intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

328
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu như sau: Đánh giá hiện trạng các hoạt động, sự phát sinh nước thải nước thải tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình; đánh giá hiện trạng xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp trong tỉnh Thái Bình làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm tại khu công nghiệp điển hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG ANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG ANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS TRẦN THỊ HỒNG Hà Nội – 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời tôi xin chân thành cám ơn cô PGS. TS Nguyễn Thị Hà – chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Môi trường và các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ Môi trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã trang bị kiến thức khoa học quí báu và kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình tôi theo học. Tôi xin cám ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Thái Bình, Lãnh đạo Ban quản lí các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình và Ban quản lý Khu công nghiệp Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất, cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các anh chị là cán bộ trong Ban quản lý Các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, Ban quản lý Khu công nghiệp Phúc Khánh và Ban quản lý Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, lấy mẫu và thu thập thông tin tại đơn vị phục vụ cho luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Hồng Anh
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ ...................................................................... 4 TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................. 6 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 3 1.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP .................................. 3 1.1.1 Hiện trạng phát triển công nghiệp trên Thế giới .......................................................... 3 1.1.2. Hiện trạng phát triển công nghiệp tại Việt Nam ......................................................... 5 1.1.3 Hiện trạng phát triển các Khu công nghiệp tại tỉnh Thái Bình .................................. 8 1.2. HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ........................ 10 1.2.1 Nguồn thải .................................................................................................................... 10 1.2.2 Tính chất nước thải của các Khu công nghiệp........................................................... 13 1.2.3 Khái quát công nghệ xử lý nước thải tập trung.......................................................... 15 1.3. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG ................. 16 1.3.1. Công nghệ xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp trên Thế giới.............. 16 1.3.2 Hiện trạng xử lý môi trường nước thải của các KCN tại Việt Nam........................ 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 25 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................... 25 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 25 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 25 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 25 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu ...................................................................... 25 2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu và đo đạc hiện trường............... 26 2.2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ...................................................... 28 2.2.4. Phương pháp so sánh .................................................................................................. 29
  5. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 30 3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ......................................... 30 3.1.1. Hiện trạng các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình .................................................... 30 3.1.1.1 Hiện trạng hoạt động của các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình ............................ 30 3.1.2 Hiện trạng xử lý nước thải của các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình ...................... 37 3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA KHU CÔNG NGHIỆP NGUYỄN ĐỨC CẢNH VÀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH B – THÁI BÌNH ............................................................................................................... 48 3.2.1. Hiện trạng hoạt động .................................................................................................. 49 3.2.2. Đánh giá hiện trạng xử lý của công nghệ hiện có của khu công nghiệp ................. 67 3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ....................................... 69 3.3.1 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho các Khu công nghiệp........................ 69 3.3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh và khu công nghiệp Phúc Khánh B – Thái Bình ................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 86 PHỤ LỤC................................................................................................................... 89
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ Danh mục bảng Bảng 1.1: Sự hình thành và phát triển các KCN qua các thời kì ................................... 6 Bảng 1.2: Phân bố KCN trên địa bàn cả nước năm 2012 .............................................. 7 Bảng 1.3 . Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .............................. 12 Bảng 1.4: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp trước xử lý 14 Bảng 1.5 Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải theo ngành nghề ................................. 17 Bảng 2.1: Phương pháp bảo quản mẫu nước ............................................................... 27 Bảng 2.2 Các phương pháp phân tích một số thống số hóa – lý của mẫu nước ............ 28 Bảng 3.1 Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp Thái Bình đến năm 2012 ...... 46 Bảng 3.2: Danh mục nhà máy của Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh .................... 51 Bảng 3.3: Danh mục nhà máy của phần còn lại Khu công nghiệp Phúc Khánh ........... 56 Bảng 3.4. Nước thải đầu vào Trạm xử lý KCN Nguyễn Đức Cảnh– Phúc Khánh B .... 61 Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước thải ........................................................................ 68 Danh mục hình – sơ đồ Hình 1.1 Mô hình hệ sinh thái công nghiệp tại Kalundborg .......................................... 4 Hình 1.2. Mô hình Khu công nghiệp Sinh thái của Thái Lan ........................................ 5 Hình 1.3: Sự phát triển của các khu công nghiệp trong cả nước qua các thời kỳ .......... 6 Hình 1.4. Tỷ lệ phân bố KCN trên địa bàn cả nước ...................................................... 7 Hình 1.6 Chuyển dịch cơ cấu các ngành qua các năm của tỉnh Thái Bình ..................... 9 Hình 1.7. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành Công nghiệp- xây dựng ...... 9 Hình 1.8: Các nguồn thải của Khu công nghiệp .......................................................... 11 Hình 3.1 Vị trí địa lý khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh ........................................ 49
  7. Sơ đồ 1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công nghiệp tập trung ............................. 18 Sơ đồ 1.2: Các bậc trong xử lý nước thải công nghiệp ................................................ 19 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ chung của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung .............. 20 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN Tiên Sơn .................. 22 Sơ đồ 1.5 Hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp áp dụng theo công nghệ SBR ................................................................................................................... 23 Sơ đồ 3.1: Khu công nghiệp Phúc Khánh ................................................................... 31 Sơ đồ 3.2: Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh.......................................................... 32 Sơ đồ3.3: Khu công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ Sông Trà ............................................. 33 Sơ đồ 3.4: Khu công nghiệp Cầu Nghìn ...................................................................... 34 Sơ đồ 3.5: Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải ............................................................. 36 Sơ đồ 3.6: Khu công nghiệp Gia Lễ ............................................................................ 37 Sơ đồ 3.7. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học ................................ 60 Sơ đồ 3.8. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học .............................. 60 Sơ đồ 3.9. Hệ thống thu gom nước thải tập trung của ................................................. 61 KCN Nguyễn Đức Cảnh – Phúc Khánh B .................................................................. 61 Sơ đồ 3.10. Dây chuyền công nghệ Trạm xử lý nước thải KCN Nguyễn Đức Cảnh – Phúc Khánh B công suất 4300m3/ngày.đêm................................................................ 63 Sơ đồ 3.11: Sơ đồ quy trình đề xuất nâng cấp hệ thống XLNT của Nhà máy XLNT tập trung KCN Nguyễn Đức Cảnh – Phúc Khánh B ......................................................... 72
  8. TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BXD Bộ xây dựng ĐHQG Đại học Quốc Gia KCN Khu công nghiệp HTXLNTTT Hệ thống xử lý nước thải tập trung QCVN Qui chuẩn Việt Nam QĐ-UB Quyết định - Ủy ban Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân XLNT Xử lý nước thải SS chất rắn lơ lửng COD Nhu cầu oxy hóa học BOD Nhu cầu oxy sinh hóa GPMB Giải phóng mặt bằng KCNST Khu công nghiệp Sinh Thái
  9. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường MỞ ĐẦU Các Khu công nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân. Phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường. Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm mục đích nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn,... đồng thời giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lí môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng được thuận lợi hơn. Phần lớn các KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trường cao, do vậy, yêu cầu đối với công tác xây dựng, giám sát các cơ sở sản xuất và hoạt động của KCN nói chung sẽ khó khăn, nên chất lượng công trình và công nghệ xử lý nước thải cần đầu tư mang tính đồng bộ. Nguồn thải từ các KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là đáng kể. Trong những năm gần đây, nhiều KCN đã hoàn thành hạng mục xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên tỷ lệ này còn rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá các công tác bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp hiện nay đang là một vấn đề cần nhiều sự quan tâm của các ban ngành để có thể giảm thiểu tối đa các tác động của các khu công nghiệp tới môi trường tiếp nhận nói chung và đời sống của người dân nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, trong khuôn khổ luận văn đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả” với mục tiêu nghiên cứu như sau: 1
  10. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường - Đánh giá hiện trạng các hoạt động, sự phát sinh nước thải nước thải tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình. - Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp trong tỉnh Thái Bình làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm tại khu công nghiệp điển hình. Và nội dung nghiên cứu như sau: Đánh giá hiện trạng hoạt động của các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình. - Xác định các nguồn thải của các nhà máy trong các Khu công nghiệp. - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải của các khu công nghiệp. - Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các khu công nghiệp. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải cho khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh và Phúc Khánh B – Thái Bình. Do khuôn khổ của Luận văn và thời gian nghiên cứu đánh giá còn hạn chế nên Luận văn chỉ nêu ra những đánh giá chung cơ bản về toàn bộ các khu công nghiệp trong tỉnh Thái Bình, và lựa chọn một khu công nghiệp trong tỉnh là khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, là khu công nghiệp có tính chất đa ngành nghề mang tính phức tạp nhất để tập trung đánh giá một cách đầy đủ, đồng thời đề xuất nâng cao hiệu quả xử lý cho những mặt chưa được của hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp đó. 2
  11. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1 Hiện trạng phát triển công nghiệp trên Thế giới Hiện nay, trên Thế giới sự phát triển các Khu công nghiệp đang là nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Sự phát triển các Khu công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tập trung. Ngày nay, khi công tác bảo vệ môi trường đang được chú trọng và quan tâm cấp thiết, sự phát triển các Khu công nghiệp trên Thế giới đều được gắn liền với các công tác bảo vệ môi trường một cách bền vững. Ngoài các Khu công nghiệp đơn thuần với các nhà máy hoạt động độc lập và riêng lẻ với nhau, sự phát tiển các Khu công nghiệp Sinh Thái đang là xu hướng cần thiết. Khu công nghiệp Sinh thái là Khu công nghiệp với nhiều nhà máy hoạt động một cách độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường. Mục đích của Khu công nghiệp Sinh thái là sự “trao đổi chất thải” trong sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp và sự phát triển kinh tế bền vững giữa các nhà máy trong Khu công nghiệp và môi trường. Khu công nghiệp Kalundborg, Đan Mạch là một Khu công nghiệp điển hình đầu tiên trên thế giới ứng dụng cộng sinh công nghiệp, bắt đầu phát triển hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên liệu vào năm 1972, với mô hình trao đổi như sau: 3
  12. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hình 1.1 Mô hình hệ sinh thái công nghiệp tại Kalundborg Những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển Khu công nghiệp Sinh thái Kalundborg [16]: - Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện “trao đổi chất thải”; - Khoảng cách giữa các nhà máy không quá lớn; - Mỗi nhà máy đều nắm bắt được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN; - Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững; - Sự phối hợp giữa các nhà máy trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường. Tại Châu Á Khu công nghiệp Map Ta Phut, Thái Lan cũng được thành lập là một Khu công nghiệp Sinh thái nằm ở phía Đông Thái Lan, có tổng diện tích 2.000 4
  13. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường ha, tập trung 89 nhà máy với 20.000 lao động, mô hình Sinh thái của Khu công nghiệp Maptaphut như sau: Khu liên hiệp hóa dầu Nhà máy hóa chất và Nhà máy điện phân bón Hình 1.2. Mô hình Khu công nghiệp Sinh thái của Thái Lan Mô hình Khu công nghiệp Sinh thái là một mô hình phát triển bền vững của sự tương tác giữa các nhà máy trong Khu công nghiệp và môi trường nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế và môi trường nói chung 1.1.2. Hiện trạng phát triển công nghiệp tại Việt Nam Hoạt động của các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp; tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; nhận chuyển giao công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng, khu công nghiệp cũng đang gia tăng chất thải và các vấn đề bảo vệ môi trường. 5
  14. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 1991 đến năm 2012, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 52.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên; 179 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên trên 47.300 ha; các KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù GPMB và xây dựng cơ bản [1]. Bảng 1.1: Sự hình thành và phát triển các KCN qua các thời kì [1] Năm Số lượng KCN Diện tích (ha) 1991 1 1 1995 12 2360 2000 65 11964 2005 131 29392 2006 139 36142 2007 179 42986 2008 219 57264 2009 223 61472 2010 253 68.541 2011 260 71.394 2012 283 76.000 Nguồn: Bộ KH & ĐT, 2012 Sự tăng nhanh về số lượng của các Khu công nghiệp qua các năm từ 1991 đến 2012 được mô tả như sau: Nguồn: Bộ KH & ĐT, 2012 Hình 1.3: Sự phát triển của các khu công nghiệp trong cả nước qua các thời kỳ [1] 6
  15. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Các KCN được phân bố trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước như sau: Bảng 1.2: Phân bố KCN trên địa bàn cả nước năm 2012 [1] Khu vực Số lượng KCN Tỷ lệ % Trung du miền núi phía Bắc 22 8 Đồng bằng sông Hồng 72 25 Miền Trung 43 15 Tây Nguyên 8 3 Đông Nam Bộ 94 33 Đồng bằng sông Cửu Long 44 16 Nguồn: Bộ KH & ĐT, 2012 Với tỉ lệ phân bố của các Khu công nghiệp trong cả nước như sau: Nguồn: Bộ KH & ĐT, 2012 Hình 1.4. Tỷ lệ phân bố KCN trên địa bàn cả nước [1] Theo thống kê của Bộ TN&MT dựa trên báo cáo của các tỉnh, thành phố gửi về thì cả nước có 283 KCN tại 58 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã được thành lập. Trong đó có 227 KCN đã đi vào hoạt động với tổng số gần 5.000 cơ sở đang hoạt động [1]. 7
  16. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường KCN là khu vực có các hoạt động sôi nổi nhất, dù vậy, công tác BVMT vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu BVMT khi vấn đề môi trường tất yếu của quá trình hình thành và phát triển các KCN chính là sự gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát hiệu quả. Tiến độ đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT các KCN còn rất chậm so với tỷ lệ lấp đầy KCN, rất nhiều KCN đã lấp đầy 90 - 100% nhưng vẫn chưa đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung (Hệ thống xử lý nước thải tập trung) hoặc công trình BVMT, xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Tại nhiều KCN, các cơ sở sản xuất đều đi vào hoạt động trước khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng BVMT của KCN. Trong quá trình xây dựng và hoạt động phần lớn các cơ sở sản xuất trong KCN đã có các công trình, biện pháp BVMT như: hệ thống xử lý khí thải, thực hiện việc thu gom chất thải rắn thông thường, thu gom và quản lý chất thải nguy hại, công trình xử lý nước thải công nghiệp, hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn nhằm hạn chế, giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. 1.1.3 Hiện trạng phát triển các Khu công nghiệp tại tỉnh Thái Bình [3] Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam Châu thổ sông Hồng, có ba mặt giáp sông và một mặt giáp biển, vị trí tọa độ 20017’ đến 20044’ vĩ độ Bắc và 106006’ đến 106039’ kinh độ Đông. Từ Tây sang Đông dài 54km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km. Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; hành lang Hải Phòng – Lạng Sơn – Hà Nội – Nam Ninh và vành đai kinh tế ven vịnh bắc Bộ, có đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế, cách thủ đô Hà Nội 110km, cách thành phố Hải Phòng 70km là hai thị trường lớn để giao lưu, tiêu thụ hàng hóa, trao đổi kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Ngày nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, khai thác lợi thế của từng ngành, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. 8
  17. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Trong đó: NLTS: Nông lâm thủy sản CN – XD: Công nghiệp – xây dựng DV: Dịch vụ Hình 1.6 Chuyển dịch cơ cấu các ngành qua các năm của tỉnh Thái Bình Nguồn: Sở kế hoạch &đầu tư tỉnh Thái Bình Trong Công nghiệp – xây dựng thì tỷ trọng ngành công nghiệp đã tăng dần qua các năm. Nguồn: Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Thái Bình Hình 1.7. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành Công nghiệp- xây dựng Theo quy hoạch phát triển các Khu công nghi2ệp của tỉnh Thái Bình đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết Định số 823/QD – UBND ngày 07/04/2008, toàn tỉnh có 18 Khu công nghiệp với tổng diện tích 4.659ha. Chính phủ đã chấp thuận chủ trương thành lập 07 Khu công nghiệp với tổng diện tích 1.213,4ha. Từ năm 2001 các khu công nghiệp của tỉnh được hình thành, đến nay tỉnh Thái Bình được Chính phủ chấp thuận quy hoạch 07 Khu công nghiệp (KCN) 9
  18. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường bổ sung vào Danh mục các KCN Việt Nam và hoạt động theo Nghị định số 36/ NĐ- CP ngày 24/4/1997 (nay là Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất), gồm các KCN sau: KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Phúc Khánh, KCN Cầu Nghìn, KCN Gia Lễ, KCN và dịch vụ công nghiệp Sông Trà, KCN Tiền Hải và KCN An Hòa với tổng diện tích là 1.213 ha. 1.2. HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.2.1 Nguồn thải Các Khu công nghiệp nói chung và các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình nói riêng được hoạt động với mục đích kinh doanh, sản xuất tạo ra sản phẩm bởi cán bộ công nhân viên làm việc trong các nhà máy trong Khu công nghiệp. Do vậy, nguồn phát sinh nước thải của các Khu công nghiệp được bắt nguồn từ: - Hoạt động sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm; - Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy và trong khu công nghiệp. Cụ thể như sau: 1.2.1.1. Nước thải công nghiệp Các Khu công nghiệp nói chung khi đi vào hoạt động sẽ phát sinh nước thải của các quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và cán bộ lao động vận hành hệ thống và làm việc trong Khu công nghiệp. Nước thải công nghiệp xuất hiện khi khai thác, chế biến các nguyên liệu hữu cơ và vô cơ. Nước thải công nghiệp được tạo ra từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy trong khu công nghiệp và có những đặc điểm và mức độ gây ô nhiễm khác nhau tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại nhà máy cũng như phụ thuộc vào thiết bị và trình độ công nghệ của từng nhà máy. Nước thải sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp được chia thành 2 nhóm: nhóm nước thải sản xuất không ô nhiễm (quy ước sạch) và nước thải ô nhiễm. 10
  19. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường * Nước thải sản xuất không ô nhiễm: chủ yếu tạo ra từ thiết bị làm nguội, ngưng tụ hơi nước… * Nước thải sản xuất ô nhiễm: có thể chứa các loại tạp chất khác nhau và nồng độ khác nhau, có thể được phân loại theo từng loại hình sản xuất như sau: a) Ngành Công nghiệp Điện- Điện tử và Công nghệ Thông tin-Viễn thông b)Ngành Công nghiệp Cơ khí Chế tạo c) Ngành Công nghiệp Thép d) Ngành Công nghiệp Hóa chất đ)Ngành Công nghiệp Vật liệu e) Ngành Công nghiệp Dệt may f) Ngành công nghiệp giấy và bột giấy g) Ngành Công nghiệp Da-Giầy h) Ngành Công nghiệp Chế biến (Thực phẩm, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, Gỗ, khoáng sản k) Ngành Công nghiệp Môi trường - Công nghiệp tái chế Chất thải - Nghiên cứu và SX thiết bị /công nghệ môi trường - Dịch vụ môi trường Các ngành nghề cụ thể được mô tả trong hình sau: Công nghệ dệt may Rò rỉ nước rác Nhà máy nghiền Công nghiệp gương kính Công nghiệp luyện kim Công nghiệp thực phẩm NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Nhà máy tinh chế Công nghệ in ấn Công nghiệp điện Công ty chuyển phát Công nghiệp dược phẩm Công nghiệp bán dẫn Hình 1.8: Các nguồn thải của Khu công nghiệp 11
  20. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường 1.2.1.2 Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Theo tính toán thống kê cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm do sinh hoạt của con người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) sẽ là (bảng 1.4) : Bảng 1.3 . Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [13] Khối lượng Vi sinh Chất ô nhiễm (g/người/ngày) (MPN/100ml) BOD5 45 - 54 - COD 72 - 102 - SS 70 - 145 - N 6 - 12 - Amôni 2,4 - 4,8 - P 0,8 - 4,0 - Tổng Coliform - 106 - 109 Feacal Coliform - 105 - 106 Trứng giun sán - 103 Đây là lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong khu vực từ các nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh…. Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nói chung lên tới hàng ngàn người nên lượng nước thải sinh hoạt sẽ là rất lớn. Đặc trưng của loại nước thải này là có nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ (từ nhà bếp), nồng độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh) nếu không được tập trung xử lý sẽ gây ô nhiễm nồng độ cao đến nguồn nước tiếp nhận. Tuy nhiên, hầu hết lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Khu công nghiệp đều được xử lý qua hệ thống bể tự hoại được xây dựng khi Khu công nghiệp bắt đầu xây dựng. Với đặc tính cấu tạo của bể tự hoại 5 ngăn thông thường, 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2