intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc

Chia sẻ: Elfredatran Elfredatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ bối cảnh ra đời và nội dung chủ yếu của chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”. Đánh giá những tác động tích cực của chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” đối với giáo dục đại học Trung Quốc, so sánh để làm rõ thực trạng chất lượng giáo dục đại học trước và sau khi có chính sách Khoa giáo hưng quốc. Rút ra một số kinh nghiệm tốt có thể áp dụng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------*****----------- TRẦN THU QUỲNH NGA CHIẾN LƯỢC “ KHOA GIÁO HƯNG QUỐC” VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học HÀ NỘI – 11 / 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------*****----------- TRẦN THU QUỲNH NGA CHIẾN LƯỢC “ KHOA GIÁO HƯNG QUỐC” VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 60 31 50 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nghiêm Thúy Hằng HÀ NỘI – 11 / 2012 2
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 9 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 9 5. Phạm vi tƣ liệu ............................................................................................................... 10 6. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 10 CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................ 12 CHIẾN LƢỢC “KHOA GIÁO HƢNG QUỐC” ............................................................ 12 1.1 Bối cảnh ra đời chiến lược ........................................................................................ 12 1.1.1 Tình hình thế giới ................................................................................................ 12 1.1.2 Tình hình trong nước .......................................................................................... 13 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” ....... 18 1.3. Nội dung cơ bản của chiến lược .............................................................................. 23 1.4. Chủ trương chính sách chủ yếu để thực thi chiến lược ......................................... 34 1.5. Ý nghĩa hiện thực của chiến lược ............................................................................ 38 CHƢƠNG 2 ........................................................................................................................ 40 TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CHIẾN LƢỢC “KHOA GIÁO HƢNG QUỐC” TỚI CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC .............................................. 40 2.1. Nâng cao chất lƣợng giảng dạy .................................................................................. 44 2.1.1. Cơ chế quản lý giáo dục đại học ........................................................................... 44 2.1.1.1. Chuyển giao phần lớn các trường đại học từ trung ương về cho các tỉnh, thành phố quản lý ........................................................................................................ 44 2.1.1.2. Nới rộng quyền quản lý các trường đại học, cao đẳng cho các địa phương.. 45 2.1.2.Đội ngũ giảng viên .................................................................................................. 46 2.1.3. Cơ sở vật chất ......................................................................................................... 49 2.1.3.1. Xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu ....................................... 49 2.1.3.2. Xây dựng hệ thống dịch vụ ............................................................................. 50 2.1.4. Hợp tác quốc tế ...................................................................................................... 51 2.2. Nâng cao chất lƣợng học tập ...................................................................................... 53 2.2.1. Môi trường học tập kết hợp lý thuyết với thực hành ............................................ 53 2.2.2.Xây dựng các ngành khoa học trọng điểm ....................................................... 58
  4. 2.2.3.Chất lượng đào tạo ................................................................................................. 60 2.3. Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học .............................................................. 66 CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................ 72 LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM ............................................................................................... 72 3.1. Thực trạng chất lƣợng giáo dục đại học ở Việt Nam............................................... 72 3.1.1. Chất lượng giảng dạy ............................................................................................ 72 3.1.1.1. Phương pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá ............................................. 72 3.1.1.2. Đội ngũ giảng viên .......................................................................................... 73 3.1.2. Chất lượng học tập ................................................................................................ 75 3.1.2.1. Thái độ học tập ............................................................................................... 75 3.1.2.2. Chương trình đào tạo...................................................................................... 76 3.1.2.3.Chất lượng đào tạo .......................................................................................... 77 3.1.3.Chất lượng nghiên cứu khoa học .......................................................................... 79 3.2. Một vài suy nghĩ nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học cho Việt Nam....... 82 3.2.1.Nâng cao chất lượng giảng dạy ............................................................................. 82 3.2.1.1. Hoàn thiện chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy kết nối lý thuyết và thực hành ..................................................................................................................... 82 3.2.1.2. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng dạy ............................................................. 84 3.2.1.3. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất ....................................................... 86 3.2.2. Nâng cao chất lượng học tập ................................................................................ 91 3.2.3. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ......................................................... 95 3.2.3.1.Ổn định đời sống các nhà khoa bọc và khoa bảng .......................................... 95 3.2.3.2.Tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các nhà khoa học gốc Việt đang làm ở nước ngoài ................................................................................................................... 96 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 100 2
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các chỉ tiêu sử dụng cho đánh giá và xếp hạng đại học do các nhóm truyền thông thực hiện............................................................................................... 41 Bảng 2.2: Bảng xếp hạng tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ..................... 61 Bảng 2.3: Số lượng chiêu sinh Thạc sỹ và số lượng Thạc sỹ ở các trường Đại học Trung Quốc giai đoạn 1993 - 2011 .......................................................................... 62 Bảng 2.4: Số lượng chiêu sinh Tiến sỹ và số lượng Tiến sỹ ở các trường Đại học Trung Quốc giai đoạn 1993 – 2011 .......................................................................... 63 Bảng 2.5: Phân bố cơ sở đào tạo NCS Thạc sỹ ở Trung Quốc ................................. 64 Bảng 3.1: Phần trăm các bài báo khoa học 1996 – 2005 tính cho từng nước và phân theo lĩnh vực nghiên cứu ........................................................................................... 80 Bảng 3.2: Số lần trích dẫn và không trích dẫn của các bài báo khoa học từ Việt Nam phân tích theo lĩnh vực nghiên cứu ........................................................................... 80
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay các quốc gia tồn tại và tác động qua lại với nhau, không có quốc gia nào có thể tồn tại một cách độc lập, tách rời. Thế giới đang xích lại trở thành một “làng toàn cầu”. Kinh tế thế giới đang phát triển trong bối cảnh mới, với hai xu hướng lớn bao trùm là toàn cầu hóa và chuyển sang kinh tế tri thức. Theo hai xu hướng đó, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện, cả về trình độ công nghệ, cơ cấu sản phẩm lẫn thể chế kinh tế. Đó là "trạng thái chuyển đổi có ý nghĩa thời đại" với hàm ý một giai đoạn bùng nổ và tăng trưởng kinh tế cao kéo dài trên phạm vi toàn cầu, gắn với bước chuyển từ nền công nghiệp cơ khí sang kinh tế tri thức. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, khoa học - kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất số một. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật của toàn nhân loại, tri thức đang tạo ra những động lực ngày càng to lớn cho phát triển kinh tế xã hội. Thực tiễn phát triển của giai đoạn mới trong thế kỉ này đã cho thấy rõ, tri thức ngày càng trở thành nhân tố có tính quyết định đối với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước và năng lực cạnh tranh quốc tế, nguồn nhân lực ngày càng trở thành tài nguyên chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.Vấn đề giáo dục luôn là trọng tâm trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, phát triển giáo dục là nền tảng của phát triển xã hội, chính sách giáo dục phù hợp, tiến bộ là cơ sở quan trọng để phát triển đất nước. Tại Trung Quốc, giáo dục luôn được lưu tâm chú ý. Ngay từ thập niên 70 của thế kỉ trước, khi Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa, Đặng Tiểu Bình đã thể hiện quan điểm coi trọng nhân tài và giáo dục. Trong bài phát biểu tại các địa phương phía Nam, ông nói : “Muốn phát triển nhanh kinh tế đất nước, cần phải dựa vào khoa học và giáo dục, phải trọng thị giáo dục, tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, làm nhiều hành động thiết thực đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và khoa học của đất nước” [1, tr.98]. 1
  7. Trong công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng và hiện đại hoá Trung Quốc, ưu tiên phát triển giáo dục giữ một vị trí chiến lược. Bước sang giai đoạn sau, vai trò quan trọng và vị trí chiến lược này đã được nhấn mạnh nhiều lần. Cụ thể là trong Báo cáo Chính trị của Đại hội 14 Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10 năm 1992), chủ tịch Giang Trạch Dân đã nhận định: “Khoa học tiến bộ, kinh tế phồn vinh và xã hội phát triển, về căn bản được quyết định bởi chất lượng lao động và vấn đề đặt ra trước mắt là phải bồi dưỡng một lượng lớn nhân tài. Trung Quốc phải dốc sức phát triển giáo dục, phải đặt sự nghiệp giáo dục vào vị trí chiến lược và ưu tiên phát triển trong nền kinh tế quốc dân. Hy vọng chấn hưng đất nước đặt vào giáo dục. Chỉ có giáo dục mới mới có thể nâng cao được tố chất con người và đào tạo ra những người lao động hiện đại mới”.[1, tr.98] Sau đó, đến năm 1995, tại Đại hội Khoa học kĩ thuật toàn quốc, tổng bí thư Giang Trạch Dân thay mặt Trung ương Đảng chính thức đề ra chiến lược “khoa giáo hưng quốc” với tinh thần “ Cần phải đưa giáo dục lên vị trí chiến lược ưu tiên phát triển, nỗ lực nâng cao trình độ tư tưởng và đạo đức văn hoá, khoa học kĩ thuật của toàn dân tộc, đây là kế hoạch lớn cơ bản, thực hiện hiện đại hoá Trung Quốc”[1, tr.117]. Chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” đã đem lại những biến đổi nhất định cho diện mạo của giáo dục Trung Quốc, thiết lập nền tảng và mở ra một tương lai mới mẻ đầy lạc quan cho nền giáo dục và khoa học - kỹ thuật Trung Quốc. Chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” là một chính sách lớn của Trung Quốc, được nhiều nhà nghiên cứu của Trung Quốc và Việt Nam quan tâm nghiên cứu, chiến lược này đã tạo điều kiện cho giáo dục đại học Trung Quốc có những bước đi vững chắc và nâng cao chất lượng, đóng góp thiết thực cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, hiện đại hoá theo chiều sâu và hội nhập quốc tế của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học có không ít những điểm tương đồng. Trong vài năm trở lại đây, cải cách giáo dục cũng đang trở thành một đề tài nóng hổi được các chuyên gia, học giả và toàn xã hội quan tâm. Việc nghiên cứu chiến lược “khoa giáo hưng quốc” của Trung Quốc vì vậy không chỉ góp phần nâng cao hiểu biết về 2
  8. Trung Quốc mà còn cho phép chúng ta có những so sánh và đưa ra những liên hệ, những bài học hữu ích đối với Việt Nam trên các vấn đề, lĩnh vực tương đương. Trong bối cảnh Việt Nam đang có nhu cầu bức thiết về đổi mới toàn diện giáo dục đại học để tạo đà cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc nghiên cứu chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” và những tác động tích cực của nó đối với giáo dục đại học tại Trung Quốc có ý nghĩa thiết thực đối với Việt Nam, có thể góp phần tư vấn chính sách và đúc rút những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt nam Sau một thời gian đọc tư liệu, tôi thấy nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu về chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” từ góc độ tìm hiểu hoặc phân tích chiến lược nhưng chưa có ai nghiên cứu tổng kết những tác động chính trị, xã hội cụ thể của nó , đặc biệt là tác động trong lĩnh vực giáo dục đại học. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và hứng thú của bản thân, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc” và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học Trung Quốc” làm đề tài luận văn Cao học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu, tìm hiểu giáo dục Trung Quốc là một đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Việt Nam * Tại Trung Quốc, theo tìm hiểu sơ bộ của tôi có những tác giả và tác phẩm sau đây: 朱丽兰, 科教兴国: 中国迈向 21 世纪的重大战略决策, 中共中央党校出版 社, 北京,1995 (Chu Lệ Lan, “Khoa giáo hưng quốc” chiến lược quan trọng Trung Quốc bước vào thế kỷ XXI, NXB Trường Đảng Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 1995). Ngay mở đầu sách đã giới thiệu những quyết định, những bài phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc liên quan đến vấn đề khoa học kỹ thuật và giáo dục như: quyết định tăng cường thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật của Quốc Vụ Viện, bài phát biểu tại đại hội khoa học kỹ thuật toàn quốc của Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Ôn Gia Bảo, Lí Cương Thanh..Tiếp theo là tập hợp các bài 3
  9. viết về sự thành công, những kinh nghiệm và bài học phát triển của các quốc gia như Mỹ, Đức, Anh, Nhật, Liên Xô, các nước NICs..từ đó nêu lên vai trò to lớn của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia; và kiến nghị những chính sách để thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật 范德清,方惠坚,科教兴国-中国现代化的战略抉择, 人民教育出版社, 2002 (Phạm Đức Thanh, Phương Huệ Kiên, Khoa giáo hưng quốc – chiến lược lựa chọn hiện đại hóa Trung Quốc, NXB Giáo dục Nhân dân, 2002) hệ thống các quan điểm tư tưởng của Đặng Tiểu Bình về khoa học kỹ thuật và giáo dục - nền tảng hình thành chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”. Đồng thời sách nêu bật mối quan hệ giữa chiến lược với việc đẩy mạnh giáo dục tố chất, giữa chiến lược với công cuộc Đại khai phá miền Tây, mối quan hệ giữa chấn hưng khoa giáo với chấn hưng nền kinh tế.. 上海市教育科学研究院智力开发研究所,新时期中国教育发展研究 1983 – 2005,上海社会科学院出版社,2006 (Viện Nghiên cứu và phát triển trí tuệ, Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục thành phố Thượng Hải, Nghiên cứu sự phát triển giáo dục Trung Quốc thời kỳ mới 1983 – 2005, NXB Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, 2006) đã phân tích bối cảnh vĩ mô phát triển giáo dục Trung Quốc, nghiên cứu về mô hình phát triển giáo dục đại học năm 2015, mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 杜艳华,董慧著,中国特色社会主义现代化模式研究,学林出版社, 2008 (Đỗ Diễm Hoa, Đổng Tuệ Trước, Nghiên cứu mô hình hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, NXB Học Lâm, 2008) là cuốn sách của thành quả học thuật nghiên cứu vấn đề phát triển giáo dục và nguồn nhân lực Trung Quốc của trung tâm nghiên cứu nguồn nhân lực Viện nghiên cứu khoa học giáo dục thành phố Thượng Hải, sách gồm 8 chương bao gồm các bài hội thảo về tiến trình hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc như: mô hình tiêu chuẩn hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, cơ sở lý luận hình thành mô hình hiện đại hóa chủ 4
  10. nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, vấn đề văn hóa trong sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc .. Lịch sử nghiên cứu chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” còn phải kể đến một loạt các luận văn của học viên cao học như: Nghiên cứu tư tưởng chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” của Giang Trạch Dân của học viên Đỗ Dương trình bày cơ sở hình thành tư tưởng “Khoa giáo hưng quốc” của Giang Trạch Dân, nội dung của tư tưởng, giá trị thực tiễn và ý nghĩa to lớn của nó, Luận về chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” của học viên Tôn Thúy Cúc nghiên cứu khá đầy đủ về hoàn cảnh ra đời, quá trình hình thành và phát triển, thành tựu và tồn tại của chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”, Đẩy mạnh chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” và cải cách thể chế giáo dục đại học Trung Quốc sau khi gia nhập WTO của học viên Lý Tân tổng hợp những cơ hội và thách thức mà giáo dục đại học gặp phải sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, phân tích thực trạng và những bất cấp của nền giáo dục đại học Trung Quốc, từ đó đưa ra những nhiệm vụ chiến lược cho công cuộc cải cách thể chế giáo dục đại học Trung Quốc… * Tại Việt Nam có những tác giả và tác phẩm sau đây: Quá trình cải cách giáo dục của CHND Trung Hoa thời kỳ 1978 – 2003(2006) của tác giả Nguyễn Văn Căn đã khái quát những diễn biến cụ thể của quá trình phát triển và cải cách giáo dục ở Trung Quốc, qua đó làm rõ những thành tựu cơ bản và những hạn chế chủ yếu của sự nghiệp giáo dục đối với các cấp, các ngành học, các khu vực, các địa phương ở Trung Quốc trong thời kỳ 1978-2003. Đồng thời cuốn sách cũng hệ thống hoá quá trình phát triển và cải cách giáo dục ở Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2003 thông qua việc sưu tầm, tập hợp và hệ thống một cách toàn diện và tương đối đầy đủ các nguồn tài liệu như các luật, chỉ thị, nghị quyết, chính sách giáo dục của nước CHND Trung Hoa trong thời kỳ 1978 -2003 đối với các cấp, các ngành học, các khu vực, các địa phương qua từng giai đoạn trên chặng đường 25 năm cải cách phát triển của nước CHND Trung Hoa. Trọng tâm của cuốn sách là thời kỳ 1978 -2003 nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn, phần đầu chúng tôi có trình bày khái quát về tình hình giáo dục ở Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 5
  11. 1978. Trên cơ sở nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của giáo dục Trung Quốc, cuốn sách gợi mở một số bài học tham khảo cho những người quan tâm đến giáo dục Trung Quốc và giáo dục Việt Nam. TS. Nguyễn Văn Căn, Cải cách giáo dục đại học Trung Quốc trong những năm thực hiện chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 1 năm 2006 căn cứ vào quá trình xác lập và hoàn thiện từng bước thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, giáo dục đại học cao đẳng ở Trung Quốc đã có những cải cách cần thiết để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương và trên toàn Trung Quốc. Bài viết trình bày ngắn gọn một số cải cách về quản lý, chế độ tuyển sinh, quan tâm đến đội ngũ giáo viên và đưa ra một số kết quả chủ yếu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học Tác giả Nguyễn Đắc Hùng trong công trình Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước (2007), NXB Chính trị Quốc gia đã đề xuất một số bài học kinh nghiệm về giới định tiêu chuẩn phạm vi đánh giá, xây dựng chiến lược trọng tâm, bồi dưỡng, đãi ngộ, sử dụng và tôn vinh nhân tài ở Trung Quốc để Việt Nam tham khảo. GS.TS. Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2010. Sách được xây dựng trên cơ sở tập hợp những tham luận tiêu biểu của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tham dự ba cuộc hội thảo khoa học trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI”. Công trình góp phần nhận thức, lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ đồng thời đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay. Bài viết Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực là động tri thức – Bài học Minh Trị Duy tân và Trung Quốc Khoa giáo hưng quốc “chìa khóa phát triển và quản lý xã hội các nước Đông Á” của PGS. Nguyễn Văn Hồng nhấn mạnh 6
  12. về việc chìa khóa giáo dục có ý nghĩ bắt đầu, và không ngừng tác dụng đối với một quốc gia muốn hưng thịnh [9, tr.431]. Thực tế lịch sử cuộc cải cách Duy tân Minh Trị của Nhật Bản và chiến lược Khoa giáo hưng quốc của Trung Quốc đã chứng minh nguyên lý: Các nước Đông Á muốn phát triển bắt kịp thế giới phải nắm chắc chìa khóa giáo dục đào tạo và nắm khoa học kỹ thuật [9, tr.434]. Cuối cùng tác giả đưa ra đôi điều suy nghĩ về cải cách giáo dục và đào tạo sử dụng nhân tài của Việt Nam. Bài viết Nhận thức về chiến lược „Khoa giáo hưng quốc” xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc [6, tr.60-64], PGS. Nguyễn Văn Hồng cho rằng nhận thức về mối quan hệ giữa văn minh vật chất và văn minh tinh thần mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chính là yếu tố tạo nên thành công cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc “Văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa là đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”[6, tr.61], Đảng Cộng sản Trung Quốc kế thừa văn hóa ưu tú dân tộc, thời đại và bằng trải nghiệm của mình đã tuyên bố chiến lược khoa học – kỹ thuật và giáo dục chấn hưng Trung Hoa. Đề cập trực tiếp tới việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học có các bài viết như: Xếp hạng đại học và chất lượng giáo dục [4, tr.105-119] của tác giả Nguyễn Tấn Đại, & Vũ Thị Phương Anh trong cuốn Xếp hạng đại học, chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế của Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo đã phân tích các xu hướng xếp hạng phổ biến trên thế giới (xếp hạng tổng thể toàn bộ trường đại học, xếp hạng theo đặc thù chuyên ngành) cũng như là những vấn đề cần lưu tâm khi sử dụng kết quả xếp hạng, qua đó nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập các điều kiện cơ bản để tạo ra chất lượng thật sự, thay vì mải mê chạy theo thành tích xếp hạng với những con số không đánh giá được thực chất của nền giáo dục đại học. Tác giả khuyến cáo các nhà chức trách và lãnh đạo nền giáo dục đại học Việt Nam trước khi đặt ra mục tiêu về vị trí xếp hạng cần phải quan tâm đến ý nghĩa thực sự của chất lượng giáo dục đối với đối với người học nói riêng và đối với xã hội nói 7
  13. chung, để có sự đầu tư hợp lí vào việc xây dựng một chiến lược và tiến trình nâng cao chất lượng của hệ thống đại học nước nhà Tác phẩm Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học tác giả Nguyễn Đức Chính chủ biên được biên soạn trên cơ sở kết quả của công trình nghiên cứu cấp Nhà nước do chính Giáo sư làm chủ nhiệm đề tài, đã được Hội đồng khoa học Nhà nước chính thức nghiệm thu với mức đánh giá xuất sắc. Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc cơ sở lý luận khoa học về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, những kinh nghiệm hay trong lĩnh vực này của nhiều nước tiên tiến trên thế giới và các nước đang phát triển trong khu vực trong đó có Trung Quốc. Đây là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam cung cấp cho độc giả thông tin về một quy trình kiểm tra chất lượng hoàn chỉnh. Bên cạnh những công trình có tính chất tổng quan, còn có một số bài viết về việc những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học như : Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học [43, tài liệu mạng] (2008) của GS. Nguyễn Văn Tuấn, Xếp hạng đại học: Xu thế toàn cầu [41, tài liệu mạng] trong Bản tin ĐHQG Hà Nội số 246 tháng 8/2011 do Hồng Ngọt ghi lại từ cuộc phỏng vấn GS.TS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội. Chia sẻ những ghi nhận về xu hướng xếp hạng các trường đại học trên thế giới, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức đã giới thiệu bộ chỉ số cơ bản thông qua khảo soát khoảng 10 bảng xếp hạng đại học khác nhau: ARWU, QS Asia University Rankings, Webometrics.. và xu thế phát triển của xếp hạng đại học trong những năm tới. GS cho biết ĐHQG Hà Nội đang tập trung thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển đến năm 2020, trong đó có đề xuất đề án phát triển ĐHQG Hà Nội đạt chuẩn quốc tế với một số mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm : Nâng cao sức cạnh tranh và uy tín của ĐHQGHN thông qua việc xây dựng và phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành có nhiều công trình khoa học quốc tế và số lần trích dẫn cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, trong đó có 15% sinh viên tốt nghiệp ra trường (25% sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế) có năng lực chuyên môn và kỹ năng đạt chuẩn quốc tế, có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất nào ở trên thế giới, nâng 8
  14. cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, có các sản phẩm KH-CN đạt trình độ quốc tế... Nhìn lại tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài, tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu và các bài viết đã trình bày khá chi tiết về hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”; các tiêu chí để kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục đại học… Tuy nhiên vẫn khuyết thiếu một bài viết đánh giá những tác động tích cực mà chiến lược mang lại cho chất lượng nền giáo dục đại học Trung Quốc, từ đó rút ra kinh nghiệm cho giáo dục đại học ở Việt Nam. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài luận văn Chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc làm đề tài luận văn Cao học trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ bối cảnh ra đời và nội dung chủ yếu của chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” Đánh giá những tác động tích cực của chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” đối với giáo dục đại học Trung Quốc, so sánh để làm rõ thực trạng chất lượng giáo dục đại học trước và sau khi có chính sách Khoa giáo hưng quốc Rút ra một số kinh nghiệm tốt có thể áp dụng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: *Nội dung và cơ chế thực thi Chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” *Những tác động tích cực của chính sách đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (chỉ giới hạn phạm vi Trung Quốc đại lục không bao gồm Hồng Kông, Ma Cao) 9
  15. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đai học Trung Quốc, tạm thời chưa đề cập đến những tác động tiêu cực, mốc thời gian chủ yếu tập trung vào thời kỳ sau khi Trung Quốc có những văn kiện chính thức tuyên bố về chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” (Khoảng từ năm 1996 đến nay). Các số liệu nghiên cứu chỉ tập trung vào một số số liệu chính thức được công bố trên các văn kiện, sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng và một số số liệu nghiên cứu ở các địa phương tiêu biểu như Bắc Kinh, Quảng Đông, Thượng Hải, Quảng Tây, Vân Nam... 5. Phạm vi tƣ liệu Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguồn tư liệu bằng tiếng Việt và tiếng Trung. Trong đó có các nguồn tư liệu chính như sau: Những tư liệu liên quan đến giáo dục của Trung Quốc nói chung, và những tu liệu liên quan trực tiếp đến chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc Các website, bài viết từ các trang mạng của các cơ quan nghiên cứu về Giáo dục của Trung Quốc và mạng chính thức của Bộ Giáo dục Trung Quốc 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp , kế thừa tài liệu. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp nghiên cứu liên ngành đặc trưng của Trung Quốc học 7. Bố cục luận văn Trừ phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương như sau: Chương 1: Chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” là cái nhìn khái quát về chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” như: Hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu của chiến lược cùng những chủ trương chính sách để chiến lược thực thi một cách hiệu quả, ý nghĩa hiện thực của chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng đất nước Trung Quốc hiện đại hóa nói chung và sự phát triển của nền khoa học – kỹ thuật và giáo dục Trung Quốc nói riêng. 10
  16. Chương 2: Tác động tích cực của chiến lược “Khoa giáo hưng quốc: tới chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích những bộ chỉ số đánh giá chất lượng và xếp hạng các trường đại học trên thế giới, tác giả đưa ra những nhận định riêng về tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Từ đó tập trung trình bày những tác động tích cực mà chiến lược đem tới cho nền giáo dục đại học Trung Quốc trên 3 khía cạnh nổi bật: nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Song song với những tích cực, tác giả cũng đưa ra một vài điểm bất cập và tiêu cực mà giáo dục đại học Trung Quốc còn vấp phải. Chương 3: Liên hệ với Việt Nam. Từ những phân tích về chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc, thực trạng của chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, tác giả đưa ra một vài suy nghĩ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học cho Việt Nam 11
  17. CHƢƠNG 1 CHIẾN LƢỢC “KHOA GIÁO HƢNG QUỐC” 1.1 Bối cảnh ra đời chiến lƣợc 1.1.1 Tình hình thế giới Từ những năm 40 của thế kỷ XX, loài người đã trải qua cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai, được khởi đầu từ nước Mỹ (từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX được gọi là cách mạng khoa học công nghệ). Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đưa lại những thành tựu kỳ diệu và những đổi thay lớn lao trong đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước nhảy vọt chưa từng thấy. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đáp ứng những đòi hỏi mới về công cụ sản xuất, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao của xã hội loài người. Cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đem lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu, nhưng mặt khác cũng đặt ra trước các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như việc đào tạo con người cho nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại “văn minh trí tuệ”, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trên Trái Đất và cả trong vũ trụ, sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội…Trong sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật, xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra như một làn sóng lan nhanh ra toàn thế giới. Có thể nói, toàn cầu hoa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng để vừa kịp thời vừa khôn ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu. Tháng 12/1989 tại cuộc gặp gỡ không chính thức ở đảo Manta, Mỹ và Liên Xô cùng nhau tuyên bố chấm dứt tình trạng “chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 40 năm. Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng, đến năm 1989-1991, chế độ XHCN bị tan rã ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Thế hai cực của hai siêu cường không còn nữa và Mĩ là cực duy nhất còn lại nhưng cũng giảm sút về sức mạnh. Bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như 12
  18. hai nước Mỹ - Xô và “một bị thương, một bị mất” [8, tr.401]. Trong khi đó phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học – kỹ thuật. Hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh của mỗi quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền sản xuất phồn vinh, nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với lực lượng quốc phòng hùng mạnh. 1.1.2 Tình hình trong nước Sau thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, giành độc lập tự do, xây dựng xã hội dân chủ mới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục chủ trương chuyển sang nhiệm vụ xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn dân lúc này là tập trung lực lượng phát triển sức sản xuất xã hội, thực hiện công nghiệp hóa đất nước, từng bước thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của nhân dân [10, tr.69]. Nhưng Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông đã mắc phải hai sai lầm lớn về nhận thức. Đó là sai lầm trong việc tuyệt đối hóa vai trò của đấu tranh giai cấp, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh trong nhận thức Chủ nghĩa Mác và đánh giá không đúng tình hình thực tế đất nước. Từ đó dẫn tới việc đưa ra những chủ trương, quyết sách sai lầm, đi ngược với quy luật phát triển thông thường. Quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội “dốc hết sức lực, vươn lên hàng đầu, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều, nhanh, tốt, rẻ” của Mao Trạch Đông đã được nâng lên thành “Đường lối chung”, và đã tạo cơ sở lý luận và pháp lý cho sự ra đời của phong trào “Đại nhảy vọt” vào năm 1961; 10 năm động loạn bi thảm trong lịch sử khi Trung Quốc phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” vào năm 1966, gây nên hậu quả nghiêm trọng làm cho nền kinh tế tiêu điều, đời sống nhân dân cơ cực, giới trí thức bị coi 13
  19. thường và đẩy vào kết cục bi thảm, đời sống chính trị rối ren, hệ giá trị truyền thống, di sản và thành tựu văn hóa bị hủy hoại, nền giáo dục bị tổn hại trầm trọng, khoa học kỹ thuật không có cơ hội phát triển.. Trong giai đoạn này, Mao Trạch Đông đưa ra quan điểm: “Chế độ học tập nên rút ngắn lại, phải tiến hành làm cách mạng trong giáo dục, không thể để tồn tại hiện tượng những phần tử trí thức của giai cấp tư sản thống trị các trường học của chúng ta, như vậy không thể đi lên được...” [10, tr.169]. Các thầy giáo phổ thông cũng như các giáo sư đại học bị bức hại hoặc phải đi “thâm nhập thực tế” ở rừng núi, nông thôn. Từ năm 1966, các trường học trong cả nước phải đóng cửa để “làm cách mạng”. Đồng thời, Trung Quốc còn đưa ra chủ trương trong khoảng 7 năm tới đình chỉ việc đưa học sinh ra nước ngoài du học và từ chối học sinh nước ngoài đến Trung Quốc lưu học. Các chủ trương biện pháp và cách đánh giá như vậy đã phủ định công sức lao động cần cù của hàng chục triệu trí thức trong 17 năm trước đó, đè nén tính tích cực của cán bộ, giáo viên trên mặt trận giáo dục. Tình hình đó không những không tạo nên tiến bộ mới về giáo dục mà trái lại gây nên hậu quả trầm trọng và phá hoại chế độ giáo dục, đảo lộn trật tự và hạ thấp chất lượng giáo dục đến mức chưa từng thấy. Đến năm 1974 Trung Quốc phong trào “phê Lâm, phê Khổng” lại giáng xuống ngành giáo dục. Trong các trường học, giáo viên không phải lên lớp để giảng bài, học sinh không phải lên lớp để học tập mà họ “ra ra vào vào" trên các giảng đường để “phê bình, đấu tranh”. Sau thời kỳ này, những nét ưu tú trong truyền thống đạo đức luân lý Trung Quốc trước đây như “yêu già, giúp trẻ”, “kính thầy, yêu trò”...bị phủ định sạch trơn và thay vào đó là “Triết học đấu tranh”. Dưới tấm màn “Giữ cho đạo thầy tôn nghiêm”, nhiều nhà khoa học, nhiều giáo viên bị bức phải kiểm điểm, buộc phải nhận sự phê phán của học sinh. Trải qua 10 năm động loạn, "cách mạng văn hoá" đã làm cho nền giáo dục Trung Quốc bị tổn thất đặc biệt nghiêm trọng. Số lượng các trường đại học và cao đẳng, số lượng giáo sư của các trường đại học cũng suy giảm nghiêm trọng. Trong số này có một số bị bức hại đến chết trong các trại giam hoặc các cuộc đấu tố. Không chỉ các trường đại học mà các trường trung cấp chuyên nghiệp cũng bị giảm về số lượng. 14
  20. Trong khi đó do chủ trương “phải tuyển chọn học sinh trong hàng ngũ công nhân, nông dân có kinh nghiệm thực tiễn” nên các trường trung học lại tăng lên, nhưng do số lượng học sinh tại trường không tăng nhiều và chất lượng đào tạo không cao nên cũng không thể coi đây là một thành tích được. Sau này, Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách thể chế giáo dục ngày 27 tháng 5 năm 1985 cũng thừa nhận "cách mạng văn hoá" không những không có tác dụng phát triển giáo dục mà còn làm thụt lùi chất lượng giáo dục đến mức có thể coi là thủ tiêu giáo dục. Giáo dục không chỉ là vùng trắng mà còn có thể coi là vùng tối trên bức tranh toàn cảnh xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Đứng trước yêu cầu của đông đảo cán bộ và quần chúng về việc sửa chữa sai lầm trong nhận thức và đường lối phát triển cũng như những lỗi lầm gây ra trong 10 năm “Cách mạng văn hóa”, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã quyết tìm ra đường hướng sửa sai để phát triển, đáp ứng yêu cầu về một sự đổi thay căn bản nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường, theo đúng quy luật. Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung qua Đại hội XII ( 9 - 1982 ), đặc biệt là đại hội XIII của Đảng ( 10 - 1987 ): lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm; Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản: Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sán Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Đông; Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Vậy chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ở đây nghĩa là gì? Một trong những yếu tố làm nên sự đặc sắc của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc chính là việc Trung Quốc chủ trương xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa. Văn minh tinh thần là sự sáng tạo của Trung Quốc, nhằm mục đính nâng cao tố chất con người, tạo nên tính bền vững cho xã hội Trung Quốc, nhất là trong thời 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2