ủy viên ủy ban hành chính phụ trách. Đặc biệt Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đƣợc Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 9.11.1946, trong đó tại Điều 10 của chƣơng 2 quy định: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngƣỡng, tự do cƣ trú, đi lại trong nƣớc và ra nƣớc ngoài”. Điều đó cho thấy, hoạt động báo chí nƣớc ta sau năm 1945 đã đƣợc Đảng, Chính phủ công nhận và bảo đảm quyền tự do trong khuôn khổ nhất định. Nhìn lại quá trình ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động báo chí, chúng ta thấy rõ những bƣớc tiến, nhƣng đi vào thực hiện gặp muôn vàn khó khăn, phức tạp, nhất là phải đối phó với các tờ báo của bọn phản quốc đƣợc bọn phản động quốc tế có quân đội đóng trên đất nƣớc ta bảo trợ khuyến khích. Tình hình chính trị xã hội phức tạp đòi hỏi chính quyền cách mạng phải có bộ máy quản lý báo chí cứng rắn để giúp cho nhân dân nắm bắt những thông tin chính xác đúng với bản chất của nó, phù hợp với lợi ích của nhân dân và đất nƣớc. 1.2. Tình hình hoạt động của dòng Báo chí cách mạng Sự phát triển của báo chí cách mạng tại thời điểm này có sự tồn tại của những tờ báo cách mạng vốn xuất hiện từ trƣớc năm 1945 cũng nhƣ vừa xuất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1