intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hoạt động xử lý chất thải rắn y tế của công ty Urenco 13, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là tìm hiểu về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội của công ty Urenco 13. Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế của công ty Urenco13. Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả trong hoạt động xử lý chất thải rắn y tế của Urenco13. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hoạt động xử lý chất thải rắn y tế của công ty Urenco 13, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Trần Mai Liên ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA CÔNG TY URENCO 13, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Trần Mai Liên ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA CÔNG TY URENCO 13, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành:Khoa học môi trƣờng Mã số:8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƢU ĐỨC HẢI Hà Nội - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá hoạt động xử lý chất thải rắn y tế của công ty Urenco 13, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của bản thân với sự hƣớng dẫn của PGS.TS.Lƣu Đức Hải. Nội dung, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả Trần Mai Liên
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những ngƣời thân. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lƣu Đức Hải cùng các thầy cô giáo trong khoa Môi trƣờng đã tận tâm trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc công ty cổ phần vật tƣ thiết bị môi trƣờng 13 - Urenco 13, các đơn vị, phòng ban của công ty cùng các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia phỏng vấn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp các ý kiến quí báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2018 Tác giả Trần Mai Liên
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 3 1.1.Tổng quan về chất thải rắn y tế và quản lý chất thải rắn y tế ............................3 1.1.1. Một số khái niệm liên quan tới CTRYT.....................................................3 1.1.2. Phân loại CTRYT .......................................................................................3 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh, khối lƣợng, thành phần CTRYT .............................4 1.1.4. Ảnh hƣởng của chất thải y tế ......................................................................5 1.1.5. Một số nguyên tắc trong quản lý chất thải y tế ..........................................7 1.2.Tổng quan về hiện trạng quản lý CTRYT trên thế giới và ở Việt Nam ............8 1.2.1. Hiện trạng quản lý CTRYT trên thế giới ...................................................8 1.2.2. Hiện trạng quản lý CTRYT tại Việt Nam ..................................................8 1.2.3. Hiện trạng xử lý CTRYT tại Hà Nội ........................................................18 1.3.Tổng quan về công ty vật tƣ thiết bị môi trƣờng 13 – Urenco 13 ...................20 1.3.1. Thông tin chung........................................................................................20 1.3.2. Lịch sử hình thành ....................................................................................20 1.3.3. Lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ...................................................................21 1.3.4. Phƣơng tiện, thiết bị của Urenco 13 .........................................................22 1.3.5. An toàn lao động trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRYT ...26 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU27 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................27 2.2. Phạm vi đề tài nghiên cứu...............................................................................27 2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................27 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................27 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp ....27 2.4.2. Khảo sát thực địa ......................................................................................28 2.4.3. Phƣơng pháp FMEA.................................................................................29 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 32 3.1. Hiện trạng giao nhận, vận chuyển, xử lý CTRYT của công ty Urenco 13.....32
  6. 3.1.1. Hiện trạng giao nhận, vận chuyển CTRYT ..............................................33 3.1.2. Hiện trạng xử lý CTRYT..........................................................................37 3.2. Đánh giá hiện trạng giao nhận, vận chuyển, xử lý CTRYT của công ty Urenco 13 ...............................................................................................................42 3.2.1. Đánh giá vai trò, vị trí của công ty Urenco 13 trong thị trƣờng xử lý CTRYT tại Hà Nội .............................................................................................42 3.2.2. Đánh giá hiện trạng giao nhận, vận chuyển CTRYT của Urenco 13 .......46 3.2.3. Đánh giá hiện trạng xử lý CTRYT của Urenco 13 ..................................48 3.2.4. Xác định các rủi ro trong hoạt động xử lý chất thải rắn y tế của Urenco 13 .................................................................................................................51 3.2.5. Đánh giá các yếu tố liên quan đến qui trình xử lý CTRYT .....................54 3.3. Đề xuất giải pháp ............................................................................................57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 60  Kết luận ...........................................................................................................60  Kiến nghị .........................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 62 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 64
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTLN Chất thải lây nhiễm CTRYT Chất thải rắn y tế CTRYTNH Chất thải rắn y tế nguy hại CTRYT LN Chất thải rắn y tế lây nhiễm CTRYT KLN Chất thải rắn y tế không lây nhiễm CTYT Chất thải y tế CSYT Cơ sở y tế
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nguồn phát sinh CTRYT tại bệnh viện ...................................................... 5 Bảng 1.2. Tổng số bệnh viện và giƣờng bệnh giai đoạn 2011 - 2015 ........................ 8 Bảng 1.3. Khối lƣợng CTRYT của một số địa phƣơng năm 2015 ............................. 9 Bảng 1.4. Phƣơng tiện, thiết bị của Urenco 13 phục vụ trong công tác xử lý CTRYT ... 22
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hợp đồng xử lý CTRYT theo chủ xử lý tại Hà Nội năm 2017....43 Biểu đồ 3.2: So sánh khối lƣợng CTRYT Urenco 13 và các đơn vị xử lý khác thu gom tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế và Bộ y tế ..................................43 Biểu đồ 3. 3: Khối lƣợng CTRYTNH thu gom hàng tháng của Urenco 13 .............48 Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ (%) CTRYT nguy hại thu gom bởi Urenco 13 ............................49 Biểu đồ 3. 5: Tỷ lệ xử lý CTRYT của công ty Urenco 13 ........................................50 Biểu đồ 3. 6: Tỷ lệ CTRYT tại các CSYT là chủ nguồn thải của Urenco 13 ...........62
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy của công ty Urenco 13 .......................................................21 Hình 1. 2. Cấu tạo của lò hấp sấy chất thải y tế. .......................................................23 Hình 1. 3 Khu xử lý trung gian ...............................................................................26 Hình 3.1. Quy trình xử lý CTRYT của Urenco 13 ...................................................32 Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống lò hấp chất thải y tế ........................................39 Hình 3.3. Phƣơng pháp thiêu đốt CTNHKLN tại lò đốt chất thải ............................41
  11. MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với chiến tranh, bùng nổ dân số, biến đổi khí hậu,…nhân loại còn phải đối mặt với một vấn nạn vô cùng nghiêm trọng đó là ô nhiễm môi trƣờng. Ô nhiễm môi trƣờng không chỉ gây ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của con ngƣời hiện nay mà còn gây ra những tác động lâu dài cho nhiều thế hệ mai sau. Vì vậy, bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ cấp bách mà mỗi cƣ dân toàn cầu phải thực hiện. Để đạt đƣợc mục tiêu này, loài ngƣời cần xây dựng các biện pháp, cơ chế hiệu quả để quản lý lƣợng rác thải khổng lồ thải ra hàng ngày, hàng giờ. Một trong những loại chất thải cần đặc biệt quan tâm, xử lý là chất thải y tế, cụ thể hơn là chất thải rắn y tế (CTRYT). Chất thải rắn y tế có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trƣờng cũng nhƣ con ngƣời và sinh vật vì đặc tính nguy hại và lây nhiễm nếu nhƣ không có biện pháp quản lý phù hợp. Ở Việt Nam, chất lƣợng cuộc sống ngày càng nâng cao, nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời cũng ngày càng đƣợc chú trọng, đặc biệt là các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, số lƣợng cơ sở khám chữa bệnh ngày một gia tăng kéo theo lƣợng rác thải y tế cũng ngày càng tăng nhanh. Hiện cả nƣớc có hơn 34.000 cơ sở y tế công lập và tƣ nhân, thải ra 47 tấn chất thải y tế nguy hại mỗi ngày (chiếm 15-20% tổng lƣợng CTRYT phát sinh hàng ngày). Tuy vậy, đại đa số CTRYT phát sinh từ các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh lại chƣa đƣợc quản lý theo quy trình chặt chẽ hoặc xử lý chƣa hiệu quả, biến CTRYT thành nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến đời sống cộng đồng, đặc biệt là các khu vực dân cƣ gần bệnh viện, hoặc gần các khu xử lý CTRYT. Hà Nội - thủ đô của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, do đó số lƣợng bệnh viện tập trung ở mức độ cao với nhiều bệnh viện tuyến TW, nhiều cơ sở khám chữa bệnh uy tín lƣợng bệnh nhân thăm khám luôn đạt tỉ lệ cao so với bình quân cả nƣớc. Song đi kèm với những thành quả to lớn trong công tác khám chữa bệnh thì lƣợng CTRYT phát sinh tại Hà Nội ngày một gia tăng nhƣng chƣa đồng bộ với hệ thống xử lý chất thải. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội chƣa đƣợc đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải nguy hại, hoặc có đầu tƣ nhƣng quá trình xử lý đạt 1
  12. hiệu quả không cao. Trƣớc tình trạng đó, nhiều cơ sở xử lý CTRYT đã đƣợc thành lập tạo nên mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý CTRYT nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý CTRYT, góp phần xử lý hiệu quả nguồn rác thải y tế. Công ty cổ phần vật tƣ thiết bị môi trƣờng 13 – Urenco 13 trực thuộc Tổng công ty môi trƣờng đô thị Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác xử lý CTRYT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong quá trình xử lý công ty đã đạt đƣợc những thành quả nhất định, đóng góp đáng kể trong công tác giảm thiểu tác hại của CTRYT tới môi trƣờng và cộng đồng dân cƣ ở khu vực Hà Nội nói riêng, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Tuy nhiên trong hoạt động xử lý CTRYT, công ty cũng gặp không ít khó khăn. Các chủ nguồn thải của công ty tƣơng đối đa dạng bao gồm nhiều bệnh viện (cả TW, tuyến tỉnh), các TTYT, phòng khám đa khoa, phòng khám tƣ nhân,...chiếm đại đa số các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội vì vậy hoạt động xử lý CTRYT của công ty Urenco 13 có ảnh hƣởng rất lớn đến hệ thống quản lý CTRYT hiện nay ở Hà Nội. Do vậy công tác đánh giá thực trạng xử lý CTRYT của công ty Urenco 13 là vô cùng cấp thiết. Từ những phân tích trên, đề tài “Đánh giá hoạt động xử lý chất thải rắn y tế của công ty Urenco 13, thành phố Hà Nội” đã đƣợc thực hiện. Mục tiêu chính của luận văn:  Đánh giá hoạt động xử lý chất thải rắn y tế của công ty Urenco 13 trên địa bàn thành phố Hà Nội  Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý CTRYT của Urenco 13. 2
  13. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1.Tổng quan về chất thải rắn y tế và quản lý chất thải rắn y tế 1.1.1. Một số khái niệm liên quan tới CTRYT Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thƣờng và nƣớc thải y tế. Chất thải y tế tồn tại ở các thể rắn, lỏng và khí. Chất thải rắn y tế đƣợc định nghĩa bao gồm tất cả chất thải rắn thải ra từ cơ sở y tế. Chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải rắn y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vƣợt ngƣỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện. Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lƣu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lƣu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế. Xử lý và tiêu hủy chất thải: Là quá trình sử dụng các công nghệ làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng [5]. 1.1.2. Phân loại CTRYT 1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm (CTLN) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lƣỡi dao mổ, đinh, cƣa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác; Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III. 3
  14. Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể ngƣời thải bỏ và xác động vật thí nghiệm [5]. 1.1.2.2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm (CTNHKLN)  Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;  Dƣợc phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;  Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;  Chất hàn răng amalgam thải bỏ;  Chất thải nguy hại khác theo quy định tại thông tƣ 36/2015/TT- BTNMT [5]. 1.1.2.3. Chất thải y tế thông thường Chất thải y tế thông thƣờng là chất thải có chứa thành phần và tính chất tƣơng tự nhƣ chất thải sinh hoạt. CTYT thông thƣờng không chứa các chất độc hại, các tác nhân gây bệnh đối với con ngƣời và môi trƣờng. Bao gồm:  Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;  Sản phẩm thải lỏng không nguy hại. Một phần CTYT thông thƣờng có thể tái sử dụng hoặc tái chế và đem lại nguồn thu cho các cơ sở y tế. Thực hiện triệt để đúng quy định trong công tác phân loại CTYT sẽ góp phần giảm tải tác động của CTYT nói chung tới con ngƣời và môi trƣờng [5]. 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh, khối lượng, thành phần CTRYT Nguồn phát sinh CTRYT chủ yếu từ: bệnh viện, cơ sở y tế khác (phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, trung tâm xét nghiệm, và nghiên cứu y sinh học, trung tâm vận chuyển cấp cứu,…). Các nguồn xả chủ yếu từ khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dƣợc. Hầu hết các CTRYT đều có tính độc hại và đặc thù với các loại chất thải rắn khác [3]. 4
  15. Bảng 1.1: Nguồn phát sinh CTRYT tại bệnh viện Loại chất thải Nguồn tạo thành Chất thải phát sinh từ khu hành chính, Chất thải sinh hoạt bếp ăn, khu sinh hoạt của bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân, y, bác sỹ… Phế thải từ phẫu thuật, nội tạng sau Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh mổ, động vật sau quá trình xét nghiệm, bông gạc lẫn máu mủ bệnh nhân Chất thải sau khi bệnh nhân sử dụng, Chất thải bị nhiễm bẩn chất thải từ quá trình vệ sinh…. Các khoa, khám chữa bệnh, hoạt động Chất thải đặc biệt thực nghiệm, khoa dƣợc. Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2011[2] Có thể thấy, tại các CSYT, CTRYT có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy tùy nguồn phát sinh mà CTRYT mang đặc trƣng, tính chất riêng. 1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải y tế 1.1.4.1. Với sức khỏe CTYT có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con ngƣời thông qua cả cơ chế trực tiếp lẫn gián tiếp, những ngƣời làm việc trong các cơ sở y tế, ngƣời vận chuyển chất thải y tế và cả cộng đồng đều có khả năng bị phơi nhiễm với chất thải nếu có sai sót trong quá trình quản lý chất thải. Ảnh hƣởng của chất thải sắc nhọn: Chất thải sắc nhọn là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thƣởng kép tới sức khỏe con ngƣời do vừa gây chấn thƣơng do vết cắt, vết đâm và vừa thông qua vết chấn thƣơng để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và virus HIV,... Dạng phơi nhiễm phổ biến nhất bởi chất thải sắc nhọn là do các kim tiêm lây nhiễm [8]. Ảnh hƣởng của chất thải lây nhiễm: CTYT lây nhiễm cơ thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nhƣ: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… xâm nhập vào cơ thể ngƣời thông qua các hình thức: qua da (vết trầy xƣớc, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đƣờng hô hấp (do xông, hít phải); 5
  16. qua đƣờng tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Ở điều kiện thƣờng, các vi khuẩn trong CTLN có thời gian tồn lƣu nhất định ngoài môi trƣờng. Thời gian tồn lƣu có giới hạn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là các yếu tố vật lý, hoá học, môi trƣờng nhƣ nhiệt độ môi trƣờng, tia cực tím, pH môi trƣờng, oxi tự do. Do vậy, quản lý CTYT lây nhiễm không đúng cách còn là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con ngƣời thông qua môi trƣờng trong bệnh viện [17]. Ảnh hƣởng của chất thải hóa học và dƣợc phẩm: Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhƣng chất thải hóa học và dƣợc phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thƣơng và bỏng,... Hóa chất độc hại và dƣợc phẩm ở các dạng dung dịch, sƣơng mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng da, hô hấp và tiêu hóa,... gây bỏng, tổn thƣơng da, mắt, màng nhầy đƣờng hô hấp và các cơ quan trong cơ thể nhƣ: gan, thận,… Ảnh hƣởng của chất gây độc tế bào: Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con ngƣời bằng các con đƣờng: hô hấp khi hít phải, qua da, qua đƣờng tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với các chất tiết ra từ ngƣời bệnh đang đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu. Một số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt. Ảnh hƣởng của chất thải phóng xạ: Ảnh hƣởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cƣờng độ và thời gian tiếp xúc. Trong bệnh viện, các chất phóng xạ thƣờng có chu kỳ bán rã ngắn (từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần) [8]. 1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường Chất thải rắn y tế có thể gây ra các tác động tiêu cực tới môi trƣờng (đất, nƣớc, không khí). Mặt khác, qui trình thu gom, phân loại CTRYT không tuân thủ đúng qui định có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên. ❏ Đối với môi trƣờng đất Quản lý CTYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTRYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây nhiễm độc môi trƣờng sinh thái, ô nhiễm đất, tầng nƣớc ngầm,… hạn chế khả năng tái sử dụng bãi chôn lấp [6]. 6
  17. ❏ Đối với môi trƣờng không khí Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có khả năng tác động xấu tới môi trƣờng không khí. Đặc biệt, trong quá trình xử lý, các lò đốt CTYT quy mô nhỏ (không có thiết bị xử lý khí thải) có thể phát sinh ra các chất khí độc hại sau: +Bụi : khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng quy trình vận hành, lƣợng chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen và các chất độc hại; + Các khí axit: Do trong CTYT có thể có chất thải làm bằng nhựa PVC, hoặc chất thải dƣợc phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra hơi axit, đặc biệt là HCl và SO2 + Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt cháy chất thải có thành phần halogen (Cl, Br, F) ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là những chất rất độc dù ở nồng độ nhỏ; + Kim loại nặng: kim loại nặng dễ bay hơi nhƣ thủy ngân có thể bị thiêu đốt trong các lò đốt rác do qúa trình phân loại rác thải không tốt. Ngoài ra, một số phƣơng pháp xử lý khác nhƣ chôn lấp có thể phát sinh các chất gây ô nhiễm cho môi trƣờng không khí nhƣ: CH4, H2S,..[6]. ❏ Đối với môi trƣờng nƣớc: CTRYT khi bị xả thải vào môi trƣờng nƣớc ngoài các nguy cơ gây ô nhiễm nhƣ chất thải sinh hoạt, còn tiềm ẩn nguy cơ phát tán nguồn bệnh vào nguồn nƣớc, gây độc cho sinh vật thuỷ sinh, bùng phát các dịch bệnh nhƣ tiêu chảy, lỵ, tả,...tác động nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng [6]. 1.1.5. Một số nguyên tắc trong quản lý chất thải y tế Nguyên tắc “Nhiệm vụ chăm sóc” quy định trách nhiệm đạo đức ở mức cao nhất của ngƣời tham gia quản lý hoặc xử lý chất thải độc hại và thiết bị liên quan; Nguyên tắc “Gần nhất” đảm bảo việc xử lý chất thải tại địa điểm gần nhất với nguồn phát sinh chất thải nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thu gom, lƣu giữ,vận chuyển chất thải; Nguyên tắc “Phòng ngừa” đƣợc ƣu tiên trong công tác quản lý CTYT. Khi mà quy mô của rủi ro chƣa xác định đƣợc thì rủi ro đó phải đƣợc coi là đáng kể và phải có các biện pháp phòng ngừa và an toàn đƣợc triển khai nhằm ngăn ngừa các rủi ro xẩy ra; 7
  18. Nguyên tắc “Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền” quy định rõ ngƣời làm phát sinh chất thải phải có trách nhiệm xử lý an toàn và thân thiện với môi trƣờng tất cả chất thải họ tạo ra. 1.2.Tổng quan về hiện trạng quản lý CTRYT trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Hiện trạng quản lý CTRYT trên thế giới Chất thải nói chung và CTYT nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới bởi những nguy hại mà chúng có thể gây ra cho môi trƣờng và cộng đồng. Ngày nay việc phân loại CTYT ngay tại nguồn trở lên phổ biến và là qui định bắt buộc đối với tất cả các bệnh viện. Hiện nay trên thế giới đang áp dụng nhiều phƣơng pháp trong việc xử lý CTRYT, trong đó thiêu đốt và khử khuẩn là hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể (kinh phí, công nghệ, quĩ đất, quan điểm và các qui định về bảo vệ môi trƣờng…), mỗi quốc gia có thể lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp. 1.2.2. Hiện trạng quản lý CTRYT tại Việt Nam Thời gian vừa qua, ngành y tế nƣớc ta có bƣớc phát triển đáng kể nhờ ứng dụng thành công nhiều thành tựu y học hiện đại, ngăn chặn thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm, củng cố mạng lƣới y tế các tuyến, góp phần nâng cao an sinh xã hội và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sức khỏe ngƣời dân nhƣng cùng với sự phát triển và tăng nhanh về số lƣợng giƣờng bệnh điều trị, khối lƣợng CTRYT phát sinh từ các hoạt động y tế có chiều hƣớng ngày càng gia tăng. Bảng 1.2. Tổng số bệnh viện và giƣờng bệnh giai đoạn 2011 - 2015 Giƣờng bệnh Tỷ lệ giƣờng Tổng số Năm Bệnh viện bình quân trên bệnh tăng so với CSYT 1 vạn dân năm trƣớc (%) 2011 13.506 1.040 22 + 5,5 2012 13.523 1.042 24,9 + 3,8 2013 13.562 1.069 25 0 2014 13.611 1.063 26,3 + 5,6 2015 13.617 1.071 27,1 +3 Nguồn: TCTK, 2015 8
  19. Theo thống kê năm 2016, cả nƣớc có 13.674 cơ sở y tế; trong đó có 1.263 cơ sở khám chữa bệnh, 1.037 cơ sở y tế dự phòng, 77 cơ sở đào tạo y dƣợc, 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn, hàng ngày thải ra 47 tấn chất thải y tế nguy hại (chiếm tỷ lệ khoảng 15 - 20% trong tổng lƣợng CTR y tế phát sinh), tổng lƣợng nƣớc thải y tế phát sinh cần xử lý lên tới 125.000 m3/ngày. Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý môi trƣờng y tế (Bộ Y tế) về tình hình quản lý đối với CTRYT, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm, có khoảng hơn 90% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày và có thực hiện phân loại chất thải từ nguồn. Tuy nhiên, phƣơng tiện thu gom còn thiếu và chƣa đồng bộ. Công nghệ xử lý CTRYT chủ yếu bằng các lò đốt, nhiều bệnh viện đƣợc xây dựng từ rất lâu, không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải; việc kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức dẫn tới công tác quản lý chất thải y tế còn lỏng lẻo; đặc biệt một số các cơ sở y tế tƣ nhân còn trốn tránh nghĩa vụ xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động; các cơ sở khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa không đảm bảo các thủ tục pháp lý về đăng ký đề án bảo vệ môi trƣờng, các hồ sơ pháp lý về môi trƣờng. Những nguyên nhân này khiến cho thực trạng quản lý môi trƣờng y tế còn gặp nhiều khó khăn, gây áp lực không nhỏ đối với môi trƣờng [3]. Bảng 1.3. Khối lƣợng CTRYT của một số địa phƣơng năm 2015 CTRYT (tấn/ TT Tên tỉnh CTRYT NH (Tấn/năm) năm) 1 Nghệ An 3.904 616 2 Ninh Bình 3.548 887 2 Thanh Hóa 3.128 283 4 Đồng Nai 3.024 756 5 Hà Nội 2.972 (*) 1632 6 Lạng Sơn 1.706 256 7 Hà Tĩnh 1.442 134 8 Nam Định 1.095 233 9 Kon Tum 322 64 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2011 - 2014) các địa phương, 2015 [2] 9
  20. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, qua khảo sát của Sở Y tế, lƣợng CTRYT từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong năm 2017 là khoảng 3.000 tấn CTRYT bao gồm hai loại là chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại trong đó chất thải rắn thông thƣờng chiếm khoảng 75 - 80%. Ƣớc tính năm 2018, lƣợng CTRYT phát sinh là 650 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Tại các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, phần lớn CTRYT phát sinh đƣợc thu gom và vận chuyển đến các khu vực lƣu giữ tập trung sau đó đƣợc xử lý tại các lò thiêu đốt, hấp khử trùng nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã đƣợc cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó. Trên cả nƣớc, trong khoảng hơn 500 tấn chất thải y tế phát sinh mỗi ngày, chỉ có 40 – 50% số chất thải rắn đƣợc hấp bằng công nghệ khử trùng hoặc đốt bằng lò đốt hiện đại đảm bảo an toàn môi trƣờng. Hiện cả nƣớc có gần 200 lò đốt rác thải y tế chuyên dụng, trong đó có 1 xí nghiệp đốt rác tại Thành phố Hồ Chí Minh, lò đốt tập trung tại Hà Nội đã ngừng hoạt động và đƣợc thay thế bằng công nghệ hấp ƣớt, còn lại là các lò đốt rác cỡ trung bình và cỡ nhỏ. Số lò đốt rác thải y tế này mới chỉ phục vụ cho 453 bệnh viện và cơ sở y tế, chiếm khoảng 40% số bệnh viện. Hơn nữa, các lò đốt rác chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tỉnh trở lên và một số bệnh viện tuyến huyện thuộc các thị xã, thành phố. Còn lại có tới 33% bệnh viện tuyến huyện và tỉnh không có hệ thống lò đốt chuyên dụng, phải xử lý chất thải y tế nguy hại bằng các lò đốt thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện, hoặc thải trực tiếp ra bãi rác chung, nơi có đông dân cƣ sinh sống và không ít trong số đó đƣợc tuồn bán ra ngoài để tái chế. Đây thực sự là những mối nguy đe dọa môi trƣờng và cuộc sống của ngƣời dân. Hiện nay, việc sử dụng công nghệ không đốt, thân thiện với môi trƣờng trong xử lý chất thải y tế đã đƣợc khuyến khích và ƣu tiến phát triển. Điển hình là công nghệ xử lý chất thải y tế bằng phƣơng pháp không đốt nhƣ khử khuẩn bằng lò hấp, lò vi sóng đem lại hiệu quả về mặt kinh tế lẫn môi trƣờng, do sử dụng ở nhiệt độ dƣới 400oC nên không phát sinh khí thải đặc biệt dioxin/furan và giảm tiêu thụ năng lƣợng [1]. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2