intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu hiện trạng sản suất và khảo sát bộ giống rau cải xanh phục vụ sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP ở Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

60
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất rau cải xanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ đó xác định được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp giúp phát triển sản xuất rau. So sánh các giống cải xanh, lựa chọn được giống có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất rau cải xanh theo hướng VietGAP tại tỉnh Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu hiện trạng sản suất và khảo sát bộ giống rau cải xanh phục vụ sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP ở Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------- NÔNG ĐỨC CƯỜNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT VÀ KHẢO SÁT BỘ GIỐNG RAU CẢI XANH PHỤC VỤ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP Ở LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------- NÔNG ĐỨC CƯỜNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT VÀ KHẢO SÁT BỘ GIỐNG RAU CẢI XANH PHỤC VỤ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP Ở LÀO CAI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Điền Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả công bố trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nông Đức Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Trần Văn Điền là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nông học, Phòng Đào tạo cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình cao học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thànhluận vănnày, xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nông Đức Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêunghiên cứu ....................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu rau cải xanh trong nước. ...................... 4 1.2.1. Nguồn gốc, phân bố ................................................................................ 4 1.2.2. Phân loại .................................................................................................. 5 1.2.3. Đặc điểm thực vật học của cây cải xanh: ................................................ 6 1.2.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cải xanh: .................................... 6 1.2.5. Vai trò của rau cải xanh .......................................................................... 9 1.2.6. Tình tình nghiên cứu và sử dụng giống cải xanh trong sản xuất trên thế giới ............................................................................................................. 10 1.2.7. Tình tình nghiên cứu và sử dụng giống cải xanh trong sản xuất ở Việt Nam ......................................................................................................... 15 1.3. Khái niệm về rau an toàn và VietGAP ..................................................... 19 1.4. Tình hình sản xuất rau tại Lào Cai ........................................................... 20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................... 25 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25 2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 26 2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 30 3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất rau tỉnh Lào Cai ........................................ 30 3.1.1. Hình thức canh tác rau của các hộ dân.................................................. 30 3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau cải bình quân theo hộ ................... 31 3.1.3. Các loại rau được trồng phổ biến tại các điểm nghiên cứu................... 33 3.1.4. Nguồn giống, thời vụ, năng suất một số loại rau cải điều tra tại các điểm nghiên cứu ....................................................................................................... 34 3.1.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trồng rau cải phổ biến tại các điểm nghiên cứu ................................................................................................................... 34 3.1.4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau tại các điểm nghiên cứu .. 38 3.1.5. Tình hình thu hoạch và tiêu thụ rau ...................................................... 39 3.1.6. Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất rau và giải pháp phát triển ......... 40 3.2. Xác định một số giống rau cải xanh (Brasica juncea L.) thích hợp cho sản xuất rau an toàn ............................................................................................... 42 3.2.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải xanh qua các giai đoạn .......................................................................................................... 42 3.2.2. Sinh trưởng và phát triển chiều cao cây của các giống rau cải xanh sau bén rễ hồi xanh ................................................................................................ 44 3.2.3. Động thái tăng trưởng số lá của các giống cải trong thí nghiệm ......... 46 3.2.3. Khả năng khép tán của các giống cải khảo nghiệm .............................. 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.2.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống cải xanh tham gia thí nghiệm........................................................................................................ 50 3.2.5. Năng suất của các giống cải xanh khảo nghiệm ................................... 53 3.2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống cải xanh ............................... 56 3.2.7. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 59 1. Kết luận ....................................................................................................... 59 2. Đề nghị ........................................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT cs : Cộng sự CV : Coefficient of Variantion (Hệ số biến động) Đ/c : Đối chứng FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên HợpQuốc) LSD.05 : Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%) NS : Năng suất NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu RAT : Rau an toàn VietGAP : Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam WHO : Tổ chức Y tế thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần ăn đượccủa một số loại rau cải ở Việt Nam ................................................................................................ 10 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm........................... 11 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2018 ............. 11 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở Châu Á qua các năm............................... 12 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất rau ở một số nước châu Á và Việt Nam năm 2018 ......................................................................................................... 12 Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại rau cải ở Việt Nam từ năm 2011-2016................................................................................................ 16 Bảng 1.7. Diện tích năng suất sản lượng rau toàn tỉnh Lào Caigiai đoạn 2013-2017........................................................................................................ 21 Bảng 3.1: Thời vụ trồng và một số công thức luân canh rau của ................... 31 các hộ dân ........................................................................................................ 31 Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau bình quân theo hộ ................. 32 Bảng 3.3. Những loại rau được trồng phổ biến tại các điểm nghiên cứu ....... 33 Bảng 3.4. Nguồn giống, thời vụ, năng suất một số loại rau cải điều tra ......... 34 Bảng 3.5. Các biện pháp kỹ thuật rau của các hộ điều tra .............................. 35 Bảng 4.6. Kỹ thuật bón phân và phòng trừ sâu bệnh của người dân chuyên canh rau cải .............................................................................................................. 37 Bảng 3.7. Những loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây rau ....... 38 Bảng 3.8. Thu hoạch và tiêu thụ rau cải.......................................................... 39 Bảng 3.9. Thời gian sinh và phát triển của các giống rau cải xanhqua các giai đoạn (ngày) ...................................................................................................... 42 Bảng 3.10. Chiều cao của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn sau bén rễ hồi xanh ................................................................................................................. 44 Bảng 3.11. Số lá của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn sinh trưởng ...... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii Bảng 3.12. Đường kính tán của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn sinh trưởng .............................................................................................................. 48 Bảng 3.13. Tình hình sâu hại cây cải xanh tại Lào Cai ................................. 50 Bảng 4.14. Năng suất của các giống cải xanh khảo nghiệm tại Lào Cai năm 2018 ......................................................................................................... 54 Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống cải xanh khảo nghiệm tại Lào Cai năm 2018 ................................................................ 53 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của các giống rau cải xanh khảo nghiệm tại Lào Cai năm 2018 .................................................................................................. 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn gia đình Việt Nam. Rau không chỉ cung cấp vitamin, chất xơ, chất khoáng, chất vi lượng thiết yếu mà còn là một nguồn dược liệu quý góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Trong thời gian gần đây, sản xuất và tiêu thụ rau đang phải đối mặt với vấn đề hết sức nghiêm trọng, đó là sự mất an toàn trong các sản phẩm rau.Số vụ ngộ độc thực phẩm từ rau ngày càng tăng. Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là chủ đề nổi cộm rất được xã hội quan tâm bởi liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Với diện tích rau ngày được mở rộng, quá trình đầu tư thâm canh ngày càng cao. Đi cùng với quá trình đó là tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, nitrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rau xanh. Tại tỉnh Lào Cai diện tích trồng rau biến động từ 5.000 đến 6.000 ha, năng suất rau bình quân đạt 95 đến 100 tạ/ha (số liệu thống kê tỉnh Lào Cai, 2019). Trong cơ cấu các loại rau, diện tích rau ăn lá chiếm khoảng 60% và phần lớn trong số đó là các loại rau họ cải.Giống với thực trạng chung cả nước, sản xuất rau ở tỉnh Lào Cai vẫn còn nhiều bất cập, điều đáng lo ngại nhất là nhiều hộ sản xuất rau mới chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng, ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn khá phổ biến. Chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng hóa chất trong rau quả là điều cần thiết đối với toàn xã hội, đồng thời là điểm mấu chốt trên con đường hội nhập vào thị trường rau quả thế giới của nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP trên rau quả. Đây là tiêu chuẩn mà người sản xuất, người cung ứng phải hướng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi phương thức canh tác, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng theo hướng an toàn không để lại dư lượng, không để vi sinh vật có hại hiện diện trên rau quả, làm cho rau quả đạt chất lượng và an Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 toàn với người tiêu dùng. Trước thực trạng đó, mức độ phát triển rau an toàn hiện tại vẫn còn chậm, chưa mang tính đột phá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó có những hạn chế về mặt kỹ thuật. Nhiều quy trình sản xuất rau an toàn còn khó áp dụng, một số quy trình chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của địa phương. Đặc biệt các quy trình sản xuất rau an toàn trên họ hoa thập tự còn ít và chưa hoàn thiện. Với yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng sản suất và khảo sát bộ giống rau cải xanh phục vụ sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP ở Lào Cai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau cải xanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ đó xác định được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp giúp phát triển sản xuấtrau So sánh các giống cải xanh, lựa chọn được giống có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất rau cải xanh theo hướng VietGAP tại tỉnh Lào Cai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học Cây cải xanh có tên là “Brassica juncea” thuộc họ thập tự (Brassicaceae), là cây rau được sử dụng rộng rãi và chiếm vị trí quan trọng trong ngành rau nhờ chủng loại phong phú. Họ thập tự tập trung tại khu vực ôn đới có sự đa dạng về loài lớn nhất tại khu vực địa trung hải. Lợi ích của cây cải xanh là không thể phủ nhận được, rau là thực phẩm không thể thiếu trong đời sống con người. Rau nói chung và rau cải xanh nói riêng là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, riboflavin, tiamin và các chất khoáng như: Ca, Fe…Ngoài việc dùng trong bữa ăn hàng ngày rau còn là nguyên liệu chế biến bánh keọ, nước giải khát, hương liệu, dược liệu…Rau cải được trồng và tiêu thụ mạnh không những trong nước mà cả thế giới. Ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng thì nó còn chúa một lượng chất xơ lớn có tác dụng kích thích hoạt động của nhu mô ruột giúp tiêu hoá được thuận lợi. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay vấn đề tăng cường, nâng cao chất lượng rau quả ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và nitrat là phổ biến hơn cả bởi vì rau xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, khối lượng sinh khối lớn nên là đối tượng sử dụng phân bón, thuốc BVTV cao hơn so với các cây trồng khác. Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn, chia cắt mạnh, hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau, từ nhiệt đới đến á nhiệt đới, tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc biệt như Sa Pa, Bắc Hà…, là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất rau. Đã có nhiều mô hình sản xuất rau ứng dụng khoa học kỹ thuật như mô hình giống mới góp phần đa dạng hóa chủng loại rau của tỉnh, mô hình cơ giới hóa, mô hình trồng rau trái vụ,...Tổ chức sản xuất rau, đặc biệt là sản xuất rau an toàn được sự sự tham gia tích cực của các hộ trồng rau trên địa bàn tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác rau nói chung và cải xanh an toàn theo hướng VietGap còn nhiều bất cập do chưa có nghiên cứu nào đánh giá bộ giống rau cũng như các biện pháp kỹ thuật đi cùng để xác định được năng suất, chất lượng có được đảm bảo an toàn. 1.2. Đặc điểm giống rau cải xanh 1.2.1. Nguồn gốc, phân bố Cải xanh (Brassica juncea L.) hay còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh, cải cay là cây trồng thuộc họ cải Brassicaceae. Họ này trước đây được gọi là Cruciferae (thập tự), do bốn cánh hoa trên hoa của chúng trông tương tự như hình thập tự. Nhiều nhà thực vật học vẫn còn gọi các thành viên của họ này là các loài "hoa thập tự". Tên gọi Brassicaceae có nguồn gốc từ chi điển hình của họ là chi Brassica. Hiện nay, chưa xác định được nguồn gốc của cải xanh. Tuy nhiên, theo nhiều tác giả, cải xanh có thể có nguồn gốc từ vùng Trung Á, đặc biệt là từ Trung Quốc, Ấn Độ. Sau khi xâm nhập vào Ấn Độ và Trung Quốc năm 2000 năm trước, nó phân li thành các loài khác nhau: Brassica juncea, Brassica campestris, Brassica nigra, Brassica napus và Brassica carnita. Do đó, nhiều quan điểm đã xếp hai họ này thành một họ lớn dưới tên gọi Brassicaceae. Các hệ thống phân loại khác vẫn tiếp tục công nhận họ Capparaceae nhưng với định nghĩa chặt chẽ hơn, hoặc là đưa cả chi Cleome và các họ hàng gần của nó vào trong họ Brassicaceae hoặc là công nhận chúng như một họ riêng dưới tên gọi Cleomaceae. Ngày nay, Brassica juncea L. chủ yếu được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Pakistan, Nga và châu Âu. Ở nước ta, cải xanh được trồng rất phổ biến khắp cả nước, chủ yếu được sử dụng để ăn lá. Cải xanh có thể trồng quanh năm, trừ những tháng nóng và mưa nhiều. Ở miền Bắc Việt Nam có hai vụ: Vụ chiêm tháng 2-6, gieo 30-35 ngày thì được thu hoạch; Vụ mùa tháng 8-11, gieo 20-25 ngày thì nhổ cấy, 30-35 ngày sau ăn được. (Phạm Hoàng Hộ,2003). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 1.2.2. Phân loại Cải xanh (Brassica juncea L.) thuộc chi: Brassica, họ thập tự Brassicaceae, bộ màn mànCapparales. Chi Brassica là một thành viên quan trọng trong họ thập tự, nó bao gồm nhiều loài có giá trị kinh tế, có thể được sử dụng để ăn củ, thân, lá, hoa, hạt được dùng để làm gia vị. Trong đó, B. juncea L. là loài được sử dụng chủ yếu để ăn lá và hạt (Doddabhimappa et al., 2010). Họ thập tự hay họ cải là một họ lớn với hơn 350 chi và khoảng 3000 loài phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, đặc biệt ở vùng Địa Trung Hải và Trung Á. Ở nước ta, họ này có 6 chi với khoảng 20 loài (Hoàng Thị Sản, 2007). Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích thước, hình dạng, màu sắc...các giống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm: - Nhóm cải bẹ (Brassica campesris L.) Nhóm cải bẹ còn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa).Nhóm cải này ưa nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15 - 220C do đó trồng thích hợp trong vụ Đông Xuân. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, dòn, lá lớn. Năng suất của 1 cây có thể 2 - 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu hoạch từ 120 - 160 ngày. - Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L.) Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có khả năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông. Cải xanh có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn. Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ, lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên gọi là cải cay, dễ để giống. - Nhóm cải thìa/ cải trắng (Brassica chinensis L.) Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng, phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 - 270C) nên có thể trồng được quanh năm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30 - 50 ngày có thể thu hoạch, dễ để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 rau khác và cải xanh chống giáp vụ rau. 1.2.3. Đặc điểm thực vật học của cây cải xanh: Họ cải là những cây thân thảo, sống hằng năm, lá đơn, mọc cách, không có lá kèm. Hệ rễ nông, chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt, khả năng chịu hạn kém; Thân trong giai đoạn đầu sinh trưởng và phát triển chậm, khi cây bắt đầu có nụ thì thân mới vươn cao và phân thành nhiều nhánh; Lá có hai phần chủ yếu là cuống lá và phiến lá. Cuống lá nhỏ hơi tròn, phiến lá nhỏ hẹp, bản lá mỏng có màu từ xanh vàng đến xanh đậm. Diện tích lá thường lớn nên không chịu được hạn do nước bị bốc hơi nhiều; Hoa tập hợp thành cụm hoa chùm đơn hay chùm kép, không có lá bắc. Hoa có màu vàng, kích thước nhỏ, đều, mẫu 2, đài 4 mảnh, xếp thành 2 vòng chéo chữ thập; Quả thuộc loại quả cải do hai noãn dính với nhau thành bầu 1 ô, nhưng bị ngăn đôi thành 1 vách giả, làm thành cái khung mang hạt. Khi chín, vỏ quả được mở bởi 4 kẽ nứt dọc theo 2 khung bên để tách thành 2 mảnh vỏ, giải phóng hạt ra bên ngoài, loại quả này đặc trưng cho các cây họ cải; Hạt có kích thước rất nhỏ, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, vỏ hạt nhẵn (Hoàng Thị Sản và cs., 2001; Tạ Thu Cúc và cs., 2007). Cây cải xanh có thân to, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay để muối dưa cải hoặc các món xào phổ thông. Cải được trồng bằng hạt và ưa sống ở những vùng khí hậu lạnh. Những mô hình nhà kính trong nông nghiệp cho phép rút ngắn thời gian thu hoạch của rau cải. 1.2.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cải xanh: Ở nước ta, cải xanh được trồng rất phổ biến khắp cả nước, chủ yếu được làm rau ăn. Do thích nghi với dải nhiệt độ rộng (10 –27oC), nên cải xanh có thể được trồng quanh năm (trừ những tháng nóng và mưa nhiều). Ở miền Bắc có hai vụ: vụ chiêm gieo hạt khoảng tháng 2, sau khoảng 30-35 ngày thì được thu hoạch; và vụ mùa gieo hạt khoảng tháng 8, 30-35 thì được thu hoạch (Trần Khắc Thi, 2011). - Yêu cầu về nhiệt độ: Trong các yếu tố ngoại cảnh, nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sản lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 và chất lượng cây rau.Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước, hấp thụ chất dinh dưỡng, sự đồng hóa, hô hấp, tích lũy chất dự trữ và các quá trình sinh lý khác. Ở nhiệt độ thấp hoặc cao quá có thể làm chết cây hay huỷ hoại các cơ quan riêng biệt của cây. Nhiệt độ vượt quá giới hạn thích hợp thì khí khổng sẽ đóng lại, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi CO2, O2, hơi nước, quá trình hô hấp tăng trong khi quá trình quang hợp giảm, cây bị tiêu hao vật chất dẫn đến sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng giảm (Trần Khắc Thi, 2011). Cải xanh là loại cây ưa thích khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Hạt cải xanh có thể nảy mầm ở 15 - 20oC, trong đó nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm dao động trong khoảng 20 - 25oC. Cây cải xanh có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ từ 10 - 270 C, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 18 - 22oC.Trong điều kiện nhiệt độ cao trên 280C kết hợp với độ ẩm không khí thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh lý và chất lượng rau lúc thu hoạch (Trần Khắc Thi, 2011). - Yêu cầu về ánh sáng: Cây rau nói chung và cải xanh nói riêng là loại cây rất nhạy cảm với sự thay đổi thành phần, cường độ và thời gian chiếu sáng. Rau có nguồn gốc khác nhau thì nhu cầu ánh sáng cũng khác nhau. Thời gian chiếu sáng đặc biêt quan trọng đối với các loại rau ăn hoa như sup lơ, ăn quả như bầu, bí ,đậu, cà ...và những loại rau để giống lấy hạt. Thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến khả năng tạo củ của những cây lấy củ như: củ đậu tạo củ trong điều kiện ngày ngắn, hành tây tạo củ trong điều kiên ngày dài (Tạ Thu Cúc và cs., 2007). Năng suất cây trồng tạo ra 90-95% là nhờ quang hợp. Ánh sáng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống thực vật. Thực vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng và biến đổi chúng thành dạng năng lượng hoá học tồn tại trong các phân tử đường thông qua quá trình quang hợp. Ánh sáng có tác động lâu dài tới cây trồng, trong khoảng thời gian ngắn không thể thấy rõ được những biến đổi bất thường của cây trồng trước tác động khác nhau của ánh sáng. Ánh sáng mạnh cùng với nhiệt độ không khí cao sẽ làm cho cây cằn cỗi dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Một số giống có thể qua giai đoạn ánh sáng trong điều kiện chiếu sáng ngắn (Tạ Thu Cúc và cs., 2007) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 Cải xanh là cây ưa ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng vừa phải, có khả năng chịu bóng râm hơn các cây rau ăn quả, do đó có thể bố trí mùa vụ cũng như sắp xếp các cây trồng xen, trồng gối tạo ánh sáng thích hợp để cây sinh trưởng tốt, tạo năng suất cao nhất. có thể trồng xen, gieo lẫn với một số giống rau khác (Trần Khắc Thi, 2011). -Yêu cầu về nước: Cây thuộc họ thập tự nói chung có hệ rễ cạn, rễ ăn nông, số lá trên cây nhiều và diện tích lá lớn vì vậy cây yêu cầu đối với nước khá lớn. Do đó, cần tưới nước đầy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Theo Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2009), độ ẩm đất 80-85% độ ẩm không khí 80 - 90% có lợi cho sự sinh trưởng thân, lá cải xanh. Đất thiếu nước cây còi cọc, năng suất và chất lượng giảm, nếu thiếu nước nghiêm trọng làm cho cải xanh có vị đắng rau cứng ăn không ngon. Nếu đất quá ẩm ướt trong đất thiếu ôxy, cây sinh trưởng khó khăn, cây dễ bị sâu bệnh hại xâm nhiễm. Nếu trong cây nhiều nước sẽ giảm độ giòn và độ ngọt rau, khó vận chuyển. -Yêu cầu về đất và chất dinh dưỡng: + Đất Cây cải xanh là loại rau có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất nên gieo trồng trên đất màu mỡ, tơi tốp, độ pH từ 5,5 - 7. Nên trồng luân canh với các cây khác họ, xa những nơi bị ô nhiễm. Đất phù hợp cho cải xanh là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng. Trước khi gieo trồng, người dân cần dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật; làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 20-25cm, mặt luống rộng từ 1-1,2 m, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa. Gieo hạt chia làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống (khi gieo trộn hạt với đất bột). Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống và phủ một lớp rơm rạ, trấu mỏng trên mặt luống, sau đó dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm. + Dinh dưỡng Cải xanh có thời gian sinh trưởng ngắn lại cho năng suất cao nên yêu cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 nhiều phân bón. Trong các loại dinh dưỡng cần bón cho cải xanh, đạm là dinh dưỡng có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng cải xanh. Đạm (N) rất cần cho cải xanh trong thời gian sinh trưởng, có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của thân lá, tăng diện tích lá và khối lượng cây, do đó làm tăng năng suất, chất lượng. Cây thiếu đạm, lá vàng, cây nhỏ, năng suất giảm, đồng thời có vị đắng. Tuy nhiên, việc bón đạm cho cải xanh cũng cần chú ý không được bón quá nhiều đạm vô cơ do nitrat (N03-) có thể sẽ được tích tụ trong thân, lá, đặc biệt là các lá non, dư lượng NO3- vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Ngoài phân đạm, cũng cần chú ý bón lân và kali cho cây để cây sinh trưởng cân đối và cải thiện chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, yêu cầu đối với lân và kali ở cải xanh thấp hơn so với đạm, do đó cần bón 3 loại phân bón này với tỷ lệ hợp lý, đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, cân đối. 1.2.5. Vai trò của rau cải xanh. - Vai trò kinh tế Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn, ước tính chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng lúa. Đầu tư cho sản xuất rau nói chung cao hơn so với trồng lúa và các cây lương thực khác. Tuy vậy, lợi nhuận trồng rau cao hơn so với trồng lúa hoặc bắp gấp 3 - 5 lần. Ngoài ra, rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất. - Vai trò dược liệu Về mặt y học loại rau cải có tác dụng lợi tiểu. Rau cải bắp có thể trị giun, chữa đau dạ dày. Rau cải xanh dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh. - Vai trò dinh dưỡng Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Theo đề xuất của các chuyên gia dinh dưỡng FAO/WHO, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 2004 thì nhu cầu rau quả của mỗi người cần tới 400 g/ngày. Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh cũng khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic… và là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần ăn được của một số loại rau cải ở Việt Nam Chất dinh dưỡng Cải Bắp Cải trắng Cải Bẹ Cải bông (cải chíp) xanh Năng lượng (Calo/100 g) 30 16 16 30 Protein (g%) 1,8 1,1 1,7 2,5 Lipid (g%) 0,0 0,0 0,0 0,0 Glucid (g%) 5,4 2,6 2,1 4,9 Cellulose (g%) 1,6 1,8 1,8 0,9 Ca (mg%) 48,0 50,0 89,0 26,0 P (mg%) 31,0 30,0 13,5 51,0 Fe (mg%) 1,1 0,7 1,9 1,4 Vitamin B1 (mg%) 0,06 0,09 0,07 0,11 Vitamin B2 (mg%) 0,05 0,07 0,10 0,10 Vitamin PP (mg%) 0,4 - 0,8 0,6 Vitamin C (mg%) 36 26 51 70 Nguồn: (Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 2007) Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2002), ước tính rằng việc tiêu thụ ít rau quả gây ra 19% các bệnh ung thư đường tiêu hóa, 31% các bệnh tim thiếu máu cục bộ và 11% nguy cơ đột qụy trên toàn cầu (dẫn theo Steven và cs, 2011) rau cải có năng lượng calo/100 g đạt trung bình từ 16 - 30 calo, hàm lượng protein thấp, không chứa các chất béo. Hàm lượng glucid dao động từ 2,1 - 5,4 g, hàm lượng cellulose dao động từ 0,9 - 1,8 g. Trong các loại rau cải, cải bẹ có hàm lượng Ca cao nhất đạt 89 mg, Fe đạt 1,9 mg, cải bông giàu P nhất đạt 51 mg. Rau cải chứa đầy đủ các vitamin B1, B2, PP, C, đặc biệt cải bông hàm lượng các vitamin này cao hơn so với các loại cải còn lại . 1.3. Tình tình nghiên cứu và sản xuất giống cải xanh trên thế giới và ở Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2