Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá cho giống bưởi Quế Dương tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp: Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, phân bón qua lá, bón phân hữu cơ vi sinh nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Quế Dương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá cho giống bưởi Quế Dương tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- NGUYỄN TRƯỜNG TOÀN NGHIÊN CỨU CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BÓN LÁ CHO GIỐNG BƯỞI QUẾ DƯƠNG TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên -2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- NGUYỄN TRƯỜNG TOÀN NGHIÊN CỨU CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BÓN LÁ CHO GIỐNG BƯỞI QUẾ DƯƠNG TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI Ngành : Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huấn Thái Nguyên -2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Trường Toàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cơ quan, đoàn thể, cá nhân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Huấn - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ phòng Đào tạo,các thầy cô giáo Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học này. Tôi xin cảm ơn bạn bè gia đình và người thân đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Trường Toàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 2 3. Yêu cầu đề tài .................................................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................... 2 4.1. ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................................. 2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................... 4 1.2. Nguồn gốc, phân loại và các giống bưởi chính............................................................... 6 1.2.1. Một số giống bưởi chủ yếu trên thế giới ...................................................................... 7 1.2.2. Một số giống bưởi chủ yếu trồng ở Việt Nam ............................................................. 8 1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới và trong nước ...................................... 12 1.3.1 Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới .......................................................................... 12 1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi của Việt Nam. .................................................... 15 1.4. Tình hình nghiên cứu cây có múi trên thế giới và trong nước ...................................... 16 1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 16 1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................. 18 1.5. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu .............................................................................. 26 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 27 2.1. Đối tượng vật liệu và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 27 2.1.1. Đối tương nghiên cứu ................................................................................................ 27 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................... 27 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 28 2.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: ................................................................................ 31 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN .................................................... 34 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sự ra hoa và đậu quả của giống bưởi Quế Dương tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. ........................................................ 34 3.2. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành nên năng suất bưởi Quế Dương. ................................................................................................................. 44 3.3 Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng quả bưởi Quế Dương. ................................................................................................ 51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 60 1. Kết luận. ........................................................................................................................... 60 2. Đề nghị. ............................................................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CV :Coefficient of variation CT : Công thức ĐC : Đối chứng ĐK : Đường kính FAO : Food anh Agriculture Organization of the United National GA3 : Gibeberelic axit HCVS : Hữu cơ vi sinh LSD : Least Significant Difference Test NXB : Nhà xuất bản NS : Năng suất TB : Trung bình TT : Thứ tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Lượng phân bón cho bưởi.........................................................................18 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giớicủa các năm gần đây ......................................................................................................................12 Bảng 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi củacác Châu lục năm 2017. ........13 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi củamột số nước Châu Á 2017. ..14 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của Việt Namqua các năm gần đây ......................................................................................................................15 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của cây bưởi Quế Dương .........................34 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gianvà khả năng sinh trưởng của các đợt lộc ...............................................................................................35 Bảng 3.3Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự sinh trưởng,phát triển của các đợt lộc trên cây bưởi Quế Dương .......................................................................37 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến.............................................38 thời gian ra hoa của bưởi Quế Dương .......................................................................38 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ đậu quả của bưởi Quế Dương ........................................................................................................................39 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất quả bưởi Quế Dương.......................................................................40 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến thành phần cơ giới và một số chỉ tiêu về quả bưởi Quế Dương ...................................................................42 Bảng 3.8 Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại chính ..................................43 trên các công thức thí nghiệm ...................................................................................43 Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của cây bưởi Quế Dương .........................44 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến thời gian và khả năng sinh trưởng của các đợt lộc ...........................................................................................................45 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự sinh trưởng, phát triển của các đợt lộc trên cây bưởi Quế Dương ....................................................................................46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất quả bưởi Quế Dương .........................................................................................48 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến đến thành phần cơ giới và một số chỉ tiêu về quả bưởi Quế Dương .....................................................................................50 Bảng 3.14 Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại chínhtrên các công thức thí nghiệm .......................................................................................................................51 Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của cây bưởi Quế Dương ......................52 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ vi sinh đến thời gian và khả năng sinh trưởng của các đợt lộc. .......................................................................53 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sự sinh trưởng,phát triển của các đợt lộc trên cây bưởi Quế Dương .......................................................................54 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ vi sinh đếnnăng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bưởi Quế Dương......................................................56 Bảng 3.19 Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến thành phần cơ giới và một số chỉ tiêu của quả bưởi Quế Dương .............................................................................58 Bảng 3.20 Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại chínhtrên các công thức thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh ...............................................................................59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC HÌNH Hình3.1: Ảnh hưởng của các công thức phun chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất quả bưởi Quế Dương ...................................................................... 41 Hình 3.2: Ảnh hưởng của các công thức phun phân bón lá đến năng suất quả bưởi Quế Dương.............................................................................................. 48 Hình 3.3: Ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ vi sinh đến năng suất bưởi Quế Dương.............................................................................................. 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nên song song với nó là sự đa dạng về cây trồng trong hệ sinh thái chung. Tuy nhiên điều kiện khí hậu Việt Nam lại có sự phân chia rõ rệt theo từng vùng: Miền Bắc và miền Trung thì có 4 mùa rõ rệt, trong khi đó miền Nam lại chỉ có 2 mùa khô và mùa mưa, vậy nên mỗi vùng đã có cho mình những loài thực vật đặc trưng riêng. Nói đến cây bưởi, nếu miền Nam có bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh..., miền Trung có bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch... thì miền Bắc có bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng là những giống đặc sản nổi tiếng từ lâu đời. Và gần đây là bưởi Đỏ Tân Lạc đặc sản riêng của vùng đất Hòa Bình. Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng với giống bưởi Diễn đặc sản tuy nhiên ít ai biết rằng Hà Nội còn có một giống bưởi đặc sản nữa là giống bưởi Quế Dương – một loại quả đặc sản của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, một loại cây ăn quả chủ lực đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người nông dânxã Cát Quế. Giống bưởi ngọt Quế Dương có nguồn gốc tại thôn Tháp Thượng (nay gọi là khu vực 7) xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, diện tích được chuyển đổi trồng bưởi Quế Dương không ngừng gia tăng thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội từ 216 ha năm 2014 lên 567 ha năm 2017 (Cục thống kê Hà Nội 2017). Đặc điểm chính của cây bưởi ngọt Quế Dương: Cây có khả năng sinh trưởng khoẻ, tán cây hình bán cầu, trung bình một năm có 3 đợt lộc chính. Cây ra hoa vào đầu tháng 2 đến đầu tháng 3. Lá điển hình bưởi ngọt Quế Dương có dạng lòng mo, mép gợn sóng, thịt lá lồi lên trên mặt lá. Quả có dạng hình cầu hơi dẹt (tỉ lệ cao/rộng trái đạt 0,88), vỏ quả chín màu vàng, nhẵn, khối lượng quả trung bình đạt 1.320gam. Số múi giao động từ 14-17 múi/quả. Múi quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 mọng nước, vị ngọt mát, độ Bix đạt trung bình 11%. Tỷ lệ phần ăn được của quả đạt 60.3%. Đặc biệt giống bưởi ngọt Quế Dương có thời gian thu hoạch sớm từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10. Bưởi Quế Dương có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng cao. Tuy nhiên do điều kiện đất đai thổ nhưỡng, khí hậu của các vùng trồng khác với vùng nguyên sản, cùng với việc thiếu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý và sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại, sự thay đổi về môi trường nên bưởi Quế Dương trồng ở các vùng lân cận của Hà Nội nói chung và vùng bưởiQuế Dương trồng trên đất đồi gò hiện nay có năng suất, chất lượng không đồng đều, có chiều hướng giảm. Vì vậy, tuy diện tích sản xuất trên vùng đất đồi gò có tăng nhưng năng suất, chất lượng và giá trị hiệu quả kinh tế lại không tăng và không ổn định, đây chính là vấn đề bức xúc lớn không chỉ với người trồng bưởi Quế Dương mà với tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan khoa học và các nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá cho giống bưởi Quế Dương tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp: Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, phân bón qua lá, bón phân hữu cơ vi sinh nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Quế Dương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 3. Yêu cầu đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng, phân bón qua lá, phân hữu cơ vi sinh đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả bưởi Quế Dương trồng tại vùng đồi gò huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. ý nghĩa khoa học của đề tài Việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trên vùng đất đồi gò huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 Chương Mỹ TP Hà Nội có kết quả nhằm góp phần trong công tác nghiên cứu, cũng như tìm ra quy trình canh tác phù hợp với vùng trồng. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, phân bón lá và phân bón hữu cơ vi sinh làm cơ sở để xây dựng, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cho quả bưởi Quế Dương. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của để tài làm cơ sở để làm tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây bưởi Quế Dương cho vùng đất đồi gò huyện Chương Mỹ, góp phần nâng cao diện tích, năng suất, chất lượng quả bưởi Quế Dương trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cây ăn quả thuộc họ cam quýt (Citrus) là loại cây ăn quả lâu năm có giá trị kinh tế cao, quá trình sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại và các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, biểu hiện qua sinh trưởng, ra hoa kết quả, năng suất và phẩm chất quả. Cây ăn quả có múi có phạm vi thích nghi sinh thái rộng, ở Việt Nam cây có múi có mặt hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước, mỗi vùng miền đều có những cây ăn quả có múi đặc sản. Điều này cho thấy Việt Nam là nước có tập đoàn cây có múi rất phong phú với nhiều loại cây có múi khác nhau. Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu để nâng cao năng suất chất lượng quả bưởi, tuy nhiên cây có múi là loại cây trồng có chu kỳ kinh doanh dài, mỗi nghiên cứu chỉ áp dụng cho một loại cây có múi nhất định, do vậy trong thực tiễn sản xuất hiện nay các nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, nghiên cứu áp dụng các biện pháp nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng quả bưởi Quế Dương là hết sức cần thiết. - Cơ sở khoa học của việc phun phân qua lá: cách bón này dựa trên nguyên lý lá cây có thể hấp thụ được các nguyên tố dinh dưỡng và chuyển hoá nó thành năng lượng nuôi cây. Sử dụng phân bón lá khá phổ biến ở nhiều nước trồng cây có múi và áp dụng trong các trường hợp sau: đất nghèo dinh dưỡng, đất khô hạn, bộ rễ kém phát triển. Khi sử dụng phân bón lá cần lưu ý hoà tan hoàn toàn phân trong nước, nguồn nước sử dụng phải là nước không có axit hoặc không có kiềm. Các kết quả chỉ ra rằng khi bón phân qua lá dạng hoà tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân. Vì vậy, việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệu quả cao, có thể nói cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 gấp 8-10 lần so với cung cấp vào đất. Ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón lá còn tăng cường khả năng chông chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón lá còn phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây và phụ thuộc vào loại phân, nồng đô, liều lượng, thời gian sử dụng. Các phân bón lá được sử dụng rộng rãi hiện nay là Komix, yogen, grown, con cò, HP, đầu trâu....(Nguyễn Thị Thuận và cs 1996). Trong những vườn cây ăn quả có mạch nước ngầm cao, hoặc những thời kỳ khô hạn, bộ rễ hoạt động kém do vậy bón phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc bón phân qua lá là giải pháp cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây. Hiện nay việc kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân qua lá, phân vi lượng. - Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng: Chất điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ở mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, úc, Nhật Bản vv.. Phân bón lá, đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng như GA3 có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, mã quả, chất lượng và giảm số lượng hạt nếu phun vào những thời kỳ thích hợp (Hoàng Minh Tấn, (1994) giáo trình sinh lý thực vật) Về chất điều hòa sinh trưởng, Gibberellin axít (GA) có ảnh hưởng lớn, quan trọng đối với các hoạt động sinh lý của cây, nâng cao sự đậu quả của cây có múi. Tác động nâng cao sự đậu quả có ý nghĩa đã được phát hiện trong cả 2 giống nhiều hạt và không hạt (Parthenocarpic). Đối với giống nhiều hạt khi phun GA3 số lượng hạt đều giảm, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào giống, ví dụ quýt Dancy thì thành công nhưng giống Temple lại không có kết quả ( Nguyễn Hữu Thọ 2015). - Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Mỗi năm, người nông dân sử dụng tới 11 triệu tấn phân vô cơ (phân hóa học) để bón cho cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 trồng. Mặc dù sử dụng lượng phân bón vô cơ khổng lồ mỗi năm, Việt Nam lại nằm trong nhóm các quốc gia có hiệu suất sử dụng phân bón thấp nhất trên thế giới. Chưa đến 50% lượng phân bón sử dụng được cây trồng hấp thu, phần còn lại thất thoát ra môi trường, ngấm vào đất, vào nước và tồn dư trên bề mặt của nông sản (Võ Thị Tuyết Nhung 2013). Bên cạnh tác dụng tức thời đối với cây trồng, hậu quả mà phân vô cơ để lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và làm bạc màu đất nếu sử dụng sai phương pháp. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời một loại phân mới mang tên phân bón hữu cơ vi sinh chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho cây trồng giúp tăng chất lượng của đất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Phân vi sinh được nhiều người sử dụng vì bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và kể cả con người. Cơ chế của loại phân bón vi sinh này khá đơn giản, khi được bổ sung vào đất trồng trọt thì các vi sinh vật sẽ hoạt động và sản sinh ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K, nguyên tố vi lượng,… hoặc là các hoạt chất sinh học có khả năng phòng trừ sâu bệnh, giúp cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng (Lê Minh Chiến 2006) 1.2. Nguồn gốc, phân loại và các giống bưởi chính. Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis. Trong hệ thống phân loại bưởi thuộc: Họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae Chi Citrus Chi phụ: Eucitrus Loài: grandis Bưởi (C. grandis L), tên tiếng Anh là Pummelo, có nguồn gốc từ Malaysia và quần đảo Ấn Độ và được phân bố rộng tới quần đảo Fiji, châu Âu và cả các nước vùng Địa Trung Hải. Có một loài khác gọi là bưởi chùm (C. paradisi), có thể là biến dị hoặc một dạng lai của chúng. Bưởi chùm chủ yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 được sản xuất ở các nước thuộc châu Mỹ, vùng Địa Trung Hải, Úc và châu Phi. Các nước châu Á rất ít trồng loài bưởi này. Bưởi đôi khi còn được gọi là Shaddock, là loại quả có múi to điển hình của vùng nhiệt đới. Một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia phân chia bưởi làm 2 nhóm: nhóm quả ruột trắng và nhóm quả ruột hồng (sắc tố). Cũng cần phân biệt giữa bưởi - Pummelo và Pummeloes, Pummeloes là những giống có quả cực lớn (bòng hoặc kỳ đà), hàm lượng axit thấp tương tự như nhóm cam không axít (hàm lượng axít khoảng 0.2%). Bưởi là những giống có kích thước quả nhỏ hơn so với Pummeloes và hàm lượng axit cao hơn nên còn gọi là bưởi chua, phần lớn các giống bưởi là bất tự tương hợp (self- incompatible) và lai với nhau một cách dễ dàng nên trong tự nhiên có rất nhiều giống đã được phát sinh do lai. 1.2.1. Một số giống bưởi chủ yếu trên thế giới Trên thế giới bưởi (Citrus grandis) được trồng chủ yếu ở các nước châu Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Philippine, Malaysia vv.. Mặc dù bưởi là loài có sự đa dạng di truyền rất lớn, song trong sản xuất không phải tất cả các giống đều được trồng với mục đích sử dụng ăn tươi hoặc trao đổi buôn bán, mà ở mỗi nước chỉ một số giống được phát triển mang tính đặc sản địa phương (Vũ Mạnh Hải và CS, tài liệu tập huấn cây ăn quả, Viện nghiên cứu rau quả, 2000). Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Các giống bưởi nổi tiếng của Trung Quốc được biết đến là: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quan Khê... Đây là những giống đã được Bộ nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao và cấp huy chương vàng. Ở Đài Loan có giống nổi tiếng là bưởi Văn Đán, do có đặc tính tự thụ, phôi không phát triển nên không có hạt, chất lượng rất tốt được nhiều người ưa chuộng (Cục nông nghiệp Quảng Tây 2009). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 Ở Thái Lan tập đoàn giống bưởi cũng rất phong phú. Theo Prasert Anupunt - Viện làm vườn Thái Lan, các giống phổ biến trong sản xuất trồng ở các tỉnh miền Trung như Nakhon Pathom, Samut Sakhon, Samut songkhram, Ratchaburi và Nothaburi là: Khao Tongdee, Khao Phuang, Khao Phan, Khao Hawm, Khao nhan phung, Khao kheaw, Khao Jeeb, Khao Yai, Tubtim và Sai Nham Phung. Một số giống khác như: Khao Tangkwa, Som Krun, Khao Udom Sook và Manorom được trồng ở Chai Nat và Nakhon Sawan; giống Khao Uthai là giống đặc sản của tỉnh Uthai Thani; giống Takhoi và Som Pol được trồng phổ biến ở Phichit; giống Pattavia chỉ trồng ở vùng phía nam như ở tỉnh Surat Thani, Songkhla, Narathiwat và Pattani(Vũ Mạnh Hải và CS, tài liệu tập huấn cây ăn quả, Viện nghiên cứu rau quả, 2000). 1.2.2. Một số giống bưởi chủ yếu trồng ở Việt Nam Ở Việt Nam, bưởi (Citrus grandis) có thể tìm thấy ở tất cả các tỉnh trong cả nước. Do bưởi dễ lai với nhau và với các giống cây có múi khác, đồng thời từ lâu đời nhân dân có thói quen trồng bằng hạt nên bưởi là một trong những loài có sự đa dạng di truyền rất lớn. Nhiều giống có những phẩm vị cũng như chất lượng rất ngon được người dân chọn lựa mang về trồng đã trở thành các giống đặc sản của mỗi vùng miền. Một số giống trồng phổ biến ở các địa phương với mục đích sản xuất hàng hóa là: - Bưởi Diễn Trồng nhiều ở xã Phú Diễn, Phú Minh huyện Từ Liêm Hà Nội. Bưởi Diễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng. Quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín màu vàng cam, khối lượng trung bình quả từ 0,8-1kg, tỷ lệ phần ăn được từ 60-65%, số hạt trung bình khoảng 50 hạt, múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu vàng xanh, ăn dòn, ngọt, độ brix từ 12-14. Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước tết nguyên đán khoảng 15-20 ngày (Đỗ Đình Ca và Vũ Việt Hưng 2008). - Bưởi Đỏ (Bưởi Đào) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 Giống này có nhiều dạng khác nhau. Quả có 2 dạng hình cầu hơi dẹt và thuôn dài, khối lượng trung bình từ 1-1,2 kg, khi chín cả vỏ quả, cùi và thịt quả đều có màu đỏ gấc, vỏ quả nhẵn có nhiều túi tinh dầu mùi thơm. Buởi Đỏ thường thu hoạch muộn vào tháng 1,2 dương lịch (tháng 12 âm lịch) để trưng bày ngày tết do vậy thịt quả thường bị khô, vị ngọt hơi chua. Giống điển hình là: Bưởi đỏ Mê Linh trồng nhiều ở huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, bưởi gấc ở vùng Đại Hoàng - Nam Định, Hoài Đức - Hà Tây và một số tỉnh trung du miền núi phía bắc, bưởi Xiêm Vang ở tỉnh Vĩnh Cử - Đồng Nai(Đỗ Đình Ca và Vũ Việt Hưng 2008). - Bưởi Phúc Trạch Nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay được trồng ở hầu hết 28 xã trong huyện và các vùng phụ cận. Bưởi Phúc Trạch được coi là một trong những giống bưởi ngon nhất ở nước ta hiện nay. Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, khối lượng trung bình từ 1- 1,2 kg, tỷ lệ phần ăn được 60- 65%, số lượng hạt từ 50- 80 hạt, màu sắc thịt quả và tép múi phớt hồng, vách múi dòn đễ tách rời, thịt quả mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua, độ brix từ 12- 14. Thời gian thu hoạch vào tháng 9 (Đỗ Đình Ca và Vũ Việt Hưng 2008). - Bưởi Đoan Hùng Trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông Lô và sông Chảy. Có 2 giống được xem là tốt đó là bưởi Tộc sửu xã Chi Đám và bưởi Bằng Luân xã Bằng Luân. Bưởi Bằng Luân quả hình cầu hơi dẹt, khối lượng quả trung bình 0,7 - 0,8 kg, vỏ quả màu vàng hơi xám nâu, tép múi màu trắng xanh, mọng nước, thịt quả hơi nhão, vị ngọt nhạt, độ brix từ 9-11%, tỷ lệ phần ăn được 60-65%. Quả thu hoạch vào tháng 10, tháng 11. Quả có thể để lâu sau khi thu hái. Bưởi Tộc Sửu quả to hơn, khối lượng quả trung bình 1 - 1,2 kg. Thịt quả ít nhão hơn bưởi Bằng Luân, song vị cũng ngọt nhạt và có màu trắng xanh. Thời gian thu hoạch sớm hơn bưởi Bằng Luân chừng 15-20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 ngày(Đỗ Đình Ca và Vũ Việt Hưng 2008). - Bưởi Thanh Trà Vùng bưởi Thanh Trà có diện tích khoảng 165,2 ha, được trồng chủ yếu trên đất phù sa được bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, thuộc các xã: Thuỷ Biều, Hương Long, Kim Long (thành phố Huế); Hương Hồ, Hương Thọ, Hương An, Hương Vân, thị trấn Hương Trà (huyện Hương Trà); Dương Hoà, Thuỷ Bằng, Thuỷ Vân (huyện Hương Thuỷ); Phong Thu, Phong An, Phong Sơn, Phong Hoà và thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền). Bưởi Thanh Trà là giống bưởi ngon có tiếng của Cố Đô Huế. Quả nhỏ, hình quả lê, khối lượng quả trung bình từ 0,6-0,8 kg, vỏ mỏng dễ bóc, khi chín màu vàng xanh, tép nhỏ mọng nước nhưng ăn dòn ngọt. Thịt quả mịn, đồng nhất, màu vàng xanh, tỷ lệ phần ăn được từ 62-65%, độ brix 10-12%. Thời gian thu hoạch vào tháng 9 dương lịch (Đỗ Đình Ca và Vũ Việt Hưng 2008). - Bưởi Biên Hoà Vùng trồng nổi tiếng là ở cù lao Phố và cù lao Tân Triều trên sông Đồng Nai. Quả to, hình quả lê, vỏ dày, cùi xốp trắng, múi dễ tách, ăn dòn, ngọt dôn dốt chua. Khối lượng quả trung bình từ 1,2-1,5 kg, tỷ lệ phần ăn được trên 60%. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch (Đỗ Đình Ca và Vũ Việt Hưng 2008). - Bưởi Năm Roi Là giống bưởi ngon nổi tiếng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là bưởi Năm Roi trồng trên đất phù sa ven sông Hậu ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Diện tích bưởi Năm Roi khoảng 10.000 ha với sản lượng 60.000 tấn/năm. Quả hình quả lê, khối lượng quả trung bình từ 1-1,4 kg, khi chín vỏ có màu vàng xanh, thịt quả màu xanh vàng, mịn, đồng nhất. Múi và vách múi rất đễ tách, ăn dòn, ngọt hơi dôn dốt chua, đặc biệt là không có hạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti. Tỷ lệ phần ăn được trên 55%, độ brix từ 9-12%. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch (Đỗ Đình Ca và Vũ Việt Hưng 2008). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn