Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án của thủy điện Nam Link 1 Huyện Hin Heup, tỉnh Viêng Chăn, Lào
lượt xem 3
download
Bố cục của Luận văn có ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương chính: Chương 1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chương 2 - Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án của thủy điện Nam Link 1 Huyện Hin Heup, tỉnh Viêng Chăn, Lào
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------- KEOVIXAY XAYYHAZONG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỤNG DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NAM LINK 1, HUYỆN HIN HEUP, TỈNH VIÊNG CHĂN, LÀO rường LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------- KEOVIXAY XAYYHAZONG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỤNG DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NAM LINK 1, HUYỆN HIN HEUP, TỈNH VIÊNG CHĂN, LÀO Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Mã số : 8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Đỗ Hữu Tuấn TS. Lê Anh Tuấn Hà Nội - 2019
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo, các cán bộ Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Để có được những kết quả nghiên cứu, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và thân thiện của TS. Đỗ Hữu Tuấn và TS. Lê Anh Tuấn người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và viết Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Bộ Tài nguyên và Môi trường nước CHDCND Lào đã cung cấp tài liệu cũng như Chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân huyện Hin Heup, tỉnh Viêng Chăn và chủ dự án Thủy điện Nam Link 1 đã trợ giúp và hợp tác trong thu thập tài liệu thực tế. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng Luận văn tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên Keovixay XAYYHAZONG i
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT: Bảo vệ môi trường BTN&MT: Bộ Tài nguyên và Môi trường CHDCND Lào: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ĐVĐL: Đơn vị độc lập ĐTM: Đánh giá tác động môi trường GSMT: Giám sát môi trường KHQLMT: Kế hoạch quản lý môi trường PTN&MT: Phòng Tài nguyên và Môi trường STN&MT: Sở Tài nguyên và Môi trường QLMT: Quản lý môi trường ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ..................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................3 1.1.Tổng quan các nghiên cứu tác động của hoạt động xây dựng thủy điện tại Lào và thế giới ....................................................................................................................3 1.1.1. Tình hình phát triển thủy điện của nước CHDCND Lào ..................................3 1.1.2. Các nghiên cứu tác động của hoạt động xây dựng thủy điện trên thế giới .......5 1.1.3. Các nghiên cứu tác động của hoạt động xây dựng thủy điện ở Lào ................7 1.2. Vai trò, ý nghĩa của quản lý môi trường đối với các dự án thủy điện…………8 1.2.1. Vai trò của quản lý môi trường đối với các dự án thủy điện ở nước CHDCND Lào ...............................................................................................................................8 1.2.2. Ý nghĩa của quản lý môi trường đối với các dự án thủy điện ở nước ……..10 1.3. Một số tác động của dự án thủy điện .................................................................15 1.4. Tổng quan về dự án thủy điện Nam Link 1 .......................................................24 Tiến độ thực hiện dự án.............................................................................................26 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......31 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31 iii
- 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................31 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................31 2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ..........................................................32 2.3.3. Phương pháp điều tra, tham vấn cộng đồng ....................................................32 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................33 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................34 3.1. Đánh giá chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công dự án .......................34 3.1.1. Chất lượng môi trường nước ...........................................................................34 3.1.2. Chất lượng môi trường không khí ...................................................................38 3.1.3. Chất lượng đất .................................................................................................40 3.1.4. Đánh giá của người dân về môi trường khu vực dự án ...................................42 3.2. Đánh giá sự tuân thủ của dự án đến việc thực hiện cam kết đánh giá tác động môi trường trong đoạn thi công chủ dự án thuỷ điện Nam Link 1 ...........................44 3.3. Đánh giá công tác quản lý của cơ quan nhà nước về môi trường đối với dự án thuỷ điện Nam Link 1 trong giai đoạn thi công ........................................................61 3.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường trong giai đoạn thi công dự án thủy điện Nam Link ...........................................................68 3.4.1.Đối với cơ quan nhà nước ................................................................................68 3.4.2. Đối với chủ đầu tư dự án thuỷ điện Nam Link 1 ............................................69 3.4.2. Đối với cộng đồng địa phương........................................................................71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74 PHỤ LỤC ..................................................................................................................77 iv
- DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1.1. Các thông số kỹ thuật chính của dự án Nam Link 1.................................24 Bảng 3.1. Chương trình giám sát chất lượng nước [15] ...........................................35 Bảng 3.2: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt năm 2018-2019 [16] ..................36 Bảng 3.3: Kết quả phân tích tiếng ồn khu vực dự án ................................................38 Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án ...........................39 Bảng 3.5: Kết quả điều tra người dân địa phương ....................................................43 Bảng 3.6. Công tác quản lý môi trường của Dự án thủy điện Nam Link 1 ..............45 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vị trí dự án thủy điện Nam Link 1 ............................................................25 Hình 1.2. Tiến độ thi công dự án thủy điện Nam Link 1 ..........................................30 Hình 3.1: Kết quả quan trắc thông số Mn .................................................................37 Hình 3.2: Kết quả quan trắc thông số E.Coli ...........................................................37 Hình 3.3. Sơ đồ cơ chế tổ chức quản lý về môi trường đối với các dự án thủy điện ở CHDCND Lào ...........................................................................................................61 vi
- MỞ ĐẦU Nước CHDCND Lào phong phú đa dạng về nguồn tài nguyên nước từ các nhánh của sông Ngieum, đây là tiềm năng cho việc sử dụng tài nguyên nước để sản xuất điện xuất khẩu. Theo Luật Điện (20/12/2011) của CHDCND Lào, việc sản xuất phải đảm bảo sự ưu tiên đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, bao gồm phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội, xuất nhập khẩu điện đều phải được Chính phủ thống nhất thông qua dựa vào sự cần thiết của kinh tế - xã hội [19]. Trong giai đoạn xây dựng dự án, các đơn vị quản lý chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do việc xả lũ ở các đập thủy điện gây ra như ngập lụt, sạt lở đất, tác động đến đa dạng sinh học, gây suy thoái môi trường ở khu vực hạ lưu, tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân. Vì thế việc đánh giá thực trạng về môi trường của các dự án đập thủy điện của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang thi công tại nước CHDCND Lào sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của các dự án giảm thiểu tác động tiêu cực tới đời sống của cư dân xung quanh, đảm bảo an ninh quốc phòng cho đầu tư dự án. Với lý do đó, học viên đã lựa chọn đề tài:"Đánh giá công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án của thủy điện Nam Link 1 Huyện Hin Heup, tỉnh Viêng Chăn, Lào" làm Luận văn Thạc sĩ khoa học môi trường. 1. Mục tiêu nghiên cứu ❖ Đánh giá được hiện trạng môi trường trong quá trình thi công dự án thủy điện Nam Link 1. ❖ Đánh giá được sự tuân thủ công tác quản lý môi trường trong giai đoạn thi công của dự án thủy điện Nam Link 1. ❖ Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án thủy điện Nam Link 1. 1
- 2. Ý nghĩa của đề tài ❖ Ý nghĩa khoa học: Đóng góp vào việc xác định các vấn đề môi trường đặc thù và cốt lõi cần quan tâm trong giai đoạn xây dựng Thủy điện Nam Link 1 nói riêng và của các dự án thủy điện nói chung. Giải pháp quản lý môi trường hiệu quả, giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội. ❖ Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá diễn biến một số vấn đề môi trường cụ thể của Thủy điện Nam Link 1 trong giai đoạn xây dựng. Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường hiệu quả, giảm thiểu tối đa các tác động xấu nhằm duy trì và sử dụng bền vững các nguồn lực con người, xã hội và tự nhiên khu vực đầu nguồn lưu vực sông Nam Ngum khi chịu tác động bởi Thủy điện Nam Link 1. Có thể tham khảo và vận dụng cho các dự án thủy điện khác có điều kiện tương tự. 3. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương chính: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu tác động của hoạt động xây dựng thủy điện tại Lào và thế giới 1.1.1. Tình hình phát triển thủy điện của nước CHDCND Lào CHDCND Lào là nước duy nhất ở bán đảo Đông Dương không có biển, dân số ít và không có nhiều nhà máy xí nghiệp sản xuất công nghiệp mà phần lớn sản phẩm thu được từ làm nông nghiệp. Tuy nhiên sản phẩm nông nghiệp cũng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và nhiều loại hàng hóa vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, Chính phủ nước CHDCND Lào đã tập trung vào sản xuất nông nghiệp, khuyến khích trồng cây mùa khô và cây trồng quanh năm làm hàng hóa xuất khẩu đồng thời giảm nhập khẩu. Ngoài ra còn khuyến khích du lịch nhằm thu hút ngoại tệ cho đất nước. Với thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước, nên Chính phủ nước CHDCND Lào ưu tiên phát triển thế mạnh đó trong phát triển kinh tế-xã hội, khuyến khích phát triển thủy điện để sản xuất điện phục vụ nhu cầu trong nước và bán cho các nước láng giềng. Hiện nay CHDCND Lào đã vận hành 61 nhà máy thủy điện trên toàn quốc, với tổng công suất lắp đặt là 7.207,24 MW để cung cấp, đáp ứng điện cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Báo cáo tại cuộc họp lần thứ 6, Quốc hội khóa VIII, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Khammany INTHILATH cho biết, Lào là một nước có tiềm năng lớn về thủy điện, có thể xây dựng nhiều nhà máy, với tổng công suất dự kiến trên 30 nghìn MW, chiếm 90% tổng sản lượng điện có thể sản xuất được tại Lào. Đến nay, Lào đã vận hành 61 nhà máy với tổng công suất lắp đặt là 7.207,24 MW, có thể sản xuất lượng điện khoảng 37,3 nghìn KWh; trong đó, có 32 nhà máy tầm trung trên 15 MW, 21 nhà máy cỡ nhỏ dưới 15 MW, 01 nhà máy nhiệt điện, 05 nhà máy điện năng lượng mặt trời, còn lại từ các nhà máy sản xuất điện khác. Điện được sản xuất 3
- từ các nhà máy này được sử dụng cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; đối với tiêu dùng trong nước, hiện đã cung cấp đến được 100% các tỉnh, thành phố, 90% bản, làng và 94% số hộ gia đình; về xuất khẩu, đã xuất sang 05 nước trong khối ASEAN gồm: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Myanmar.[11] Dự kiến đến năm 2020, Lào sẽ hoàn thành, vận hành thêm 36 nhà máy thủy điện, với tổng công suất lắp đặt là 4.184,10 MW, có thể sản xuất được 20.892,99 KWh/năm, trong đó, có 14 dự án cỡ vừa và lớn từ 15 MW trở lên; 22 dự án cỡ nhỏ dưới 15 MW; hoàn thành việc xây dựng hệ thống dây truyền tải thấp áp 0,4 KV, 22 KV; cao áp loại 115 KV, 230 KV, 500 KV và 68 trạm biến áp trên toàn quốc, để có thể truyền dẫn được 61.918,5 KW; đồng thời, để truyền tải điện theo trục dọc quốc gia, Chính phủ Lào đã ký kết với Trung Quốc về hợp tác phát triển hệ thống đường dây 500 KV vào năm 2019.[11] Ngoài việc sản xuất điện cung cấp cho nhu cầu trong nước, Chính phủ nước CHDCND Lào đã ký kết hợp tác trong việc sản xuất điện để xuất khẩu cho một số quốc gia trong khu vực như 5.000MW xuất bán cho Việt Nam và 7.000MW xuất bán cho Thái Lan trong năm 2020. Bên cạnh những lợi ích mà các dự án thủy điện mang lại như cung cấp điện cho các hộ gia đình, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và xuất khẩu, thì các dự án thủy điện cũng gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội như: phá rừng để lấy đất làm hồ chứa và xây dựng nhà máy, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn và nơi trú ngụ của động vật rừng, tác động đến môi trường và hệ sinh thái, mất đi không gian văn hóa, nơi ở, nơi làm ăn và sinh kế của người dân vốn dĩ sống dựa vào tự nhiên là chủ yếu. Nhà máy thủy điện Nam Link 1 nằm trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như Nghị quyết của Đại hội lần thứ IX của Đảng Cách mạng Nhân dân Lào. Nhà máy có công suất lắp đặt 64,7 MW, được đặt trong tỉnh Viêng Chăn. Dự án này được kỳ vọng sẽ đem lại những tác động tích cực, khuyến khích và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở miền Trung của CHDCND Lào thông qua việc sản xuất và cung cấp điện, tạo thêm nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế-xã hội, và trên hết là 4
- đem lại lợi ích cho người dân quanh khu vực dự án như: tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng Dự án, cải tạo cơ sở hạ tầng trong khu vực.[17] 1.1.2. Các nghiên cứu tác động của hoạt động xây dựng thủy điện trên thế giới Ở Việt Nam, từ 1985 đến nay hầu hết các công trình xây dựng hồ chứa đã được nghiên cứu môi trường ở mức độ khác nhau. Một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến là: Nghiên cứu các vấn đề môi trường phục vụ ngăn dòng Đồng Nai xây dựng hồ Trị An; Tác động môi trường và kinh tế - xã hội của công trình Thủy điện Trị An [3]; Tác động môi trường và kinh tế - xã hội của công trình Thủy điện Hòa Bình; Tác động môi trường của Dự án hồ Buôn Joong ở Tây Nguyên[2]; Tác động môi trường của Dự án hồ thủy lợi Phước Hòa; Tác động môi trường của công trình Thủy điện Sơn La và nhiều nghiên cứu môi trường cho các công trình thủy điện khác; Đánh giá diễn biến môi trường trong giai đoạn xây dựng Dự án Thủy điện Trung Sơn và đề xuất các biện pháp quản lý [4] . Hội nghị chuyên đề của Liên Hiệp Quốc về “Thủy điện và sự phát triển bền vững”, tổ chức ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2004 đã nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của sự phát triển thủy điện trong xóa đói, giảm nghèo và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các hội nghị quốc tế khác như “Hội nghị năng lượng phục hồi”, tổ chức năm 2004 tại Born, Cộng hòa Liên ban Đức, hay Hội nghị Bộ trưởng Châu Phi về “Thủy điện và sự phát triển bền vững”, tổ chức năm 2006 tại Johannessburg được cam kết tăng cường phát triển thủy điện như một phương án năng lượng phục hồi chủ yếu, để thúc đẩy sự phát triển bền vững, hội nhập khu vực, an ninh nước và lương thực, thủ tiêu đói nghèo [8]. Theo Hội đồng Năng lượng Quốc tế (WEC), thủy điện đang đóng góp 20% tổng công suất điện năng trên toàn thế giới, tương đương 2.600 TWh/năm. Na Uy là nước mà 100% điện năng được sản xuất từ thủy điện. Những nước có thủy điện chiếm hơn 50% cũng rất nhiều, như Iceland (83%), Áo (67%). Canada hiện là nước sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới với tổng công suất gần 400 nghìn GWh, đáp ứng hơn 70% nhu cầu nước này. Tiềm năng của nguồn điện xanh này còn rất lớn, 5
- bởi WEC đã ước tính, trên toàn cầu, công suất thủy điện có thể đạt đến 14.400 TWh/năm [5]. Phần lớn các nghiên cứu môi trường đã có lĩnh vực thủy điện đều tập trung vào các vấn đề ảnh hưởng và tác động ở phạm vi rộng, thời gian lâu dài mang tầm chiến lược như: ngập lụt và xói lở bờ sông do thay đổi chế độ thủy văn và vận hành xả nước từ hồ chứa; hạn hán và suy giảm chấ lượng nước hạ lưu; suy giảm dòng chảy bùn cát, phù sa dẫn tới giảm độ màu mỡ cho đất nông nghiệp ở hạ lưu; mất rừng phòng hộ đầu nguồn và suy giảm đa dạng sinh học; các vấn đề liên quan đến đền bù, an sinh xã hội do tái định cư; hạn hán, sa mạc hóa và nhiễm mặn hạ du; các sự cố môi trường và biến đổi khí hậu... Trong khi đó các ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới môi trường ở ngay khu vực dự án trong những giai đoạn cụ thể chưa được chú trọng trong nghiên cứu, phân tích. Các vấn đề môi trường được phân tích đánh giá trong báo cáo ĐTM giai đoạn xây dựng các dự án thủy điện cũng chỉ tập trung vào một số yếu tố cơ bản của môi trường như: ồn, bụi, chất lượng môi trường không khí, đất, nước. Đề cập rất ít, thậm chí là không hoặc sơ sài đối với những vấn đề môi trường quan trọng khác như cảnh quan, bồi lắng, xói lở, sự tập trung số lượng lớn công nhân, đặc biệt đối với những vấn đề đặc thù như xây dựng các bãi chứa đất đá thải từ hoạt động các công trình xây dựng. Mặc dù đã có các công trình nghiên cứu tác động của các dự án thủy điện, mặt khác trước khi khởi công xây dựng các dự án thủy điện, việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường và phê duyệt báo cáo này đã được thực hiện nhưng các đánh giá tác động đến môi trường của dự án mới chỉ dừng lại ở góc độ dự báo, lý thuyết và phần nhiều thiếu tính thực tiễn. Các công trình này nói chung chưa nêu ra được những tác động môi trường điển hình, mang tính đại diện của quá trình xây dựng dự án thủy điện. Vì vậy cần phải tìm hiểu rõ những tác động cụ thể của giai đoạn xây dựng để từ đó có thể đưa ra những biện pháp thích hợp, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Dự án Thủy điện Trung Sơn đã xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Luật BVMT 2005 và các quy định 6
- dưới luật và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2008. Nhưng cũng nằm trong bối cảnh chung như những nghiên cứu nêu trên. Nhìn chung còn thiếu các thông tin liên quan đến giám sát môi trường sau thẩm định và kế hoạch quản lý môi trường chi tiết, thiếu kiến nghị về môi trường xã hội bổ sung và những vấn đề cần phải được tiến hành trên thiết kế kỹ thuật của dự án. Các ảnh hưởng và tác động môi trường của dự án trong giai đoạn xây dựng công trình chưa được nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ và chi tiết. Các nghiên cứu trên chưa có nghiên cứu nào đánh giá được sự tuân thủ công tác quản lý môi trường trong giai đoạn thi công của dự án thủy điện và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án thủy điện. 1.1.3. Các nghiên cứu tác động của hoạt động xây dựng thủy điện ở Lào Phouvanay Vongnakhone, 2019 đã tiến hành đánh giá việc thực hiện giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành của Nhà máy thủy điện Nam Mang 1, đánh giá tình hình thực hiện giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành của Nhà máy thủy điện Nam Mang 1 và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành [10]. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện Nam Khan 3 [13], Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện Nam Nghiep 1 [14] các báo cáo chỉ tập trung vào một số yếu tố cơ bản của môi trường như: ồn, bụi, chất lượng môi trường không khí, đất, nước. Đề cập rất ít, thậm chí là không hoặc sơ sài đối với những vấn đề môi trường quan trọng khác như cảnh quan, bồi lắng, xói lở, sự tập trung số lượng lớn công nhân, đặc biệt đối với những vấn đề đặc thù như xây dựng các bãi chứa đất đá thải từ hoạt động xây dựng. Các nghiên cứu và báo cáo trên chưa có nghiên cứu nào đánh giá được sự tuân thủ công tác quản lý môi trường trong giai đoạn thi công của dự án thủy điện Nam Link 1 và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng của dự án thủy điện Nam Link 1. 7
- 1.2. Vai trò, ý nghĩa của quản lý môi trường đối với các dự án thủy điện ở nước CHDCND Lào 1.2.1. Vai trò của quản lý môi trường đối với các dự án thủy điện ở nước CHDCND Lào Phát triển thuỷ điện vẫn được xem là ưu tiên cao trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Lào, nhưng Chính phủ nước CHDCND Lào cũng đã nhận thức được những tác động tiêu cực mà các dự án thuỷ điện gây ra trong giai đoạn thi công và vận hành dự án. Chính vì vậy, Chính phủ và chính quyền các địa phương đã đặt ra các yêu cầu về giám sát môi trường đối với các dự án thuỷ điện. Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) số 29/QH (ngày 18/12/2012) [18] và Nghị định về việc tổ chức và hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 435/TT (ngày 28/11/2011) của nước CHDCND Lào [15] quy định: ➢ Vai trò của quản lý môi trường dự án thủy điện đối với chủ dự án - Chủ dự án trong suốt quá trình đầu tư xây dựng và vận hành dự án thuỷ điện phải lập báo cáo giám sát môi trường theo từng giai đoạn của dự án. Báo cáo giám sát môi trường của dự án cần được lập theo từng tháng, từng kỳ, từng năm căn cứ theo Giấy xác nhận về môi trường đã được cấp cho các dự án đầu tư và các dự án đang hoạt động. - Chủ dự án phải chịu trách nhiệm chính trong thực hiện chương trình giám sát môi trường của dự án đã được nêu trong Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường và Giấy xác nhận về môi trường. Kết quả giám sát phải được định kỳ báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định. Chủ dự án phải thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường và phối hợp với cộng đồng để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình giám sát môi trường của dự án. ➢ Vai trò của quản lý môi trường dự án thủy điện đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường - Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (trung ương và địa phương) có trách nhiệm giám sát trực tiếp việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường xã hội và môi trường tự nhiên của chủ dự án, dựa trên Kế hoạch 8
- quản lý và giám sát môi trường và những nội dung đã ghi nhận trong Giấy xác nhận về môi trường. Quy định phân cấp trong giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các dự án cụ thể như sau: - Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ là cơ quan đứng đầu trong giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường xã hội và môi trường tự nhiên của các dự án, căn cứ theo Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận môi trường đã được phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phân cấp quản lý và ngân sách phù hợp cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh/thành phố; Văn phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện; và Đơn vị Tài nguyên và Môi trường cấp làng/xã. Tuỳ theo phân cấp, các đơn vị này sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của các dự án được phân công, tổng hợp và báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của các dự án cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Chính phủ có những chỉ đạo kịp thời. - Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh/thành phố có nhiệm vụ giám sát tình hình thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường của các dự án theo khu vực tỉnh/thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh/thành phố có trách nhiệm thực hiện giám sát, tổng hợp và báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường và Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của các dự án được phân công cho UBND tỉnh/thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường để có những chỉ đạo kịp thời. - Văn phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/huyện có nhiệm vụ giám sát tình hình thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường của các dự án theo khu vực quận/huyện. Văn phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/huyện có trách nhiệm thực hiện giám sát, tổng hợp và báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường và Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của các dự án được phân công cho UBND quận/huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố để có những 9
- chỉ đạo kịp thời. - Đơn vị Tài nguyên và Môi trường cấp làng/xã có nhiệm vụ giám sát tình hình thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường của các dự án theo khu vực làng/xã. Đơn vị Tài nguyên và Môi trường cấp làng/xã có trách nhiệm thực hiện giám sát, tổng hợp và báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường và Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của các dự án được phân công cho chính quyền làng/xã và Văn phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện để có những chỉ đạo kịp thời. - Ngoài ra, với những dự án có liên quan đến các ngành, lĩnh vực khác thì cần phải thành lập Ban giám sát (cấp trung ương hoặc địa phương tuỳ thuộc quy mô của dự án) gồm có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (là đầu mối) và đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực khác có liên quan (chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành). Các cơ quan này có trách nhiệm giám sát tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của dự án theo đề xuất, tổng hợp và báo cáo theo lĩnh vực phụ trách cho Ban giám sát để trình cấp có thẩm quyền cho chỉ đạo kịp thời. [17] 1.2.2. Ý nghĩa của quản lý môi trường đối với các dự án thủy điện ở nước CHDCND Lào Quản lý môi trường đối với các dự án thủy điện ở nước CHDCND Lào có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự duy trì và phát triển kinh tế xã hội của nước CHDCND Lào. Các dự án thủy điện trên địa bàn cả nước trong nhiều năm trở lại đây đã thực sự tạo đà cho nước CHDCND Lào trở thành một trong những nước phát triển công nghiệp điện, có đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước, đưa nền kinh tế của nước CHDCND Lào từng bước hội nhập vào thị trường quốc tế, đời sống nhân dân cũng không ngừng được nâng cao. Trong những năm qua ngành công nghiệp điện đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Lào, hoạt động khai thác thủy điện đã đóng 10
- góp tới 5,6% GDP của đất nước CHDCND Lào. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, cũng đang phải đổi mặt với nhiều vấn đề môi trường. ➢ Thúc đẩy các khả năng kinh tế Thông thường các công trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc lâu hơn nữa. Về lâu dài mà nói thì không có công nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện. Các chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm là rất thấp so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều so với các nhà máy điện khác. Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương và cả nước. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại với tốc độ rất nhanh. ➢ Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tuabin. Sau khi các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ đưa vào tích nước và vận hành, độ ẩm trong đất sẽ được cải thiện, vi khí hậu trong vùng cũng sẽ mát mẻ hơn, đặc biệt là vùng xung quanh những công trình tạo mặt thoáng lớn. Việc xây dựng các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ sẽ làm tăng độ ẩm của đất, không khí, giúp cho thảm thực vật trên cạn trong vùng phát triển hơn. Sau khi quy hoạch nếu diện tích đất rừng được mở rộng và được khoanh nuôi, bảo vệ thì các loài động vật trên cạn sẽ ít bị đe dọa và có thể phát triển tốt hơn. ➢ Linh hoạt Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân). Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như ắc quy, trữ khổng lồ bằng cách tích và xả năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện. 11
- Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải. ➢ Vận hành hiệu quả Nguyên tắc vận hành một nhà máy thủy điện với mục tiêu tối đa hóa lượng điện phát ra, được thể hiện trong ba tiêu chuẩn: thứ nhất là giữ mực nước hồ càng cao càng tốt để tối đa hóa thế năng của nước; thứ hai là duy trì lượng nước chạy máy càng nhiều càng tốt, hay nói cách khác là giảm thiểu lượng nước xả thừa; cuối cùng là chạy tuốc bin ở điểm có năng suất cao nhất. Trong một thị trường mua bán điện tự do với giá điện theo thị trường, có thể thay đổi từng giờ thì bài toán vận hành hiệu quả nhà máy thủy điện trở thành tối đa hóa lợi nhuận từ bán điện chứ không phải tối đa hóa lượng điện phát ra. Cộng thêm yếu tố bất định từ dự báo giá điện, bài toán tối ưu vận hành nhà máy hay hệ thống thủy điện càng trở nên phức tạp hơn. Dự báo dài hạn lượng nước vào hồ, do đó trở nên cần thiết để có thể sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu những tác động xấu khi hạn hán hay lũ lụt. ➢ Tương đối sạch Thủy năng là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và có vai trò then chốt trong phát triển bền vững với nhiều lý do khác nhau. Một trong những vai trò to lớn của thủy năng đó là biến đổi thành điện năng thông qua các công trình thủy điện, có khả năng cung cấp vận hành linh họat nhất, đáp ứng hầu hết các nhu cầu cấp tốc khi dao động phụ tải điện năng. [7]. ➢ Góp phần vào phát triển bền vững Ngày nay, khi thủy năng được thương mại hóa thì vai trò của thủy năng trong lĩnh vực thủy điện ngày càng nâng cao. [8]. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn