Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận (Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi)
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu là đi sâu tìm hiểu thể loại bình luận ở góc độ báo chí học và chỉ ra vai trò, vị trí của lập luận trong loại bài này. Bên cạnh đó, trên cơ sở vận dụng lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học, người viết phân tích cấu trúc, các thành phần làm nên lập luận và đặt chúng trong kết cấu bài bình luận. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận (Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----------***--------- TRẦN LÊ DUNG PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH LUẬN BÁO CHÍ TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT LẬP LUẬN ( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ Hà Nội – 2008
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----------***--------- TRẦN LÊ DUNG PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH LUẬN BÁO CHÍ TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT LẬP LUẬN ( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ Mã số: 60.32.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. ĐINH VĂN ĐỨC Hà Nội – 2008
- MỤC LỤC Trang Mở đầu ............................................................................................................. 1 Chƣơng I: Một số khái niệm có liên quan đến đề tài................................. 11 1.1. Bình luận ................................................................................................. 11 1.1.1. Quan niệm về bài bình luận ..............................................................................11 1.1.2. Các dạng bình luận ............................................................................................13 1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận ......................................................................16 1.2. Cơ sở lập luận theo ngôn ngữ học ........................................................ 19 1.2.1. Khái niệm lập luận.............................................................................................19 1.2.2. Các yếu tố của lập luận .....................................................................................21 1.2.3. Các phương pháp lập luận ................................................................................23 1.2.4. Lập luận và thuyết phục ....................................................................................27 1.3. Phƣơng diện thể hiện bài bình luận ..................................................... 28 1.3.1. Văn phong của bài bình luận ............................................................................29 1.3.2. Ngôn ngữ của bài bình luận ..............................................................................30 1.3.3. Về phương diện ngữ pháp.................................................................................31 1.3.4. Về phương pháp diễn đạt ..................................................................................32 1.3.5. Kết cấu bài bình luận .........................................................................................33 Chƣơng II: Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân tích các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thƣợng và Quang Lợi) ................................................................................................ 35 2.1. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ............... 35 2.1.1. Hữu Thọ và sự nghiệp báo chí .........................................................................35 2.1.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ. .....................37 2.1.2.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 38 2.1.2.2. Giải quyết vấn đề ............................................................................... 41 2.1.2.3. Kết thúc vấn đề................................................................................... 46 2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thƣợng ........ 48 2.2.1. Chu Thượng và chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận”...................................48 2.2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng ................50 1
- 2.2.2.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 50 2.2.2.2. Giải quyết vấn đề ............................................................................... 53 2.2.2.3. Kết thúc vấn đề................................................................................... 57 2.3. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi ...... 61 2.3.1. Quang Lợi- nhà bình luận quốc tế....................................................................61 2.3.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi ...................62 2.3.2.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 62 2.3.2.2. Giải quyết vấn đề ............................................................................... 65 2.3.2.3. Kết thúc vấn đề................................................................................... 71 Chƣơng III: Vai trò then chốt và những nét đặc sắc trong cách lập luận của thể loại bình luận báo chí..........................................................................................74 3.1. Vai trò then chốt của lập luận trong các bài bình luận báo chí ................ 74 3.1.1. Nội dung cơ bản của bài bình luận là thông tin lý lẽ ......................................74 3.1. 2. Hình thức thể hiện cơ bản của bình luận là cách sắp xếp lôgic các luận điểm, luận cứ và luận chứng .......................................................................................76 3.2. Những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo chí .................................................................................................................... 77 3.2.1. Đặc trưng thể loại quy định kết cấu lập luận...................................................77 3.2.2. Khái quát mô hình lập luận...............................................................................79 3.2.3. Luận cứ- chính xác và lôgic..............................................................................82 3.2.4. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi ...................................................................................................................85 3.2.4.1. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ............................. 85 3.2.4.2. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng....................... 87 3.2.4.3. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng....................... 88 Kết luận .......................................................................................................... 90 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 95 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy những bài bình luận thường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội.. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng chính trị cho quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thông tin. Vì vậy, mỗi tờ báo thường có những chuyên mục bình luận riêng và những nhà báo làm công tác bình luận chuyên nghiệp. Nhiều tác phẩm bình luận báo chí trong những giai đoạn lịch sử nhất định đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội, thay đổi cách nhìn của công chúng và dự báo được các chiều hướng vận động của đời sống xã hội. Trong một thế giới hiện đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động và sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền thông thì bình luận lại càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống. Việc thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra bản chất, tác động của chúng đã trở thành đòi hỏi bức thiết của công chúng đối với báo chí. 1.2. Mỗi một thể loại báo chí đều có những nét đặc trưng riêng gọi là đặc trưng loại hình. Đặc trưng về ngôn ngữ, cách khai thác thông tin, dung lượng... quy định sự khác biệt về hình thức thể hiện, cách thức chuyển tải thông tin và đặc biệt là quy định sự khác nhau trong cách viết loại bài bình luận. Bài bình luận vừa dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khô khan, dập khuôn, công thức. Tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận là rất khó. Làm cho bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc lại là điều khó hơn. Sức hấp dẫn của bài bình luận không nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ mà chính là ở luận cứ, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lôgíc, mới mẻ, đem lại cho 3
- người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Nếu ngôn ngữ là phương tiện thể hiện thì lập luận chính là sương sống, là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công và cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo trong thể loại bình luận. Lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản. 1.3. Là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận, bình luận đang ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các tờ báo thường dành những trang, mục có vị trí trang trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Tính chất và vị trí đặc biệt của bài bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại bài này. Thực tiễn báo chí chỉ ra rằng những cây bút viết bình luận xuất sắc thường là những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá- xã hội và cả thế giới tinh thần phong phú, phức tạp của con người. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong năm tháng kháng chiến dành độc lập dân tộc, những bài bình luận chính trị sắc sảo của nhà báo lão thành Hoàng Tùng cho đến loại bài bình luận ngắn, sâu sắc, hàm chứa của Hữu Thọ, Chu Thượng,… là kho tư liệu đồ sộ để các thế hệ nhà báo sau này học tập về phương pháp thu thập và xử lý thông tin; cách phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề một cách xác đáng. Nghiên cứu cách viết bình luận ở những cây bút nổi tiếng này sẽ cho chúng ta nhiều kiến thức, kinh nghiệm khi muốn tạo ấn tượng với độc giả ở một thể loại báo chí quan trọng và “khắt khe” này. Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của lập luận trong cách viết bình luận, xuất phát từ lý luận ngôn ngữ và thực tế báo chí, chúng tôi chọn Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận ( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 4
- 5
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hình thức đơn giản đầu tiên trong thao tác tư duy con người thể hiện thái độ khen, chê trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề của cuộc sống là nguồn gốc của bình luận. Và sự đánh giá có thể coi là dấu hiệu đầu tiên của hoạt động tư duy bình luận. Theo nhiều tài liệu về lý luận báo chí trên thế giới thì bình luận xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX ở Anh và Pháp với “ tác dụng soi sáng và giải thích một sự kiện, một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó” [ 1, tr. 96]. Ngay từ khi mới ra đời, bình luận đã được các chủ báo khuyến khích vì nó đem lại cho công chúng những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức, sự kiện và qua sự giải thích, phân tích, nó tác động, ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của người đọc. Do báo chí Việt Nam ra đời muộn nên cũng giống như nhiều thể loại báo chí khác, bình luận xuất hiện trên các ấn phẩm định kỳ khi đã là một thể loại hoàn chỉnh. Lịch sử báo chí nước ta từng chứng kiến nhiều cách gọi khác nhau trước khi đi đến thống nhất tên gọi bình luận cùng với quan niệm đầy đủ về những đặc trưng của thể loại này như hiện nay. Ví dụ năm 1961, Hội Nhà báo Việt Nam dùng khái niệm “ngôn luận của báo”; năm 1974 một số dịch giả người Việt dịch từ tiếng Nga là “luận văn”. Đến năm 1978, các tác giả cuốn sách “ Giáo trình nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên huấn Trung ương gọi loại bài này là bình luận trên báo. Sau này, trong cuốn sách “ Nghề nghiệp và công việc của nhà báo”, tác giả bài “ Bình luận trên báo chí” đã trình bày quan niệm như sau: “ Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr. 6
- 241]. Hiện nay, báo chí Việt Nam đã có cách gọi thống nhất là thể loại bình luận. Do tính thời sự và sự hấp dẫn của loại bài này nên so với các thể loại chính luận khác, bình luận xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo đặc biệt là trong mấy năm trở lại đây. Nếu như trước đổi mới, bình luận là những bài viết lớn phân tích, đánh giá những vấn đề quan trọng của đất nước như: chính sách cải cách giáo dục, việc phân chia ruộng đất ở nông thôn, công tác tuyên truyền, cổ động thu thuế... thì nay, loại bài này ít được báo chí sử dụng. Thay vào đó là những bài bình luận ngắn, nhanh gọn, bắt kịp với những sự kiện nóng bỏng đang diễn ra hàng ngày. Những năm 1980, 1990, bình luận chủ yếu xuất hiện trên các tờ báo chính trị lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động… thì mấy năm trở lại đây, từ báo trung ương đến địa phương, báo ngành, báo tuần hay nhật báo đều có mục bình luận. Dưới những tiêu đề: Sự kiện và Bình luận, Cùng bàn luận, Thời sự và suy nghĩ, Theo dòng thời sự hay Vấn đề hôm nay, Mỗi ngày một ý kiến, Mỗi tuần một ý kiến… các bài bình luận xuất hiện thường xuyên, ổn định và rất hấp dẫn độc giả. Đã có rất nhiều khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học và cả luận án tiến sĩ nghiên cứu, tìm hiểu thể loại bình luận báo chí với các đề tài về ngôn ngữ bình luận, nghệ thuật bình luận, cá tính sáng tạo của nhà báo khi viết bài bình luận, bình luận quốc tế trên báo Quân đội nhân dân, sự phát triển của loại bài bình luận ngắn trên báo chí hiện nay…. nhưng hiếm có người viết nào lại đi sâu nghiên cứu cách lập luận- yếu tố được coi là then chốt và quyết định sự thành công trong thể loại báo chí này. Ngay cả với những sinh viên, học viên ở các chuyên ngành về ngôn ngữ thì lý thuyết lập luận chưa được tìm hiểu, vận dụng nhiều trong khi phân tích các bài báo… Trong khi lý luận báo chí và thực tiễn nghiên cứu cho thấy bình luận mới chỉ được xem xét ở góc độ thể loại chứ ít đề tài nào đi sâu phân tích yêú 7
- tố lập luận thì trong ngôn ngữ học thế giới, lập luận vẫn còn là một lĩnh vực mới. Ở Việt Nam, cho đến trước năm 1993, lý thuyết lập luận còn lạ lẫm đối với Việt ngữ học, kể cả những nhà nghiên cứu quan tâm đến ngữ dụng học. Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu lý thuyết lập luận để trên căn cứ đó áp dụng phân tích các bài bình luận báo chí là mục đích của luận văn này. Xác định Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận là một hướng đi mới mẻ, một cách tìm hiểu sâu và có tính hệ thống về thể loại này, chúng tôi đã chọn đề tài này cho luận văn của mình với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé khám phá những đặc sắc và sáng tạo trong cách lập luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi- những nhà báo đã thành danh ở thể loại này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu - Về lý thuyết: Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu thể loại bình luận ở góc độ báo chí học và chỉ ra vai trò, vị trí của lập luận trong loại bài này. Bên cạnh đó, trên cơ sở vận dụng lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học, người viết phân tích cấu trúc, các thành phần làm nên lập luận và đặt chúng trong kết cấu bài bình luận. - Về thực tiễn: Đi sâu khám phá cách lập luận khi viết bài bình luận ở 3 tác giả: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi để chứng minh rằng: lập luận là yếu tố then chốt trong thể loại này. Nó là xương sống, cấu trúc và làm nên hệ thống thông tin lý lẽ trong bài bình luận. Có thể nói, trong phạm vi luận văn này, từ phân tích, đánh giá, so sánh cách lập luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi; chúng tôi muốn hệ thống hoá và đưa ra những nhận định chung, rút ra đặc trưng lập luận và khái quát nó thành các cấu trúc, mô hình trong bài bình luận 8
- 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Trong luận văn này, bằng những kiến thức về ngôn ngữ học và lý luận báo chí, người viết sẽ cố gắng đi sâu phân tích cách lập luận trong bài bình luận báo chí để chỉ ra những đặc trưng, sáng tạo trong cách viết thể loại này; sự cần thiết và yêu cầu chú trọng, đầu tư cho nội dung này khi bình luận báo chí. - Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu bản chất, cách kết cấu các thành phần trong một lập luận, đặc tính của quan hệ lập luận xét trên phương diện ngôn ngữ học từ đó vận dụng vào việc phân tích các bài bình luận báo chí, chỉ ra cách lập luận vấn đề khi viết một bài bình luận, nghệ thuật lập luận sao cho bài bình luận đạt hiệu quả thông tin cao nhất. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về thể loại bình luận báo chí và lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hơn 300 bài bình luận được tập hợp và in trong 3 cuốn: Bản lĩnh Việt Nam ( của Hữu Thọ), Chiếc roi trong tâm tưởng ( của Chu Thượng) và Ẩn số thời cuộc của Quang Lợi 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, để phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận, dựa trên nguồn tư liệu là hơn 300 bài bình luận báo chí, chúng tôi dùng các phương pháp sau đây: - Tìm hiểu lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học từ đó vận dụng vào việc phân tích các bài bình luận báo chí - Phân tích, rút ra đặc trưng trong cách lập luận khi viết bình luận của 3 nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi. 9
- - Chỉ ra vai trò, mối quan hệ giữa lập luận với các yếu tố khác trong nghệ thuật viết bài bình luận báo chí. Các thao tác trên đây xuất phát từ góc nhìn của người tiếp nhận thông tin báo chí. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng I : Một số khái niệm có liên quan đến đề tài Chƣơng II: Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân tích các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi) Chƣơng III: Vai trò then chốt và những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo chí 10
- CHƢƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương I của luận văn sẽ tập trung trình bày những khái niệm cần thiết có liên quan đến lý luận về thể loại bình luận báo chí và lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học. Cụ thể, người viết sẽ trình bày đặc điểm của loại bài bình luận báo chí cũng như hình thức, đặc trưng của lập luận trong các bài bình luận. 1.1. Bình luận 1.1.1. Quan niệm về bài bình luận Bình luận được xem xét ở hai góc độ. Một là xem xét bình luận với ý nghĩa như một phương pháp (cách đánh giá bàn luận về một sự kiện, hiện tượng, một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề đó và những điều do vấn đề gợi ra) được sử dụng trong tất cả các hình thức đăng tải như trong tin vắn- dưới dạng trích dẫn ý kiến của người khác; trong bản tin, xã luận, ký sự, tổng quan điểm báo. Thứ hai là xem xét bình luận với tư cách là một thể loại báo chí chính luận, mang tính chất tổng hợp, trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi cả chứng minh. Trong cuốn “ Lý thuyết và thực hành báo chí Xô Viết”, E. P. Prôkharốp có viết “ Giúp bạn đọc hình thành bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện thể loại bình luận. Một bài bình luận không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ, tác giả phải hình thành được bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện tại. Mặt khác, trên cơ sở đó phải giúp cho công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác về nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại, biết cách đánh giá thực tế khách quan, hiểu được vị trí của mình để từ đó có hành động cần thiết vì mục tiêu xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn” [15, tr. 89]. Như vậy một bài bình 11
- luận hoàn chỉnh không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ hình thành được bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ đó giúp công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác về bản chất của sự kiện, hiện tượng đó. Còn Karel Storkan thì quan niệm “ Bình luận là thể loại cơ bản của luận văn báo chí. Trong đó, tác giả luôn nhằm trình bày với bạn đọc quan điểm của họ về sự kiện có tính chất thời sự và nhằm thuyết phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn” [ 1, tr. 45]. Ở đây, tác giả đề cao nhận xét chủ quan của nhà báo. Trong bài bình luận, người viết phải đưa ra những quan điểm, nhận định của mình về sự kiện, vấn đề để chứng minh quan điểm của mình là đúng rồi từ đó định hướng dư luận quần chúng. Bàn về thể loại này, tác giả Trần Thế Phiệt trong cuốn “ Tác phẩm báo chí” ( tập 3) cho rằng “ Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi có cả chứng minh” [ 17, tr. 95]. Theo quan niệm của tác giả thì bài bình luận được viết theo phương pháp nghị luận mang tính chất tổng hợp. Trên cơ sở nắm bắt sự kiện, người viết phải đồng thời sử dụng các yếu tố: giải thích, phân tích, chứng minh, đánh giá, bàn luận… rồi đi đến mục đích cuối cùng là nhằm thuyết phục người đọc. Trần Thế Phiệt cũng nhấn mạnh: muốn bình luận có sức chiến đấu cao, tính thuyết phục lớn thì tác giả phải hiểu sâu sắc sự kiện, không xét chúng là những sự kiện đơn lẻ mà phải đặt chúng trong những mối quan hệ tổng hợp từ đó mới có thể nắm chắc bản chất của sự kiện để nhận định một cách chính xác nhất. Nhóm tác giả của Hội Nhà báo Việt Nam lại đề cao đến chức năng dẫn dắt, định hướng tư tưởng cho công chúng của bài bình luận trên cơ sở đó khái quát “ Bình luận là một thể loại báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr. 89]. 12
- Có thể nói, hầu hết các tác giả khi đưa ra quan niệm về thể loại bình luận đều thống nhất nhau ở đặc điểm nổi trội và cũng là điểm mạnh nhất của loại bài bình luận nói riêng, thể loại bình luận nói chung đó là thông tin lỹ lẽ. Bài bình luận dù có đề cập đến những sự kiện nóng hổi, được công chúng quan tâm song nếu thiếu những thông tin lý lẽ sắc sảo để bàn luận về vấn đề đó thì cũng không thể gọi là một bài bình luận. Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ truyền thông với những thông tin hấp dẫn, đang dạng, nhiều chiều. Trình độ học vấn và tri thức được nâng cao, công chúng không chỉ tiếp nhận các tác phẩm báo chí một cách thụ động mà còn có khả năng đánh giá và thẩm định tác phẩm đó. Điều này đồng nghĩa với việc bài bình luận giờ đây không thể đơn thuần chỉ là những ý kiến, quan điểm chủ quan của tác giả. Sự kiện hoặc vấn đề đưa ra bình luận phải là những sự kiện, vấn đề công chúng đang quan tâm và cần có sự định hướng tư tưởng. Các bài báo thường đưa ra những gợi mở để người đọc tự nhận định vấn đề. Bình luận có định hướng nhưng không mang tính áp đặt. Từ những phân tích và nhận xét trên đây, chúng tôi đi đến quan niệm: Bình luận là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận, trong đó tác giả sử dụng hệ thống thông tin lý lẽ của mình để giải thích, phân tích những vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội rồi từ đó đi đến nhận định, đánh giá về vấn đề đó hoặc có thể để công chúng tự đánh giá. 1.1.2. Các dạng bình luận Do có nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm khác nhau về thể loại bình luận nên cũng có nhiều cách phân chia khác nhau. Nhóm tác giả Hội Nhà báo Việt Nam trong cuốn “ Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” chia bình luận thành các dạng bài: - Loại bài Bình luận ngắn 13
- - Loại bài Bình luận trong ngày - Loài bài Bình luận trong tuần và bài Bình luận phê bình trong tuần - Bài bình luận mang tính chất bút chiến và tính chất giải thích. Nhóm tác giả này đã căn cứ trên sự phong phú, đa dạng của chủ đề và sự phân biệt của từng chức năng để phân chia thành các dạng bài bình luận khác nhau. Tuy nhiên, cách phân chia này chưa thật khoa học, dễ bị trùng hợp. Ví dụ như ngay trong bản thân bài Bình luận bút chiến đã là những bài Bình luận ngắn, hay như Bình luận trong ngày, trong tuần đã là những bài giải thích, phân tích rồi… Trần Thế Phiệt [17, tr. 56] có cách phân chia mang tính khoa học hơn đó là dựa vào những tiêu chí cụ thể để chia thành các dạng bài: - Dựa theo tiêu chí thời gian: + Bình luận ngắn + Bình luận trong ngày + Bình luận trong tuần - Dựa trên phương pháp thể hiện: + Bình luận có tính chất giải thích + Bình luận bút chiến - Dựa trên nội dung bài viết: + Bình luận sự kiện + Bình luận vấn đề Thực tế cho thấy những sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối bởi giữa các thể loại, các dạng bài luôn có sự co giãn, đan xen lẫn nhau. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn báo chí, căn cứ theo thời gian, dung lượng, chúng tôi chia thành 2 loại: Bình luận ngắn, bình luận dài ( Bình luận chuyên sâu). Bài bình luận ngắn chỉ cần vài trăm từ, dẫn ra một sự kiện, 14
- một lời phát biểu… là người viết có thể đưa ra nhận định của mình: tán thành hoặc bác bỏ. Dạng bài này xuất hiện nhiều trong các chuyên mục bình luận của các tờ báo như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Nhân dân, Lao động… Bài bình luận dài thường tập trung vào những vấn đề, sự kiện đang gây xôn xao dư luận, cần có sự định hướng tư tưởng; hoặc từ nhiều sự kiện có liên quan đến nhau, người viết tổng hợp, phân tích rồi đi đến kết luận về một vấn đề. Căn cứ vào nội dung có 2 loại: Bình luận trong nước, bình luận quốc tế. Trong mỗi dạng bình luận trong nước hay quốc tế lại có những dạng bài cụ thể như: Bình luận về chính trị- xã hội, Bình luận quân sự, Bình luận kinh tế- xã hội, Bình luận văn hoá- thể thao… Căn cứ vào phương pháp thể hiện cũng có thể chia thành 2 dạng sau: Bài bình luận giải thích, bình luận bút chiến. Các bài bình luận mang tính giải thích thường đi sâu phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc các hiện tượng tích cực trong đời sống xã hội. Trong bài bình luận bút chiến, người viết thường đi từ những quan điểm, ý kiến tiêu cực, phân tích, bác bỏ, phủ nhận các quan điểm đó đồng thời rút ra cái tích cực. Bài bình luận bút chiến phải có tính chiến đấu cao và thường là để đấu tranh với quan điểm của các nhà chính trị đối lập, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch… Hiện nay, báo chí sử dụng rất nhiều hình thức bình luận và phạm vi nghiên cứu của mỗi bài bình luận cũng rất đa dạng. Có những bài bình luận chỉ dừng lại ở mức xem xét một sự kiện nhỏ, riêng lẻ nào đó trong đời sống xã hội như việc đánh giá hành vi của một cá nhân cụ thể nào đó là tốt hay không tốt. Cũng có khi nhà báo sử dụng bài bình luận để đánh giá, bàn luận về một sự kiện nhưng sự kiện này đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người viết trình bày quan điểm của toà soạn hay của chính mình về sự kiện đó hoặc từ sự kiện đó liên hệ đến những sự kiện hay vấn đề khác. Đây là loại bài mà các nhà nghiên cứu và giới báo chí gọi là bình 15
- luận ngắn vì đề tài mà nó đề cập không lớn, dung lượng chỉ từ 250 đến 400 từ. Tính chất hướng dẫn nhận thức và hành động trong bài này thể hiện rõ. 1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận Cuốn sách “Các thể loại báo chí” (nxb Thông tấn) [ 13, tr. 48] đã làm nổi bật đặc điểm của bình luận thông qua việc nêu lên những mục tiêu mà thể loại bình luận hiện nay theo đuổi: + Hướng sự chú ý của bạn đọc vào những sự kiện mới quan trọng, nổi lên hàng đầu trong đời sống xã hội, đánh giá chúng. + Đặt sự kiện được bình luận trong mối liên hệ với những sự kiện khác, phát hiện nguyên nhân của sự kiện đó. + Hình thành dự báo phát triển của sự kiện được bình luận. + So sánh, thường với sự trợ giúp của các ví dụ, những cách thực hành xử và giải quyết cần thiết cho bài toán. Trần Quang trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận” [ 16, tr. 78] đã đưa ra những nhận xét chủ yếu về thể loại này: - Bài bình luận là một tác phẩm đặc sắc dùng để tái tạo bức tranh toàn cảnh về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Cơ sở chính của bài bình luận là các sự kiện, chi tiết điển hình, tiêu biểu của hiện thực khách quan. Bài bình luận đòi hỏi phải xem xét các sự kiện, hiện tượng đó trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau để rút ra kết luận chung có tính định hướng cho nhận thức và hành động của công chúng. Tác giả có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau như so sánh, đối chiếu, hệ thống hoá để làm nổi bật chủ đề tác phẩm và tư tưởng của tác giả hay toà soạn. 16
- - Từng mục từng phần của tác phẩm không đứng riêng lẻ, độc lập mà là những bộ phận cấu thành tác phẩm. - Từng phần của tác phẩm liên quan mật thiết tới nhau bổ sung cho nhau để làm nổi bật chủ đề chính. Ngoài ra tác giả còn so sánh bình luận với tiểu luận để thấy rõ đặc điểm của thể loại này. Tác giả bài bình luận không chỉ sử dụng một vài sự kiện riêng lẻ mà là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, quá trình của một lĩnh vực nào đó để so sánh, đối chiếu làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể mà tác giả đang nghiên cứu. Trong bài bình luận tác giả không xem xét đánh giá các sự kiện hiện tượng riêng lẻ một cách độc lập như viết tường thuật hay viết tin mà các sự kiện riêng lẻ đó trong mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, nhấn mạnh ý nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung. Như vậy, đặc điểm đầu tiên của bài bình luận là không lấy những sự kiện riêng lẻ mà phải xem xét chúng trong nhiều khía cạnh, đặt nó trong mối quan hệ nhiều mặt mới có thể phát hiện ra ý nghĩa vấn đề. Yêu cầu đầu tiên của bài bình luận cũng giống như bất kỳ một tác phẩm báo chí nào là phải có sự kiện. Tuy nhiên, do đặc điểm thể loại nên không phải bất kỳ sự kiện nào cũng có thể đưa vào bình luận. Đó phải là những sự kiện tiêu biểu, có liên quan đến vấn đề tác giả bàn luận. Do đó, tài năng của người bình luận được thể hiện ngay ở khâu đầu tiên: lựa chọn sự kiện, vấn đề để bình luận. Trên cơ sở những sự kiện đã được lựa chọn, tác giả sẽ phân tích, lý giải những sự kiện đó để đi đến kết luận. Như vậy, trong 1 bài bình luận phải có đầy đủ 3 yếu tố: thông báo, bình và luận trong đó bình và luận là 2 mặt quan trọng. Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá, khai thác nó ở các mặt nội dung, ý nghĩa. Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó vào trong quá trình diễn biến phát triển, nhận định khả năng và triển vọng, nêu tác dụng của nó trong đời sống xã hội, trong thực tế và trong lý luận. 17
- Một đặc điểm quan trọng của thể loại này chính là khuynh hướng tư tưởng của tác giả và toà soạn báo. Khía cạnh chủ quan này thể hiện ở các mặt như quan điểm, lập trường, thái độ, thậm chí là cả trong việc nhận thức các sự kiện, cách lựa chọn, sắp xếp, giải thích và phân tích các sự kiện. Ở bình luận, dấu ấn của “ cái tôi”- tác giả, người bình luận thể hiện khá rõ nét. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài bình luận phải là những nhận xét, đánh giá của tác giả và toà soạn báo đó. Đặc điểm này khẳng định năng lực cũng như bản lĩnh của người viết bình luận. Bình luận báo chí là 1 trong những thể loại quan trọng trong báo chí hiện đại. Ngoài những đặc trưng mang tính nguyên tắc của báo chí như: tính Đảng, tính chân thật, khách quan, tính quần chúng… thì bình luận còn có những đặc trưng thể hiện rõ tính trội của thể loại này. Một trong 3 đặc trưng quan trọng của loại bài này là tính khuynh hướng tư tưởng. Nội dung thông tin trong bài bình luận là bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của người viết đối với những vấn đề thời sự quan trọng. Sự phân tích, lý giải của nhà báo giúp bạn đọc nhận thức rõ bản chất của sự kiện, hiện tượng. Trong thời đại của khoa học, công nghệ với sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền thông, bình luận càng phải giữ vững tính khuynh hướng tư tưởng. Khuynh hướng chính trị rõ ràng, tác động và hướng dẫn dư luận quần chúng trong khi vẫn hấp dẫn độc giả là thành công lớn của thể loại bình luận. Đặc trưng thứ 2 của bài bình luận là tính chiến đấu cao. Cũng chính vì đặc trưng này mà báo chí Đức đã gọi thể loại bình luận là bút chiến. Tính chiến đấu đòi hỏi bình luận phải được xây dựng bằng hệ thống lý lẽ sắc sảo, chính xác. Đó có thể là những lý lẽ để vạch trần bộ mặt của kẻ thù, cũng có thể là những lời tố cáo, lên án gay gắt những tệ nạn mới trong xã hội hiện đại. Đặc trưng này đòi hỏi ở nhà báo- nhà bình luận phải có tinh thần dũng cảm, 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn