intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống cam không hạt V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định được loại phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng thích hợp có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống cam không hạt V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống cam không hạt V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRUNG DŨNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG CAM KHÔNG HẠT V2 TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRUNG DŨNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG CAM KHÔNG HẠT V2 TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ MINH TUÂN GS. TS. ĐÀO THANH VÂN THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 09 tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn NGUYỄN TRUNG DŨNG
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, gia đình. Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Minh Tuân, GS.TS. Đào Thanh Vân những người Thầy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phòng đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn NGUYỄN TRUNG DŨNG
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu và yêu cầu ...................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn ............................................................. 3 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá ........................................ 3 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng .................. 3 1.2. Nguồn gốc và phân loại cam quýt .............................................................. 5 1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5 1.2.2. Phân loại .................................................................................................. 6 1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cam quýt .............................................................. 7 1.3.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 8 1.3.2. Ánh sáng .................................................................................................. 8 1.3.3. Nước ........................................................................................................ 9 1.3.4. Đất và dinh dưỡng ................................................................................... 9 1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam, quýt ................................................. 11 1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới .......................... 11 1.4.2. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam. .................................................... 12 1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt ở tỉnh Tuyên Quang .............. 13 1.4.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi tại Hàm Yên ........... 16 1.5. Đặc điểm các giống cam trồng phổ biến tại huyện Hàm Yên ................. 17
  6. iv 1.5.1. Giống cam Sành Hàm Yên.................................................................... 17 1.5.2. Cam Xã Đoài (cam Vinh) ..................................................................... 18 1.5.3. Cam Sành không hạt LĐ6 ..................................................................... 18 1.5.4. Cam V2 ................................................................................................. 19 1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................... 20 1.6.1. Nghiên cứu về phân bón qua lá và sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây cam quýt ............................................................................................. 20 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 25 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 25 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26 2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng đậu quả và năng suất, chất lượng cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. .................................................................................................. 26 2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng đậu quả và năng suất, chất lượng cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .......................................................................... 26 2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 27 2.5. Đặc điểm các vật liêu sử dụng trong thí nghiệm ..................................... 28 2.5.1. Phân bón qua lá ..................................................................................... 28 2.5.2. Các chất điều hòa sinh trưởng ............................................................... 30 2.5.3. Xử lý số liệu .......................................................................................... 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
  7. v 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng đậu quả và năng suất, chất lượng cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. ........ 32 3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến hình thái cây cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................................... 32 3.1.2 . Ảnh hưởng phân bón lá đến thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ................................ 34 3.1.3. Ảnh hưởng phân bón lá đến tình hình sinh trưởng của các đợt lộc của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................. 36 3.1.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình ra hoa, đậu quả của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ................................................... 39 3.1.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình đậu quả của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................................... 39 3.1.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................ 41 3.1.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình trạng sâu bệnh hại trên cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .......................................................... 43 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng đậu quả và năng suất, chất lượng cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .................. 45 3.2.1.Ảnh hưởng của chất ĐHST đến động thái tăng trưởng hình thái cây đối với cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ................................ 46 3.2.2. Ảnh hưởng chất ĐHST đến thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ................................ 47 3.2.3. Ảnh hưởng chất ĐHST đến tình hình sinh trưởng của các đợt lộc của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................. 49 3.2.4. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến động thái ra hoa, đậu quả của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ................................................... 53 3.2.5. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến đậu quả của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ................................................................................... 53
  8. vi 3.2.6. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................ 55 3.2.7. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến tình trạng sâu bệnh hại trên giống cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................ 57 3.2.8. Sơ bộ hạch toán kinh tế khi sử dụng chất ĐHST đối với cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC : Chiều cao cs : cộng sự CT : Công thức CV(%) : Hệ số biến động ĐC : Đối chứng ĐHST : Điều hòa sinh trưởng Đk : Đường kính FAO : Tổ chức nông lương thế giới KTST : Kích thích sinh trưởng LSD0,05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa NXB : Nhà xuất bản
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong sản xuất ...................... 7 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cam trên thế giới năm 2018 ....................... 11 Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng cây cam quýt ở Việt Nam .................... 12 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất cây có múi tại tỉnh Tuyên Quang năm 2019 ......................................................................................... 14 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất cam tại tỉnh Tuyên Quang năm 2018 ........ 15 Bảng 1.6. Tình hình sản xuất cam tại huyện Hàm Yên ............................ 16 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái cây cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .................................................. 33 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian xuất hiện của các đợt lộc cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............... 34 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá bón lá đến số lượng và chất lượng lộc Xuân cam V2 ................................................... 36 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá bón lá đến số lượng và chất lượng lộc Hè cam V2 ....................................................... 37 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá bón lá đến số lượng và chất lượng lộc Thu cam V2 ..................................................... 37 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá bón lá đến số lượng và chất lượng lộc Đông cam V2 .................................................. 38 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra hoa, đậu quả của cam V2 .................................................................................... 39 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả của cam V2 ..... 40 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam V2 .............................................................................. 41 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu về quả giống cam V2 .................................................................................... 42
  11. ix Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình trạng sâu hại trên cam V2 ............................................................................................ 44 Bảng 3.12. Sơ bộ hạch toán kinh tế khi sử dụng phân bón lá đối với cam V2 ............................................................................................ 44 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến hình thái cây cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .................................................. 46 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến thời gian xuất hiện của các đợt lộc cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............... 48 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến tình hình sinh trưởng của lộc Xuân cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ........... 50 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến tình hình sinh trưởng của lộc Hè cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............... 50 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến tình hình sinh trưởng của lộc Thu cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............. 51 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến tình hình sinh trưởng của lộc Đông cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ........... 52 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến động thái ra hoa, đậu quả của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .................... 53 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến tỷ lệ đậu quả của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ....................................... 54 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............. 55 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến một số chỉ tiêu về quả cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .................................. 56 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến tình trạng sâu hại trên giống cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ........................................................... 57
  12. x Bảng 3.24. Sơ bộ hạch toán kinh tế khi sử dụng chất ĐHST đối với cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .................................. 58
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây có múi bao gồm: chanh, cam, quýt, bưởi... là những loại cây ăn quả được nhiều người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới rất ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao, giá trị sử dụng lớn. Ở Việt Nam, cây cam là một trong những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi nó có mã quả đẹp, hương vị thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao, bảo quản được lâu trong quá trình sử dụng. Hiện nay có rất nhiều giống cam ngon và nổi tiếng như: cam Sành Yên Bái, cam Sành Bắc Quang (Hà Giang), cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Xã Đoài... các giống cam này cho năng suất cao, chất lượng tốt, vỏ dày dễ vận chuyển đặc biệt được sử dụng nhiều trong dịp tết. Huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), nổi tiếng có vùng cam Sành rộng lớn, thương hiệu cam Sành Hàm Yên chính thức xuất hiện và được công bố rộng rãi từ cuối 2007. Năm 2013 cam Sành Hàm Yên được bình chọn trong Top 10 Thương hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng và tới năm 2014 huyện Hàm Yên đã tổ chức được hội chợ cam đầu tiên để đưa thương hiệu cam Sành Hàm Yên giới thiệu ra thị trường rộng lớn. Cây cam hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên quá trình phát triển vùng cam Sành của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây có nhiều diễn biến cần quan tâm, đó là: diện tích cam tăng, giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt đưa vào trồng còn hạn chế, đại bộ phận diện tích là giống cam Sành địa phương, có năng suất cao, thích hợp tốt nhưng cũng có những nhược điểm: vị quả chua, quả hạt nhiều (20 - 30 hạt/quả)...đây là yếu tố hạn chế chính giá trị của sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm phục vụ xuất khẩu... nên dẫn đến hiệu
  14. 2 quả sản xuất không cao, vì thế cần thiết phải phải bổ sung vào cơ cấu các giống cam mới đặc biệt là các giống cam không hạt để sản phẩm quả cam không chỉ nội tiêu mà còn xuất khẩu, đồng thời áp dụng các biện pháp kĩ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng quả cam Hàm Yên. Trong các năm qua, 1 số giống cam mới đã được đưa vào sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong đó có giống cam không hạt V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn, tạo và tỏ ra phù hợp trong điều kiện sản xuất tại huyện Hàm Yên, đã cho chất lượng tốt, đặc biệt là số hạt rất ít (2 - 3 hạt/quả). Để nâng cao năng suất và chất lượng giống cam mới này, đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống cam không hạt V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” là vấn đề có tính cấp thiết. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được loại phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng thích hợp có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống cam không hạt V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Các kết quả nghiên cứu của đề tài là một dẫn liệu khoa học có giá trị ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng của giống cam không hạt V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình thâm canh giống cam V2 đạt năng suất cao - Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cam V2. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển cam không hạt V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
  15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá Phân bón lá thường gồm 3 thành phần chính: các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, ngoài ra còn có một số chất kích thích sinh trưởng. Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng là tác động tổng hợp của từng nhóm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, chúng có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Trong cây trồng luôn tồn tại các cơ chế điều chỉnh các quá trình sinh trưởng và phát triển nhằm thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh, duy trì sự sống. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật bón phân trong từng giai đoạn là rất cần thiết vì cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng. Chính vì thế, việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. Nghiên cứu cải tiến các phương pháp phun bón phân cho cây trồng đã được thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây, đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả. 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên là những hormon, chúng tồn tại tự nhiên trong cây trồng với hàm lượng rất nhỏ, chúng có khả năng di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác của cây và có tác dụng điều hoà quá trình trao đổi chất. Các chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên được chia thành 5 nhóm chính là nhóm Auxin, Gibberellin, Cytokinin, Absisic Acid và Etylen. Nhóm Auxin gồm các chất chính: Acid Indolacetic axit (IAA), (Naphtil acetic axit -NAA), (Naptilacetic - NAA) và Acid Indol butilic axit (IBA) có
  16. 4 tác dụng: Kích thích phân chia và kéo dài tế bào; Cần thiết cho sự hình thành rễ, kích thích ra rễ; Kích thích sự lớn lên của bầu quả. Nhóm Gibberellin (GA) có hàng chục chất khác nhau, nhưng thông dụng nhất là từ GA1 đến GA5, trong đó GA3 có tác dụng mạnh nhất. Gibberellin có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào theo chiều dọc; Kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây theo chiều cao, làm thân vươn dài, giúp hình thành các chồi nách nhiều hơn; Làm mất hạt của quả, phá giai đoạn ngủ nghỉ của hạt để kích thích hạt nảy mầm; Tăng số lượng lá, thay đổi hình dạng và tăng diện tích của lá; Kìm hãm sự phát triển của bộ rễ; Kích thích ra hoa, kéo dài cuống hoa, giúp hoa to hơn. Tuy nhiên Gibberellin chỉ phát huy tốt tác dụng khi cây trồng có đầy đủ dinh dưỡng N, P, K. Hiện nay, con người đã điều chế ra các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo mang nhiều lợi ích cho trồng trọt như kích thích nảy mầm của hạt giống, kích thích ra rễ (giâm cành, chiết cành), kích thích sinh trưởng, kích thích ra hoa đậu quả, đến tạo quả không hạt, kích thích quá trình chín hay kéo dài thời gian chín của quả... dùng Etylen để kích thích ra hoa ở dứa hay kích thích chảy mủ cao su. Ethrel hay Ethephon dùng trong việc kích thích ra hoa sớm, ra trái vụ ở xoài và cây ăn trái. Cây trồng nói chung và cam quýt nói riêng luôn tồn tại các cơ chế điều khiển các quá trình sinh trưởng và phát triển nhằm thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh, duy trì sự sống. Chất điều hòa sinh trưởng chính là các chất điều tiết các cơ chế này và thông qua tác động của các chất điều hòa sinh trưởng phôi có thể hình thành phát triển thành quả không qua quá trình thụ phấn thụ tinh do vậy quả được tạo thành do tác động của các chất này thường không hạt hoặc ít hạt. Các chất này được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở các cơ quan đến một bộ phận nhất định của cây, từ đó chuyển sang các bộ phận khác để điều tiết hoạt động sinh lý của cây. Trong chất điều hòa sinh trưởng có Gibberellin (GA3) và Naphthalene aceticd axit NAA được tổng hợp ở tất cả các
  17. 5 bộ phận còn non của cây và được vận chuyển không phân cực. Tác dụng sinh lý của GA3 là ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, sự lớn lên của quả, tạo quả không hạt, ngăn cản sự rụng của các cơ quan như lá, hoa, quả, làm chậm quá trình già hóa của toàn cây và sự chín của quả, kích thích kéo dài thân, dóng, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ. NAA có tác dụng kích thích cây trồng ra rễ, ra hoa đồng loạt, kết nhiều trái, trái có phẩm chất tốt, ngăn ngừa rụng trái non, cho sản lượng tốt. (Chapot, 1975). 1.2. Nguồn gốc và phân loại cam quýt 1.2.1. Nguồn gốc Cam quýt có lịch sử trồng trọt từ lâu đời sau cây nho trong các loài cây ăn quả. Đã có nhiều nghiên cứu về nguồn gốc của cam quýt, phần lớn đều nhất trí rằng cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Hymalaya, Trung Quốc, vùng quần đảo Philipine, Malaysia, miền Nam Indonesia hoặc kéo dài đến lục địa Úc. Những báo cáo gần đây nhận định rằng, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quýt quan trọng, tại đây còn có nhiều loài cam quýt hoang dại (Tanaka, 1954). Trước đây có vài bài báo cáo cho rằng loài chanh Yên (Citrus medica L.), phật thủ (Citrus medica Var. ), có thể có nguồn gốc ở Địa Trung Hải hoặc Bắc Phi. Nhưng hiện nay minh chứng được sáng tỏ, Citrs medica có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc (Quyang Tao, 1990). Cam ngọt (Citrus sisnensis Osbeck ), được xác định có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonesia, sau đó cũng giống như các loài Citrus media được mang đến trồng ở châu Âu và Địa Trung Hải, châu Phi vào cuối thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 (Tanaka (1954). Giống cam nổi tiếng thế giới “Washington Navel”, ở Việt Nam vẫn thường gọi là cam Navel được báo cáo là đang đột biến tự nhiên từ một giống cam ngọt, giống này được phát hiện ở Brazil, lần đầu tiên trồng ở Úc năm 1928, ở Frorida (Mỹ) năm 1983, ở California năm 1970 và nó rất nổi tiếng ở Washington (Swingle và Reece, 1967). .Các giống bưởi (Citrus grandis)
  18. 6 được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ. Một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng ở Caribe, sau đó theo các thủy thủ, bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau Công nguyên và ở châu Âu sau thời gian đó (Wakana, 1988). Bưởi chùm (Citrus paradisis) được xác định là dang đột biến hay dạng con lai tự nhiên ở bưởi, nó xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền Tây Ấn Độ và được trồng lần đầu tiên ở Florida Mỹ năm 1809 và trở thành một trong những loại quả chất lượng cao ở châu Mỹ. Tóm lại, cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của cam quýt trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước đây. Cam quýt được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi các thuyền buôn, di chuyển đến châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm ... Tính trạng không hạt có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất quả chất lượng cao ở cam, quýt, bưởi, chanh. Tính trạng có hạt và nhiều hạt làm giảm giá trị thương mại của công nghiệp chế biến quả có múi. 1.2.2. Phân loại Cam quýt thuộc bộ cam quýt (Rutale), họ cam quýt (Rutaceae), được phân chia làm 130 giống (genera) với những đặc điểm chung như cây có bầu lọc nổi trên đài hoa, lá phần lớn có đỉnh hình răng cưa, quả thảo gồm hai hay nhiều noãn bên trong, 130 giống này nằm trong họ phụ khác nhau, trong đó họ phụ hoa hồng (Aurantirideae) là có ý nghĩa nhất. Sự phân loại chi tiết hơn dưới họ phụ Aurantirideae có tộc Citereae (28 giống) và tộc phụ Citrnae (13 giống), 3 nhóm: “tiền cam quýt”, “gần cam quýt”, và nhóm “cam quýt thật sự” (True Citrus group) được phân bố từ Citreace và tộc phụ Citrnae (Trần Như Ý và cs, 2000; Đỗ Đình Ca, 1996). Sự phân loại cam quýt khá phức tạp vì có các yếu tố như: có rất nhiều giống (Cultivars) trong sản xuất và các dạng con lai của giống này (Hybrids), hiện tượng hạt đa phôi, đột biến và hiện tượng đa phôi cũng là những nhân tố gây khó khăn cho phân loại cam quýt. Hiện nay tồn tại hai hệ thống phân loại
  19. 7 cam quýt được nhiều người áp dụng, theo tanaka Nhật Bản (Phạm Văn Côn, 1997). Cam quýt gồm 100 đến 160 loài (Specias) khác nhau, Tanaka quan sát thực tiễn sản xuất và cho rằng các giống (Cultivars) cam quýt quả trong quá trình trồng trọt đã biến dị trở thành giống mới. Ông quan sát ghi chép tỉ mỉ đặc điểm hình thai của các giống đã biến dị này và phân chúng thành một loài mới hoặc giống mới có tên khoa học với tên khoa học được bắt đầu bằng tên giống hoặc loài đã sinh ra chúng và kết thúc bằng chữ Horticulture. Tanaka, Swingle đã phân chia cam quýt ra thành 16 loài và các nhà khoa học vẫn dùng bảng phân loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân loại này chi tiết đến từng giống. Có 10 loài quan trọng nhất trong nhóm True Citrus group và nhóm con lai được liệt kê ở bảng biểu sau và một số nhóm con lai phổ biến, đây là những loài được trồng phổ biến và có ý nghĩa với đời sống con người, có thể được mô tả như sau: (Vũ Công Hậu, 1996; Trần Thế Tục và cs, 1988) Bảng 1.1. Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong sản xuất STT Tên loài Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 1 C.sisnensis Osbereck Sweet Orange Cam ngọt 2 C.aurantium L Sour Orange Cam chua 3 C.reticulata Blanco Mandarin Quýt 4 C.limon Osbreck Lemon Chanh núm 5 C.medica L Citron Chanh yên 6 C.auraantifolia Swingle Lime Chanh vỏ mỏng 7 C.trifolia L Trioliate Chanh đắng 8 C.grandis L Shadock Bưởi 9 C.paradishi L Pomelo Bưởi chum 10 C.fortunenna Swingle Kumquat Quất 1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cam quýt
  20. 8 1.3.1. Nhiệt độ Cam quýt có thể sống và phát triển được khoảng nhiệt độ từ 13 - 38 oC, thích hợp nhất là từ 23 - 29 oC. Dưới 13 oC và trên 42 oC thì sự sinh trưởng ngừng lại, dưới (- 5) oC thì chết. Tuy nhiên hiện nay người ta đã chọn được những giống chịu lạnh tốt như cam mật Ôn Châu, cam Washington Navel dưới (-11) - (-12) oC cây mới chết, do đó các giống này có thể trồng được ở vĩ độ cao, hoặc dùng giống kháng lạnh như Poncirus trifoliata để làm gốc ghép (Trần Thế Tục, 1980). Tổng tích ôn trung bình hàng năm cần cho cam là 2.600 - 3.400 oC, cho bưởi là 6.000 oC, tổng tích ôn có ảnh hưởng đến thời gian chín của quả. Ở nhiệt đới lượng tổng tích ôn cần thiết cho cam quýt đạt sớm hơn nhiều nên thời gian ra hoa đến quả chín ngắn hơn vùng á nhiệt đới. Nhiệt độ còn ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất và sự phát triển của trái. Thường ở nhiệt độ cao, quả chín sớm, ít xơ và ngọt, nhưng khả năng cất giữ kém và màu sắc quả chín không đẹp (ở nhiệt độ thấp các sắc tố hình thành nhiều hơn). Ở miền Nam thường có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không cao nên khi chín vỏ quả thường còn màu xanh, tuy nhiên yếu tố tạo sắc màu khi chín còn ảnh hưởng bởi giống trồng (Trần Thế Tục, 1992; Hoàng Ngọc Thuận, 1994). 1.3.2. Ánh sáng Cây cam quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000 - 15.000 lux (tương ứng với 16 - 17 h trong ngày mùa Hè ở nước ta), cam quýt ưa ánh sáng tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ. Tuy vậy không nên trồng dưới các bóng cây to, bởi vì trong điều kiện này cam quýt thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại. Muốn có ánh sáng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý và vườn cam quýt cần bố trí những nơi thoáng và tránh nắng. Đặc biệt ở các vùng đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2