intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam

Chia sẻ: Elfredatran Elfredatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

73
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là thông qua nội dung đề tài hướng đến vấn đề truyền thống và biến đổi, tương đồng và khác biệt, giao lưu và hội nhập, những nét đặc trưng văn hoá địa phương/ quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá, giao lưu và hội nhập quốc tế được thể hiện như thế nào thông qua trường hợp nghiên cứu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và việc khai thác các yếu tố văn hóa dân gian của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trong việc tổ chức giới thiệu tết Trung thu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC ----------&&&---------- AN THU TRÀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU TẾT TRUNG THU CỦA HÀN QUỐC, NHẬT BẢN, VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGÀNH: CHÂU Á HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Khoa học : QH- 2009 - 2012 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Châm Hà Nội – 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC ----------&&&---------- AN THU TRÀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU TẾT TRUNG THU CỦA HÀN QUỐC, NHẬT BẢN, VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGÀNH: CHÂU Á HỌC Mã số : 60 31 50 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Châm Hà Nội -2012
  3. MỤC LỤC Trang Mục lục 1 MỞ ĐẦU 3 Chương 1: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và hoạt động giới thiệu 11 văn hóa dân gian trong và nước ngoài 1.1. Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 11 1.2. Quan điểm trong việc giới thiệu trưng bày và các hoạt động 16 1.3. Các hướng hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 20 Tiểu kết 24 Chương 2: Giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và 25 Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 2.1. Một số quan điểm về việc khai thác các yếu tố văn hóa dân gian 25 trong hoạt động giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia tại BTDTHVN 2.1.1. Khai thác cái hiện dạng một cách đa dạng và sống động 25 2.1.2. Đề cao và tôn vinh vai trò của chủ thể văn hóa 31 2.1.3. Văn hóa dân gian sống được trong cộng đồng và ngược lại 33 2.2. Các tiêu chí lựa chọn giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia tại 35 BTDTHVN 2.2.1. Đặc điểm các quốc gia 35 2.2.2. Các đối tác phối hợp tổ chức 46 2.2.3. Nội dung giới thiệu 49 2.3. Cách thức khai thác các yếu tố văn hóa dân gian trong hoạt động 62 giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia tại BTDTHVN 2.3.1. Qua trưng bày 62 2.3.2. Qua thiết kế các hoạt động 65 86 2.3.3.Qua người giới thiệu văn hóa dân gian Tiểu kết 71 1
  4. Chương 3: Những vấn đề đặt ra từ việc giới thiệu tết Trung thu của 72 Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 3.1. Giao lưu và quảng bá văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 72 3.2. Một số hạn chế trong việc giới thiệu văn hóa của các nước 76 3.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân gian trong xã hội hiện 81 nay Tiểu kết 88 Kết luận 89 Tài liệu tham khảo 92 Phụ lục 1. Số lượng khách tham quan của BTDTHVN (1998 – 2012) 101 Phụ lục 2. Một số suy nghĩ về tết Trung thu của 3 quốc gia 103 Phụ lục 3. Một số hình ảnh về tết Trung thu của Việt Nam 117 Phụ lục 4. Một số hình ảnh về tết Trung thu của Hàn Quốc 120 Phụ lục 5. Một số hình ảnh về tết Trung thu của Nhật Bản 123 2
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một “làng toàn cầu” nhưng có thể nói mỗi dân tộc trên thế giới vẫn là những bí ẩn khích thích sự khám phá. Ngay ở Châu Á thôi, chúng ta cũng vẫn còn hạn chế sự hiểu biết lẫn nhau vì vậy việc tăng cường nhu cầu hiểu biết văn hoá giữa các quốc gia trong khu vực là một điều vô cùng thiết thực và ngày càng tăng. Trên thực tế các cư dân ở Châu Á ít hiểu biết về quá khứ và cuộc sống đương đại của các nước láng giềng. Hơn nữa, với điều kiện kinh tế còn hạn chế, số lượng những người có cơ hội tham quan, tìm hiểu văn hoá của các nước láng giềng là không nhiều. Đồng thời, hiện nay nhiều quốc gia đang hướng tới xu hướng giao lưu, hội nhập quốc tế và khu vực. Chính vì vậy, chúng ta- những người Châu Á- cần có những hiểu biết về nhau nhiều hơn, đặc biệt sự chia sẻ, hiểu biết văn hoá. Vấn đề nghiên cứu về các lễ tết nói chung hay tết Trung thu nói riêng là một đề tài được khá nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế ít có người nghiên cứu về việc giới thiệu tết Trung thu của các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam trong không gian mở của một Bảo tàng. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN) với chính sách mở rộng và vươn ra các nước trong khu vực cũng như thế giới đã có những định hướng giới thiệu về văn hoá dân gian của các nước, trong đó có tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản. Điều này chính là cơ sở tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, nghệ nhân dân gian, người dân được tìm hiểu và tổ chức giới thiệu tết Trung thu của các nước trên tại BTDTHVN. Thông qua các hoạt động phối hợp với các nước tổ chức tết Trung thu tại BTDTHVN đã đặt ra vấn đề phát triển giao lưu văn hoá của các nước trong khu vực; quảng bá văn hoá dân gian của các nước trong khu vực; vai trò của bảo tàng nói chung và BTDTHVN nói riêng trong việc giới thiệu văn hoá của nước ngoài tại Việt Nam... từ đó giúp công chúng thật sự hiểu biết cũng như khám phá những nét tương đồng và khác biệt của văn hoá các nước trong khu vực Đông Á. Đồng thời đặt ra vấn đề làm thế nào để cùng nhau giữ gìn và phát huy những yếu tố văn hoá dân gian trong xã hội hiện nay. 3
  6. Bức tranh Trung thu của ba nước trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hoá quốc tế có những nét tương đồng và khác biệt. Có nước vẫn duy trì được các nghi lễ, trò chơi, đồ chơi giống nhau; có nước còn giữ được nhiều yếu tố truyền thống trong tết Trung thu, có nước gần như không còn giữ được những yếu tố truyền thống trong tết Trung thu nữa...Vậy, sẽ lựa chọn các yếu tố văn hóa dân gian nào để giới thiệu và cách thức khai thác ra sao để đạt được mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó trong bối cảnh hiện nay. Đây chính là một mảng nội dung rất thú vị, đòi hỏi nhiều thảo luận trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để lựa chọn các nội dung giới thiệu về tết Trung thu của từng quốc gia. Chính từ những nét tương đồng và khác biệt đó đã đặt ra nhu cầu cần thiết giới thiệu các nét văn hoá đặc sắc của tết Trung thu- một cái tết chung của các nước Đông Á- để nâng cao sự hiểu biết của các nước trong khu vực, đẩy mạnh giao lưu góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Đồng thời, tổ chức hoạt động tết Trung thu của Bảo tàng là hướng đến việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài cũng như nâng cao hiểu biết của người Việt Nam về văn hoá các nước, đặc biệt là các quốc gia láng giềng trong khu vực. Từ nhận thức như thế, tôi lựa chọn chủ đề này cho luận văn của mình với mong muốn có thể góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của các nước trong khu vực và quốc tế. 2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Trước hết, đây là một nghiên cứu ứng dụng, kết quả nghiên cứu sẽ sử dụng trong việc tiếp tục tổ chức các hoạt động giới thiệu văn hoá của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đến đông đảo công chúng tại Việt Nam, đồng thời mở ra hướng giới thiệu văn hoá Việt Nam tại các nước trong khu vực Châu Á và thế giới. Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, luận văn sẽ dựng lên một bức tranh tương đối toàn cảnh về tết Trung thu hiện nay ở các nước Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc như thế nào có đặc điểm giống và khác nhau ra sao. 4
  7. Thông qua việc mô tả và phân tích các quan điểm, tiêu chí, cách thức khai thác các yếu tố văn hoá dân gian, luận văn còn khái quát các quan điểm thái độ của các nhân vật khác nhau khi tham gia vào việc phối hợp tổ chức nội dung chương trình cũng như những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động trong tết Trung thu. Từ đó thấy được xu hướng bảo lưu và những biến đổi trong tết Trung thu ở các nước. Luận văn cũng bước đầu đưa ra các vấn đề xoay quanh vai trò của bảo tàng trong việc phát triển giao lưu văn hoá ở khu vực; vấn đề quảng bá và giới thiệu văn hoá dân gian của các quốc gia trong khu vực; vấn đề làm thế nào để bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá dân gian trong xã hội hiện nay. Mục đích cao nhất là thông qua nội dung đề tài hướng đến vấn đề truyền thống và biến đổi, tƣơng đồng và khác biệt, giao lƣu và hội nhập, những nét đặc trƣng văn hoá địa phƣơng/ quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá, giao lƣu và hội nhập quốc tế được thể hiện như thế nào thông qua trường hợp nghiên cứu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và việc khai thác các yếu tố văn hóa dân gian của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trong việc tổ chức giới thiệu tết Trung thu. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài thể hiện ở việc qua các hoạt động trưng bày về tết Trung thu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam ở Bảo tàng Dân tộc học, mọi người hiểu biết thêm về hoạt động của Bảo tàng nói riêng, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực nói chung. Ngoài ra, điều đó còn giúp tăng cường giao lưu văn hóa, củng cố tình đoàn kết dân tộc và liên dân tộc; Giáo dục thế hệ trẻ nâng cao nhận thức, có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; Tạo không gian cho các hoạt động văn hoá dân gian phát triển, điều rất cần thiết trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay; Góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân gian; Nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực làm việc nhóm của các thành viên tham gia tổ chức hoạt động; Nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa cho công chúng khi tham gia các hoạt động này; Làm cơ sở tiền đề mở rộng giao lưu văn hóa và quan hệ quốc tế. 5
  8. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chính của chúng tôi ở luận văn này là tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam đã được giới thiệu ở Bảo tàng như thế nào và điều đó đã góp phần bảo tồn và phát huy văn hoá dân gian trong xã hội hiện nay ra sao? Để trả lời được câu hỏi chính đó, trong nội dung đề tài chúng tôi sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi nhỏ như sau: + Tại sao BTDTHVN lại lựa chọn giới thiệu hoạt động tết Trung thu của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam? + BTDTHVN đã làm gì để gắn kết, tổ chức giới thiệu các yếu tố văn hóa dân gian qua việc tổ chức tết Trung thu của ba quốc gia? + Hoạt động giới thiệu tết Trung thu của 3 nước ở BTDTHVN đã góp phần bảo tồn giá trị tết Trung thu nói riêng, văn hoá dân gian nói chung của ba quốc gia như thế nào? 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tôi chưa tìm thấy một cuốn sách hoặc luận văn nào nghiên cứu đầy đủ về tết Trung thu của cả ba quốc gia hay cách thức khai thác các yếu tố văn hóa dân gian qua việc giới thiệu tết Trung thu của các nước Đông Á và Đông Nam Á mà chỉ tìm thấy những cuốn sách mỏng, bài báo, tạp chí hoặc một phần trong những cuốn sách về lễ tết giới thiệu về tết Trung thu nói chung hoặc một mảng nào đó liên quan đến tết Trung thu như trò chơi dân gian, đồ chơi dân gian, các sự tích liên quan, bánh trung thu, nghi lễ cúng tổ tiên, lễ cúng trăng... Trong Đông Dương tạp chí Phan Kế Bính có mô tả tết Trung thu nói chung qua lễ cúng tổ tiên ban ngày, lễ cúng trăng vào buổi tối, mâm cỗ trung thu với hoa quả, bánh trái, một số đồ chơi dân gian làm bằng giấy bồi, các trò chơi: Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bầy cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt giăng, và dùng những thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các sắc, sặc sỡ xanh đỏ trắng vàng. Con gái hàng phố, thi nhau tài khéo, gọt đu dủ trổ các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá,coi cũng đẹp [ 5, tr. 24]. Bài viết 6
  9. này, tác giả miêu tả khá đầy đủ về tết Trung thu cổ truyền từ các đồ chơi dân gian chủ yếu từ giấy bồi làm ra các con vật như voi, hươu, ngựa, tôm, cá, kỳ lân, đèn cù, ông ghè đất..., đồ chơi bằng sắt tây; các đồ chơi là trò chơi dân gian như nhảy vô, kéo co, rước đèn, rước sư tử...Các tích chuyện liên quan đến tết Trung thu cũng được đề cập như tích chuyện vua Đường Minh Hoàng lên chơi cung Quảng Hàm rồi chế ra khúc Nghê Thường và dân bắt chước làm ra đèn cù, đèn máy bằng giấy theo tích bát tiên... hay tích chuyện con cá chép vàng thành tinh rồi từ đó có tục treo cá chép giấy trước cửa nhà... Cuốn Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Lễ- Tết- Hội hè của Toán Ánh đã miêu tả khá đầy đủ về tết Trung thu từ trang 133 đến 148 qua các phần nguồn gốc của tết Trung thu gắn với cậu chuyện vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng...: theo sách cổ thì tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh [4, tr.134]. Ngoài những phần mô tả chung từ nguồn gốc, đến quan niệm của người Phương Đông về trăng, cho đến các sự tích, truyền thuyết liên quan đến các nhân vật trong sự tích tết Trung thu như con Thiềm thừ và con thỏ ngọc ở cung Quảng Hàm thuộc quyền cai quản của Thái Âm thần nữ, cây Đa thần (cây Đan quế theo người Tàu) gắn với hình ảnh thằng Cuội (Ngô Cương theo người Tàu), múa lân, múa sư tử; những tục lệ trong ngày tết Trung thu như thi cỗ, thi đèn, hát trống quân...tác giả con đề cập đến trăng theo quan niệm của Đông Phương , trăng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể trăng là cung Quảng Hàm của chư tiên, nơi Đường Minh Hoàng lên du ngoạn hay trăng thuộc quyền của vị nữ thần Thái Âm vợ của thần Thái Dương ...[4,tr.136] Trong Văn hoá lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam do Ths. Nguyễn Hải Yến, CN Hoàng Trà My, CN Hoàng Lan Anh sưu tầm và biên soạn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006 giới thiệu tết trung thu (tr 28) rất đơn giản với nguồn gốc qua giấc mơ của vua Đường Minh Hoàng lên cung Quảng Hàm xem các nàng tiên múa điệu Nghê Thường. Tết Trung thu có mâm cỗ cúng gia tiên, mâm cỗ trông trăng với các sản vật mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, rồi múa lân và rước đèn ông sao 7
  10. Trong cuốn sách song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh về tết Trung thu của nhà văn Hữu Ngọc và Lady Bone, đã miêu tả tết Trung thu qua các chủ đề: chuyện sự tích, đồ chơi dân gian (đèn kéo quân, đèn ông sao...), trò chơi dân gian (múa lân sư), đồ ăn mang đậm nét trung thu (cốm Vòng, chuối, bánh nướng, bánh dẻo...). Đặc biệt cuốn sách mỏng song ngữ này còn phản ánh các cách nhìn khác nhau về tết Trung thu qua trích những phỏng vấn hồi ký của một số người nổi tiếng... Trong cuốn Di sản văn hoá phi vật thể của Hàn Quốc (Korean Intangible Cultural Properties- Folk Dramas, Games, and Rites) do Bộ Văn hóa, Thể thao Hàn Quốc xuất bản dành số trang miêu tả tết Trung thu ở Hàn Quốc khá khiêm tốn. Cuốn sách đã đề cập đến nguồn gốc, ý nghĩa tết Trung thu, điệu múa Ganggangsule và một số trò chơi dân gian theo các mùa khác nhau ở Hàn Quốc. Cuốn Nhật Bản - Hơi thở của chúng ta như thế nào & Trái tim của chúng ta đập ra sao (Linh hồn của các nghi lễ truyền thống- những sắc màu trong đời sống của người Nhật) (Japan- How we breathe & How our Hearts beat. The Soul of Traditional events & Ceremonies that color Japanese life) của Kudo Tadatsugu & Goto Tamiko giới thiệu tết Trung thu qua nguồn gốc, mối liên hệ giữa con người và ánh trăng, câu chuyện giải thích về bánh trung thu dango và con thỏ trên cung trăng. Nhìn chung, có khá nhiều tác giả đã quan tâm và đề cập đến chủ đề tết Trung thu nhưng chưa có những công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu, hệ thống về tết Trung thu cũng như trình bày cách thức khai thác các yếu tố văn hóa dân gian nhằm góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá của các quốc gia trong khu vực Đông Á. Chính vì vậy ở luận văn này chúng tôi sẽ tập trung bàn luận về việc khai thác các yếu tố văn hóa dân gian trong tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam thể hiện qua các quan điểm, tiêu chí lựa chọn, cách thức khai thác giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia với hy vọng bổ sung được phần nào khoảng trống trong nghiên cứu về chủ đề này hiện nay. 8
  11. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở luận văn này là tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam được giới thiệu ở BTDTHVN. Do đặc thù của nghiên cứu mang tính tổng hợp nên chúng tôi chia mảng nội dung theo hướng phân tích về cách thức giới thiệu tết Trung thu bao gồm các quan điểm khai thác yếu tố văn hóa dân gian; các tiêu chí lựa chọn tết Trung thu của 3 nước; cách thức giới thiệu qua trưng bày, qua trình diễn, qua giọng nói của chủ thể văn hóa; những quan điểm, suy nghĩ về tết Trung thu qua giọng nói của người dân, người trình diễn, người tổ chức, người tham gia lễ hội, báo chí... Như vậy, chúng tôi không chỉ nghiên cứu việc khai thác các yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc trong hoạt động đón tết Trung thu hiện nay mà còn nghiên cứu về cách thức khai thác và truyền tải các loại hình văn hoá dân gian cũng như phân tích các ý kiến khác nhau trong hoạt động tổ chức giới thiệu tết Trung thu ở BTDTHVN. Từ đó, gợi ý, đề xuất cách thức khai thác các yếu tố văn hóa dân gian trong các hoạt động giới thiệu văn hóa của Việt Nam nói riêng và của các nước trong khu vực nói chung. Qua đó góp phần hình thành phương pháp duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong công trình này chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp điền dã với việc thu thập các tư liệu văn bản, cụ thể là: - Quan sát tham dự: tôi đã tham dự, phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình một số gia đình đón tết Trung thu của Hàn Quốc, Việt Nam cũng như du khách đến tham dự hoạt động giới thiệu tết Trung thu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam tại BTDTHVN - Phỏng vấn sâu: phỏng vấn những người tham gia vào lễ hội Trung thu của 3 nước tại BTDTHVN (cả khách VN và nước ngoài) - Phiếu đánh giá khách: sử dụng phiếu đánh giá dành cho những người tham gia vào lễ hội Trung thu của các nước tại BTDTHVN (cả khách VN và nước ngoài) 9
  12. - Quay phim Nhân học : quay các thước phim về tết Trung thu của một gia đình ở Hàn Quốc hay các câu chuyện về tết Trung thu của Nhật Bản, Việt Nam hiện nay qua giọng nói của người dân. - Thống kê so sánh: thống kế các mảng hoạt động trong tết Trung thu của các nước và so sánh với nhau để tìm những nét tương đồng và khác biệt - Phân tích tổng hợp: nguồn tư liệu đã công bố; nguồn tài liệu liên quan đến đề tài được tìm hiểu và phân tích trước và trong qúa trình nghiên cứu 7/ Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được chia thành ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và hoạt động giới thiệu văn hóa dân gian trong và ngoài nước Chương 2: Giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Chương 3: Những vấn đề đặt ra từ việc giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 10
  13. CHƢƠNG 1 BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 1.1. Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Theo quyết định số 1595/QĐ-KHXH, ngày 26/11/2010 của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam - quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam như sau: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là đơn vị sự nghiệp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và hình thức hoạt động khác, nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học và bảo tàng học. BTDTHVN là một thiết chế văn hóa thực sự cần được quan tâm đúng với vai trò của nó trong sự nghiệp giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá trong bối cảnh Việt Nam có sự đa dạng văn hoá. Loại hình bảo tàng này rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn về nhiều phương diện trên quy mô quốc gia cũng như ở từng địa phương, bởi vì nước ta có tới 54 dân tộc. Cho nên, ngay từ năm 1981, Nhà nước đã chủ trương hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà Nội. Bảo tàng lấy tên giao dịch quốc tế là Vietnam Museum of Ethnology (viết tắt là VME). Toà nhà trung tâm của Bảo tàng được gọi là toà nhà Trống đồng do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (người dân tộc Tày thiết kế mô phỏng theo hình trống đồng - một biểu tượng chung của nền văn minh Việt Nam (phần nội thất của công trình do kiến trúc sư Véronique Dollfus người Pháp thiết kế). Lối vào toà nhà là một chiếc cầu đá granit, bắc qua một hồ nước nhân tạo, tạo cảm giác như bước lên căn nhà sàn phổ biến ở nhiều vùng. Sảnh lớn của nhà trưng bày thể hiện không gian bao quát của mảnh đất chữ S với nền lát đá theo biểu trưng hình thể của đất nước Việt Nam và bên trên có một không gian hình tròn 11
  14. tượng trưng cho bầu trời. Bên trong nhà trưng bày Trống đồng có trên dưới 650 đơn vị hiện vật và 280 ảnh, chủ yếu được phô bày trong 97 tủ kính có kích thước và kiểu dáng khác nhau [12, tr. 32]. Cùng với các hiện vật gốc, Bảo tàng còn sử dụng manơcanh, khu tái tạo, bản đồ, sách cứng… giúp người xem dễ dàng tiếp cận với nội dung trưng bày, tự nhận thức được giá trị, ý nghĩa của hiện vật trong đời sống đời thường. Nội dung trưng bày thường xuyên có chín phần: Giới thiệu chung; Dân tộc Việt (Kinh); Các dân tộc Mường, Thổ, Chứt; Các dân tộc ngôn ngữ Tày – Thái và Kađai; Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao, Tạng - Miến và người Sán Dìu, người Ngái; Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme ở miền núi phía Bắc và vùng Trường Sơn – Tây Nguyên; Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở miền núi; Các dân tộc Chăm, Hoa, Khơme; Sự giao lưu giữa các dân tộc. Bên cạnh việc duy trì hệ thống trưng bày thường xuyên, BTDTHVN đã dành hai khu vực ở tầng 1 và tầng 2 để tổ chức các trưng bày chuyên đề. Mỗi trưng bày này khoảng 150m2 và thường duy trì từ 6 tháng đến 1 năm. Các chủ đề trong trưng bày chuyên đề hay tập trung vào những nội dung mang tính chất chuyên sâu mà trưng bày thường xuyên chưa có. Một số trưng bày chuyên đề của BTDTHVN đã để lại dấu ấn trong lòng công chúng như “Tết trẻ em” (1999), “Gia phả Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại” (2001), “Hanbok – Y phục truyền thống Hàn Quốc” (2004), “Cuộc sống cư dân làng chài Cửa Vạn” (2004), “Đồ vải của người Thái ở tiểu vùng sông Mê Công: tiếp nối và biến đổi” (2004), “Từ Chi – nhà dân tộc học” (2005), “100 năm đám cưới Việt Nam” (2005), “Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp” (2006), “Chúng tôi ăn rừng: George Condominas ở làng Saluk” (2007), Tết Trung thu ở Hàn Quốc (2007), “Sống trong bí tích: Văn hoá Công giáo đương đại Việt Nam” (2008), “Đường 9: Cơ hội và thách thức” (2009), “Câu chuyện Mê Công: Thách thức và ước mơ” (2009), “Tết Trung thu và ngày trẻ em ở Nhật” (2009), “HIV: 20 năm thách thức và ước mơ” (2010), “Ánh nhìn chéo: truyền thống lễ hội Val – de- Mare & Yên Bái” (2012)… Cùng với việc duy trì và phát triển khu trưng bày trong nhà, ngay từ cuối năm 1997, BTDTHVN bắt đầu tiến hành xây dựng khu trưng bày ngoài 12
  15. trời với diện tích 2,1 ha. Khu trưng bày được hình thành với mục đích bổ sung cho phần trưng bày trong toà nhà Trống đồng, tạo cho bảo tàng một hệ thống trưng bày hoàn chỉnh, tạo lập một không gian văn hoá sinh động, hấp dẫn. Mặc dù cả nước có 54 dân tộc với rất nhiều nhóm địa phương khác nhau, nhưng BTDTHVN chỉ có thể lựa chọn giới thiệu một số công trình kiến trúc dân gian tiêu biểu tại khu trưng bày ngoài trời. Các công trình này phản ánh sự đa dạng phong phú về kiến trúc từ loại hình, chất liệu đến kỹ thuật và tri thức bản địa của những chủ nhân văn hoá. Đó là nhà rông của người Bana, nhà mồ của người Giarai, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà nhì. Trưng bày được bố trí theo 3 “đai” kế tiếp, “ứng với 3 vùng địa lý – tự nhiên khác nhau về độ cao ở nước ta: một vành đai dành cho văn hoá ở vùng núi cao, một đai – vùng cao nguyên và vùng thung lũng, còn đai thấp nhất – vùng đồng bằng” [11, tr.33]. Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2005, BTDTHVN đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng các trưng bày tại khu ngoài trời. Các công trình kiến trúc dân gian bao gồm: nhà mồ của người Giarai (1998); nhà của người Hmông (1999); nhà của người Tày (1999); nhà của người Dao (1999); nhà của người Việt (2000); nhà của người Chăm (2001, 2004); nhà dài của người Êđê (2001); nhà rông của người Bana (2001 - 2003); nhà của người Hà Nhì (2004); nhà mồ của người Cơtu (2005). Ngoài các công trình chính là các kiến trúc dân gian truyền thống nêu trên, tại khu trưng bày ngoài trời của BTDTHVN còn có các hạng mục khác như: thuỷ đình, xưởng gốm, vườn thuốc nam củ người Việt, cối giã gạo bằng sức nước của người Dao, nhà trưng bày thuyền, lò đúc của người Hmông, lò rèn của người Nùng… Gắn với các công trình và hạng mục phụ trợ, BTDTHVN còn chú ý tới các loại cây, đặc biệt là những loại cây bản địa để hình thành không gian sinh thái gắn với các công trình kiến trúc dân gian của các dân tộc, các vùng miền khác nhau ví dụ như quanh nhà Dao có trồng những bụi lau, nhà Hà Nhì thì có vườn rau, ruộng ngô... Một vườn thực vật gắn với các ngôi nhà đang dần dần được hình thành và phát triển ở khu trưng bày ngoài trời này. Thêm vào đó, các lối đi ngoằn nghèo được lát chủ 13
  16. yếu bằng gạch làng Lai Xá (Hà Nội) cùng với con suối uốn khúc, nước chảy róc rách càng làm cho khung cảnh của khu trưng bày ngoài trời thêm sinh động và hấp dẫn. Hơn nữa, tại khu trưng bày này BTDTHVN đã sử dụng phương pháp trưng bày theo đời sống thực, rất phù hợp và đạt hiệu quả cao đối với loại hình bảo tàng Dân tộc học. Mỗi ngôi nhà chính là một hiện vật, đồng thời cũng có vai trò như một bảo tàng thu nhỏ, giới thiệu cách bài trí, trưng bày các đồ dùng của người dân. Các ngôi nhà không chỉ là cái vỏ kiến trúc mà còn chứa đựng thông tin về tập tục sinh hoạt và cư trú của các cộng đồng cư dân đã sản sinh ra chúng: nơi thờ cúng tổ tiên, chỗ tiếp khách, nơi ngủ của gia đình… Như vậy, với sự đa dạng và sự tái hiện nhiều không gian văn hoá khác nhau, khu trưng bày ngoài trời của BTDTHVN là địa điểm thích hợp, lý tưởng để tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước cũng như hứa hẹn một điểm thu hút đông khách tham quan Việt Nam và quốc tế. Khi đã đưa hai khu trưng bày trong nhà và ngoài trời vào hoạt động ổn định cũng như khẳng định được thương hiệu trong giới bảo tàng, năm 2003 BTDTHVN bắt đầu tiến hành thực hiện kế hoạch xây dựng Bảo tàng Đông Nam Á - khu trưng bày văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tòa nhà Đông Nam Á làm mô phỏng theo hình cánh diều- một biểu tượng văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Tòa nhà thiết kế hiện đại và bao gồm bốn tầng. Tầng 1 sẽ trưng bày giới thiệu văn hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á với 280 hiện vật, 15 video, 27 bài text và ảnh theo 5 chủ đề: Đồ vải và trang phục; Đời sống hằng ngày; Đời sống xã hội; Nghệ thuật trình diễn; Tôn giáo tín ngưỡng. Không gian ở tầng hai dành cho việc giới thiệu các bộ sưu tập của các cá nhân hiến tặng như bộ sưu tập của nhà sưu tập Kaneko Kazushige (Nhật Bản), Rosalia Sciortino (Italy), Lê Thành Khôi (Việt kiều Pháp)... Tầng 3 dành cho trưng bày chuyên đề, các phòng làm việc, phòng đa phương tiện, hội trường, chiếu phim… Tầng 4 dành cho kho bảo quản. Tính đến nay, BTDTHVN đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng tòa nhà, chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như tiến hành nghiên cứu, sưu tầm hiện vật cho trưng bày trong Bảo tàng Đông Nam Á (Bảo tàng ĐNA). Các bộ sưu tập đã cơ bản được lên kế 14
  17. hoạch trưng bày, catalogue giới thiệu nội dung trưng bày đã xuất bản bằng 3 ngữ Việt - Anh - Pháp. Trong một thời gian ngắn đã có hàng chục đợt nghiên cứu, sưu tầm ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. BTDTHVN đã sưu tầm được khoảng 2.467 hiện vật, 8400 ảnh, 20 băng hình của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây sẽ là cơ sở mở ra cơ hội giới thiệu các bộ sựu tập về văn hoá các nước trên thế giới cũng như các chương trình giao lưu văn hoá giữa các nước góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Hiện nay (2013), BTDTHVN đang trong giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối cùng. Dự kiến cuối năm 2013 sẽ khai trương trưng bày này với sự tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Sự kiện quan trọng, thiêng liêng này sẽ đánh dấu bước ngoặt quan trọng và là cơ hội để văn hóa Việt Nam và nước ngoài có nhiều cơ hội giao lưu và thăng hoa. Đây là điều cực kỳ quan trọng đối với sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Như vậy, với kiến trúc tổng thể hợp lý, liên hoàn; nội dung trưng bày chặt chẽ, có sự kết nối với văn hoá của các nước trong khu vực; kết hợp kiến trúc dân gian với hiện đại và công viên cây xanh, BTDTHVN đã tạo ra nhiều không gian văn hoá cho khách tham quan trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa điều này càng khẳng định vai trò của BTDTHVN không chỉ dừng ở tầm cỡ quốc gia, mà còn mang tầm vóc của khu vực và quốc tế. Trong tương lai không xa, BTDTHVN sẽ là một điểm đến quan trọng của nhiều công chúng Việt Nam và quốc tế; cũng như là một trung tâm nghiên cứu, tìm hiểu, thướng thức, giao lưu văn hóa trực tiếp cho các nước Đông Nam Á và khu vực qua các cuộc trình diễn, biểu diễn, trưng bày, hội thảo... Với qui mô phát triển như vậy, lượng khách tham quan trong và ngoài nước đến với BTDTHVN tăng lên qua từng năm. Theo số liệu thống kê của phòng Truyền thông và công chúng, tính đến ngày 31/12/2012 BTDTHVN đã đón tổng số lượt khách tham quan hơn 3,3 triệu người (xem phụ lục 1, tr.106). Những năm gần đây, mỗi năm có tới trên 400 nghìn lượt khách đến tham quan. So với các bảo tàng quốc gia khác trên địa bàn thủ đô Hà Nội, BTDTHVN có 15
  18. số lượng khách tham quan khá đông, đa phần khách tham quan không chỉ đến bảo tàng một lần, mà có sự trở lại vì sức hấp dẫn từ chất lượng trưng bày thường xuyên cho đến trưng bày chuyên đề và các hoạt động phong phú, đa dạng của bảo tàng. Như vậy, trải qua một quá trình hình thành và phát triển, quy hoạch tổng thể của BTDTHVN hiện nay gồm 4 khu vực chính: toà nhà trưng bày Trống đồng (trưng bày giới thiệu văn hóa của 54 dân tộc); bảo tàng Ngoài trời (giới thiệu 10 kiến trúc dân gian); bảo tàng Đông Nam Á (giới thiệu văn hóa khu vực Đông Nam Á và thế giới) và khu vực hành chính (văn phòng làm việc); tổng diện tích gần 4,5 ha. Với số lượng khách tham quan ngày càng tăng; sự quan tâm và ủng hộ của công chúng ngày càng cao; qui mô của bảo tàng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng... BTDTHVN đã dần dần khẳng định được hình ảnh, thương hiệu trong nước và khu vực, đồng thời thể hiện được vai trò trong việc giới thiệu văn hóa của Việt Nam và các nước ở khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nói tóm lại, với điều kiện của một quốc gia đa dạng về thành phần dân tộc, sự tăng cường hiểu biết, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc cũng như giúp cộng đồng trong khu vực và thế giới hiểu được những đặc điểm riêng về văn hoá, dân tộc ở Việt Nam, đồng thời thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa là một vấn đề vô cùng quan trọng, đáp ứng nhu cầu thực tế và mang tính thiết thực cao. Chính vì vậy sự ra đời và phát triển của BTDTHVN đã, đang và sẽ góp phần hoàn thiện, đem lại sắc thái mới cho hệ thống bảo tàng của Việt Nam, của khu vực; đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của xã hội đặt ra khi vấn đề văn hoá truyền thống của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang gặp những thách thức từ quá trình hội nhập toàn cầu và giao lưu văn hóa. 1.2. Quan điểm về việc giới thiệu trƣng bày và các hoạt động BTDTHVN là một bảo tàng non trẻ, ra đời muộn hơn so với nhiều bảo tàng ở Việt Nam. Ngay từ những bước đi đầu tiên, BTDTHVN đã xác định cho mình một hướng đi dựa trên các quan điểm tiếp cận với các nước tiên tiến 16
  19. và lựa chọn để ứng dụng phù hợp với điệu kiện của Việt Nam. Các quan điểm này đã gặp không ít các khó khăn khi triển khai, thậm chí còn bị coi là trái chiều với ý kiến của một số nhà khoa học. Song với định hướng và cách làm đúng đắn của bảo tàng, các quan điểm này đã dần dần được khẳng định trên thực tiễn bằng những hiệu quả được nhiều bảo tàng áp dụng theo. Bảo tàng luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để bảo tàng sống động, thu hút được nhiều khách tham quan quay lại và hạn chế hay xoá đi con số những người đến tham quan bảo tàng một lần trong cuộc đời. Điều này phụ thuộc vào nội dung của trưng bày, nhất là nội dung của các trưng bày chuyên đề. Bởi vậy, BTDTHVN chủ trương phát triển những trưng bày chuyên đề tạo sức sống và hấp dẫn công chúng quay lại bảo tàng nhiều lần. và BTDTHVN đã có những trưng bày chuyên đề hấp dẫn (chúng tôi đã kể tên ở mục trên) và thực sự tạo sức sống cho bảo tàng cũng như qua đó nhận được sự ủng hộ của đông đảo công chúng. Trong nghiên cứu và trưng bày, Bảo tàng lấy hiện vật là trung tâm. Hiện vật được nhìn nhận trong tổng thể, có bối cảnh, có câu chuyện, gắn chặt với đời sống hàng ngày, với môi trường sinh thái của chủ thể. Cách khai thác và giới thiệu hiện vật ở đây trong mối quan hệ đa chiều giữa con người - đời sống - môi trường. Với cách tiếp cận này hiện vật chính là văn hóa. Vì thế mà các hiện vật của bảo tàng mới có được sức sống, mới giúp công chúng hiểu nền văn hóa của chủ thể tạo ra chúng một cách sâu sắc. Một quan điểm nữa của BTDTHVN là trưng bày qua lăng kính của chủ thể văn hóa, cộng đồng để tăng cường, nâng cao, phát huy vai trò của họ. Đối với nhiều bảo tàng, trưng bày chú trọng đến hiện vật và trưng bày thiên theo hướng chủ quan của người nghiên cứu. Nhưng BTDTHVN rất quan tâm, chú ý đến chủ thể văn hóa, cộng đồng. Con người- chủ thể tham gia trưng bày với nhiều hình thức khác nhau như trực tiếp đến xem hiện vật và cho ý kiến về mong muốn trưng bày như thế nào (trường hợp hiện vật bày trong phần giới thiệu đạo Mẫu của người Kinh), phát biểu trong video, ghi âm những thể hiện quan điểm, suy nghĩ về hiện vật…Hoặc cộng đồng được mời về bảo tàng để dựng các ngôi nhà của dân tộc 17
  20. mình và cũng chính họ quay lại để sửa chữa cũng như tham gia các trình diễn giới thiệu văn hóa tại đây. Hay cộng đồng tham gia xây dựng ý tưởng các nội dung trong trưng bày, tham gia trực tiếp trưng bày. Chẳng hạn trưng bày về câu chuyện của cộng đồng Gia sư, Đồng nát, Hiphop trong dự án truyền thông dựa vào cộng đồng,… Và trong quan hệ giữa hiện vật với chủ thể văn hóa và ngược lại, BTDTHVN còn thể hiện một quan điểm về cách tiếp cận hiện vật/ văn hóa là “tiếp cận cái hôm nay, lý giải những vấn đề văn hóa, thẩm mỹ, tâm lý các dân tộc cho đến thời điểm sưu tầm, trưng bày” [12, tr.37]. Bảo tàng xác định rõ ràng, cách tiếp cận nghiên cứu, sưu tầm hiện vật cũng như trưng bày là bắt đầu từ cái hôm nay, từ hiện tại, rồi đi ngược dần về quá khứ, tìm về quá khứ một phần cũng chính là để minh giải cho những vấn đề cập nhật nhất hôm nay. Bởi vậy, các hiện vật trưng bày tại BTDTHVN là những hiện vật phản ánh cuộc sống đời thường, thể hiện những sinh hoạt văn hóa của các dân tộc như mâm cơm, đôi đũa, con dao, bộ trang phục, đôi guốc, cái đó… chứ không phải là các hiện vật tiêu biểu, đắt tiền. Chính từ những hiện vật đời thường này đã giúp người xem cảm nhận, mường tượng được đời sống vật chất và tinh thần hiện nay của các dân tộc hiện nay cũng như trong quá khứ như thế nào. Ví dụ: thông qua hiện vật mâm cơm của người Mường có thể hiểu nét sinh hoạt hằng ngày, quan niệm thẩm mỹ của họ, cách sử dụng, chất liệu làm ra nó… Đối với hiện vật trưng bày, BTDTHVN còn có “quan điểm chủ đạo là không tham đưa quá nhiều hiện vật vào trong các tủ trưng bày, bởi sẽ gây cảm giác thừa ứ hoặc khó tiếp cận được một cách tập trung” [11, tr. 32]. Nội dung chính của khu trưng bày trong nhà là khái quát những đặc trưng văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam, bao gồm phần trưng bày thường xuyên và phần trưng bày chuyên đề. Với mục tiêu cần chuyển tải khá nhiều nội dung để phản ánh văn hóa của 54 dân tộc trong phần trưng bày thường xuyên, BTDTHVN đã sử dụng gần 700 đơn vị hiện vật nhưng đều được lựa chọn kỹ càng và trưng bày rõ ràng, phô bày được những nét đẹp của từng hiện vật. Có 97 tủ kính với kích thước và kiểu dáng khác nhau, mỗi tủ chỉ chứa vài ba hiện vật; 50 tủ có bài 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0