intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm địa hình, sự phân hóa, tính đặc thù của tài nguyên địa mạo cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, trên cơ sở đó đề xuất định hướng cho phát triển du lịch ở cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- TRẦN VĂN HIẾN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA MẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỤM ĐẢO TRÀ BẢN – QUAN LẠN, HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội, 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- TRẦN VĂN HIẾN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA MẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỤM ĐẢO TRÀ BẢN – QUAN LẠN, HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trường Mã số: 8850101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Hiệu GS. TS. Tạ Hòa Phương PGS. TS. Đặng Văn Bào Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản – Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu khảo sát của riêng cá nhân tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trần Văn Hiến
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo và tận tình của PGS. TS. Nguyễn Hiệu và GS. TS. Tạ Hòa Phương. Học viên xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy - những người đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thiện luận văn này. Học viên cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể Quý Thầy, Cô trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Học viên xin được gửi lời cảm ơn đề tài trọng điểm cấp Nhà nước“Luận cứ khoa học cho việc thiết lập và giải pháp quản lý hành lang bảo vệ bờ biển Việt Nam”; Mã số: KC.09.17/16-20, đã hỗ trợ học viên trong quá trình khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, cơ sở dữ liệu và hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, Học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã không ngừng động viên, chia sẻ và hỗ trợ rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng Luận văn thạc sĩ khoa học này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, Học viên kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy, các cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trần Văn Hiến
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT ........................................................................... 3 DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. 4 DANH MỤC ẢNH ................................................................................................ 4 DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 4 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 8 1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch .............. 8 1.1.1. Khái niệm chung về du lịch ................................................................... 8 1.1.2. Tài nguyên địa mạo ............................................................................. 11 1.1.3. Tài nguyên địa mạo trong phát triển du lịch ........................................ 13 1.2. Tổng quan các công trình liên quan đến khu vực nghiên cứu và lân câ ̣n ..... 14 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về địa mạo ................................................ 14 1.2.2. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch 16 1.2.3. Hướng phát triể n nghiên cứu của luâ ̣n văn .......................................... 18 1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 18 1.3.1. Cách tiếp cận ....................................................................................... 18 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 20 1.3.3. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 22 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ... 25 DU LỊCH Ở CỤM ĐẢO TRÀ BẢN - QUAN LẠN ......................................... 25 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển địa hình khu vực .... 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................................... 28 2.1.3. Hiện trạng môi trường ......................................................................... 30 2.2. Đặc điểm địa mạo khu vực đảo Trà Bản, Bái Tử Long ................................ 31 2.2.1. Cơ sở thành lập bản đồ địa mạo khu vực nghiên cứu.......................... 31 2.2.2. Đặc điểm các dạng nguồn gốc và kiểu địa hình khu vực đảo Trà Bản 31 2.3. Hiện trạng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn.......................... 41 2.3.1. Hiện trạng khách du lịch ...................................................................... 41 2.3.2. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 42 1
  6. 2.3.3. Hệ thống sản phẩm du lịch .................................................................. 44 2.3.4. Thị trường du lịch ................................................................................ 44 2.3.5. Quảng bá du lịch .................................................................................. 45 2.3.6. Các hoạt động quản lý của nhà nước ................................................... 45 2.3.7. Vấn đề môi trường khu vực ................................................................. 46 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA MẠO CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỤM ĐẢO TRÀ BẢN - QUAN LẠN ............................................. 47 3.1. Tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn .... 47 3.1.1. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc kiến tạo .............................................. 47 3.1.2. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc bóc mòn xâm thực ............................. 48 3.1.3. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc karst ................................................... 52 3.1.4. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc tích tụ vật chất trong lục địa và các đảo ............................................................................................................. 53 3.1.5. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc biển thành tạo do quá trình sóng, thủy triều và các dòng hải lưu...................................................................... 55 3.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm tai biến trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu 60 3.3. Đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn ................................................................................................................. 62 3.3.1. Đánh giá chung tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch ................. 63 3.3.2. Đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn bằng phương pháp bán định lượng ..................................... 65 3.4. Định hướng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn dựa trên nguồn tài nguyên địa mạo ........................................................................................ 67 3.4.1. Phân tích tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn ............................................................................................. 67 3.4.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn ............................................................................................. 69 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 72 2
  7. DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đ - ĐB Đông – Đông bắc ĐB - TN Đông bắc – tây nam DLBĐ ̣ biể n đảo Du lich ĐN Đông nam IUOTO International Union Of Official Travel Organizations - Hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức N - ĐN Nam - Đông nam T - TN Tây - Tây nam TB Tây bắc TB - ĐN Tây bắc - Đông nam TLĐ Trượt lở đất TN Tây nam UNESCO Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc 3
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khu vực nghiên cứu (phía trong đường màu đỏ) trên ảnh vệ tinh ................ 7 Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ....................................................................... 24 Hình 2.1: Bản đồ địa mạo khu vực cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn ........................... 40 Hình 3.1. Bản đồ chỉ số nguy cơ trượt lở khu vực cụm đảo Trà Bản [14] ............... 61 Hình 3.2. Bản đồ phân cấp tiềm năng cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn .................................................................................................. 68 DANH MỤC ẢNH Ảnh 2.1. Bề mặt sườn vách đứt gãy kiến tạo tuyến tính kéo dài phương ĐB-TN phía Bắc đảo Trà Bản ................................................................................................ 32 Ảnh 2.2. Các bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp trên thành tạo lục nguyên cát bột kết........................................................................................................................ 34 Ảnh 2.3. Địa hình các đỉnh karst liên kết bao quanh một lũng karst ngập nước trong khối đá vôi khu vực xóm Bản Sen .................................................................. 36 Ảnh 2.4. Bề mặt tích tụ các vật liệu trầm tích từ trong lục địa trên đảo Trà Bản ..... 37 Ảnh 2.5. Vách mài mòn do sóng biển và bench biển phía dưới ............................... 38 Ảnh 2.6. Bề mặt tích tụ cát biển hiện đại .................................................................. 39 Ảnh 3.1. Sườn vách đứt gãy kiến tạo kéo dài như bước trường thành theo phương cấu trúc trên khối đá vôi Bản Sen trên đảo Trà Bản khi quan sát trên biển ............. 48 Ảnh 3.2. Phần sót bề mặt san bằng với đỉnh kiểu sống trâu kéo dài tựa như con rắn khổng lồ trên mặt biển .............................................................................................. 49 Ảnh 3.3. Cảnh quan bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp trên các thành tạo lục nguyên ................................................................................................................. 51 Ảnh 3.4. Cảnh quan kỳ vĩ, hiểm trở đặc sắc trên khu vực núi đá vôi đảo Trà Bản .... 53 Ảnh 3.5. Các khối karst với muôn hình vạn trạng hình thù kỳ dị, độc đáo và đẹp mắt ...................................................................................................................... 53 Ảnh 3.6. Dải tích tụ aluvi-proluvi kéo dài dọc men theo các khe rãnh xâm thực .... 54 Ảnh 3.7. Dải cát biển kéo dài lấp đầy cung bờ lõm trên đảo Quan Lạn ................... 56 Ảnh 3.8. Bãi biển Minh Châu nổi tiếng với khung cảnh hoang sơ, cát trắng mịn màng và làn nước biển trong vắt ....................................................................... 57 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Bảng đánh giá các giá trị và tiêu chí cho phát triển du lịch khu vực cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn.................................................................................... 66 4
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Vịnh Bái Tử Long nằm trong vịnh Bắc Bộ, bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn. Nằm bên cạnh và mang các giá trị tương đồng như Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Trong khi Vịnh Hạ Long là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực, các hoạt động phát triển du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên tại Vịnh Bái Tử Long cho đến nay còn rất hạn chế. Theo quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thì Bái Tử Long được xác định là vùng trọng điểm để phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao gắn với tài nguyên thiên nhiên ở khu vực này. Năm 2016, Quốc hội đã đồng ý để tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu xây dựng Vân Đồn - nơi có vịnh Bái Tử Long - là đặc khu kinh tế trong đó định hướng phát triển du lịch gắn với tài nguyên thiên nhiên biển đảo và phát triển kèm theo là các loại hình casino, sân bay và trung tâm phức hợp du lịch - dịch vụ. Đảo Trà Bản và Quan Lạn là hai đảo có diện tích lớn nằm trong vịnh Bái Tử Long, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có đảo Quan Lạn với lợi thế là các bãi cát tự nhiên rất đẹp nên thường thu hút được một lượng du khách vừa phải đến tham quan vào mùa hè. Trong khi đó, Trà Bản là hòn đảo lớn nhất trên vịnh Bái Tử Long, cũng có rất nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhưng hầu như chưa có bóng dáng của du khách đến nơi đây. Các công trình nghiên cứu ở khu vực này hầu hết chỉ tập trung nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản, môi trường, đặc điểm địa hình… Các nghiên cứu để định hướng cho phát triển du lịch thường chỉ được đề cập trong các quy hoạch du lịch của cả khu vực chứ chưa có nghiên cứu nào định hướng phát triển du lịch một cách cụ thể cho cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn. Có thể nói, nếu đem so sánh với các đảo thuộc vịnh Hạ Long, cảnh quan địa hình các đảo trong vịnh Bái Tử Long mang những nét độc đáo đặc thù riêng biệt. Đặc biệt trong cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, nét đặc thù càng được thể hiện rõ ràng bởi tính đa dạng, qua sự dung hợp, tổng hòa của địa hình karst cùng với các đảo núi trên đá trầm tích. Đó vừa là vẻ đẹp hùng vĩ uy nghi của những khối đá vôi lớn vách dốc tựa như bức trường thành, nhưng cũng đồng thời là sự mềm mại của các dải núi lục nguyên, sự yên bình của những dải cát trắng hiền hòa bên làn nước biển xanh dịu dàng thơ mộng - thứ mà ít tìm thấy ở các đảo trong vịnh Hạ Long. Từ những đặc thù cảnh quan địa hình như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn là rất có triển vọng. 5
  10. Để góp phần đưa ngành du lịch của huyện Vân Đồn nói chung và cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn nói riêng phát triển mạnh mẽ, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có thì cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về các dạng tài nguyên thiên nhiên trong đó đặc biệt phải nói tới dạng tài nguyên quan trọng là tài nguyên địa mạo. Đây cũng là lý do học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu Làm sáng tỏ đặc điểm địa hình, sự phân hóa, tính đặc thù của tài nguyên địa mạo cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, trên cơ sở đó đề xuất định hướng cho phát triển du lịch ở cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Hình 1) - Phạm vi khoa học: đánh giá tài nguyên địa mạo cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 4. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch; - Phân tích đặc điểm địa mạo và làm rõ tính đặc thù về tài nguyên địa mạo của cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn; - Phân tích thực trạng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn; - Định hướng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn trên cơ sở nguồn tài nguyên địa mạo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, phân tích, đánh giá và tổng quan các tài liệu đã được công bố liên quan đến nội dung của đề tài; - Khảo sát thực địa; - Xây dựng các bản đồ chuyên ngành như bản đồ địa mạo, bản đồ định hướng tổ chức không gian du lịch; - Hoàn thiện báo cáo. 6
  11. Hình 1: Khu vực nghiên cứu (phía trong đường màu đỏ) trên ảnh vệ tinh 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm địa mạo và hiện trạng phát triển du lịch ở cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn Chương 3: Đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn 7
  12. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch 1.1.1. Khái niệm chung về du lịch 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,… Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Theo các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [11]. Theo Hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức IUOTO (International Union Of Official Travel Organizations), “Du lịch là một hoạt động có tính thường xuyên hay bất thường của một cá nhân hay một nhóm tạm thời rời xứ sở đang cư trú bằng một phương tiện ôn hòa để đến một vùng hoặc một quốc gia khác nhằm mục đích thăm viếng, giải trí, tìm hiểu, nghỉ ngơi... và sẽ hồi cư sau một thời gian dự định”. 8
  13. Nhìn chung, có khá nhiều khái niệm về du lịch, nhưng cho đến nay khái niệm được xem là đầy đủ nhất là khái niệm của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với khoảng thời gian không quá một năm với mục đích hòa bình, nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm việc.” Như vậy, du lịch còn được hiểu là một hoạt động văn hóa xã hội và kinh tế phát triển, là ngành thu hút ngoại tệ mạnh không xuất khẩu. Du lịch là một hoạt động văn hóa cao cấp, có mối quan hệ với nền kinh tế, văn hóa, xã hội và mang tính phong phú trong quá trình quốc tế hóa du lịch và phân công hợp tác quốc tế trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay vì du lịch không chỉ giải trí thưởng ngoạn mà còn tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, trao đổi, hợp tác khi thực hiện tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, nền văn hóa địa phương. Theo Phạm Trung Lương (2004): “Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn mục đích đi du lịch của khách du lịch” [12]. Có nhiều cách để phân loại các loại hình du lịch như: theo môi trường tài nguyên (du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên (du lịch sinh thái/ du lịch xanh), trong du lịch thiên nhiên có thể bao gồm du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn), theo mục đích chuyến đi (du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch xã hội, du lịch tôn giáo, du lịch hội nghị,...), phân loại theo lãnh thổ hoạt động (du lịch quốc tế, du lịch nội địa, du lịch quốc gia; phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch miền biển, du lịch miền núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê,...). Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác như phân loại theo phương tiện giao thông (du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch máy bay); phân loại theo loại hình lưu trú (khách sạn, nhà trọ, cắm trại, nhà gỗ ven biển, làng du lịch); phân loại theo lứa tuổi du khách; phân loại theo độ dài chuyến đi (du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày); phân loại theo hình thức tổ chức (du lịch cá thể, du lịch gia đình); phân loại theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du lịch từng phần). 1.1.1.2. Tài nguyên cho phát triển du lịch Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch được định nghĩa là Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. [11]. Như vậy, tài nguyên du lịch, hay hiểu đúng là tài nguyên cho phát triển du lịch, là một dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người 9
  14. sử dụng. Đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch. Theo Pirôginoic (1985): “Tài nguyên du lịch là các thành phần và thể cảnh quan tự nhiên và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan, du lịch” [17]. Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng song có thể phân chia thành hai loại là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch [11]. Về tài nguyên du lịch tự nhiên, chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế - xã hội ở xung quanh và chúng thường được khai thác đồng thời với các tài nguyên du lịch nhân văn. Khi tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên người ta thường nghiên cứu chúng dưới các dạng chính là nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, nghiêu cứu các thể tổng hợp tự nhiên và nghiên cứu các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên. Một trong những loại tài nguyên đặc sắc được khai thác cho mục đích phát triển du lịch chính là các di sản thiên nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoá. Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn cũng được hiểu là những tài nguyên du lịch văn hoá. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hoá nào cũng đều là những tài nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hoá nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Hay nói cách khác, những tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là những giá trị văn hoá tham gia vào hoạt động du lịch. Theo Luật du lịch 2017, tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Ngày 16/11/1972, Đại hội đồng khoá 17 của tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hoá và thiên nhiên và trên cơ sở đó đã thành lập Ủy ban di sản thế giới trong đó 10
  15. Việt Nam đã tham gia ký công ước này và thành lập Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, những nước tham gia công ước này phải có nghĩa vụ bảo vệ các di sản. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với việc bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống dân tộc, mà còn thực hiện nghĩa vụ của mình đối với công ước quốc tế. Chính vì vậy, các di sản thiên nhiên cũng như các di sản thế giới nói chung (bao gồm các di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới hoặc di sản hỗn hợp tự nhiên và văn hoá) có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế [28]. 1.1.2. Tài nguyên địa mạo 1.1.2.1. Khái niệm Địa hình mặt đất là nơi con người tồn tại, phát triển, nơi xảy ra hầu hết các hoạt động của xã hội loài người. Một trong những tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ về tài nguyên địa mạo là M. Panizza (1996) [15]. Theo Panizza, địa hình và các quá trình địa mạo được đánh giá là tài nguyên thông qua 4 chỉ tiêu: khoa học, văn hóa, kinh tế-xã hội và phong cảnh. Trong đó, chỉ tiêu khoa học phải đảm bảo được 4 đặc trưng là: một là mô hình tiến hóa địa mạo; hai là một thực thể được sử dụng cho các mục đích giáo dục và đào tạo; ba là một ví dụ về cổ địa mạo và bốn là trụ cột của hệ sinh thái [15]. Theo Panizza, để ứng dụng tốt cho các vấn đề môi trường thì địa mạo được chia thành 2 hướng: tài nguyên địa mạo và tai biến địa mạo [15]. “Tài nguyên địa mạo bao gồm các nguyên liệu thô (liên quan tới các quá trình địa mạo) và địa hình - cả hai loại có ích cho con người và có thể trở nên có ích phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội và công nghệ”. Chẳng hạn, một bãi biển có thể thu được giá trị và được xem là tài nguyên địa mạo khi được sử dụng cho các khu nghỉ dưỡng ven biển [15,16]. Cũng theo tác giả trên, địa hình và các quá trình địa mạo đều được coi là tài sản nếu chúng có giá trị. Từ những giá trị này, nếu được sử dụng thì chúng sẽ trở thành tài nguyên thiên nhiên. Các thuộc tính mà có thể cho giá trị đối với tài sản, rồi trở thành tài nguyên địa mạo bao gồm: khoa học, văn hóa, kinh tế - xã hội và phong cảnh. Như vâ ̣y, tài nguyên địa mạo vừa được sử dụng trực tiếp vừa được sử dụng gián tiếp trong các hoạt động của con người. Giá trị phục vụ trực tiếp cho nhu cầu con người có thể là: phục vụ thưởng ngoạn (các thắng cảnh, kỳ quan); phục vụ các nhu cầu về văn hóa, tâm linh; phục vụ thể thao - du lịch; phục vụ an ninh quốc phòng; hoặc phục vụ trực tiếp các ngành kinh tế như giao thông, thủy lợi, thủy điện, nông lâm ngư,... Địa hình còn có giá trị phục vụ gián tiếp cho nhiều nhu cầu khác 11
  16. nhau của con người, thường là thông qua kinh nghiệm sống và đấu tranh với thiên nhiên mà có, như các nhu cầu có liên quan đến “phong thủy”, đến việc tìm kiếm khoáng sản có ích, nước ngọt, xây dựng công trình, phòng chống thiên tai,... Các quá trình địa mạo có thể trực tiếp tạo ra các tài nguyên như sa khoáng, quặng trong vỏ phong hóa, các vật liệu xây dựng,…[1]. Ngoài ra một số học giả trên thế giới còn đề cập đến một thuật ngữ nữa là “tài sản địa mạo”. M. Panizza (1996) [15] cho rằng cả phần địa hình và vật liệu, khi có giá trị chúng sẽ được coi là tài sản địa mạo; các tài sản này khi được con người khai thác và sử dụng sẽ trở thành tài nguyên địa mạo thực sự. Như vậy, tài sản địa mạo được hiểu chính là tài nguyên địa mạo ở dạng tiềm năng. C. Giusti (2000) lại coi tài sản địa mạo là một trong ba yếu tố thuộc về hợp phần địa mạo của môi trường (tài nguyên địa mạo, quá trình địa mạo và tài sản địa mạo) [6]. 1.1.2.2. Phân loại tài nguyên địa mạo Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: Tài nguyên địa mạo gắn liền với quá trình địa mạo, do vậy việc phân loại tài nguyên địa mạo theo nguồn gốc phát sinh sẽ là đầy đủ và khoa học nhất. Theo nguồn gốc phát sinh, tài nguyên địa mạo được phân thành hai nhóm lớn là tài nguyên địa mạo được thành tạo do quá trình nội sinh và tài nguyên địa mạo được thành tạo do quá trình ngoại sinh: i) Tài nguyên địa mạo thành tạo do quá trình nội sinh gồm các dạng địa hình và vật liệu được hình thành do các hoạt động núi lửa, phun trào basalt, hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, hoạt động nâng khối tảng, uốn nếp,… ii) Tài nguyên địa mạo thành tạo do quá trình ngoại sinh gồm các dạng địa hình và vật liệu được hình thành do quá trình bóc mòn, hoạt động xâm thực sâu của sông, quá trình karst, băng hà, biển, gió,… Phân loại theo đặc điểm sử dụng: Tùy theo đặc điểm sử dụng, tài nguyên địa mạo có thể được phân chia thành tài nguyên tiêu thụ được và tài nguyên không tiêu thụ được: i) Tài nguyên tiêu thụ được là những vật liệu thành tạo do quá trình địa mạo, bao gồm các trầm tích như cát, sạn, sỏi, sét, bột… Con người có thể khai thác, sử dụng nguồn vật liệu này một cách rộng rãi (làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất, v.v…). Giá trị của chúng có thể dễ dàng lượng hóa trên thị trường; ii) Tài nguyên không tiêu thụ được là các dạng địa hình, ví dụ như những địa điểm kỳ thú đối với khoa học địa mạo, những đơn vị địa hình có giá trị cao về mặt tự nhiên hoặc sản xuất, những cảnh quan để chiêm ngưỡng, v.v… Chúng có vai trò hỗ trợ các hoạt động hay là cơ sở hạ tầng cho phát triển các dịch vụ của con người. Đối với loại tài nguyên này, con người chỉ quan sát, tiếp xúc và có thể gây tác hại đến chúng. Giá trị của chúng không thể tính toán một cách rõ ràng mà được đánh giá thông qua các 12
  17. tiêu chí cụ thể [19]. 1.1.3. Tài nguyên địa mạo trong phát triển du lịch Trong số các tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch thì tài nguyên địa mạo có một vai trò đặc biệt, thể hiện ở: i) Bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động du lịch của con người, đồng thời cũng là địa bàn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch. Đặc điểm hình thái và trắc lượng hình thái địa hình có thể tạo thuận lợi hoặc có thể gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch [1]. Địa hình còn là yếu tố gây phân hóa khí hậu theo quy luật phi địa đới. Rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng có lợi thế nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi, ôn hòa được quyết định bởi các đặc trưng về địa hình. Cũng chính từ chức năng gây phân dị, phân hóa lãnh thổ mà địa hình còn có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, đến các nền văn minh và sự đa dạng văn hóa của con người, là một trong những yếu tố của tài nguyên du lịch nhân văn; ii) Địa hình là thành phần chính của tự nhiên tạo nên cảnh quan để du khách thưởng ngoạn. Đặc điểm của địa hình cũng góp phần quyết định đến loại hình du lịch. Có những loại hình du lịch chỉ phát triển trong điều kiện địa hình đặc thù như du lịch mạo hiểm leo núi, du lịch chèo thuyền vượt thác, du lịch biển, tham quan các dạng địa hình karst,... Các quá trình địa mạo cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo lập nên các dạng địa hình để được khai thác, sử dụng cho mục đích du lịch [1]. Tài nguyên địa mạo phục vụ cho phát triển du lịch là những yếu tố, dạng và kiểu địa hình, cũng như tập hợp của chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để phục vụ cho nhu cầu thưởng ngoạn, thăm quan, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học,… của mọi người [1]. Di sản địa mạo có thể coi là dạng tài nguyên quan trọng nhất trong hệ thống tài nguyên địa mạo. Di sản địa mạo phải có ít nhất một trong những giá trị về khoa học, thẩm mỹ, văn hóa, kinh tế, sinh thái tùy theo nhận thức của con người để phân biệt chúng với những dạng địa hình thông thường. Trong đó có thể coi giá trị khoa học là giá trị trung tâm, là cơ sở cho việc công nhận một đối tượng địa mạo nào đó trở thành di sản; các giá trị còn lại là giá trị bổ sung, có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và so sánh các di sản địa mạo hay tính đến giá trị về kinh tế khi nhấn mạnh tới tiềm năng du lịch của một di sản. Giá trị của một di sản địa mạo sẽ quyết định mức độ công nhận của cộng đồng ở mức độ địa phương, vùng, quốc gia hay quốc tế. Việc xác định giá trị này được thực hiện thông qua các phương pháp đánh giá. Chẳng hạn các tiêu chí thường 13
  18. được sử dụng để đánh giá giá trị khoa học của một di sản địa mạo bao gồm tính toàn vẹn, tính đại diện, tính hiếm có, tính rõ ràng. Về phân loại di sản địa mạo, cũng có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau: - Phân loại theo giá trị của di sản, các di sản địa mạo có thể được công nhận ở các cấp độ khác nhau: địa phương, quốc gia, quốc tế. - Phân loại theo quy mô, di sản địa mạo có thể được chia thành: i) Điểm di sản địa mạo: những dạng địa hình độc lập hoặc một nhóm nhỏ địa hình, có thể quan sát chi tiết từ một điểm hay một không gian hẹp; ii) Cụm di sản: được tạo thành bởi một hoặc nhiều nhóm địa hình mà chỉ có thể quan sát được bởi việc di chuyển bên trong khu vực; iii) Vùng di sản: những khu vực cho thấy những dạng địa hình rộng lớn, trong đó bao gồm cả điểm và cụm di sản. - Phân loại theo nguồn gốc: Cách phân loại theo nguồn gốc đối với tài nguyên địa mạo hay di sản địa mạo vẫn là cách phân loại khoa học và đầy đủ nhất. Việc phân loại các di sản địa mạo theo nguồn gốc tùy thuộc vào bối cảnh địa mạo của mỗi quốc gia. 1.2. Tổng quan các công trình liên quan đến khu vực nghiên cứu và lân câ ̣n 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về địa mạo Công tác nghiên cứu địa mạo trên lãnh thổ Việt Nam đã được bắt đầu ngay từ những năm đầu của công cuộc xây dựng đất nước. Cho tới nay, công tác hiệu đính bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:500.000 và thành lập các bản đồ địa mạo ở tỷ lệ 1:200.000 do Cục địa chất Việt Nam chủ trì đã được hoàn thành. Nhiều vùng lãnh thổ đã được đo vẽ địa mạo chi tiết đến tỷ lệ 1:50.000. Cùng với đó là các công trình nghiên cứu chuyên đề về địa mạo với nhiều hướng khác nhau. Đối với khu vực vịnh Bái Tử Long thuộc tỉnh Quảng Ninh đã có các công trình, đề tài nghiên cứu đặc điểm địa mạo khu vực như của Phạm Khả Tùy và nnk (1995); Uông Đình Khanh (2013); Đinh Trung Kiên (2014); Nguyễn Hiệu và nnk (2016); Đỗ Thị Yến Ngọc và nnk (2018);... Trong luâ ̣n văn tha ̣c si:̃ “Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long” [9], tác giả Đinh Trung Kiên có đề câ ̣p đế n tài nguyên điạ hin ̀ h khu vực nghiên cứu, theo đó tác giả phân ra 6 kiể u điạ hin ̀ h chiń h: điạ hin ̀ h karst xen lẫn đấ t, điạ hin ̀ h karst chủ đa ̣o, điạ hiǹ h hang đô ̣ng karst, điạ hin ̀ h áng, điạ hiǹ h baĩ cát, điạ hin ̀ h baĩ triề u có rừng ngâ ̣p mă ̣n. Dù có đề câ ̣p đế n các da ̣ng điạ hin ̀ h cơ bản, tuy nhiên các yế u tố trắ c lươ ̣ng hình thái, nguồ n gố c hình thái hay các quá trình đô ̣ng lực la ̣i chưa 14
  19. đươ ̣c phân tić h ky,̃ vì vâ ̣y đây chưa phải là nghiên cứu đă ̣c điể m điạ ma ̣o khu vực hoàn chin̉ h mà chỉ tâ ̣p trung trên khiá ca ̣nh phân loa ̣i theo đă ̣c điể m tha ̣ch ho ̣c, trầ m tić h và làm rõ các da ̣ng điạ hình karst nhiê ̣t đới. Pha ̣m Khả Tùy, La ̣i Huy Anh và Pha ̣m Đình Tho ̣ trong báo cáo: “Đă ̣c điể m điạ ma ̣o tin̉ h Quảng Ninh” (năm 1995) [27], tâ ̣p thể tác giả trên cơ sở đưa ra 3 nguyên tắ c thành lâ ̣p bản đồ điạ ma ̣o (nguyên tắ c nguồ n gố c lich ̣ sử; nguyên tắ c hình thái cấ u trúc và hình thái điêu khắ c; nguyên tắ c nguồ n gố c hiǹ h thái) đã phân tić h ưu nhươ ̣c điể m của từng nguyên tắ c và lựa cho ̣n ra mô ̣t nguyên tắ c phù hơ ̣p nhấ t với điề u kiê ̣n tự nhiên xã hô ̣i khu vực để phu ̣c vu ̣ nghiên cứu điạ mạo tỉnh Quảng Ninh, đó chính là nguyên tắ c nguồ n gố c hiǹ h thái. Theo đó, nhóm tác giả phân chia khu vực ra 4 nhóm kiể u điạ hình trải theo 4 phầ n chính (phầ n đấ t liề n; phầ n baĩ biể n; phầ n đảo; phầ n đáy biể n nông ven bờ). Tuy nhiên, do nghiên cứu trên tỷ lê ̣ trung bình 1:50000 nên hầ u như khu vực nghiên cứu thuô ̣c vào 2 kiể u điạ hình chính nằ m trong phầ n đảo là: đảo núi thấp - đồi nguồn gốc bóc mòn xâm thực, cấu tạo đá trầm tích và trầm tích biến chất; và đảo núi thấp - đồi rửa lũa cấu tạo bằng đá vôi. Như vâ ̣y, viê ̣c phân chia các đố i tươ ̣ng điạ ma ̣o như trên thể hiê ̣n rấ t rõ ràng cấ u trúc điạ chấ t khu vực nhưng các kiể u điạ hình đươ ̣c phân tích còn chưa đươ ̣c chi tiế t, yế u tố trắ c lươ ̣ng hình thái còn lu mờ. Nguyễn Hiê ̣u và nnk trong bài báo: “Sự khác biệt và lợi thế phát triển du lịch của vịnh Bái Tử Long dưới góc nhìn về tài nguyên địa mạo” (năm 2016) [10] đã trình bày kết quả đánh giá về những giá trị độc đáo của tài nguyên địa mạo ở Vịnh Bái Tử Long theo hệ thống các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa mạo, kết quả phân tích về sự khác biệt trong phát triển du lịch lấy tài nguyên địa mạo làm trụ cột ở Vịnh Bái Tử Long so với Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, những đánh giá điạ ma ̣o la ̣i tập trung vào các đố i tươ ̣ng điạ hiǹ h phát triể n trên đá vôi mà chưa phân tić h kỹ các đố i tươ ̣ng điạ ma ̣o khác. Hơn nữa, viê ̣c nghiên cứu điạ ma ̣o trên cả mô ̣t khu vực rô ̣ng lớn ở tỷ lê ̣ 1:50000 phầ n nào chưa lô ̣t tả chi tiế t các đă ̣c trưng điạ hiǹ h của nhóm đảo Trà Bản - Quan La ̣n. Trong bài báo: “Khái quát về điề u kiê ̣n tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 50 đảo ven bờ Bắ c Bô ̣ Viê ̣t Nam (có diê ̣n tích từ 1km2 trở lên)” [8], Uông Điǹ h Khanh và nnk bước đầu giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của 50 đảo ven bờ Bắc Bộ (có diện tích từ 1km2 trở lên) được mô tả lồng ghép với các đảo nhỏ và vùng biển đảo của khu vực. Trong đó, các đă ̣c trưng điạ ma ̣o đươ ̣c mô tả mô ̣t cách khái quát, sơ bô ̣ về quầ n thể vinh ̣ Ha ̣ Long, Bái Tử Long. Tuy nhiên, nhóm tác giả chủ yế u miêu tả các giá tri ̣ cảnh quan của điạ hình karst nhiê ̣t 15
  20. đới với các nón đá, tháp đá karst muôn hin ̀ h va ̣n tra ̣ng, hê ̣ thố ng hang đô ̣ng đe ̣p, phong phú,… Đỗ Thi ̣ Yế n Ngo ̣c và nnk trong đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long”, năm 2018 [14]. Tâ ̣p thể tác giả đã tiế n hành phân tích đă ̣c điể m điạ ma ̣o đảo Trà Bản như là mô ̣t nhân tố đầ u vào quan tro ̣ng trong phân tích đa biế n đánh giá trươ ̣t lở ở khu vực. Qua đó, bản đồ điạ ma ̣o đảo Trà Bản đươ ̣c thành lâ ̣p theo nguyên tắ c nguồ n gố c hiǹ h thái ở tỷ lê ̣ 1:10000 với 4 nguồ n gố c điạ hình chính là: địa hình do kiến tạo; địa hình ngoại sinh phát triển trên các đá trầm tích; địa hình phát triển trên các thành tạo karst; địa hình do tích tụ. Trong 4 nguồn gố c điạ hình chính này đươ ̣c phân chia chi tiế t ra 15 đố i tươ ̣ng điạ ma ̣o. Mu ̣c đích nghiên cứu và thành lâ ̣p bản đồ điạ ma ̣o khu vực nhằ m đánh giá mức đô ̣ ảnh hưởng đế n tai biế n trươ ̣t lở cho từng đố i tươ ̣ng điạ ma ̣o, làm cơ sở trong đánh giá, lâ ̣p sơ đồ phân cấ p mức đô ̣ nguy cơ tai biến vùng nghiên cứu theo nhân tố điạ ma ̣o. Như vâ ̣y, trong nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu điạ ma ̣o phu ̣c vu ̣ cho phát triể n du lich ̣ thì việc phân tić h điạ hiǹ h trên tỷ lê ̣ 1:10000 và phân chia chi tiế t các đố i tươ ̣ng điạ mạo theo nguyên tắ c nguồ n gố c hiǹ h thái này là tương đố i hơ ̣p lý. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch Trong luâ ̣n án Tiế n si:̃ “Phát triể n du lich ̣ biể n đảo vinh ̣ Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh” của Châu Quố c Tuấ n (năm 2016) [24], để thực hiê ̣n mu ̣c tiêu góp phần phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long theo hướng bền vững, tác giả đã tiế n hành hệ thống hóa, bổ sung, phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lich ̣ biể n đảo (DLBĐ); xác định mức độ thuận lợi tài nguyên cho phát triển một số loại hình DLBĐ; đánh giá thực trạng về phát triển DLBĐ và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh Bái Tử Long. Từ đó, đưa ra đươ ̣c đề xuất một số định hướng, giải pháp hợp lý để phát triển DLBĐ Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo hướng bền vững. Trong luâ ̣n văn tha ̣c si:̃ “Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” của Nguyễn Thanh Tuấ n (năm 2012), tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Bái Tử Long: Tài nguyên đa dạng sinh học, tài nguyên xã hội; Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2