Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An - thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
lượt xem 9
download
Luận văn "Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An - thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên" được lựa chọn nghiên cứu nhằm đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An và trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An - thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HOÀNG VĂN TUẤN ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TỔN THƯƠNG VEN BIỂN QUẬN HẢI AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NHẰM ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Hà Nội Năm 2012 Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 ii
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HOÀNG VĂN TUẤN ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TỔN THƯƠNG VEN BIỂN QUẬN HẢI AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NHẰM ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 608502 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Mai Trọng Nhuận
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Hà Nội Năm 2012 Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 ii
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo, cán bộ của bộ môn Quản lý Môi trường nói riêng và Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói chung đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để học viên hoàn thành luận văn này. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Mai Trọng Nhuận đã dành sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn. Để hoàn thành luận văn này, học viên cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ về thời gian cũng như tài liệu, công tác khảo sát thực địa phục vụ cho quá trình nghiên cứu của học viên. Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, ủng hộ và chia sẻ những khó khăn cùng học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 HVCH. Hoàng Văn Tuấn Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 i
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 2 1.1. Một số khái niệm ................................................................................................................ 2 1.2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................................. 3 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hải An ....................................................... 11 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................................ 11 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................................ 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 25 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 25 2.2.1. Phương pháp kế thừa .................................................................................................................... 25 2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................................................... 26 2.2.3. Phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) ........................................................ 27 2.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường .......................... 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 31 3.1. Đánh giá các yếu tố gây tổn thương ven biển khu vực quận Hải An ........................ 31 3.1.1. Nhận định các yếu tố gây tổn thương ......................................................................................... 31 3.1.2. Các yếu tố cường hóa tai biến ..................................................................................................... 37 3.1.3. Phân vùng mức độ nguy hiểm do các tai biến ............................................................................. 39 3.2. Đánh giá mật độ đối tượng bị tổn thương ven biển khu vực quận Hải An ............ 38 3.2.1. Nhận định các đối tượng bị tổn thương ...................................................................................... 38 3.2.2. Phân vùng mật độ các đối tượng bị tổn thương .......................................................................... 42 3.3. Đánh giá khả năng ứng phó ven biển khu vực quận Hải An ....................................... 44 3.3.1. Nhận định các khả năng ứng phó ................................................................................................. 44 3.3.2. Phân vùng khả năng ứng phó ........................................................................................................ 48 3.4. Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường ven biển khu vực quận Hải An ............................................................................................................................................... 50 3.5. Định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ................................... 52 3.5.1. Định hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ................................................................................ 52 3.5.2. Các giải pháp thực hiện định hướng quy hoạch, sử dụng tài nguyên ....................................... 56 3.5.2.1. Tăng cường hiệu lực của luật pháp, chính sách ....................................................................... 56 3.5.2.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức ........................................................ 57 3.5.2.3. Giải pháp công trình giảm thiểu thiệt hại do tai biến .............................................................. 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 62 Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 ii
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 iii
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu ĐNN : Đất ngập nước HST : Hệ sinh thái KT XH : Kinh tế xã hội MĐTT : Mức độ tổn thương NTTS : Nuôi trồng thủy sản PTBV : Phát triển bền vững RNM : Rừng ngập mặn Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 iv
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên MỞ ĐẦU Hải Phòng có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc và vành đai hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nằm ở vùng ven biển thành phố Hải Phòng, quận Hải An có các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố, bao gồm các tuyến đường bộ (điển hình là Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội với Hải Phòng), đường thuỷ (với mật độ cảng lớn như cảng Chùa Vẽ, cảng Cửa Cấm, cảng Quân sự và một số cảng chuyên dùng khác), đường sắt (từ ga Lạc Viên đến cảng Chùa Vẽ) và đường hàng không (sân bay Cát Bi). Bên cạnh đó, khu vực còn có một số tài nguyên như khoáng sản và đất ngập nước (ĐNN). Các đặc điểm trên là lợi thế quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội (điển hình là các hoạt động phát triển cảng biển, khu công nghiệp ven biển, đô thị...) của quận Hải An nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Bên cạnh các điều kiện thuận lợi nêu trên, khu vực quận Hải An phải chịu tác động từ các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, dâng cao mực nước biển và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội như giao thông thuỷ, xây dựng khu công nghiệp, đô thị hoá. Các yếu tố này đã và đang làm gia tăng mức độ tổn thương (MĐTT) tài nguyên, môi trường khu vực quận Hải An, điển hình là khu vực ven biển. Dựa vào đánh giá MĐTT tài nguyên, môi trường sẽ xác định được mức độ tổn thương cho các khu vực khác nhau và là tiền đề nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường. Do đó, đề tài “Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An và trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 1
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm Khái niệm về khả năng bị tổn thương hay tính dễ bị tổn thương đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất từ những năm 1970. Tính tổn thương là một khái niệm khá trừu tượng, được đưa ra trong rất nhiều tài liệu và chưa có tinh th ́ ống nhất. Một số định nghĩa tổn thương điển hình có thể kể đến như: Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change IPCC, 1997): tính tổn thương là sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại lâu dài từ biến đổi khí hậu. Uỷ ban Địa học ứng dụng Nam Thái Bình Dương (The South Pacific Applied Geoscience Commission SOPAC, 1999): tính tổn thương là khả năng ứng phó và phục hồi của hệ thống đối với các tác động của tai biến. Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (National Oceanic and Atmospheric Administration NOAA, 1999): tính tổn thương là khả năng mẫn cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã hội) trước những tác động tiêu cực của tai biến. Tính tổn thương là nguy cơ mất mát của con người hoặc hệ thống tự nhiên xã hội do tác động của tai biến thiên nhiên (Cutter, 2000). Tính tổn thương là khả năng bị tổn thương của hệ thống tự nhiên xã hội, là những đặc tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống đỡ và phục hồi từ những thay đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson, 2001). Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (USEPA, 2006): tính tổn thương của một hệ thống là mức độ tổn thất của hệ thống đó dưới tác động của một áp lực nào đó từ bên ngoài hay bên trong hệ thống. Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 2
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2007) đã đưa ra khái niệm MĐTT tài nguyên, môi trường và các hệ sinh thái biển, được hiểu là mức độ ứng phó, chống đỡ, tổn thất và phục hồi của tài nguyên, môi trường biển và các hệ sinh thái trước các tác động từ bên ngoài (tai biến, các quá trình tự nhiên và hoạt động nhân sinh). Như vậy, theo các định nghĩa đã có trước, thì tổn thương tài nguyên, môi trường biển sẽ gồm 2 yếu tố: 1) mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống và 2) mức độ chống chịu (Resistance), phục hồi (Resilience), ứng phó (Coping capacity) của tài nguyên, môi trường trước các tác động; hay có thể định nghĩa: MĐTT tài nguyên, môi trường biển là mức độ tổn thất, suy thoái về tài nguyên, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó trước các tác động từ bên ngoài (tai biến và các hoạt động nhân sinh) (Kasperson, 2001, Mai Trọng Nhuận, 2007). MĐTT tài nguyên và môi trường biển được đánh giá dựa vào hệ cơ sở dữ liệu bao gồm: cường độ, mật độ, tần suất và hậu quả của các yếu tố gây tổn thương (điển hình là các tai biến); đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng (tự nhiên, xã hội); mật độ, giá trị và khả năng ứng phó của tài nguyên, môi trường. 1.2. Lịch sử nghiên cứu a. Trên thế giới Khả năng bị tổn thương/tính tổn thương (Vulnerability) được nghiên cứu ở các qui mô khác nhau: vùng/khu vực, hệ thống tự nhiên, hệ thống xã hội, hệ thống kinh tế (Adger, 2001; Birkmann, 2006; Cutter, 1996, 2000; FAO, 2004; IPCC, 2007; NOAA, 1999, 2001; SOPAC, 1999). Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương được thực hiện trong những hoàn cảnh đa dạng như: biến đổi khí hậu, tai biến môi trường, sự biến động giá cả hàng hoá trên thị trường, sự khan hiếm lương thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế, khủng bố, chiến tranh (Adger, 2001; FAO, 2004; IPCC, 2007; NOAA, 1999, 2001). Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 3
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Cuối thế kỷ XX, các mô hình và phương pháp đánh giá tổn thương dựa trên các thông số được định lượng hoá một cách có hệ thống đã được xây dựng như qui trình và công cụ đánh giá khả năng tổn thương của NOAA (1999, 2001); phương pháp nghiên cứu khả năng bị tổn thương của Cutter (1996, 2000); phương pháp nghiên cứu khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển của IPCC (2001, 2007). Các công trình này tập trung vào nghiên cứu xây dựng các bản đồ về phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ các đối tượng dễ bị tổn thương để từ đó thành lập bản đồ đánh giá MĐTT. Đồng thời, kết quả của các công trình này đã thể hiện được tính ưu việt trong việc dự báo MĐTT do tai biến cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, là cơ sở quan trọng trong hoạch định chính sách quản lý và phát triển. Đặc biệt, các nghiên cứu của NOAA (1999) đã xây dựng qui trình đánh giá khả năng bị tổn thương (gồm các bước: nhận định các tai biến, phân tích tai biến, cơ sở hạ tầng, tài nguyên, kinh tế, xã hội và phân tích cơ hội giảm thiểu thiệt hại) và những ứng dụng của việc đánh giá này (qui hoạch sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và tăng khả năng giảm thiểu, tái phát triển và sửa chữa lại các công trình bị hư hỏng, đưa ra các chính sách đầu tư và phát triển cần được ưu tiên…). Bên cạnh đó, mô hình đánh giá khả năng bị tổn thương của Cutter (1996) được xây dựng áp dụng cho đánh giá MĐTT của hệ thống tài nguyên, môi trường. Trong đó, khả năng bị tổn thương của hệ thống tài nguyên, môi trường có thể thay đổi theo thời gian do sự biến động của các yếu tố tai biến gây tổn thương, sự thay đổi năng lực của cộng đồng đối phó với tai biến. Mức độ thiệt hại do tai biến không chỉ phụ thuộc vào bản thân các tai biến (cường độ, qui mô, tần suất…) mà còn phụ thuộc vào đặc tính và khả năng bị tổn thương của đối tượng chịu tác động của tai biến. Mô hình này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho việc phòng tránh tai biến và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội theo cách tiếp cận “tiên đoán và ngăn chặn” những tác động tiêu cực của tai biến. Đến năm 2000, Cutter đã nghiên cứu và đánh giá khả năng bị tổn thương xã hội do tai biến. Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 4
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng bị tổn thương xã hội gồm: cơ sở hạ tầng, đường thoát hiểm, khả năng ứng phó với tai biến thấp, tín ngưỡng và phong tục tập quán, thiếu thông tin, trí thức, thiếu quyền tiếp cận tài nguyên. Trong các nghiên cứu của SOPAC (2004), bộ chỉ số (gồm 50 chỉ số) về tổn thương môi trường (EVI Environmental Vulnerability Index) đã được xây dựng tập trung vào các khía cạnh: khí hậu thay đổi, đa dạng sinh học, nước, nông nghiệp và thủy sản, sức khỏe cộng đồng, các tai biến (động đất, sóng thần,…) và hiện tượng thiên nhiên (bão, lốc, cháy rừng,...). Đối với từng yếu tố gây tổn thương cho môi trường đều được định lượng và đề xuất biện pháp giảm thiểu tổn thương. Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn cho các nước đang phát triển, đồng thời là dữ liệu quan trọng phục vụ phát triển kinh tế bền vững tại đây. Bên cạnh đó, nghiên cứu của USGS (Mỹ) đã đánh giá khả năng tổn thương cho cả đới ven biển do dâng cao mực nước biển, trong đó đã xây dựng được chỉ số tổn thương của đới bờ (CVI Coastal Vulnerability Index) và dựa trên đó đã thiết lập được bản đồ tổn thương cho từng khu vực. Tiếp theo đó có rất nhiều công trình nghiên cứu các khía cạnh liên quan tới khả năng bị tổn thương như khả năng phục hồi, khả năng thích ứng (Adaptation) và tính nhạy cảm (Sensitivity)... Trong đó, khả năng phục hồi là khả năng của một hệ thống cho phép nó hấp thụ và tận dụng hay thậm chí thu lợi từ những biến đổi và thay đổi tác động đến hệ thống và do đó làm cho hệ thống tồn tại mà không làm thay đổi về chất trong cấu trúc hệ thống (Hooling, 1973); là khả năng của thực thể (con người, loại tài nguyên, HST, dải ven biển,...) để chống lại, phản ứng và phục hồi lại từ những tác động của tự nhiên (SOPAC, 2004); là khả năng thích nghi với các hoàn cảnh đang thay đổi và do vậy đảm bảo tính an toàn của các phương thức sống (Luttrell, 2001)... Hầu hết các nghiên cứu về tổn thương có xu hướng tập trung vào từng tác nhân riêng lẻ như dâng cao mực nước biển (USGS, 2005), lũ lụt (Harvey, 2008), Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 5
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên xói lở bờ biển (Boruff và nnk, 2005). Trong những năm gần đây, nghiên cứu MĐTT do biến đổi khí hậu được đặc biệt quan tâm, điển hình là các công trình nghiên cứu của IPCC (2001, 2007). Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về tổn thương theo tiếp cận tổng hợp các tác nhân và đối tượng tổn thương còn ít được thực hiện (Cutter, 1996, NOAA, 1999, 2001; SOPAC, 2004). Cùng với phương pháp viễn thám và GIS đã được các nhà nghiên cứu MĐTT áp dụng để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu đánh giá MĐTT, chỉ tiêu đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến, chỉ tiêu đánh giá mật độ đối tượng bị tổn thương, chỉ tiêu đánh giá khả năng ứng phó. Hiện nay, hướng nghiên cứu về dự báo mức độ tổn thương ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Kết quả phân vùng dự báo mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường là cơ sở khoa học quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách có được một bức tranh tổng thể về ảnh hưởng của các hoạt động tự nhiên, nhân sinh và các qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội đến tài nguyên, môi trường trong tương lai, từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng và qui hoạch sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường (Steinitz và nnk, 2003). Các nghiên cứu về dự báo mức độ tổn thương chủ yếu tập trung vào tai biến môi trường và biến đổi khí hậu (DCCEE, 2011; Dixon, 2004; EPA, 2004; Jain và nnk, 2007) và dự báo trong khoảng thời gian dưới 60 năm (DCCEE, 2011). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về MĐTT được xây dựng dựa vào hệ cơ sở dữ liệu bao gồm: các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm tự nhiên, xã hội); đối tượng bị tổn thương (tài nguyên, môi trường, cơ sở hạ tầng, cộng đồng người…) và khả năng ứng phó/phục hồi của hệ thống. Các nghiên cứu về tổn thương và dự báo mức độ tổn thương đã và đang đóng góp đáng kể trong việc quản lý tổng hợp, khai thác bền vững tài nguyên, hình thành các chương trình ưu tiên và bảo tồn, hoạch định chính sách, định hướng qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội làm cơ sở cho đánh giá môi Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 6
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trường chiến lược và qui hoạch cơ sở hạ tầng… tiếp cận gần với mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. b. Ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu tổn thương ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX. Các nghiên cứu tiếp cận theo các lĩnh vực khác nhau của hệ thống tự nhiên, xã hội, cộng đồng dân cư và các tài nguyên ven biển trên qui mô nghiên cứu từ vùng/khu vực đến cả đới ven biển Việt Nam. Giai đoạn 1994 1996, Tom và cộng sự đã nghiên cứu về khả năng bị tổn thương tổng thể của đới bờ Việt Nam do sự dâng cao mực nước biển và khí hậu thay đổi. Các vùng nhạy cảm được chỉ ra dựa vào khả năng bị tổn thương của hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường đó là đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được: khả năng rủi ro cao cho con người (khoảng 17 triệu người trong đó có 14 triệu người thuộc đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động của lũ lụt hàng năm); tài nguyên (khoảng 1.700 km2 đất ngập nước), trong đó khoảng 60 % là đất ngập nước (ĐNN) ven biển bị ảnh hưởng bởi dâng cao mực nước biển); vốn đầu tư cho xây dựng để bảo vệ sinh cảnh ở các vùng châu thổ thấp ven biển (đê, kè,…) khi nước biển dâng cao 1m mất khoảng 24 tỷ USD/năm. Thêm vào đó là các công trình nghiên cứu, đánh giá MĐTT do lũ lụt mà tập trung vào đánh giá sự mất mát trong nông nghiệp (FAO, 2004); đánh giá MĐTT xã hội và khả năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi (Adger và nnk, 2000). Nghiên cứu về khả năng bị tổn thương xã hội ở huyện ven biển miền Bắc Việt Nam (huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) do sự hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục và Phát triển Môi trường của Việt Nam và Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Nhiệt đới của Hà Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 đã làm tăng tính bất công bằng trong thu nhập và phúc lợi địa phương gây ảnh hưởng tới năng lực thích nghi của người Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 7
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên dân địa phương khi phải đối mặt với cả sự thay đổi tổ chức và những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Nghiên cứu “Giảm thiểu tổn thương do lũ lụt và bão ở tỉnh Quảng Ngãi” và “Khả năng phục hồi của cộng đồng dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long do tai biến thiên nhiên” được chính phủ Úc tài trợ và thực hiện trong giai đoạn 2004 2009. Năm 2005, trong luận án tiến sỹ, Lê Thị Thu Hiền đã thành lập bản đồ MĐTT đới ven biển Hải Phòng. Các yếu tố ảnh hưởng tới MĐTT đới ven biển Hải Phòng được nêu ra bao gồm: 1) mức độ tai biến được tích hợp từ các dạng tai biến bão lụt, xói lở và bồi tụ ven bờ, trượt lở đất, động đất, tai biến địa hoá đối với tầng nước ngầm, đối với tầng nước mặt và các HST ven biển; 2) mật độ và phân bố các đối tượng chịu tổn thương như con người, tài sản, tài nguyên và các HST; 3) khả năng ứng phó với tai biến của một số yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội. Trong công trình này, khu vực có MĐTT cao tập trung ở khu vực khu nội thành cũ, khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn san hô. MĐTT trung bình thuộc vùng đất còn lại và MĐTT thấp thường ở vùng biển nông. Bản đồ MĐTT được xây dựng bằng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu trong không gian bằng hệ thông tin địa lý và cơ sở dữ liệu, cho phép tích hợp thông tin, gán trọng số cho các lớp thông tin chỉ tiêu, cho phép quá trình tính toán nhanh chóng, chính xác và cùng một lúc tích hợp được nhiều lớp thông tin với nhau. Công trình nghiên cứu này góp phần quản lý tông h ̉ ợp va s ̀ ử dụng hợp lý tài nguyên đới ven biển Hải Phòng. Nghiên cứu tổn thương là một trong những hướng nghiên cứu chính đã được Mai Trọng Nhuận triển khai từ những năm đầu của thế kỷ XX đến nay với các công trình nghiên cứu điển hình như: Trong giai đoạn 2001 2005, các nghiên cứu MĐTT của hệ thống tài nguyên, môi trường đới ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ được Mai Trong ̣ ̣ ề cập trong các đề tài và chuyên đề địa chất môi trường và địa chất tai Nhuân đ Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 8
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên biến. Cụ thể trong đề tài “Nghiên cứu, đánh giá MĐTT của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, qui hoạch sử dụng đất bền vững” được thực hiện trong giai đoạn 20012002. Trong công trình này, lần đầu tiên Mai Trọng Nhuận và cộng sự đã xây dựng được phương pháp luận, phương pháp và qui trình đánh giá MĐTT áp dụng cho đới duyên hải. Qua đó, bước đầu thiết lập được qui trình công nghệ thành lập bản đồ MĐTT của tài nguyên, môi trường đới duyên hải Nam Trung Bộ. Nhận định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới MĐTT, đánh giá hiện trạng MĐTT và phân vùng MĐTT đới duyên hải Nam Trung Bộ dựa trên các bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và phân vùng mật độ các đối tượng bị tổn thương (mật độ tài nguyên, hoạt động kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng,...). Kết quả đã thành lập được bản đồ phân vùng MĐTT các vùng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ theo 4 mức từ thấp đến cao. Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong công tác giảm thiểu thiệt hại tai biến, bảo vệ tài nguyên và môi trường, qui hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ miền Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung. Năm 2006, trong đề tài QG.05.27 “Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải, lấy ví dụ vùng Phan Thiết Vũng Tàu”, vịnh Phan Thiết và vịnh Gành Rái được lựa chọn đánh giá tổn thương. Dựa vào kết quả đánh giá MĐTT, đề tài đã đề xuất các giải pháp và mô hình sử dụng bền vững tài nguyên địa chất (điển hình là các hệ sinh thái (HST) nhạy cảm như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn (RNM), bãi triều của tài nguyên ĐNN, tài nguyên vị thế và tài nguyên khoáng sản. Nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội bền vững, mở ra các hướng nghiên cứu mới trong nghiên cứu tổn thương ở Việt Nam. Trong đề tài KC.09.05 “Điều tra đánh giá tài nguyên môi trường các vũng vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường” ̣ ̣ do Mai Trong Nhuân chủ nhiệm đã đánh giá và thành lập được bản đồ phân vùng Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 9
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên MĐTT của hệ thống tài nguyên, môi trường vịnh Tiên Yên và vịnh Cam Ranh. Việc đánh giá dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp của ba hợp phần: các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố tự nhiên và các hoạt động nhân sinh cường hóa tai biến), các đối tượng bị tổn thương (dân cư, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị, các loại tài nguyên…) và khả năng ứng phó của hệ thống. Kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường và định hướng phát triển bền vững vịnh Tiên Yên và vịnh Cam Ranh. Bên cạnh đó, nghiên cứu tổn thương ở đới ven bờ Việt Nam đã được Mai Trọng Nhuận đề cập trong các chuyên đề “Lập bản đồ hiện trạng địa chất tai biến và dự báo tai biến vùng biển Nam Trung Bộ từ 0 30m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1:50.000”. Cụ thể là đã đánh giá MĐTT đới ven biển Tuy Hòa Cam Ranh (2002), Cam Ranh Phan Thiết (2003), Phan Thiết Mũi Hồ Tràm (2004), Hồ Tràm Vũng Tàu (2005). Trong các vùng nghiên cứu có các vũng vịnh thuộc đối tượng bị tổn thương như vũng Rô, vịnh Văn Phong, Vịnh Cái Bàn, vũng Bến Gội, vụng Bình Cang Đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang, vịnh Hòn Tre, vịnh Cam Ranh, vũng Bình Ba, vịnh Phan Rang, vũng Phan Rí, vịnh Phan Thiết, vịnh Gành Rái. Năm 2004, trong chuyên đề “Thành lập bản đồ tai biến địa chất và dự báo tiềm ẩn tai biến địa chất vùng biển Cửa Hội Thạch Hải, Thạch Hội Vũng Áng (Hà Tĩnh) từ 0 30 m nước, tỷ lệ 1:50.000”, MĐTT của hệ thống tài nguyên, môi trường của các vùng ven biển kể trên đã được Mai Trọng Nhuận và cộng sự đánh giá. Từ năm 2007 đến nay, nghiên cứu MĐTT đã được Mai Trọng Nhuận và cộng sự thực hiện cho vùng biển từ 30 100 m nước trong các chuyên đề “Lập bản đồ hiện trạng địa chất tai biến và dự báo tai biến” các vùng biển: Hải Phòng Quảng Ninh, tỉ lệ 1/100.000; cửa Trần Đề Mỹ Thạch, Lạc Hòa Vĩnh Trạch Đông; Cửa Nhượng cửa Thuận An, Ninh Chữ Hàm Tân, Vũng Tàu Mũi Cà Mau, tỉ lệ 1:500.000,… Cách tiếp cận nghiên cứu tổn thương trong đánh giá tai biến là công cụ quan trọng cho việc Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 10
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phòng tránh tai biến, bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội theo cách "tiên đoán và ngăn chặn" những tác động tiêu cực của tai biến thay cho cách tiếp cận "phản ứng và chữa trị" truyền thống. Gần đây nhất, 2009 2011, dự án: “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững” đã được Mai Trọng Nhuận và cộng sự thực hiện bằng phần mềm ArcGIS 9.3 và Expert Choice 11, kết quả là xây dựng cơ sở khoa học và bộ dữ liệu về đánh giá và dự báo MĐTT tài nguyên, môi trường biển Việt Nam phục vụ quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển Việt Nam và phòng tránh, giảm nhẹ tai biến theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Dựa theo đó, những giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm thiểu các tai biến, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong vùng biển và đới ven biển Việt Nam sẽ được đề xuất. 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hải An 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1. Vị trí địa lý Hải An là quận nội thành, thuộc phía đông nam thành phố Hải Phòng, có toạ độ địa lý: 20°45’58” 20°54’36” vĩ độ bắc và 106°44’54” 106°50’36” (hình 1.1). Diện tích của quận khoảng 80,39 km2 gồm 8 phường: Đông Hải 1, Đông Hải 2, Đằng Hải, Đằng Lâm, Nam Hải, Tràng Cát, Thành Tô và Cát Bi [9]. Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 11
- Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu 1.3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo Địa hình khu vực Hải Phòng có tính phân bậc thể hiện xu hướng thấp dần về phía nam. Theo Nguyễn Đức Đại (1996), khu vực Hải Phòng có 4 kiểu địa hình chính: núi đá vôi, đồi núi thấp, đồi núi sót và đồng bằng. Khu vực ven biển quận Hải An chủ yếu là địa hình đồng bằng ven biển có độ cao từ 2 10 m, cao ở phía tây bắc, bắc và thấp dần về phía nam, đông nam tới bờ biển. 1.3.1.3. Đặc điểm địa chất a. Các hệ thống đứt gãy Trong khu vực có ba hệ thống đứt gãy tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại với 3 hướng chủ đạo: tây bắc đông nam; đông bắc tây nam và á vĩ tuyến. Hệ thống đứt gãy tây bắc đông nam: đóng vai trò chính phá hủy các thành tạo địa chất của khu vực, bao gồm: đứt gãy sông Lô cắt qua cửa Thái Bình, đứt gãy Hải Ninh Kiến An chạy qua cửa Văn Úc, đứt gãy Kim Thành Đồ Sơn cắt Hoàng Văn Tuấn Lớp Cao học Môi trường K18 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn