Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 5
download
Luận văn nhằm xác định đặc điểm, sự phân hóa không gian của điều kiện địa lý, hiện trạng môi trường và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cho các tiểu vùng khu vực biển đảo Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Đức Dƣơng CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO ĐỊNH HƢỚNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÙNG BIỂN ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Đức Dƣơng CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO ĐỊNH HƢỚNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÙNG BIỂN ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 8850101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ PGS.TS. Nguyễn Hiệu PGS. TS Đặng Văn Bào Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Cở sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hạ Long, ngày tháng năm 20 Học viên Nguyễn Đức Dƣơng i
- LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí tài nguyên và môi trường “Cở sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh” được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết,với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Học viên xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Đặng Văn Bào, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Chủ nhiệm Khoa cùng các thầy, cô trong Khoa Địa lý, phòng Sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Học viên xin được cảm ơn đề tài “Luận cứ khoa học cho việc thiết lập và giải pháp quản lý hành lang bảo vệ bờ biển Việt Nam”; Mã số: KC.09.17/16-20, do PGS.TS Đặng Văn Bào làm chủ nhiệm, đã hỗ trợ trong quá trình thu thập tài liệu, cơ sở dữ liệu và hoàn thiện luận văn. Trong quá trình hoàn thành luận văn này, Học viêncòn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân dân xã Quan Lạn, Minh Châu trong quá trình khảo sát và thu thập tài liệu tại địa phương. Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng, học viên xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã không ngừng động viên, chia sẻ và hỗ trợ rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn! Hạ Long, ngày tháng năm 20 Học viên Nguyễn Đức Dƣơng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2 2.1. Mục tiêu: ..................................................................................................... 2 2.2. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Cơ sở dữ liệu ..................................................................................................... 3 5. Kết quả và ý nghĩa của đề tài .......................................................................... 3 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TỔNG HỢP TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÙNG BIỂN ĐẢO QUAN LẠN ............................ 4 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................. 4 1.1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp........... 4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tỉnh Quảng Ninh và khu vực biển đảo Vân Đồn, đảo Quan Lạn......................................................................................... 5 1.2. Tiếp cận địa lý tổng hợp trong quy hoạch không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng ........................................................................ 6 1.2.1. Cơ sở khoa học về môi trường và bảo vệ môi trường ............................. 6 1.2.2. Tiếp cận địa lý tổng hợp trong quy hoạch không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ............................................................................ 8 1.2.3. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển đảo .. 9 1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu................................. 11 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ........................................................................... 11 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 12 1.3.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 14 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 14 iii
- CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN ĐẢO QUAN LẠN ....................................................................... 15 2.1. Vị trí của vùng biển đảo Quan Lạn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng ......................................................................................... 15 2.2. Đặcđiểmđiều kiện tự nhiên ......................................................................... 16 2.2.1. Đặc điểm địa chất .................................................................................. 16 2.2.2. Đặc điểm địa mạo .................................................................................. 18 2.2.3. Hải văn ................................................................................................... 24 2.2.4. Khí hậu ................................................................................................... 24 2.2.5. Sinh vật, thổ nhưỡng .............................................................................. 25 2.3. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn ......................................................... 26 2.3.1. Tài nguyên vị thế ................................................................................... 26 2.3.2. Tài nguyên đất ngập nước...................................................................... 26 2.3.3. Tài nguyên khoáng sản .......................................................................... 27 2.3.4. Cảnh quan thiên nhiên ........................................................................... 28 2.3.5. Tài nguyên sinh vật ................................................................................ 28 2.3.6. Giá trị văn hóa - lịch sử ......................................................................... 31 2.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ......................................................... 32 2.4.1. Dân cư, dân tộc và sự phát triển xã hội ................................................. 32 2.4.2. Các chỉ số phát triển kinh tế .................................................................. 33 2.5. Phân vùng địa lý tự nhiên vùng biển đảo Quan Lạn ............................... 35 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 38 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÙNG BIỂN ĐẢO QUAN LẠN ..... 39 3.1. Hiện trạng môi trƣờng đảo Quan Lạn ...................................................... 39 3.1.1. Thực trạng nguồn thải tạiđảo Quan Lạn ................................................ 39 3.1.2. Hiện trạng môi trường đảo Quan Lạn .................................................... 44 3.1.3. Hiện trạng tai biến thiên nhiên và rủi ro môi trường ............................ 56 3.2. Phân tích định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và xu hƣớng biến đổi môi trƣờng vùng biển đảo Quan Lạn ............................................................... 59 3.2.1. Xu hướng biến đổi môi trường trên thực trạng phát triển kinh tế- xã hội đảo Quan Lạn ....................................................................................................... 59 3.2.2. Xu hướng biến đổi môi trường từ quy hoạch kinh tế- xã hội ............... 61 iv
- 3.2.3. Sự thay đổi của cảnh quan và chất lượng môi trường ........................... 64 3.2.4. Thực trạng bảo vệ môi trường biểnđảo Quan Lạn ................................. 66 3.2.4.1. Các nỗ lực hiện tại .............................................................................. 66 3.2.4.2. Định hướng lâu dài gắn với quy hoạch phát triển vùng ..................... 67 3.3. Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng .......................................................................................................... 69 3.3.1. Bản đồ định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường ....................................................................................................... 69 3.3.2. Định hướng giải quyết những vấn đề hiện tại ....................................... 75 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................... 80 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 82 v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích các kiểu đất ngập nước khu vực vịnh Quan Lạn và lân cận[13].................................................................................................................. 27 Bảng 2 .2. Thực trạng kinh doanh lưu trú du lịch đảo Quan Lạn năm 2014 ....... 35 Bảng 3 .1. Tổng lượng chất thải hàng năm tại vịnh Hạ Long- Bái Tử Long ....... 41 Bảng 3.2. Kết quả quan trắc mẫu nước biển ven đảo xã Quan Lạn - Minh Châu .................................................................................... 44 Bảng 3.3. Kết quả quan trắc môi trường một số mẫu nước khu vực NTTS huyện Vân Đồn .................................................................................................... 46 Bảng 3 .4. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại đảo Quan Lạn ............... 48 Bảng 3 .5. Kết quả phân tích mẫu đất khu vựcđảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn .. 50 Bảng 3 .6. Kết quả quan trắc môi trường một số mẫu nước khu vực NTTS huyện Vân ............................................................................................................ 52 Bảng 3 .7. Kết quả quan trắc môi trường khu vực nuôi sá sùng đảo Quan Lạn .. 53 Bảng 3.8. Đặc điểm bão tại Quan Lạn- Vân Đồn trung bình hàng năm .............. 56 Bảng 3.9. Xu hướng biển đổi của môi trườngtại Quan Lạn trên thực trạng kinh tế- xã hội hiện tại .......................................................................................... 60 Bảng 3.10. Dự báo khối lượng và các thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên đảo Quan Lạn đến năm 2020 ........................................................................ 62 Bảng 3.11. Xu hướng thay đổi kiến trúc cảnh quan tại Quan Lạn theo các quy hoạch kinh tế- xã hội ..................................................................................... 64 Bảng 3.12. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên tại Quan Lạn đến năm 2020 ............... 68 Bảng 3.13. Phân vùng định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên ......... 69 vi
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .................................................................. 14 Hình 2.1. Vị trí vùng biển đảo Quan Lạn trên vùng biển đông bắc Quảng Ninh...... 15 Hình 2.2. Các thành tạo địa chất vùng Quan Lạn (Theo Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam) ..................................... 17 Hình 2.3. Bản đồ địa mạo khu vực đảo Quan Lạn ............................................... 20 Hình 2.4: Thềm biển cao 6 – 10m cấu tạo bởi cát trắng tại Minh Châu .............. 21 Hình 2.5: Rừng trâm trên thềm cát trắng tại Minh Châu (ảnh Đặng Văn Bào) ... 26 Hình 2.6. Cát trắng Minh Châu trên bề mặt thềm biển cao 6-8m (ảnh Đặng Văn Bào)............................................................................................. 28 Hình 2.7: Bãi tắm Ro Bin Sơn trên đảo Quan Lạn (ảnh Đặng Văn Bào) ............ 28 Hình 2. 8. Dân số đảo Quan Lạn giai đoạn 2010-2017 (người)........................... 32 Hình 2 .9. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn năm 2018 (%) ................................... 33 Hình 2.10. Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên vùng biển đảo Quan Lạn.............. 37 Hình 3 .1. Biểu đồ thông số DO trong nước biển ven bờ vùng biển đảo Quan Lạn .............................................................................................................. 45 Hình 3. 2. Biểu đồ thông số PH trong nước biển ven bờ vùng biển đảo Quan Lạn .............................................................................................................. 45 Hình 3. 3. Biểu đồ thông số DO trong mẫu nước khu vực NTTS huyện Vân Đồn .................................................................................................... 46 Hình 3. 4. Biểu đồ thông số PH trong mẫu nước khu vực NTTS huyện Vân Đồn .................................................................................................... 47 Hình 3.5. Biểu đồ thông số TSP, Lceq trong môi trường không khí tại đảo Quan Lạn .............................................................................................................. 49 Hình 3 .6. Biểu đồ thông số DO, pH trong môi trường nước tại đảo Quan Lạn.. 52 Hình 3. 7. Ảnh phân bố RNM tại đảo Quan Lạn ................................................. 54 Hình 3 .8. Khu vực phân bố RNM khu vực Quan lạn ......................................... 55 Hình 3 .9. Cây ngập mặn được trồng hoàn nguyên cạnh tuyến đê bao đảo Quan Lạn .............................................................................................................. 55 Hình 3.10. Bản đồ định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn ................................................................... 74 vii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STCQ Sinh thái cảnh quan QTMT Quan trắc môi trường KT-XH Kinh tế - Xã hội SDHL TN và BVMT Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiếtcủa đề tài Vấn đề phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững khu vực biển đảo nói riêng từ lâu đã được các quốc gia trên thế giới chú trọng. Tài nguyên biển đảo với các giá trị to lớn về phát triển du lịch, khai thác nguồn lợi hải sản, giao thông trao đổi quốc tế,... Ô nhiễm tại các vùng biển đảo không chỉ gây suy giảm tài nguyên, ảnh hưởng tới kinh tế đất nước và đời sống của người dân vùng ven biển một quốc gia mà còn có tính chất lan truyền đa quốc gia, đặc biệt tại các vùng biên giới và vùng biển quốc tế. Ý thức được vấn đề này, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về quản lý tài nguyên môi trường biển và hải đảo, đồng thời chung tay với bạn bè quốc tế trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững biển đảo. Cácđề án "Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020" ngày 13-6-2008 của Thủ tướng Chính phủ và "Thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình khung giữa Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái-lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng vịnh Thái-lan"... là những minh chứng cụ thể về những nỗ lực của Việt Nam. Với 28/63 tỉnh thành giáp biển, bảo vệ môi trường biển- đảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững của mỗi địa phương cũng như cả nước. Là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của Tổ quốc, Quảng Ninh có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là một tỉnh hội tụ được nhiều yếu tố lợi thế để phát triển kinh tế của tỉnh và đầu tầu phát triển kinh tế của cả nước. Đây cũng là tỉnh luôn thực hiện quan điểm nhất quán của Đảng: Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển. Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý đặc biệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển như du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản. Những năm gần đây, Vân Đồn đã được Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc, cung cấp nước ngọt… đến tận các xã trên huyện đảo. Các lĩnh vực khác như việc bố trí lại dân cư, phát triển không gian... cũng được chú trọng. Theo đó, sự phát triển KT-XH của huyện có bước chuyển biến mạnh mẽ. Quan Lạn là xã đảo của huyện Vân Đồn được thiên nhiên ưu đãi, nổi bật với các bãi tắm tự nhiên hoang sơ trong xanh và nguồn lợi hải sản phong phú. Hằng năm, du lịch xã đảo đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Nơi đây còn là một trong những ngư trường lớn,thuỷ sản đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đảo.Tuy nhiên việc khai thác những thế mạnh trên của Quan Lạn cũng gâyáplực đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, làm phát sinh tình trạng ô nhiễm vượt qua khả năng tự làm sạch môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường làm thay đổi cảnh quan tự nhiên. Tình trạng này phá vỡ cấu trúc bền vững của Quan Lạn, ô nhiễm môi trường khiến các nguồn lợi ngày càng suy giảm và ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế. Hàng ngày, chất thải sinh hoạt, lượng thức ăn dư thừa từ các lồng bè nuôi cá và rác thải từ các dịch vụ du lịch, từ tàu khai thác thuỷ sản xả trực tiếp ra 1
- môi trường mà chưa qua xử lý. Nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn nếu số rác thải này không được thu gom và xử lý kịp thời. Chính vì vậy phát triển kinh tế, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đi đôi với bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn trở thành yêu cầu cơ bản trong chính sách, chiến lược theo định hướng phát triển bền vững của huyện Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Để khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn có hiệu quả thì cần thiết phải có một đề tài nghiên cứu khoa học tạo cơ sở cho định hướng phát triển bền vững.Đồng thời định hướng phát triển tại đây cần phù hợp với chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh Quảng Ninh. Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài: “ Cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh” nhằm nắm được thông tin cơ bản và đưa ra được định hướng bảo vệ môi trường phù hợp cho Quan Lạn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: Xác định đặđiểm, sự phân hóa không gian của điều kiện địa lý, hiện trạng môi trường và đề xuấtđịnh hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cho các tiểu vùng khu vựcbiển đảo Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 2.2. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài; - Phân tích điều kiện địa lý, và xác định sự phân hóa không gian khu vực nghiên cứu; - Tổng hợp hiện trạng môi trường, công tác quản lý môi trường; - Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệmôi trường theo các tiểu vùngđịa lý; 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian- thời gian: Địa điểm nghiên cứu: Khu vực đảo Quan Lạn và vùng biển xung quanh đảo thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Các tài liệu và số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010-2019. Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau: - Hiện trạng và diễn biến môi trường vùng biển đảo Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; - Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu vực nghiên cứu; - Đề xuất các giải pháp thích hợp và định hướng bảo vệ môi trường cho khu vực nghiên cứu. 2
- 4. Cơ sở dữ liệu Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn cơ sở dữ liệu phong phú, đa dạng bao gồm: - Các văn bản pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước các cấp về đề tài và khu vực nghiên cứu: Số liệu thống kê, các báo cáo kinh tế- xã hội thường niên và giai đoạn, ... - Các công trình nghiên cứu liên quan: Đề tài, đề án nghiên cứu về tài nguyên và quy hoạch kinh tế- xã hội trong khu vực; - Kết quả điều tra, khảo sát của học viên trong quá trình thực hiện đề tài... - Nguồn dữ liệu bản đồ địa hình, địa chất- địa mạo, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... huyện Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh... 5. Kết quả và ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu đạt được những kết quả sau: - Phân tích cụ thể các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như các giá trị nổi bật của đảo Quan Lạn. - Thông qua hiện trạng môi trường đánh giá diễn biến xu thế biến đổi môi trường vùng biển Quan Lạn và ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế- xã hội trong vùng. - Đề xuất giải pháp, định hướng bảo vệ môi trường khu vực Quan Lạn. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Kết quả đề tài là công trình nghiên cứu tổng hợp về cơ sởđịa lý cho quản lý tài nguyên và môi trường biển đầu tiên cho vùng biển đảo Quan Lạn; phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho các khu vực biển đảo khác có điều kiện tự nhiên, xã hội tương tự ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các luận cứ khoa học cho Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Sở Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân các huyện Vân Đồn trong việc quản lý và bảo vệ môi trường. Đồng thời đây cũng là cơ sở để giúp quản lý khai thác hợp lý các giá trị của vịnh Bái Tử Long cho phát triển kinh tế nhưng vẫn duy trì được các điều kiện môi trường cần thiết cho mục tiêu phát triển bền vững. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có 3 phần chính: - Chương 1: Cở sở lý luận về tiếp cận địa lý tổng hợp trong tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn. - Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội vùng biển đảo Quan Lạn. - Chương 3: Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn. 3
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TỔNG HỢP TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÙNG BIỂN ĐẢO QUAN LẠN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp Trên thế giới, hướng nghiên cứu sử dụng lãnh thổ trên quan điểm tổng hợp đã xuất hiện từ rất lâu. Quốc gia lớn nhất châu Á là Trung Quốc đã sáng tạo và áp dụng thuyết Thiên- Địa- Nhân vào mọi hoạt động kinh tế- xã hội- văn hóa, chú trọng thiên nhân hợp nhất, tôn trọng thiên nhiên. Đạo giáo của họ cho rằng“Phù Đạo giả, thượng tri thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự”, sự hài hòa và thống nhất của thiên nhiên, các quy luật tự nhiên và con người cần được áp dụng trong mọi hoạt động. Thế kỉ XVII- XVIII là thời kì tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, các thành tựu khoa học lớn ra đời, nghiên cứu Địa lý trong thời kì này không chỉ xuất hiện những bước tiến mới mà còn chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong nghiên cứu, khai thác lãnh thổ, tài nguyên phục vụ sản xuất. Đến cuối thế kỉ XIX, xu hướng nghiên cứu địa lý tổng hợp chính thức xuất hiện và trở thành một trường phái lớn trong Địa lý học. Nhà thổ nhưỡng học Nga V.V Docutraev (1846-1903) là người mở đầu cho hướng nghiên cứu này,ông sử dụng nguyên tắc tổng hợp để nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của các địa phương cụ thể. Ông cho rằng “Tôn trọng và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên một cách thống nhất, toàn vẹn và không chia cắt, chứ không phải tách rời chúng ra thành từng phần”. Sau đó, các nhà địa lý Xô Viết (cũ) và sau này là Nga, Ba Lan, Bungari... đã hoàn thiện lý luận và ứng dụng nó vào thực tiễn, cụ thể là Shisenkô P.G, 1988, Địa lý tự nhiên ứng dụng và Ixtraenkô, 1991, Cảnh quan học ứng dụng. Các công trình này đề cập đến việc xem xét một cách tổng hợp và toàn diện từ tự nhiên đến môi trường, từ kinh tế đến xã hội. Tác giả người Mỹ James K.Lain (Đại học Ohio, năm 2003) với cuốn Integrated Environment Planning đề cập đến quy hoạch môi trường tổng hợp theo quan điểm địa lý học. Trên thực tế, con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội trong một môi trường Địa lý cố định, lớn nhất chính là toàn cầu, nhỏ hơn ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ... Các yếu tố trong đó luôn ảnh hưởng và quy định lẫn nhau, từ đó ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.Hiện nay, các nghiên cứu về quy hoạch môi trường hay bảo vệ môi trường đều sử dụng quan điểm tổng hợp này. Tại Việt Nam, tiếp cận tổng hợp ngày càng trở thành hướng nghiên cứu quan trọng cả trong lý luận và thực tiễn. Trong thời đại phát triển bền vững, hướng nghiên cứu này phát huy được ưu thế đánh giá tổng hợp, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trước thế kỉ XX, địa lý Việt Nam có khuynh hướng nghiên cứu địa lý bộ phận với ưu điểm dễ thực hiện; địa lý tổng hợp kém phát triển, ít công trình nghiên cứu, kinh tế xã hội cũng ít được quan tâm. Các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần, Vũ Tự Lập... là những người tiên phong trong hướng nghiên cứu này với các công trình nghiên cứu cảnh quan, sử dụng hợp lý tài nguyên- môi trường, 4
- lý thuyết cảnh quan ứng dụng... Vũ Tự Lập với “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” xuất bản năm 1976 trình bày các phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu tổng hợp trong nghiên cứu cảnh quan. Tính logic của nó đã khiến quan điểm địa lý tổng hợp qua công trình này được đề cao và tin cậy bởi các nhà khoa học. Công trình “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp tài nguyên thiên nhiên,bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” năm 1997 của ba tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã trình bày những biến đổi của tự nhiên do con người tác động, đồng thời đưa ra các giải pháp sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.Ngày càng nhiều công trình khoa học được triển khai dưới quan điểm địa lý tổng hợp, đóng góp lớn lao trong việc nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất cũng như quy hoạch lãnh thổ, bảo vệ môi trường[4]. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tỉnh Quảng Ninh và khu vực biển đảo Vân Đồn, đảo Quan Lạn Tỉnh Quảng Ninh có vai trò rất quan trọng trong kinh tế cả nước, đồng thời cũng là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều giá trị tài nguyên độc đáo, điển hình là vùng than và vịnh karst ngập nước Hạ Long, vịnh Bái Tử Long… Chính vì vậy, các cấp bộ ngành và các nhà khoa học thường xuyên thực hiện những đánh giá, nghiên cứu về môi trường, tài nguyên, kinh tế…Những nghiên cứu bước đầu được thực hiện từ những năm 1975, ngay sau khi đất nước thống nhất. Đó là những nghiên cứu về khí hậu Việt Nam của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc [22]. Các đặc điểm khí hậu Quảng Ninh được phân tích từ số liệu quan trắc khí hậu- thủy, hải văn trạm Hồng Gai, Bãi Cháy, Cô Tô. Sau đó là các nghiên cứu thiết lập các bản đồ địa chất- địa mạo và tài nguyên khoáng sản như: Bản đồ địa chất Việt Nam (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao; 1981-1985), Bản đồ địa chất Hòn Gai- Móng Cái (Nguyễn Công Lượng; 1976-1979), Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long (Nguyễn Đức Thạnh, 2002)… Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hệ sinh thái trong khu vực cũng được triển khai, điển hình là “Điều tra nghiên cứu các hệ sinh thái thực vật thành phố Hạ Long và vùng phụ cận” của Vũ Quang Côn và nnk (1990) hay “Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 50 đảo ven bờ Bắc Bộ Việt Nam” của Uông Đình Khanh và nnk (2013). Nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp cần thiết cho khu vực cũng đã xuất hiện từ lâu. Các cấp bộ ngành đã xây dựng được các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội từng thời kì, thay đổi phù hợp với hiện trạng và xu hướng phát triển trong tương lai. Năm 2014, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 do Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering LTD tư vấn lập quy hoạch đã được phê duyệt theo Quyết định số 1588/QĐ-UBND là một nghiên cứu tổng thể lớn của vùng đã chỉ ra những hướng đi cụ thể cho kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh. Tại Vân Đồn, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của huyện tới năm 2020, tầm nhìn 2030 do UBND huyện thành lập cũng trong năm này đã nghiên cứu điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế xã hội của huyện để đưa ra những phương án phát triển phù hợp[28]. 5
- Theo sự phát triển của kinh tế và khoa học, vấn đề môi trường dần được chú trọng. Các nghiên cứu về môi trường tại khu vực cũng xuất hiện như: Các giải pháp công nghệ phòng chống ô nhiễm môi trường do khai thác than ở vùng than Quảng Ninh (Đặng Văn Bát và nnk, 1999), Thực trạng công nghệ khai thác tại các mỏ than Quảng Ninh và giải pháp nhằm giảm tổn thất tài nguyên và sự cố môi trường (Lê Như Hùng và nnk, 2002)… Những năm gần đây, các đánh giá về môi trường tại Quảng Ninh tiếp tục góp mặt trong các dự án lớn: Dự án kiểm soát ô nhiểm môi trường biển do các hoạt động kinh tế- xã hội vùng biển Quảng Ninh- Hải Phòng, Đà Nẵng- Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu- Thành phố Hồ Chí Minh được Cục điều tra và kiểm soát tài nguyên- môi trường biển thực hiện năm 2013, nhằm nêu ra hiện trạng ô nhiễm và biện pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng này. Năm 2014, Công ty TNHH Nippon Koei thực hiện Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã chỉ ra thực trạng và các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm vùng biển Quảng Ninh, Vân Đồn. Những nghiên cứu chi tiết ở quy mô diện tích nhỏ cũng xuất hiện như “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu vực sơ chế sứa ven biển, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”- Luận văn Thạc sĩ của Đặng Thị Việt Hương năm 2012 cho 2 xã Minh Châu và Quan Lạn trên đảo Quan Lạn. Vấn đề quản lý nhà nước về môi trường tại Quảng Ninh cũng được cụ thể hóa, không còn là các biện pháp chung chung. Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của Hà Văn Hòa (2015) là một công trình tiêu biểu.Luận án chỉ ra rằng quản lý nhà nước“chưa đáp ứng được so với thực tiễn tăng trưởng kinh tế hiện nay”; quy hoạch bảo vệ môi trường “chưa bảo đảm tính khách quan, bảo đảm lợi ích chung do sự chi phối của lợi ích cục bộ địa phương hay lợi ích nhóm”; vấn đề quản lý tổng hợp thì “chưa có một cơ quan có thẩm quyền đủ mạnh để thống nhất điều hành quản lý”; xuất hiện hiện tượng “nhờn luật”; “thiếu cơ chế quản lý đa ngành”. Những định hướng đã biến thành hành động thực tế mang lại nhiều kết quả tốt: Năm 2016, Đề án “Nâng cao công tác quản lý đô thị trên địa bàn khu đô thị Cái Rồng và công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020” của UBND huyện Vân Đồn, trong đó quản lý chất thải rắn được chú trọng xử lý, mang lại cảnh quan “xanh- sạch- đẹp” cho các địa phương. 1.2 Tiếp cận địa lý tổng hợp trong quy hoạch không gian sử dụng hợp lý tài nguyên vàbảo vệ môi trƣờng 1.2.1 Cơ sở khoa học về môi trường và bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ môi trường 2015 định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Môi trường địa lý trong Đại bách khoa toàn thư Xô Viết lại có nội dung:“Môi trường địa lý là một bộ phận tự nhiên của bề mặt Trái Đất bao quanh xã hội loài người và bị thay đổi bởi con người ở các mức độ khác nhau và xã hội ở một thời 6
- điểm nhất định có quan hệ trực tiếp với bộ phận đó trong đời sống xã hội và sản xuất của mình”[15]. Môi trường mà học viên sẽ phân tích và định hướng bảo vệ tại vùng biển đảo Quan Lạn thuộc môi trường tự nhiên dưới sự tác động của hoạt động kinh tế - xã hội. Và môi trường tự nhiên với những chức năng của mình chính là nguồn sống của con người, nguồn vật chất để phát triển kinh tế- xã hội. Môi trường tự nhiên có các chức năng sau: 1, Là không gian sống của con người và các thể sinh vật. 2, Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và các hoạt động KT- XH của con người. 3, Là nơi chứa đựng và chuyển hóa các chất thải do con người tạo ra trong hoạt động đời sống và KT-XH của mình. 4, Là nơi điều hòa môi trường, giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đối với con người và sinh vật. 5, Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người về môi trường sống. Trong đó, chức năng thứ 3- nơi chứa đựng và chuyển hóa các chất thải của con người là chức năng được nghiên cứu chính trong luận văn. Khi lượng chất thải của con người xả thải vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường, chất lượng môi trường sẽ suy giảm, môi trường có thể bị ô nhiễm. Môi trường bao gồm các thành phần, “là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác”. Với môi trường tự nhiên tại Quan Lạn, các thành phần chính được nghiên cứu gồm: Môi trường nước (nước mặt, nước ngầm trên đảo và nước biển), môi trường không khí, môi trường sinh vật. Dưới tác động của các hoạt động xả thải, chúng đang dần bị biến đổi, suy thoái, trong tương lai sẽ gây nhiều tác hại cho đời sống và sản xuất của người dân trong vùng và khách du lịch. Ô nhiễm môi trường theo định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường 2015 có nghĩa là “ sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Trong đó tiêu chuẩn môi trường là “là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”[10]. Ở mức độ nhẹ, khi các chất gây ô nhiễm chưa làm biến đổi các thành phần môi trường ở cấp độ lớn thì xảy ra hiện tượng suy thoái môi trường- sự suy giảm các thành phần môi trường về chất lượng và số lượng, như sự giảm thiểu các loài sinh vật biển, hạ thấp mực nước ngầm… Các hiện tượng này diễn ra khi có chất gây ô nhiễm (chất hóa học, các yếu tố vật lý, sinh học…) xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép hoặc xảy ra các sự cố môi trường gây biến đổi môi trường nghiêm trọng. Các ví dụ cụ thể cho trường hợp này là việc công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trực tiếp các chất gây ô nhiễm ra biển khiến các sinh vật biển chết hàng loạt tại Việt Nam năm 2016, hay các hoạt động rửa tàu đánh cá, hiện tượng tràn dầu… Các hiện tượng này có thể do con người hoặc tự nhiên gây ra, và chủ yếu là do hoạt động kinh tế của con người. Tại Quan Lạn, con người cũng chính là tác nhân chính gây ra các suy thoái về môi trường. 7
- Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường trong hiện tại và tương lai, cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên môi trường hợp lý. Luật Bảo vệ môi trường 2015 quy định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Do vậy, cần phải có một hệ thống quản lý môi trường hợp lý để có những mục tiêu, việc làm thống nhất. GS Lê Quý An cho rằng: Quản lý môi trường là “bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hoà các mối quan hệ giữa phát triển và môi trường sao cho vừa thoả mãn nhu cầu của con người vừa đảm bảo được chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu đựng của hành tinh chúng ta”. Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, để có thể phát triển theo định hướng bền vững, sử dụng hiệu quả các lợi thế và nguồn lực quốc gia, vùng lãnh thổ, cần thiết phải có các Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hôi. Thủ tướng Phan Văn Khải trong chỉ thị 32/1998/CT-TTg khẳng định: “Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội là bản luận chứng khoa học về phát triển tổ chức không gian hợp lý và có tính khả thi”. Các quy hoạch kinh tế- xã hội không thể bỏ qua Quy hoạch Bảo vệ môi trường “việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững” [6]. Môi trường có tính chất đặc biệt, không thể phân tách theo ranh giới hành chính, bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Trong thời kì phát triển bền vững"sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (WCED) trở thành chiến lược phát triển toàn cầu thế kỉ XXI, bảo vệ môi trường là việc làm cấp thiết của con người trên toàn thế giới. Quan Lạn hiện nay đang là khu vực được quy hoạch phát triển du lịch biển- một ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào sự trong sạch của môi trường và cần phải đưa bảo vệ môi trường thành nhu cầu cấp bách lâu dài. 1.2.2 Tiếp cận địa lý tổng hợp trong quy hoạch không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Tiếp cận địa lý tổng hợp hay địa lý học là hướng đi vô cùng phù hợp cho các nghiên cứu liên quan đến phân vùng không gian như trong các quy hoạch kinh tế- xã hội- môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường... Theo Hoàng Lưu Thu Thủy, “Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu môi trường chính là cách tiếp cận đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên hoặc các CQST nhằm xác định được mối quan hệ và sự biến đổi của các thành phần tự nhiên, các tính chất môi trường của lãnh thổ với hoạt động của con người trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó” [21]. Quá trình phát triển kinh tế- xã hội là sự vận hành của một hệ thống: Dựa vào nguồn lực tài nguyên- môi trường và xã hội để sản xuất ra hàng hóa- dịch vụ cung cấp cho xã hội phát triển, đồng thời các chất thải được để lại cho môi 8
- trường và tiếp tục vòng phát triển. “ Địa lý học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất và các thành phần của chúng”- Lê Bá Thảo (1983), do vậy, nghiên cứu hiện trạng và định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo Quan Lạn cần thiết phải đi theo hướng nghiên cứu địa lý tổng hợp. Để nghiên cứu về môi trường Quan Lạn, chúng ta phải “dựa vào các điều kiện địa lý và xem xét chúng trong một thể thống nhất và toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội”. Mọi yếu tố thuộc kinh tế- xã hội, thậm chí trong chính môi trường tự nhiên đều có thể tác động tới môi trường theo cả 2 hướng tiêu cực hoặc tích cực. Con người xả thải ra môi trường, khai thác từ môi trường khiến môi trường suy giảm tài nguyên,ô nhiễm, và chính con người cũng là tác nhân khiến môi trường trở nên trong sạch, an toàn bằng các biện pháp của mình. Các thảm họa tự nhiên cũng sẽ khiến chính nó ô nhiễm, như các vụ động đất, phun trào núi lửa... Các hoạt động trong nghiên cứu địa lý tổng hợp đều cần mang tính tổng hợp, bao quát và bền vững. Tính không gian, thời gian trong nghiên cứu địa lý tổng hợp không thể tách rời nhau, và các đối tượng mà nó nghiên cứu đều nằm trong một không gian cụ thể, có mối liên hệ chặt chẽ với không gian đó, biến đổi theo thời gian với các chu kỳ tự nhiên và đồng thời với sự tác động của con người. Và việc nghiên cứu “phải phản ánh rõ sự phân bố không gian ở các đối tượng”. Bảo vệ môi trường là một hoạt động lâu dài. Các yếu tố ô nhiễm trong môi trường ở thời điểm hiện tại cần có thời gian để khắc phục, đồng thời trong thời gian đó những đe dọa ô nhiễm khác cần được hạn chế. Việc khai thác tài nguyên từ môi trường cũng cần phải hợp lý, tránh tình trạng khai thác cạn kiệt hoặc suy giảm những tài nguyên quan trọng. Điều này sẽ khiến các thành phần trong một môi trường bị thay đổi, mất cân bằng và gây ra những thay đổi xấu. Những sự thay đổi này thường diễn ra từ từ, những dấu hiệu ban đầu thường mờ nhạt khiến con người dễ dàng bỏ qua nó. Và chính sự hệ thống của môi trường địa lý, những thay đổi xấu này sẽ tác động tới con người, cho tới khi toàn bộ hệ thống thay đổi, con người có thể không còn sinh sống được ở đơn vị lãnh thổ này, mà sự biến mất dần của biển hồ Aral là một ví dụ. Quan Lạn cần có những biện pháp bảo vệ môi trường ngay từ lúc này, khi sự phát triển kinh tế- xã hội chưa tác động quá lớn tới môi trường, để đảm bảo cho hệ thống kinh tế- xã hội- môi trường được vận hành một cách bền vững. 1.2.3.Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biểnđảo Vùng biển đảo là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên cảnh quan địa mạo và tài nguyên sinh vật là nổi trội. Các tài nguyên địa mạo điển hình là bãi biển, cảnh quan địa mạo ven bờ biển. Vùng biển đảo ở vịnh Bắc Bộ còn phân bố dạng tài nguyên địa mạo có giá trị là cảnh quan karst, gồm cả karst trên mặt và hang động karst. 9
- Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học là nết nổi trội về nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo. Các hệ sinh thái biển đảo quan trọng là hệ sinh thái bãi triều, bãi biển, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển. Bảo vệ môi trường một cách hiệu quả cần gắn liền với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là cách thức sử dụng vừa đáp ứng được nhu cầu cần sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai. Như vậy, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trước hết phải là việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phải phù hợp với chức năng, khả năng cung cấp đa dạng tài nguyên của các đơn vị lãnh thổ đồng thời phải đảm bảo sức tái tạo, khả năng phục hồi của tự nhiên, hạn chế các tai biến thiên nhiên, cải thiện và duy trì lâu dài chất lượng môi trường. Cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường vùng biển đảo là xác định được sự phân hóa của điều kiện địa lý tự nhiên. Cơ sở địa lý trong sử dụng hợp lý TNTN và BVMT là tiếp cận, đánh giá các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội theo hướng đánh giá tổng hợp và đặc thù không gian. Các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, việc xác lập cơ sở địa lý cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, BVMT là rất phù hợp và hiệu quả. Bởi để nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, BVMT trước hết phải dựa vào các điều kiện địa lý (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật...) và xem xét chúng trong một thể tổng hợp tự nhiên. Từ đó tìm hiểu và xác định được các tiềm năng tự nhiên để có hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Thể tổng hợp tự nhiên được tạo thành bởi các quy luật phân hóa của các yếu tố tự nhiên trong quá trình trao đổi chất và năng lượng. Các thể tổng hợp tự nhiên chứa đựng những chức năng riêng tạo nên một hệ thống chức năng tổng hợp có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa tự nhiên và kinh tế, xã hội và môi trường. Như vậy, tiếp cận địa lý học trong việc SDHL TN, BVMT là cách tiếp cận, đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên nhằm xác định các mối quan hệ và sự biến đổi của các thành phần tự nhiên, các tính chất môi trường của lãnh thổ với hoạt động của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên. Trong nghiên cứu địa lý, đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên là phương pháp chủ đạo nhằm xác định các mối quan hệ và những tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần tự nhiên trong thể tổng hợp đó cũng như giữa các thể tổng hợp với nhau. Nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ bản chất tự nhiên, chức năng kinh tế của các thể tổng hợp tự nhiên sẽ góp phần đưa ra định hướng lâu dài cho việc SDHL TN và BVMT. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn