intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp tổ chức trò chơi sân khấu hóa phát huy tính sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài góp phần làm phong phú cơ sở lí luận về tổ chức TCSKH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.Trong đó trọng tâm là các khái niệm liên quan đến TCSKH phát huy TST của trẻ, biện pháp tổ chức TCSKH phù hợp và phát huy TST cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp tổ chức trò chơi sân khấu hóa phát huy tính sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Xuân Anh BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI SÂN KHẤU HÓA PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Xuân Anh BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI SÂN KHẤU HÓA PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG THỊ XUÂN HUỆ Thành phố Hồ Chí Minh - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Xuân Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, nhà trường và bạn bè. Thông qua luận văn, tác giả muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS. Trương Thị Xuân Huệ - người thầy đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn, định hướng và truyền đạt kinh nghiệm cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Phòng Sau đại học, quý thầy cô tận tình giảng dạy và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Quý thầy cô Khoa Giáo dục mầm non, phòng Quản lý khoa học, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ban giám hiệu và giáo viên trường mầm non Goldenkey ngụ tại 224 Gia Phú - Phường 1 - Quận 6 - Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình thực nghiệm. Quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã đọc và có những nhận xét, góp ý quý báu cho luận văn. Gia đình và bạn bè, các anh chị học viên lớp Cao học GDMN khóa 25 đã luôn động viên, ủng hộ về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận văn này trong điều kiện tốt nhất. Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Xuân Anh
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI SÂN KHẤU HÓA PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI ......................................................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 7 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới về sáng tạo................................................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về sáng tạo ...................................................... 9 1.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi và sáng tạo của trẻ ............................ 11 1.1.4. Nghiên cứu về trò chơi sân khấu hóa ............................................................. 13 1.2. Sáng tạo .................................................................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm về sáng tạo ..................................................................................... 15 1.2.2. Cấu trúc của sáng tạo ...................................................................................... 17 1.2.3. Các cấp độ sáng tạo ......................................................................................... 21 1.2.4. Vai trò của sáng tạo đối với sự phát triển của trẻ............................................ 22 1.2.5. Đặc điểm sáng tạo của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng.......................................................................................................... 24 1.2.6. Các điều kiện phát huy tính sáng tạo cho trẻ .................................................. 26 1.3. Trò chơi sân khấu hóa của trẻ 5 - 6 tuổi ................................................................. 28 1.3.1. Khái niệm về trò chơi sân khấu hóa ................................................................ 28
  6. 1.3.2. Đặc điểm phát triển TCSKH ở trẻ mẫu giáo ................................................... 33 1.3.3. Mức độ phát triển kỹ năng chơi TCSKH của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............ 34 1.3.4. Ý nghĩa của TCSKH đối với sự phát triển của trẻ .......................................... 35 1.3.5. Các hướng thể hiện sáng tạo của trẻ trong TCSKH ........................................ 36 1.3.6. Biểu hiện tính sáng tạo của trẻ trong TCSKH ................................................ 36 1.3.7. Tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ trong TCSKH ....... 37 1.4. Lý luận về biện pháp tổ chức TCSKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........................ 38 1.4.1. Khái niệm về tổ chức TCSKH ........................................................................ 38 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức TCSKH phát huy TST cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. ........................................................................................ 39 1.4.3. Khái niệm về biện pháp tổ chức TCSKH phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.......................................................................................... 42 1.4.4. Các biện pháp tổ chức TCSKH phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ......................................................................................... 42 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 50 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI SÂN KHẤU HÓA PHÁT HUY SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON .............................................................................. 52 2.1. Vài nét về chương trình GDMN ............................................................................. 52 2.2. Thực trạng tổ chức TCSKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........................................ 53 2.2.1. Một số vấn đề chung về khảo sát thực trạng tổ chức TCSKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.......................................................................................... 53 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ............................................................................. 54 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................................ 85 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 87
  7. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI SÂN KHẤU HÓA PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM ................................................................................. 88 3.1. Một số yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn biện pháp tổ chức TCSKH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................................................................................ 88 3.2. Biện pháp tổ chức TCSKH phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ....................................................................................................... 89 3.3. Thực nghiệm biện pháp tổ chức TCSKH phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ......................................................................................................... 98 3.3.1. Mục đích thực nghiệm: ................................................................................... 98 3.3.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm .................................................... 98 3.3.3. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................... 98 3.3.4. Tiêu chí đánh giá ............................................................................................. 98 3.3.5. Tiến trình thực nghiệm .................................................................................... 99 3.3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................ 99 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 117 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ĐC: Đối chứng GV: Giáo viên MG: Mẫu giáo MN: Mầm non NĐC: Nhóm đối chứng NTN: Nhóm thực nghiệm ST: Sáng tạo TC: Tiêu chí TCĐD: Trò chơi đạo diễn TCĐK: Trò chơi đóng kịch TCSKH: Trò chơi sân khấu hóa TN: Thực nghiệm TP: Thành phố TST: Tính sáng tạo
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá giáo án của giáo viên ........................................................ 55 Bảng 2.2. Các tiêu chí quan sát biểu hiện sáng tạo của trẻ ........................................... 59 Bảng 2.3. Tổng hợp và đánh giá chung về khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong TCSKH ............................................................................................... 61 Bảng 2.4. Khảo sát về mức độ nhận thức của giáo viên về sáng tạo ............................ 71 Bảng 2.5. Khảo sát những hình thức GV thường sử dụng để phát huy TST cho trẻ thông qua TCSKH. ....................................................................................... 72 Bảng 2.6. Khảo sát phương pháp mà GV sử dụng để tổ chức TCSKH cho trẻ ............ 75 Bảng 2.7. Khảo sát nhận thức của GV về TCSKH ....................................................... 76 Bảng 2.8 Khảo sát nhận thức của GV về TCSKH ....................................................... 77 Bảng 2.9. Khảo sát mức độ nhận thức của GV về TCĐK............................................. 78 Bảng 2.10. Khảo sát mức độ nhận thức của GV về TCĐD.......................................... 79 Bảng 2.11. Khảo sát biểu hiện TST của trẻ trong TCSKH .......................................... 81 Bảng 2.12. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức TCSKH phát huy TST cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ....................................................................................... 83 Bảng 3.1. So sánh mức độ biểu hiện TST của NĐC và NTN trong TCSKH trước TN ..................................................................................................... 100 Bảng 3.2. So sánh đánh giá kết quả phát triển ST của NĐC và NTN trong TCSKH trước TN ..................................................................................................... 102 Bảng 3.3. So sánh mức độ biểu hiện TST của NĐC và NTN trong TSCKH sau TN ........................................................................................................ 104 Bảng 3.4. So sánh đánh giá kết quả phát triển ST của NĐC và NTN trong TCSKH sau TN ........................................................................................................ 106 Bảng 3.5. So sánh mức độ biểu hiện TST của NĐC trong TCSKH trước và sau TN .............................................................................................................. 108 Bảng 3.6. So sánh mức độ biểu hiện TST của NTN trong TCSKH trước và sau TN .............................................................................................................. 110
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong TCSKH .......................... 62 Biểu đồ 2.2. Mức độ thể hiện TST của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong TCSKH ..................... 69 Biểu đồ 3.1. Mức độ biểu hiện TST của NĐC và NTN trong TCSKH trước TN....... 101 Biểu đồ 3.2. Kết quả phát triển ST của NĐC và NTN trong TCSKH trước TN ........ 102 Biểu đồ 3.3. Mức độ biểu hiện TST của NĐC và NTN trong TCSKH sau TN .......... 105 Biểu đồ 3.4. Kết quả phát triển ST của NĐC và NTN trong TCSKH sau TN ............ 106 Biểu đồ 3.5. Mức độ biểu hiện TST của NĐC trong TCSKH trước và sau TN ......... 109 Biểu đồ 3.6. Mức độ biểu hiện TST của NTN trong TCSKH trước và sau TN .......... 111
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sáng tạo được coi là một phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới. Tuy nhiên, tính sáng tạo không phải ngẫu nhiên xuất hiện mà nó được hình thành thông qua quá trình giáo dục.Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục là phải tạo ra những con người năng động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Như nhà giáo dục nổi tiếng Jean Piaget đã nói: Mục tiêu chủ yếu của giáo dục là có thể tạo ra một con người biết sáng tạo, phát minh và phát hiện, chứ không phải làm những việc đơn giản bắt chước người đi trước [34]. Tính sáng tạo của con người được hình thành và phát triển ngay từ lúc còn nhỏ đặc biệt là ở bậc học mầm non, bậc học đầu tiên trong quá trình giáo dục vì ở đây trẻ được học và phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh đó, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu: “Cần phát triển một số giá trị nét tính cách, phẩm chất cần thiết, phù hợp: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho việc học tập ở lớp 1 và bậc học sau có kết quả…” [1]. Theo L.XVưgôtxki: “Sự sáng tạo thật ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới dù cho cái mới ấy nhỏ bé đến đâu chăng nữa so với những sáng tạo của các bậc thiên tài” [13]. Phát huy tính sáng tạo cho trẻ tuổi mầm non là phù hợp với mục tiêu giáo dục của bậc học, mục tiêu đào tạo và toàn hệ thống giáo dục. Tuổi mầm non được mô tả như “tuổi vàng của sáng tạo, thời gian mà mọi đứa trẻ đều nhạy cảm với nghệ thuật”. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Các nhà giáo dục như Comenxki, Phoi Bach, K.D. Usinxki đều cho rằng chơi là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất đối với trẻ mẫu giáo. Chơi là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, trao đổi cảm xúc góp phần hình thành và phát triển nhân cách.Chơi mang tính sáng tạo của trẻ. Một trong những trò chơi nhằm giúp trẻ phát huy tính sáng tạo đó chính là TCSKH.
  12. 2 Lứa tuổi mầm non là giai đoạn ngập tràn cảm xúc, trí tưởng tượng phong phú bay bổng, là mảnh đất màu mỡ để phát triển tính sáng tạo cho trẻ. Giai đoạn này trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật. Văn học đặc biệt là chuyện cổ tích là loại hình nghệ thuật trẻ được tiếp xúc từ rất sớm qua lời kể của bà, của mẹ…TCSKH là một dạng của trò chơi sáng tạo được xây dựng dựa trên nền của tác phẩm văn học. Đây là một dạng trò chơi tạo được nhiều hứng thú và sáng tạo ở trẻ. Đồng thời, thông qua việc thể hiện các vai trong truyện trẻ hiểu một cách sâu sắc nội dung câu chuyện cũng như tính cách của từng nhân vật trong truyện. Tuy nhiên ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, việc tổ chức TCSKH cho trẻ còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa có những biện pháp cụ thể tổ chức trò chơi giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình. Việc thiết kế môi trường, bày trí sân khấu đạo cụ hỗ trợ cho trò chơi còn nghèo nàn, chưa kích thích được hứng thú ở trẻ. Bên cạnh đó, thời gian dành cho việc tổ chức trò chơi còn eo hẹp; Giáo viên chưa thực sự tạo điều kiện để trẻ thể hiện sự sáng tạo trong việc lựa chọn vai kể và thực hiện vai kể. Chính vì lí do trên mà tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Biện pháp tổ chức trò chơi sân khấu hóa phát huy tính sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. Nghiên cứu này dựa trên những thành tựu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về trò chơi sáng tạo cũng như một số biện pháp phát huy TST cho trẻ mầm non nói chung và trẻ MG 5 - 6 tuổi nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và lựa chọn một số biện pháp tổ chức TCSKH phát huy TST cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. 3. Giới hạn đề tài 3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài khảo sát quá trình tổ chức TCSKH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại một số trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung nghiên cứu lựa chọn các biện pháp tổ chức TCSKH phát huy TST cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, không đề cập đến các biện pháp tổ chức nhằm phát triển các thuộc tính tâm lý khác.
  13. 3 3.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu Việc khảo sát thực trạng tổ chức TCSKH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi được tiến hành một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh:  Trường Mầm Non Tân Định – Quận 1  Trường Mầm Non Hoa Mai – Quận 3  Trường Mầm non Sương Mai - Quận 7  Trường Mầm Non Goldenkey – Quận 6  Trường Mầm Non Quận Tân Bình Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại 1 trường mầm non thuộc địa bàn TPHCM. Nhóm trẻ ĐC tương ứng với nhóm TN thuộc trường mầm non nói trên. Ngoài ra, chúng tôi gửi phiếu thăm dò ý kiến cho một số trường mầm non để thăm dò ý kiến đủ 58 giáo viên đang dạy lớp lá (trẻ 5 – 6 tuổi), cụ thể như sau:  Trường Mầm Non Tân Định – Quận 1  Trường Mầm Non Hoa Mai – Quận 3  Trường Mầm non 8 – Quận 3  Trường Mầm Non Goldenkey – Quận 6  Trường Mầm non Sương Mai - Quận 7  Trường Mầm non 19/5 – Quận 7  Trường Mầm Non Quận Tân Bình 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp tổ chức TCSKH nhằm phát huy TST cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại trường mầm non. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức TCSKH cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại trường mầm non. 5. Giả thuyết nghiên cứu Trong thực tiễn giáo dục mầm non TP.HCM, các biện pháp tổ chức TCSKH phù hợp và thúc đẩy sự phát triển TST của trẻ MG 5 - 6 tuổi chưa được chú trọng sử dụng.
  14. 4 Nếu lựa chọn được một số biện pháp tổ chức TCSKH phù hợp và thúc đẩy sự phát triển TST của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thì mức độ phát triển sáng tạo của trẻ sẽ cao hơn. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp tổ chức TCSKH phát huy TST cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.  Khảo sát và đánh giá thực trạng quá trình giáo viên sử dụng các biện pháp tổ chức TCSKH phát huy TST cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại một số trường Mầm non trên địa bàn TP.HCM.  Lựa chọn và thực nghiệm một số biện pháp tổ chức TCSKH phát huy TST cho trẻ MG 5 - 6 tuổi. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi quán triệt một số quan điểm cơ bản sau: 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc TCSKH là một loại hình vui chơi đặc biệt của trẻ mẫu giáo và được liệt vào loại trò chơi sáng tạo tiêu biểu. Sáng tạo nói chung và sáng tạo trong TCSKH có các thành tố cấu trúc: Tình cảm, tri giác sáng tạo, tưởng tượng sáng tạo và tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận và thể hiện TST trong TCSKH của trẻ ở lứa tuổi này còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc tổ chức TCSKH cho trẻ muốn mang lại hiệu quả không thể không nhắc đến hệ thống các biện pháp. Tuy nhiên, biện pháp phải phù hợp với cấu trúc sáng tạo. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - văn hoá TCSKH là hoạt động được xây dựng dựa trên nền của tác phẩm văn học, là một hình thức đặc biệt giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học bằng cách nhập vai thành các nhân vật trong tác phẩm văn học ấy. Việc tổ chức TCSKH cho trẻ có thể được xem là một quá trình giáo dục nhằm truyền thụ văn hóa, kinh nghiệm của nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự sáng tạo trong T cũng được hình thành theo quy luật truyền thụ kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vai trò của người lớn không bị xem nhẹ trong việc tổ chức trò chơi sân khấu hóa nhằm phát triển tính sáng tạo của trẻ.
  15. 5 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Xuất phát từ thực tế cũng như thông qua kết quả điều tra thực trạng, chúng tôi đề xuất biện pháp tổ chức TCSKH phát huy TST cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phù hợp với tình hình giáo dục tại địa bàn khảo sát. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan nhằm để làm sáng tỏ các khái niệm: trò chơi, sáng tạo, trò chơi SKH, đạo diễn, đóng kịch…..và các lý luận có liên quan như: trò chơi ST của trẻ MG 5 - 6 tuổi, đặc điểm sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi, biểu hiện TST của trẻ, ý nghĩa của TCSKH đối với sự phát triển của trẻ… nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhằm xác định có hay không việc sử dụng các phương pháp tổ chức TCSKH phù hợp và thúc đẩy sự phát triển sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi. Phương pháp quan sát sư phạm. Mục đích: Xác định có hay không việc sử dụng các biện pháp tổ chức TCSKH nhằm phát triển TST cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường tại TP.HCM. Tìm hiểu thực trạng mức độ ST của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong TCSKH. Nội dung nghiên cứu: Biện pháp tổ chức TCSKH cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên, kỹ năng chơi và biểu hiện TST của trẻ. Cách tiến hành: Xây dựng các tiêu chí quan sát công tác tổ chức TCSKH tại các trường mầm non ở TP.HCM. Quan sát, ghi chép lại những thông tin thu được qua quan sát và phân tích các giờ tổ chức TCSKH. Phương pháp điều tra – phỏng vấn Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp này bằng cách sử dụng phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu nhận thức, thái độ của giáo viên; tìm hiểu đặc điểm, biểu hiện TST của trẻ MG 5 - 6 tuổi và đặc biệt là các biện pháp của giáo viên sử dụng trong việc tổ chức TCSKH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
  16. 6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả sư phạm của các biện pháp tổ chức TCSKH phát huy TST cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại 2 lớp của trường mầm non Goldenkey Quận 6 – TP.HCM Chọn ra 2 nhóm trẻ 5 – 6 tuổi của trường mầm non nói trên. Nhóm trẻ ĐC tương ứng với nhóm TN thuộc trường mầm non này. Nhóm TN là nhóm sẽ được tác động bởi các biện pháp thực nghiệm. Nhóm ĐC là nhóm trẻ bình thường, không chịu sự tác động gì. Từ đó, so sánh, đối chiếu mức độ biểu hiện TST của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCSKH giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm. 7.2.3. Phương pháp thống kê Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu được về việc sử dụng các biện pháp tổ chức TCSKH và mức độ phát triển TST của trẻ trong địa bàn khảo sát. 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Đóng góp về mặt lí luận Đề tài góp phần làm phong phú cơ sở lí luận về tổ chức TCSKH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.Trong đó trọng tâm là các khái niệm liên quan đến TCSKH phát huy TST của trẻ, biện pháp tổ chức TCSKH phù hợp và phát huy TST cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Chỉ ra được thực trạng của việc tổ chức TCSKH của giáo viên mầm non hiện nay: Nhận thức, thái độ, các biện pháp GV sử dụng trong quá trình tổ chức TCSKH nhằm phát triển TST cho trẻ. Tuyên truyền một số biện pháp tổ chức TCSKH một cách phù hợp và phát huy TST ở trẻ MG 5 - 6 tuổi.
  17. 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI SÂN KHẤU HÓA PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới về sáng tạo Khoa học sáng tạo xuất hiện từ rất xa xưa, khi con người xuất hiện thì khoa học sáng tạo đã hiện hữu để phục vụ cho nhu cầu của con người [18]. Từ việc tìm ra phương thức săn bắt hái lượm, cho đến việc tận dụng tất cả những điều kiện xung quanh để sống, tồn tại và phát triển là những minh chứng cho sự tồn tại của khoa học sáng tạo dù đó chỉ là những mầm mống hay biểu hiện ban đầu. Nguồn gốc của từ sáng tạo bắt nguồn từ chữ “Creare” trong tiếng Latinh. Vào thế thứ III, nhà toán học Papp người Hy Lạp, ở thành phố Alexandria là người đã đặt nền móng khởi đầu cho khoa học về sáng tạo và từ “Ơristic” lần đầu tiên được xuất hiện trong những công trình của nhà toán học Hy Lạp. Sau đó nhà toán học triết học nổi tiếng như Descrartes, Leibnitz, Bernard Bolzano đã cố gắng thành lập hệ thống Ơristic. Theo quan niệm thời bấy giờ, Ơristic là khoa học về các phương pháp và quy tắc sáng chế, phát minh. Khi nói đến sáng tạo người ta thường đề cập đến những thiên tài trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật như: Albert Einstein, Lev Nikolayevich Tolstoy, Isaac Newton, Leonardo da Vinci… Mặt khác, khi nói đến sáng tạo người ta giải quyết vấn đề sáng tạo theo góc độ chuyên môn riêng, chẳng hạn các nhà nghiên cứu lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật bỏ qua mặt tâm lý học của quá trình sáng tạo. Ngược lại, các nhà tâm lý học quan tâm hơn hết những nét đặc biệt về sáng tạo của các nhà sáng chế xuất sắc mà ít tính đến quy luật khách quan của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Giữa thế kỷ XIX, các nhà xã hội đã khẳng định bản chất của tính tích cực sáng tạo là hoạt động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng sáng tạo. Quan điểm này gần với quan điểm của các nhà tâm lý học ngày nay. Đến thế kỷ XX, là một thời điểm bước ngoặt trong lịch sử phát triển nhân loại, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của các lĩnh vực khoa học, đã có nhiều ngành khoa học ra đời, lĩnh vực sáng tạo cũng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu như là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Đặc biệt, xuất hiện nhu cầu nghiên cứu hoạt động sáng tạo trong
  18. 8 khuôn khổ của sự phát triển tâm lý cũng như sự phát triển trí tuệ. Do đó, quốc gia nào càng có nền khoa học kỹ thuật phát triển bao nhiêu thì càng tập trung nghiên cứu về lĩnh vực sáng tạo bấy nhiêu. Vào thời điểm này, nước Mỹ là một quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển hàng đầu thế giới. Các công trình nghiên cứu về sáng tạo của Lewis Terman trên những học sinh giỏi được đánh giá rất cao. Sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu các lĩnh vực và rút ra những kết luận về vấn đề chung của sáng tạo như: môi trường sáng tạo, vấn đề nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo… TST của nói chung được đặc biệt quan tâm nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỉ XX, khi nhà tâm lí học người Mĩ – J.P. Guilford - nguyên là giáo sư trường Đại học Tổng hợp ở miền nam California, khởi xướng phong trào này. Ông nhận xét: “Không có một hiện tượng tâm lý nào đã bị coi thường trong suốt một thời gian dài và đồng thời lại được quan tâm trở lại một cách bất ngờ như là hiện tượng sáng tạo” (J.P Guilford, 1967). Từ đây việc bồi dưỡng nhân cách sáng tạo là vô cùng cần thiết, “hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ khoa học, mà còn đến toàn bộ xã hội nói chung và dân tộc nào biết nhận ra được những nhân cách sáng tạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và biết tạo ra một cách tốt nhất cho họ những điều kiện thuận lợi nhất, thì dân tộc đó sẽ có được những ưu thế lớn lao” [21, tr.2]. Từ đây, các công trình nghiên cứu về sáng tạo được xuất bản như: May (1961), Mackinon (1962), Yamanoto (1963),... Ngoài ra nhiều tác giả khác của Mỹ cũng nghiên cứu vấn đề sáng tạo như: Barron, Blom, Helmholtz,… Từ năm 60, 70 không chỉ ở Mỹ, Liên Xô mà Tây Âu , đặc biệt ở Đức do nhận ra ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội cũng như ý nghĩa phát triển cá nhân của tư duy sáng tạo mà vấn đề sáng tạo dưới cách nhìn của Tâm lý học, Giáo dục học và Xã hội học được quan tâm nghiên cứu thích đáng, đặc biệt là trong Tâm lý học phát triển, Tâm lý học nhân cách. Những công trình nghiên cứu phát triển tính sáng tạo của trẻ em và thanh niên ở các nước Âu – Mỹ trong thời gian này đã nhận ra những sai lầm trong tâm lý học và giáo dục học của giai đoạn trước, đã không chú trọng nghiên cứu phẩm chất sáng tạo của con người ở các độ tuổi khác nhau. Mỹ cho rằng chính những thiếu hụt này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và giáo dục đào tạo của cả nước.
  19. 9 Do tác động của lối giáo dục thiếu dân chủ của gia đình, lối dạy học kiểu truyền thống, trong đó ông thầy là trung tâm, thầy giảng trò ghi nhớ, không nhằm và phát huy trí sáng tạo cho trẻ, nhiều lắm là chỉ tạo ra được những người thông minh, uyên bác, tinh thông sử sách, không tạo ra cái gì mới mẻ, không góp phần phát triển xã hội. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về TST trong TCSKH. Đại diện như: Tác giả Jack Maguire với quyển sách bỏ túi “Reative Storytelling: Chossing, inventing and Sharing Tales for children”chỉ cho người đọc một số thủ thuật đơn giản trong cách lựa chọn câu chuyện, kỹ thuật ghi nhớ câu chuyện và cách sử dụng kinh nghiệm cá nhân để tạo ra một câu chuyện mới phù hợp cho từng độ tuổi. Một phát hiện đặc biệt trong quyển sách là hướng dẫn người đọc có thể liên tưởng đến hàng loạt hoạt động sáng tạo khác nhau từ việc kể chuyện [32]. Quyển sách “Improving Your Storytelling: Beyond the Basics for All Who Tell Stories in Work and Play (American Storytelling)” của tác giả Doug Lipman lại đào sâu các kiến thức về định nghĩa câu chuyện, cấu trúc, ý nghĩa và các mô hình kể chuyện. Quyển sách giúp người kể chuyện chuyển giao các hình ảnh trong câu chuyện bằng ngôn ngữ nói, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và giọng nói sao cho hấp dẫn người nghe. Lipman chỉ ra rõ sự linh hoạt trong khi kể chuyện để kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo quan trọng hơn việc ghi nhớ [29]. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về sáng tạo Năm 1990, Viện khoa học giáo dục thuộc Bộ giáo dục đào tạo là cơ quan khoa học đầu tiên đã tiến hành nghiên cứu khả năng sáng tạo của học sinh. Các công trình nghiên cứu này quan tâm đến bản chất, cấu trúc tâm lý của sáng tạo, phương pháp chẩn đoán, đánh giá khả năng sáng tạo và con đường giáo dục, phát huy khả năng sáng tạo của người Việt Nam. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về sáng tạo còn ít và khá mới mẻ. Đến nay, chúng ta mới chỉ có một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ Tâm lý học, xã hội học, giáo dục học đã bảo vệ ở các trường Đại học và viện nghiên cứu như: Vấn đề sáng tạo đối với trẻ MG, có một số các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn. Các tác giả này đã đề cập đến vấn đề sáng tạo của trẻ trong hoạt động vui chơi. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của
  20. 10 trẻ MG. Thông qua trò chơi các chức năng tâm lý của trẻ phát triển. Các tác giả đã khẳng định: Hoạt động vui chơi đã làm nảy sinh trí tưởng tượng, mà trí tưởng tượng là yếu tố cơ bản của hoạt động sáng tạo. Luận án Tiến sĩ của Lê Thanh Thủy nghiên cứu về: “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi ”. Bằng thực nghiệm tác giả đã chứng minh được tri giác là yếu tố quyết định, ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Luận án Tiến sĩ của Trương Bích Hà nghiên cứu về: “Tưởng tượng sáng tạo hành động của sinh viên trường Đại học sân khấu điện ảnh”. Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Nga, Phạm Thị Thu Hoa nghiên cứu về: “Khả năng sáng tạo của trẻ Mẫu giáo và học sinh tiểu học thông qua hoạt động vui chơi và qua môn kể chuyện”. Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thu Hương nghiên cứu về: “Tiềm năng sáng tạo và biểu hiện của nó trong vận động theo nhạc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. Tác giả đã chỉ ra rằng, nếu tổ chức tốt đời sống và môi trường sống của trẻ sẽ tạo ra ở trẻ nhu cầu và khả năng sáng tạo. Luận văn Thạc sĩ của Vũ Thị Kiều Trang nghiên cứu về: “Phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu”. Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Hoàng Trang nghiên cứu về: “Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong vận động theo nhạc”. Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Kim Ngọc nghiên cứu về: “Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ theo ý thích”. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học của Ngô Thị Tuyết Mai nghiên cứu về: “Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng kịch”. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học của Phạm Thị Nguyên Chi nghiên cứu về: “Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0