intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng các mức đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống lúa BC15 vụ mùa năm 2018 tại huyện Kỳ Sơn, tinh Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định được mức đạm và mật độ cấy thích hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của giống BC15 tại địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng các mức đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống lúa BC15 vụ mùa năm 2018 tại huyện Kỳ Sơn, tinh Hòa Bình

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------ NGUYỄN THỊ MINH HẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐẠM VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA BC15 VỤ MÙA NĂM 2018 TẠI HUYỆN KỲ SƠN, TINH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------ NGUYỄN THỊ MINH HẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐẠM VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA BC15 VỤ MÙA NĂM 2018 TẠI HUYỆN KỲ SƠN, TINH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp thực hiện trong vụ Mùa năm 2018 tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng trong luận văn nào ở trong và ngoài nước. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Hảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình! Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng đào tạo và đặc biệt là các thầy, cô giáo Khoa Nông học – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp! Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác và khích lệ tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này! Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Hảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới và ở Việt Nam ............... 4 1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới ..................................... 4 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở Việt Nam ....................................... 6 1.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Hòa Bình ......................................... 9 1.1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình .............. 11 1.2. Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa ...................... 12 1.2.3. Những vấn đề về bón phân cân đối cho lúa .......................................... 16 1.2.4. Những nghiên cứu về số dảnh và mật độ cấy ....................................... 18 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 2.4. Các biện pháp kỹ thuật ............................................................................. 25 2.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................ 25 2.5.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 25 2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 26 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng sinh trưởng của giống lúa BC15 ......................................................................................... 30 3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian sinh trưởng của giống lúa BC15 ......................................................................................... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa BC15................................................................................................ 33 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chiều cao cây và độ thoát cổ bông của giống lúa BC15 .................................................................. 44 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống lúa BC15 ......................................................... 47 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa BC15.................................................... 49 3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BC15......................................................................... 49 3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến năng suất của giống lúa BC15 .......................................................................................................... 55 3.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ........................ 58 1. Kết luận ....................................................................................................... 61 2. Kiến nghị .................................................................................................... 62 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Mùa năm 2018 tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình ................................................................. Error! Bookmark not defined. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn Thế giới trong những năm gần đây ..................................................................................................... 4 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu Thế giới năm 2017 ............................................................................. 5 Bảng 1.3.Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở nước ta từ năm 2004 - 2017 . Bảng 1.4. Năng suất và sản lượng lúa của tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây ................................................................................................................... 10 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình từ năm 2010-2017 ........................................................................................... 11 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống BC15 ........................................................... 31 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến động thái đẻ nhánh của giống lúa BC15 ......................................................................................... 34 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu và tỷ lệ đẻ hữu hiệu của giống lúa BC15 .............................. 40 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chiều cao cây cuối, độ thoát cổ bông của giống BC15 ................................................................... 45 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống lúa BC15 ............................................... 48 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BC15 ............................................................... 50 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa BC15........................................... 56 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ............................. 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lúa (Oriza sativa L.) có vai trò quan trọng đối với người dân nhiều nước trên Thế giới cũng như ở Việt Nam. Có đến 65% dân số trên Thế giới mà chủ yếu là các nước Châu Á lấy lúa gạo làm lương thực chính. Ở Châu Á lúa gạo cung cấp từ 50-70% năng lượng hấp thụ mỗi ngày, nó giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho con người. Hạt gạo chứa 80% tinh bột, 7,5% protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho con người. Ngành sản xuất lúa gạo còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân ở nông thôn lẫn thành thị, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội ở những nước lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính (Trần Văn Đạt, 2005). Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong đó lúa là cây lương thực chính, sản xuất lúa gạo phải đảm bảo cung cấp lương thực cho hơn 96 triệu dân và đóng góp vào xuất khẩu, mặt khác với hơn 60% dân số sống ở nông thôn, vì vậy nông nghiệp Việt Nam có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ sau Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có diện tích đất tự nhiên là: 20.491,30 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 2.785,79 ha chiếm 13,59% còn lại là đất phi nông nghiệp, và các loại đất khác, đất trồng lúa 1.375,88 ha. Diện tích gieo cấy vụ mùa năm 2017 là: 1120,04 ha, trong đó cơ cấu giống lúa gồm: BC15, TBR225, Thiên ưu 8, Khang dân, DQ11, GS9, Nhị ưu 838. Hiện nay bà con nông dân vẫn còn thói quen cấy truyền thống, cấy dày và nhiều dảnh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. 2 mức bón phân chưa cân đối cũng phần nào ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của giống lúa. Hiện nay trong cơ cấu giống lúa ở huyện Kỳ Sơn có 2 xu hướng chủ yếu nông dân trồng cả lúa lai và lúa chất lượng cao, mặt khác mỗi giống trên mỗi vùng sinh thái yêu cầu từng loại phân khác nhau, vì vậy nghiên cứu lượng đạm bón phù hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phân bón, tăng năng suất chất lượng. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh liên hoàn của từng giống lúa thì vấn đề xác định mật độ hợp lý, bón đúng và đủ lượng đạm thích hợp từng chân đất là yếu tố quan trọng để phát huy tiềm năng, tiềm lực của giống và nguồn đầu tư vào sản xuấ. Đây được xác định là các yếu tố kỹ thuật mang tính khoa học chặt chẽ giữa vùng sinh thái, đất đai, chế độ canh tác để từ đó chúng ta sẽ xác định được quy trình sản xuất thâm canh của giống lúa đó hoàn thiện. Nghiên cứu về mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp với vùng sinh thái tại huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, giống lúa BC 15 chưa có nhiều và sự nghiên cứu chưa có tính hệ thống. Mặc dù đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhưng lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố như giống, trình độ canh tác, điều kiện thời tiêt khí hậu của từng vùng...Bởi vậy, cần có công trình nghiên cứu để tìm được mật độ cấy tương ứng với các mức phân bón thích hợp nhất phù hợp với từng vùng canh tác là vấn đề cần phải thực hiện thường xuyên của các nhà kỹ thuật. Chính vì thế, đề tài mang đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. Việc cấy đúng mật độ, bón phân đạm phù hợp không những tạo điều kiện tối ưu cho sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao mà còn vô cùng ý nghĩa trong vấn đề chăm sóc lúa. Bên cạnh đó việc xác định cấy mật độ đúng còn có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng phân bón một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế việc sử dụng phân bón quá mức cần thiết, gây ảnh hưởng xấu đến đất canh tác. Vì vậy việc nghiên cứu sâu hơn về mật độ cấy và lượng phân đạm bón thích hợp cho từng giống là cần thiết. Do đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 3 tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng các mức đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống lúa BC15 vụ mùa năm 2018 tại huyện Kỳ Sơn, tinh Hòa Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định được mức đạm và mật độ cấy thích hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của giống BC15 tại địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài sẽ bổ sung thêm dữ liệu khoa học về giống lúa BC 15 tại huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định được lượng phân đạm và mật độ thích hợp cho giống lúa BC 15 tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định được công thức phân bón đạm và mật độ cấy hợp lý cho giống lúa thuần BC15 góp phần tăng năng suất lúa, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới đã có những thay đổi quan trọng. Nếu như trong 30 năm sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2, sản lượng thóc của Thế giới chỉ tăng hơn 100% thì riêng trong 5 năm sau đó mức tăng đã đạt 130%. So với các cây ngũ cốc khác sản lượng thóc có tốc độ tăng trung bình hàng năm cao nhất: 2,4% năm. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn Thế giới trong những năm gần đây Diện tích Năng suất Sản lượng Năm ( triệu ha ) ( Tạ/ha) ( Triệu tấn) 2009 158,53 43,256 685,737 2010 161,564 43,402 701,228 2011 164,713 44,348 721,604 2012 162,264 45,174 733,013 2013 164,262 44,996 739,119 2014 162,717 45,56 744,477 2015 160,766 46,03 740,084 2016 159,807 46,36 740,961 2017 167,249 46,019 769,657 ( Nguồn: FAOSTAT 2019) Qua bảng 1.1 ta thấy về diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Thế giới trong 10 năm trở lại đây có xu hướng tăng lên. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như chọn tạo các giống mới có năng suất, chất lượng tốt, thâm canh cao... làm cho năng suất lúa ngày một nâng cao. Năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 5 2009 năng suất lúa bình quân trên Thế giới đạt 40,256 tạ/ha, sau 9 năm năng suất lúa tăng đạt 46,019 tạ/ha năm 2017. Tính đến nay trên Thế giới có trên 100 nước trồng lúa hầu hết ở các châu lục, với tổng diện tích 163,27 triệu ha.Tuy nhiên sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng. Trong đó Ấn Độ là nước có diện tích thu hoạch lúa lớn nhất (khoảng 43,789 triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc (khoảng 31,035 triệu ha). Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu Thế giới năm 2017 TT Diện tích Năng suất Sản lượng Tên nước ( Triệu ha) ( Tạ/ha) (triệu tấn) 1 Ấn độ 43,789 33,480 146,605 2 Trung Quốc 31,035 69,093 214,430 3 Indonesia 14,275 54,148 77,296 4 Bangladesh 11,272 43,453 48,980 5 Thái Lan 10,614 31,45 33,380 6 Việt Nam 7,708 55,476 42,763 7 Myanmar 6,745 37,989 25,642 8 Brazin 2,008 62,096 12,469 9 Nhật Bản 1,466 66,712 9,780 10 Autralia 0,082 98,208 8,05 (Nguồn FAOSTAT – 2019) Theo số liệu của Bảng 1.2 trong các nước dẫn đầu về năng suất và sản lượng lúa của Thế giới năm 2017 thì chủ yếu là các nước Châu Á, chỉ có duy nhất đại diện của Nam mỹ đó là Braxin. Ấn độ là nước dẫn đầu Thế giới trong nhiều năm liên tục về diện tích sản xuất lúa gạo, tuy năng suất chỉ đạt 33,480 tạ/ha. Thái Lan chú trọng nhiều hơn đến canh tác các giống lúa dài ngày, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 6 giống lúa chất lượng cao nên năng suất thấp (Bùi Huy Đáp, 1999). Tuy nhiên Thái Lan là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Trung Quốc, Nhật Bản, Autralia là các nước có năng suất cao hơn hẳn đạt 98,208 tạ/ha (Autralia) và 69,09 tạ/ha (Trung Quốc), Nhật Bản là 66,712 tạ/ha (gạo lật). Điều đó có thể lý giải là vì Trung Quốc là nước đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển lúa lai và người dân nước này có tinh thần lao động cần cù, có trình độ thâm canh cao. Việt Nam ta cũng là nước có diện tích, năng suất, sản lượng lúa cao đứng hàng thứ 6 trong 10 nước trồng lúa chính, đạt 55,4 tạ/ha. 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở Việt Nam Ở Việt Nam sản xuất lúa chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, thu hút hơn 70% dân số và 70% lao động xã hội cả nước. Trong thời kì đổi mới nhờ sử dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu phân loại, đánh giá tính đa dạng di truyền Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã tạo ra các giống cây trồng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như các giống BM 9895, Xi 23, AYT 77, giống lúa lai HYT 57... Bằng các phương pháp chọn tạo giống mới như nuôi cấy bao phấn, nuôi cấy tế bào sôma, lai xa, đột biến, ưu thế lai, lai tạo kết hợp với đột biến, lai tạo kết hợp với nuôi cấy bao phấn...đã tạo ra các giống mới có giá trị như OM 3007-16-27, OM 3007- 42-94, DT 122, BM 9963. Đây là những dòng, giống mang nhiều đặc điểm quý như tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận như phèn, mặn, hạn, úng (Bùi Huy Đáp, 1985) . Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai tương đối thuận lợi cho ngành trồng lúa, có thể trồng được nhiều vụ lúa trong năm với nhiều giống lúa khác nhau. Nước ta có địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, bao gồm Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đây là hai vựa lúa lớn nhất của cả nước không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 7 những sản xuất cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống hàng chục triệu người mà còn xuất khẩu được hàng triệu tấn sang các nước khác. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền sản xuất nông nghiệp của nước ta chuyển từ kinh tế tập thể sang cơ chế kinh tế tự chủ nên đã khuyến khích người dân, các doanh nghiệp đầu tư về công sức tiền của cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh tăng vụ vì vậy sản lượng lúa của Việt Nam không ngừng được tăng cao. Về cơ bản nước ta đã giải quyết được vấn đề thiếu lương thực, đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và là nước đứng thứ 2 trên Thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên trong vài năm từ năm 2004 đến năm 2009 diện tích trồng lúa có tăng lên từ 7,443 triệu ha năm 2004 xuống còn 7,707 triệu ha năm 2017 nhưng sản lượng lúa tăng lên qua các năm từ 35,88 triệu tấn năm 2004 lên 44,95 triệu tấn năm 2019 nhờ năng suất lúa tăng liên tục từ 48,21 tạ/ha (năm 2004) lên 55,7 tạ/ha năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm diện tích này là do quá trình đô thị hóa, cạnh tranh xuất khẩu, tăng cường công nghiệp hóa đã và đang làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng khó tăng thêm. Trong mấy năm gần đây nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nên diện tích trồng lúa có chiều hướng gia tăng lên đáng kể, năm 2010 diện tích gieo cấy cả nước đạt 7,489 triệu ha và đến năm 2013 đạt 7,902 triệu ha sản lượng đạt trên 44 triệu tấn. Sau năm 2015 diện tích gieo cấy của cả nước có giảm đi đôi chút xuống còn 7,712 triệu ha (2017), và năng suất 55,5 tạ/ha nên sản lượng có giảm hơn so với cùng kỳ năm 2015. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 8 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở nước ta từ năm 2004 - 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tạ/ha) (Triệu tấn) 2004 7,44 48,21 35,88 2005 7,32 48,81 35,8 2006 7,32 48,91 35,82 2007 7,20 49,80 35,86 2008 7,40 52,33 38,72 2009 7,43 52,37 38,95 2010 7,48 53,41 40,00 2011 7,65 55,38 42,39 2012 7,75 56,31 43,66 2013 7,90 55,72 44,03 2014 7,81 57,53 44,97 2015 7,83 57,60 45,10 2016 7,78 55,81 43,43 2017 7,72 55,5 42,8 (Nguồn FAOSTAT – 2019) Nhìn chung trong những năm qua sản xuất lúa gạo của chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, năng suất và sản lượng lúa gạo không ngừng tăng. Có được kết quả như vật là do Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách hợp lý cho phát triển nông nghiệp như: hỗ trợ giá thành về giống, phân bón và các vật tư, thiết bị khác phục vụ nông nghiệp, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chọn lọc ra các giống lúa mới có năng suất cao và ổn định, chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 9 lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt đưa vào sản xuất,… chính điều đó đã góp phần làm tăng đáng kể năng suất và sản lượng lúa, đáp ứng nhu cầu trong nước và đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu ra đứng thứ 2 trên Thế giới. 1.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Hòa Bình Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà nội 76 km về phía Tây Nam. Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn địa hình hiểm trở. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.662 ha, đất có rừng trên 173 ngàn ha, chiếm 37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65 ngàn ha, chiếm 14% diện tích. Đất chưa sử dụng trên 170 ngàn ha. Với những tiềm năng đó, trong tương lai, Hoà Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên, hiện nay tại địa bàn tỉnh Hòa Bình, năng suất cũng như sản lượng từ nông nghiệp chưa cao. Tổng sản phẩm từ nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu tổng sản phẩm toàn tỉnh, cụ thể, cơ cấu sản phẩm nông- lâm nghiệp- thủy sản chiếm 22,48%, trong khi tổng sản phẩm ngành công nghiệp-xây dựng là 50,25% và ngành dịch vụ là 27,27%. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Hòa Bình còn một số hạn chế: qui mô nhỏ, không tập trung; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chậm, diện tích nhỏ lẻ, manh mún; việc dồn điền đổi thửa còn là một vấn đề hết sức khó khăn, là nỗi trăn trở của các nhà lãnh đạo, quản lý. Do vậy mà so với các tỉnh thành khác ở khu vực phía bắc thì diện tích và năng suất lúa của Hòa Bình còn thấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 10 Bảng 1.4. Năng suất và sản lượng lúa của tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây Diện tích (Nghìn Sản lượng (nghìn Năm Năng suất (tạ/ha) ha) tấn) 2010 39,8 48,4 192,7 2011 40,3 51,7 208,2 2012 41,3 52,5 217 2013 41,1 50 205,4 2014 40,4 53,2 215 2015 39,3 49,8 195,8 2016 39,9 54,1 215,9 2017 39,4 45,8 180,6 2018 38,7 53,5 207 ( Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2019 ) Theo bảng số liệu ta thấy: Về diện tích: trong hai năm 2010, 2011 diện tích lúa có giảm, song đến 2012 và 2013 diện tích tăng do tỉnh đã chú trọng trở lại đến việc sản xuất lúa, duy trì diện tích cũ mà mở rộng thêm diện tích mới, tuy nhiên từ năm 2013 đến diện tích đất nông nghiệp bị giảm đáng kể do chuyển dịch cơ cấu ngành của tỉnh Hòa Bình. Về năng suất: năm 2010 đạt 48,4 tạ/ha, đến năm 2012 tăng cả về diện tích và năng suất, đến năm 2013 diện tích giữ nguyên nhưng năng suất giảm do trong năm gặp điều kiện thời tiết khí hậu bất thuận. Năm 2015, diện tích và năng suất giảm do Chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về chuyển dịch cơ cấu ngành, giảm tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp, và tăng thương mại dịch vụ, trên địa bàn hình thành nhiều khu công nghiệp trọng điểm như. Tuy nhiên, do việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng các giống lúa mới có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 11 năng suất cao đã làm cho sản lượng tăng lên, năm 2015 đến nay có chiều hướng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, do tỉnh Hòa Bình chú trọng đưa một số giống có năng suất, chất lượng cao như BM 9895, Xi 23, AYT 77, giống lúa lai HYT 57. 1.1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình Huyện Kỳ Sơn là một tỉnh miền núi của tỉnh Hòa Bình, có nhiều núi và độ dốc cao, diện tích đất nông nghiệp manh mún không tập trung, do đó diện tích đất canh tác cây lúa nước là rất ít, hiện nay tỉnh Hòa Bình đang trên đà phát triển các ngành như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng được chú trọng, nhiều nhà máy công trình giao thông, hạ tầng cơ sở .....cũng phần nào lấy đi diện tích đất nông nghiệp, diện tích canh tác nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nước nói chung ngày càng thu hẹp. Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình từ năm 2010-2017 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2010 2.194,4 51,1 11.218,6 2011 2.175,0 55,0 11.966,0 2012 2.160,0 56,0 12.096,0 2013 2.157,2 52,4 11.307,4 2014 2.135,1 55,0 11.742,9 2015 2.204,9 51,6 11.386,4 2016 2.161 56,1 12.135,6 2017 2.152,8 43,1 9.278,0 2018 2.015,5 45 9.069,7 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2018 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 12 Qua bảng 1.4 có thể thấy diện tích lúa qua các năm hầu như không tăng, năng suất qua các năm cũng có tăng giảm không đồng đều, một phần do thay đổi diện tích, một phần do bà con thay đổi các giống khác nhau, năm 2017 là năm biến đổi khí hậu mạnh mẽ, lũ bão đã làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, bà con 1 số xã ven sông Đà gần như mất trắng do đó ảnh hưởng chung đến năng suất chung của toàn huyện, cụ thể, năng suất giảm 13 tạ/ha, sản lượng giảm 3.000 tấn. Đến năm 2018 do huyện Kỳ Sơn thu hồi đất làm cụm công nghiệp xã Dân Hòa do đó giảm diện tích đất nông nghiệp. 1.2. Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa 1.2.1. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lúa Trong sản xuất và phát triển nông nghiệp, phân bón luôn được xem là yếu tố quan trọng trong hệ thống canh tác để tăng năng suất cây trồng. Theo Viện khoa học Nông nghiệp Rumani thì “Không cách nào hiệu lực hơn để nâng cao năng suất bằng phân bón”. Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), Ủy ban lúa gạo Quốc tế (IRC), Viện nghiên cứu nông hóa Mỹ đã khẳng định: Gần 50% năng suất là do tác dụng của phân bón, còn hơn 50% kia là do các yếu tố khác như giống, nước, chăm sóc. Nhờ kỹ thuật canh tác cải tiến trong đó chủ yếu là nhờ tăng sử dụng phân bón mà trong 2 thập kỷ, tổng sản lượng lương thực của toàn thể Châu Âu tăng gấp 3 lần. Ở Việt Nam, phân bón được người dân sử dung từ rất lâu đời cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp. Con người đã biết sử dụng phân bón để nâng cao năng suất cây trồng từ rất sớm nhưng chủ yếu là sử dụng các loại phân hữu cơ. Từ trước Công nguyên con người đã quan tâm đến việc bón phân hữu cơ cho ruộng. Theo Bùi Đình Dinh (1995), tổng lượng N, P, K được bón cho 1 ha canh tác năm 1993 tăng gấp 3,5 lần so với năm 1981 là nhân tố quan trọng làm cho năng suất cây trồng tăng đáng kể so với chỉ bón N, P: Năng suất lúa tăng được 49% trên đất dốc tụ, tăng 53% trên đất bạc màu, tăng 21% trên đất xám bạc màu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 13 1.2.2. Kết quả nghiên cứu về phân đạm cho cây lúa Trong các nguyên tố dinh dưỡng, đạm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây lúa, nó giữa vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất lúa. Tại các bộ phận non của cây lúa có hàm lượng đạm cao hơn các các bộ phận già. Đạm là một trong những nguyên tố hóa học cơ bản của cây lúa, là thành phần cơ bản của axit amin, axit nucleic và diệp lục đồng thời cũng là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá. Trong thành phần chất khô của cây có chứa từ 0,5 – 0,6% đạm tổng số (Phạm Văn Cường, 2005). Đối với cây lúa thì đạm lại càng quan trọng hơn, nó có tác dụng trong việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và sự phát triển thân lá của lúa dẫn đến làm tăng năng suất lúa. Các bộ phận khác nhau giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì có hàm lượng đạm không giống nhau. Trong thực tế cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ đầu. Nghiên cứu tác động của phân đạm đối với cây lúa, Tanaka (1965) và Takahashi (1969) đã kết luận: phân đạm làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá, tăng hiệu suất quang hợp, tăng diện tích bề mặt lá, tăng tích lũy chất khô và tăng năng suất hạt. Theo De Datta S.K (1984), cho rằng, đạm là yếu tố hạn chế năng suất lúa có tưới. Như vậy, để tăng năng suất lúa nước, cần tạo điều kiện cho cây lúa hút được nhiều đạm. Sự hút đạm của cây lúa không phụ thuộc vào nồng độ đạm xung quanh rễ mà được quyết định bởi nhu cầu đạm của cây. Theo Nguyễn Văn Hoan (2003), cây lúa cần đạm trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh lúa cần nhiều đạm nhất. Cung cấp đủ đạm và đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung tạo nhiều nhánh hữu hiệu. Đạm thúc đẩy hình thành bông và các yếu tố cấu thành nắng suất khác như số hạt/bông, khối lương 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Vì vậy bón đạm làm tăng hàm lượng protein nên ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Đạm cũng ảnh hưởng đến đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại lúa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1