Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số loại phân bón đối với giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá được đặc điểm nông sinh học và xác định được một số loại phân bón phù hợp đối với bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số loại phân bón đối với giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- NGUYỄN ANH QUYỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐỐI VỚI GIỐNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ANH QUYỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐỐI VỚI GIỐNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ DUY TRƯỜNG Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 08 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Quyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình . Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Duy Trường người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phòng đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Anh Quyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây bưởi .......................................................... 7 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 9 1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất bưởi trên thế giới ..................................... 9 1.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam..................................................... 12 1.3.3. Tình hình sản xuất bưởi ở huyện Yên Bình-Yên Bái ........................... 17 1.4. Một số nghiên cứu về cây bưởi liên quan đến đề tài ............................... 18 1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu khảo nghiệm thích ứng về giống bưởi … 18 1.4.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây bưởi .................................. 19 1.5. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ......................................................... 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 26 2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .............................................................. 26 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 26 2.1.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 26 2.1.3. Dụng cụ ................................................................................................ 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.2 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 26 2.3 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 26 2.4. Nội dung và phương pháp nghiêncứu ...................................................... 27 2.4.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 27 2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 34 3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ................................................................................... 34 3.1.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ........................................................................ 34 3.1.2. Đặc điểm hình thái lá giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................................................................................................ 35 3.1.3. Đặc điểm hình thái quả giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................................................................................................ 40 3.1.4. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong năm của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................................................ 37 3.1.5. Động thái ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ................................................................................... 40 3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. ................................................ 42 3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái .............................. 42 3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số loại phân bón đến sinh trưởng và phát triển của bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái ......................... 50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 56 1. Kết luận ....................................................................................................... 56 2. Đề nghị ........................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ CC Chiều cao cây CT Công thức CV Hệ số biến động CS Cộng sự ĐC Đối chứng ĐK Điều Kiện ĐV Đơn vị FAO Tổ chức nông nghiệp Liên Hợp Quốc LSD Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NL Nhắc Lại NXB Nhà xuất bản PBL Phân bón lá TB Trung Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới năm 2013 - 2017...................................................................................................... 10 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước tiêu biểu ........................... 11 trên thế giới năm 2017 .................................................................................... 11 Bảng 1.4: Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam (2013 - 2017) ................ 12 Bảng 1.5. Lượng phân bón hàng năm cho một số giống bưởi ........................ 22 đặc sản ở Việt Nam ......................................................................................... 22 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của giống ............................ 34 bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ....................................... 34 Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái lá giống bưởi đỏ Tân Lạc ................................ 36 tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ................................................................... 36 Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái quả giống bưởi đỏ Tân Lạc ............................. 41 tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ................................................................... 41 Bảng 3.4: Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong năm ........................... 38 của giống bưởi đỏ Tân Lạc và Đại Minh tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái .. 38 Bảng 3.5: Động thái ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống bưởi đỏ Tân Lạc ...... 40 tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ................................................................... 40 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa ........................... 43 của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái........................ 43 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái ...................................................... 44 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phân bón lá đến đặc điểm hình thái quả của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái ........................................ 45 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất quả khi thu hoạch của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. ............................. 47 Bảng 3.10. Tình hình sâu bệnh gây hại trên giống bưởi đỏ Tân Lạc.............. 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái .................................................................... 48 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón đến thời gian ra hoa .............. 50 của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái........................ 50 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón đến tỷ lệ đậu quả ................... 51 của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái........................ 51 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón đến đặc điểm hình thái quả của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái .............................. 52 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón đến năng suất quả khi thu hoạch của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái ............. 53 Bảng 3.15. Tình hình sâu bệnh gây hại giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái............................................................................................ 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một loại cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Bưởi là loại quả tươi dễ vận chuyển, bảo quản được nhiều ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị, phẩm chất. Bưởi được nhiều người ưa chuộng vì không những có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị trong y học và mỹ học. Bưởi là loài có phổ thích nghi rộng, có thể trồng khắp từ 420 vĩ bắc cho đến 420 vĩ nam, từ mặt biển lên đến độ cao 2000m (Agroviet, 2009)[19]. Ở Việt Nam bưởi được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi Phúc Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi - Vĩnh Long… Hiện nay, phát triển cây ăn quả trong đó bao gồm cả cây bưởi là một định hướng được ưu tiên và là một chiến lược có lợi thế cạnh tranh cao. Bưởi là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và có vai trò quan trọng trong mô hình sản xuất trang trại đáp ứng mô hình phát triển kinh tế bền vững hộ gia đình. Trồng bưởi không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Theo Trần Thế Tục (1997)[11] thành phần hoá học trong 100g quả bưởi tươi phần ăn đựợc: Đường 6 - 12%, lipit 0,1g, protein 0,9g, vitamin C 90mg, P205 12mg, xenluloza 0,2g ngoài ra còn có các loại vitamin B1, B2,… caroten 0,2mg, các khoáng chất ở dạng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể con người. Trong 1kg bưởi phần ăn được cung cấp 530 - 600 calo nguồn năng lượng dễ tiêu. Ngoài dùng ăn tươi bưởi còn được chế biến thành rất nhiều sản phẩm có giá trị như: nước quả, mứt,… trong công nghiệp chế biến vỏ, hạt để lấy tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt bưởi có tác dụng rất tốt để chữa các bệnh đường ruột, tim mạch. Yên Bình là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái có điều kiện tự nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 thuận lợi cho phát triển các loài cây có múi, trong đó bưởi Đại Minh được trồng với diện tích lớn, năm 2017 đã là nguồn thu nhập cho người dân Yên Bình khoảng 500 triệu đồng/ha/năm (Nguyễn Thơm, 2017) [28]. Tuy nhiên giống bưởi này có nhược điểm là hạt nhiều và thường bị khô tép quả, làm giảm giá trị của sản phẩm. Hiện nay trong sản xuất có nhiều giống bưởi tốt, trong đó giống bưởi đỏ Tân Lạc thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là giống bưởi nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng cao và giá trị kinh tế lớn do quả có vị ngọt, màu sắc đỏ đẹp cả vỏ quả và thịt quả, tép bưởi đỏ Tân Lạc có màu đỏ hồng, mọng nước ăn rất giòn ngọt và không bị he đắng, cây cho năng suất cao và ổn định, với cây 7 năm tuổi cho năng xuất từ 260 - 320 quả/cây bên cạnh đó thời gian lưu trữ dài và giá bán cao: 25.000 – 35.000đ/quả do đó huyện Yên Bình cũng đề cao việc quản lý sử dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân bổ sung dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng, phát triển tại vùng sinh thái mới phục vụ nhu cầu đa dạng giống và sản phẩm mới có năng suất và chất lượng tốt cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp người dân làm giàu từ chính giống bưởi quê hương (Văn Thông, 2017) [27]. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số loại phân bón đối với giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Đánh giá được đặc điểm nông sinh học và xác định được một số loại phân bón phù hợp đối với bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học về làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật thâm canh giống đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất biện pháp kỹ thuật, bón phân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của giống bưởi đỏ Tân Lạc trong thời gian tới, góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn sản xuất giống bưởi Đỏ tại Yên Bình - Yên Bái. - Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất đỏ Tân Lạc trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và các vùng có điều kiện sinh thái tương đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong những loài cây ăn quả có múi được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước vùng châu Á cây có giá trị kinh tế cao, quá trình sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại và các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, biểu hiện qua sinh trưởng, ra hoa kết quả, năng suất và phẩm chất quả. Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu để nâng cao năng suất chất lượng quả bưởi, tuy nhiên cây có múi là loại cây trồng có chu kỳ kinh doanh dài, mỗi nghiên cứu chỉ áp dụng cho một loại cây có múi nhất định, do vậy trong thực tiễn sản xuất hiện nay các nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng quả bưởi là hết sức cần thiết. Theo nhóm tác giả Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thị Mão (2010) [4], lượng chất dinh dưỡng cây hút thể hiện yêu cầu chất dinh dưỡng của cây. Cây yêu cầu chất dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối nhất định. Lượng dinh dưỡng cây hút thay đổi theo loại cây trồng, năng suất thu hoạch, yêu cầu của người trồng trọt. Trong cùng một loại cây trồng thì lượng chất dinh dưỡng do cây hút phụ thuộc vào điều kiện sinh thái. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng cây sử dụng đều có các giá trị tối ưu và tối đa. Tại lượng bón mà cây trồng cho năng suất cao nhất gọi là giá trị tối đa về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, mục đích của người sản xuất không phải chỉ nhằm đạt năng suất cao nhất mà còn là tìm lợi nhuận cao nhất. Lượng bón đạt lợi nhuận cao nhất là lượng phân bón mà ở đó hiệu suất 1kg phân bón đủ bù đắp được chi phí sản xuất tăng lên [4]. Việc tăng năng suất, chất lượng bưởi phụ thuộc rất lớn vào các biện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 pháp kỹ thuật, đặc biệt là bón phân. Sử dụng phân bón là một trong bốn yếu tố quan trọng hàng đầu trong thâm canh sản xuất nông nghiệp. Bón phân qua lá được sử dụng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng một cách kịp thời các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất, tăng cường khả năng kháng sâu bệnh cho cây, tính chống hạn và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm. Phân bón lá còn giúp cho cây nhanh chóng phục hồi sau trồng, hoặc sau khi trải qua cả hiện tượng thời tiết bất thuận như nóng nắng, lạnh, khô hạn, úng ngập … Do vậy, để có được những sản phẩm có năng suất cao, và chất lượng tốt Việt Nam cũng cần phải có những nghiên cứu về sử dụng phân bón lá chất điều hòa sinh trưởng để lựa chọn được loại phân bón phù hợp với điều kiện canh tác của Việt Nam. Việc sử dụng phân bón (phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng) có thể làm tăng năng suất, chất lượng quả. Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu những vấn đề về phân bón và cho năng suất, chất lượng tốt. Hiện nay ở Tân Lạc chưa nghiên cứu sâu về phân bón nên năng suất và chất lượng chưa được cao. Trên cơ sở khoa học đó mới tiến hành những nghiên cứu về phân bón để làm tăng năng suất bưởi đỏ Tân Lạc Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật bón phân trong từng giai đoạn là rất cần thiết vì cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng. Chính vì thế, việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. Nghiên cứu cải tiến các phương pháp phun bón phân cho cây trồng đã được thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây, đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả. Bón phân qua lá có hiệu quả cao, hơn nữa khi bón phân qua lá ta có thể giảm bớt lượng phân bón hóa học vào đất và như vậy có thể làm giảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 bớt tác động bất lợi của phân bón hóa học vào đất đến môi trường đất như làm đất chua nhanh, mất kết cấu v.v... Phun phân bón lá có tác dụng nhanh và cây sử dụng được dinh dưỡng hiệu quả hơn bón vào đất. Đối với đạm và kali, khi phun qua lá cây sử dụng được 80-90%, đối với lân là 30-35% trong khi đó nếu bón qua đất thì lượng dinh dưỡng cây sử dụng ít hơ n nhiều do bốc hơi, xói mòn, rửa trôi, bị cố định trong đất, đạm và ka li vào khoảng 40-50% và lân chỉ vào khoảng 10-15%. Các chất vi lượng như kẽm (Zn), bo (B), đồng (Cu)… khi được cung cấp cho cây qua lá cũng có hiệu quả hơn khi bón vào. 1.2. Nguồn gốc và yêu cầu ngoại cảnh của cây bưởi 1.2.1. Nguồn gốc của cây bưởi Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Trong hệ thống phân loại, bưởi thuộc họ cam (Rutaceae), họ phụ Aurantioideae, chi Citrus, Chi phụ: Eucitrus, loài grandis (Đỗ Đình Ca Đoàn Thế Lư và cs, 2002) [1]. Hiện nay bưởi là một trong những loại cây ăn quả chủ yếu và được trồng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước Đông Nam Á. Đông Nam Á là một trung tâm quan trọng hàng đầu về sự đa dạng cây ăn quả. Trong số hơn 12.000 loài ở vùng này thì có nhiều loài cho quả ăn được (Wikipedia, 2014).[24], [25]. Bưởi có nguồn gốc từ Malaysia và quần đảo Ấn Độ và được phân bố rộng tới quần đảo Fiji, châu Âu và cả các nước vùng Địa Trung Hải (Đỗ Đình Ca, và cs, 2010) [2], Có một loài khác gọi là bưởi chùm (C. paradisi), có thể là biến dị hoặc một dạng lai của chúng. Bưởi chùm chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Mỹ, vùng Địa Trung Hải, Úc và châu Phi, các nước châu Á rất ít trồng loài bưởi này. Cây bưởi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, theo tác giả Robert, (1967) [17] bưởi là cây bản xứ của Malaysia và quần đảo Polynesia, sau đó được di thực sang Ấn Độ, phía nam Trung Quốc và các nước châu Âu, Mỹ. Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 Giucovki cho rằng nguồn gốc của bưởi có thể là quần đảo Laxongdơ, tuy nhiên để có tài liệu chắc chắn cần nghiên cứu các thực vật họ Rutacea, nhất là họ phụ Aurantioidea ở vùng núi Hymalaya miền Tây Trung Quốc và các vùng núi thuộc bán đảo Đông Dương (Bùi Huy Đáp, 1960)[3]. Tác giả Chawalit Niyomdham, 1992 [15] cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau đó lan sang Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ,... vùng sản xuất chính ở các nước Phương Đông (Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,...). Tuy nhiên, tác giả Bretschneider (1898), lại cho rằng bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc vì cây bưởi đã được đề cập trong các tài liệu của Trung Quốc từ thế kỷ 24 đến thế kỷ 8 trước công nguyên (Rajput and Sriharibabu, 1985) [16]. Như vậy, nguồn gốc của bưởi cho đến nay chưa được thống nhất. Bưởi có thể có nguồn gốc từ Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,... Hiện này bưởi được trồng nhiều với mục đích thương mại ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines, Ấn Độ và Việt Nam. 1.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây bưởi * Nhiệt độ Cây bưởi có thể trồng được ở các vùng có nhiệt độ trung bình từ 12 - 390C, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 250C, nhiệt độ thấp hơn 12,50C và cao hơn 400C cây sẽ ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ để bắt đầu phát sinh các đợt lộc là lớn hơn 12,50C và khoảng nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng các đợt lộc vào khoảng 25 - 300C, cho hoạt động của bộ rễ là 17 - 300C, nhiệt độ ngưỡng tối thiểu để cây ra hoa là 9,40C. Nhiệt độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hưởng khá lớn đến phẩm chất bưởi, thông thường bưởi vùng á nhiệt đới lạnh có chất lượng, mã quả tốt hơn so với bưởi vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thường làm vỏ bưởi vẫn còn xanh khi quả đã chín. * Nước và độ ẩm Theo nhận định chung thì cây bưởi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 nóng, ẩm. Do đó bưởi là cây ưa ẩm, ít chịu hạn và cần nhiều nước nhất là lúc nảy mầm, giai đoạn cây non, phân hóa mầm hoa, giai đoạn phát triển của quả, Trong một năm, bưởi cần nhiều nước hơn hẳn vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Khả năng chịu úng của rễ bưởi kém, khi bị ngập úng rễ bưởi sẽ dần bị thối, hỏng và chết. Bưởi cần độ ẩm không khí là 75%, độ ẩm đất là 60%. Đây là độ ẩm tốt nhất để cho cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, mã quả đẹp. Khi độ ẩm này quá cao hoặc quá thấp (như những khi gặp nắng to dài ngày) thì quả có thể bị rám nắng, nứt vỏ gây thiệt hại cho người trồng bưởi. Lượng mưa thích hợp cho trồng bưởi từ 1000 - 2400 mm/năm. Các vùng trồng bưởi có chuyên môn và kĩ thuật cao đều có xây dựng các hệ thống tưới nước hiện đại để có thể chủ động được nguồn nước và chủ động điều khiển được cả sự sinh trưởng và phát triển của cây, ví dụ như tại Việt Nam, một số nơi sử dụng biện pháp xiết nước để điều chỉnh sự ra hoa ở bưởi. * Ánh sáng Ánh sáng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp, ảnh hưởng và quyết định đến sự tổng hợp vật chất hữu cơ để tạo ra sản phẩm thu được ở cây trồng. Bưởi là cây ưa ánh sáng tán xạ có cường độ từ 10.000 đến 15.000 lux, ứng với 0,6 calo/cm2. Cường độ và chất lượng ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng sinh dưỡng ở cây bưởi thông qua việc cố định CO2 điều đó tác động mạnh đến sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra, ánh sáng còn điều chỉnh sự phát triển của tán cây. * Đất đai và dinh dưỡng. Ở Việt Nam bưởi có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, nên trồng trên đất nhiều mùn, màu mỡ, dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu dưới mặt đất ≥1,5m sẽ tốt hơn như đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ... Độ pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của bưởi từ 5,5 - 6,5; đất quá chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi, và cũng có thể gây ngộ độc do một số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm, cây khó hút một số nguyên tố và thường có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Về dinh dưỡng, theo nguyên tắc chung của cây trồng và bưởi cũng vậy. Bưởi cần cung cấp đủ và cân đối các yếu tố đa lượng đạm, lân, kali... các yếu tố vi lượng. 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất bưởi trên thế giới Theo số liệu thống kê của FAO (2019) [22], hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 5,5 - 6,5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn lại bưởi chiếm một lượng khá khiêm tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu. Diện tích cho thu hoạch, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế giới năm 2017 được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế giới năm 2017 Diện tích thu Năng suất Sản lượng TT Quốc gia hoạch (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 Thế giới 348.212 260,277 9.063.143 2 Châu Phi 56.802 140,196 796.338 3 Châu Mỹ 75.858 207,150 1.571.393 4 Châu Á 211.797 311,366 6.594.638 5 Châu Âu 2.866 323,064 92.599 6 Châu Đại Dương 889 91,923 8.175 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)[22] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 Qua bảng 1.1 cho thấy: về diện tích trồng bưởi của 5 châu lục trong năm 2017 thì châu Á là châu lục có diện tích trồng bưởi lớn nhất với 211.797 ha (chiếm 60,8 % tổng diện tích của toàn thế giới). Đứng thứ 2 là châu Mỹ, tiếp đến là châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu là châu Đại Dương với với 889 ha (chiếm 0,26 % tổng diện tích bưởi của toàn thế giới). Về năng suất, châu Âu là châu lục có năng suất cao nhất với 323,064 tạ/ha, sau đó châu Á, châu Mỹ, châu Phi và vùng có năng suất thấp nhất là châu Đại Dương với năng suất 91,923 tạ/ha (2017). Châu Á cũng là châu lục có sản lượng cao nhất với 6.594.638 tấn (năm 2017) chiếm 72,8% tổng sản lượng của thế giới. Sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có sản lượng thấp nhất là châu Đại Dương với 8.175 tấn chỉ chiếm 0,09% sản lượng bưởi của thế giới. Vùng châu Á được khẳng định là quê hương sản xuất bưởi, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất bưởi với quy mô khác nhau (nơi thì hình thành vùng chuyên canh, nơi thì sản xuất tự do…). Cây bưởi được trồng nhiều ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippinnes, Việt Nam… Trên thế giới, tính đến năm 2017, diện tích trồng cây bưởi đạt 348.212 ha, năng suất bình quân đạt 260,277 tạ/ha và sản lượng đạt 9.063.143 tấn. Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới năm 2013 - 2017 Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích (ha) 320.906 319.311 354.836 361.032 348.212 Năng suất 264,617 260,689 250,091 248,428 260,277 (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 8.491.714 8.324.062 8.874.138 8.969.054 9.063.143 (Nguồn FAO,2017)[22] Qua bảng 1.2 ta thấy: năm 2013 diện tích bưởi của thế giới là 320.906 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 264,617 tạ/ha, sản lượng đạt 8.491.714 tấn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 Trong vòng 5 năm (giai đoạn 2013 - 2017) diện tích, năng suất, sản lượng của bưởi có sự biến động qua từng năm. Năm 2015 là có sự chuyển biến rõ rệt nhất khi cả năng suất, diện tích, sản lượng tăng lên đáng kể đây là biểu hiện tích cực cho một thời kì phát triển mới của cây bưởi. Cho đến năm 2017, so với năm 2013 thì diện tích trồng bưởi đã được tăng lên rõ rệt đạt 348.212 ha, với năng suất đạt 260,277 tạ/ha. Và đặc biệt là sản lượng đạt 9.063.143 tấn, tăng gần 600.000 tấn. Một số quốc gia sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giới tập trung phần lớn ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, Thái Lan…. Kết quả được thể hiện trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước tiêu biểu trên thế giới năm 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Vùng, lãnh thổ (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 Trung Quốc 95.861 493,784 4.733.447 2 Thái Lan 25.350 93,299 236.510 3 Mỹ 24.440 259,088 633.210 4 Mê xi cô 17.709 249,522 441.873 5 Ấn Ðộ 14.922 235,899 352.000 6 Nam Phi 14.905 248,869 370.932 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)[22] Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Theo một số tài liệu mới đây cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh hơn so với các lọai cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích bưởi ở Trung Quốc là 49.186 ha, sản lượng là 21,8 vạn tấn. Tuy nhiên đến năm 2017 điện tích bưởi đạt 95.861 ha, năng suất đạt cao nhất thế giới và sản lượng đạt 4.733.447 tấn quả. Trung Quốc có một số giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn