intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường trường ĐH Sư phạm Tp.HCM; từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Mỹ Thơ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Mỹ Thơ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ LAN PHƯỢNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả tấm lòng của con, con kính xin gửi đến Bố Mẹ tất cả những thành quả của con hôm nay! Trong suốt sáu năm học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới tất cả các Thầy Cô tại trường, các Thầy Cô và chuyên viên tại Phòng Sau Đại học, đặc biệt là các Thầy Cô ở Khoa Khoa học Giáo dục đầy tận tâm và trách nhiệm trong sự nghiệp trồng người. Em xin chân thành cảm ơn Cô Phạm Thị Lan Phượng, Cô đã quan tâm, lo lắng và giúp đỡ em tận tình để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Em xin lỗi Cô nhiều vì những thiếu sót của em trong quá trình làm việc cùng Cô. Em biết kết quả nghiên cứu của em còn nhiều hạn chế vì em thực sự chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học. Em hi vọng Cô sẽ cảm thấy vui vì những cố gắng và nỗ lực của em. Em xin gửi lời cảm ơn sâu đậm tới các Cán bộ quản lý tại các đơn vị sự nghiệp. Nghiên cứu của em không thể hoàn thành nếu không có sự góp ý, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm từ các Thầy Cô. Tất cả những kết quả nghiên cứu của em xin được ghi nhận những đóng góp quan trọng của các Thầy Cô. Có lẽ, những người quan trọng nhất với đề tài nghiên cứu của em là các Anh Chị, các Bạn và các Em cựu sinh viên quản lý giáo dục. Em xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc của mình đến các cựu sinh viên vì những chia sẻ đầy tâm huyết gửi gắm đến các thế hệ sinh viên quản lý giáo dục. Cuối cùng, em xin gửi nhiều lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt đến tất cả các Thầy Cô, các Anh Chị, các Bạn và các Em cựu sinh viên quản lý giáo dục! Em xin trân trọng cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 09 năm 2016 Tác giả Đỗ Thị Mỹ Thơ
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đỗ Thị Mỹ Thơ, học viên cao học ngành Quản lý giáo dục khóa 25 (2014- 2016), tại Khoa Khoa học Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Tôi cam đoan tất cả kết quả nghiên cứu là trung thực và cho đến nay chưa được công bố trên bất cứ phương tiện truyền thông nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 09 năm 2016 Tác giả Đỗ Thị Mỹ Thơ
  5. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................................2 3.1. Khách thể nghiên cứu..........................................................................................2 3.2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2 4. Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu .................................................................3 4.1. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3 4.2. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................................3 6. Giới hạn đề tài ......................................................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................4 7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................................4 7.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................4 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn .....................................................5 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học..................................................................5 8. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................................6
  6. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………………………………………..7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................................7 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................7 1.1.2. Tại Việt Nam.....................................................................................................9 1.2. Cơ sở lý luận................................................................................................................... 13 1.2.1. Đánh giá .......................................................................................................... 13 1.2.2. Các đối tượng đánh giá ................................................................................. 16 1.2.3. Đáp ứng yêu cầu công việc .......................................................................... 23 1.2.4. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường ĐH Sư phạm Tp. HCM..................................................................... 41 Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN……………………………...46 2.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................................. 46 2.1.1 Phương pháp điều tra (bằng phiếu khảo sát) ............................................... 46 2.1.2. Phỏng vấn bán cấu trúc ................................................................................. 51 2.2. Tổng quan hiện trạng việc làm của SVTN ngành QLGD ........................................ 54 2.3. Mức độ phù hợp của chương trình đào tạo ngành QLGD với yêu cầu công việc thực tế...................................................................................................................................... 57 2.4. Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD .............................................................................................. 58 2.5. SVTN ngành QLGD tự đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc.................... 60 2.5.1. SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức ...................................... 60 2.5.2. SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng ........................................ 61 2.6. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN thông qua đánh giá của NSDLĐ và tự đánh giá của SVTN ngành QLGD đang làm việc tại đơn vị .................. 65 2.6.1. NSDLĐ đánh giá và SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về kiến thức của SVTN ngành QLGD ............................................................................ 66 2.6.2. NSDLĐ đánh giá và SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về kỹ năng của SVTN ngành QLGD ................................................................................... 67
  7. Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH…...76 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................................................ 76 3.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 76 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 76 3.2. Các biện pháp ................................................................................................................. 78 3.2.1. Khảo sát NSDLĐ và SVTN theo định kỳ để nắm bắt mức độ phù hợp của chương trình đào tạo........................................................................................... 78 3.2.2. Đổi mới chương trình đào tạo ...................................................................... 79 3.2.3. Tăng cường sự gắn kết giữa Nhà trường - Sinh viên tốt nghiệp - Người sử dụng lao động trong quá trình đào tạo và sử dụng lao động ngành QLGD .......... 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………….84 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...87 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….92
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Viết đầy đủ Viết tắt 1 Đại học ĐH 2 Điểm trung bình ĐTB 3 Giáo dục-Đào tạo GD-ĐT 4 Kỹ năng KN 5 Người sử dụng lao động NSDLĐ 6 Nhà trường NT 7 Quản lý giáo dục QLGD 8 Sinh viên SV 9 Sinh viên tốt nghiệp SVTN 10 Thành phố Hồ Chí Minh Tp. HCM 11 Thứ hạng TH 12 Trung bình chung TBC
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Stt Sơ đồ, Bảng biểu Trang 1 Sơ đồ 1.1. Quy trình đánh giá kết quả giáo dục 14 2 Sơ đồ 1.2. Mô hình tổng thể quá trình đào tạo Đại học 15 Bảng 1.1. Các kỹ năng quan trọng khi tuyển dụng công nhân/ nhân 3 17 viên và chuyên viên/ cán bộ quản lý của NSDLĐ 4 Bảng 1.2. Cấu trúc chương trình đào tạo QLGD theo tín chỉ 29 5 Bảng 1.3. Phân chia các mức độ/ giai đoạn hình thành kỹ năng 32 6 Bảng 2.1. Cựu sinh viên tốt nghiệp ngành QLGD tham gia khảo sát 47 7 Bảng 2.2. Người sử dụng lao động tham gia khảo sát 48 8 Bảng 2.3. Đối tượng phỏng vấn 51 9 Bảng 2.4. Tổng số SVTN tham gia khảo sát 54 10 Bảng 2.5. Tổng số SVTN có việc làm và chưa có việc làm 54 11 Bảng 2.6. Lĩnh vực làm việc của SVTN ngành QLGD 55 12 Bảng 2.7. Hợp đồng lao động của SVTN ngành QLGD 55 13 Bảng 2.8. Thâm niên làm việc của SVTN ngành QLGD 56 14 Bảng 2.9. Mức lương của SVTN ngành QLGD 56 15 Bảng 2.10. SVTN tham gia các lớp bồi dưỡng/ đào tạo ngắn hạn 56 Bảng 2.11. Ý kiến của NSDLĐ và SVTN về mức độ phù hợp 16 57 chương trình đào tạo ngành QLGD Bảng 2.12. Ý kiến của NSDLĐ và SVTN về mức độ quan trọng của 17 58 các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN
  10. 18 Bảng 2.13. SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức 60 19 Bảng 2.14. SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng chung 61 20 Bảng 2.15. SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng nghề nghiệp 63 Bảng 2.16. Các cặp NSDLĐ – SVTN đánh giá mức độ đáp ứng yêu 21 65 cầu công việc của SVTN Bảng 2.17. NSDLĐ-SVTN đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về kiến 22 66 thức của SVTN Bảng 2.18. NSDLĐ đánh giá và SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng 23 66 yêu cầu về kiến thức của SVTN Bảng 2.19. NSDLĐ-SVTN đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về KN 24 67 chung của SVTN Bảng 2.20. NSDLĐ đánh giá và SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng 25 67 yêu cầu về KN chung của SVTN Bảng 2.21. NSDLĐ-SVTN đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về KN 26 69 chung của SVTN Bảng 2.22. NSDLĐ đánh giá và SVTN tự đánh giá mức độ đáp ứng 27 69 yêu cầu về KN nghề nghiệp của SVTN Bảng 2.23. NSDLĐ nhận xét chung về thái độ và ý thức kỷ luật lao 28 72 động của SVTN
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (2014), trong khi nhiều người sử dụng đang vất vả tìm kiếm những người lao động phù hợp với mình thì số sinh viên ra trường kiếm được việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo rất thấp, SV phải làm trái nghề hoặc thất nghiệp. Nguyên nhân chính là “SV không có những kỹ năng phù hợp” hoặc do khan hiếm lao động trong một số ngành nghề mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay chưa đáp ứng được. Tương tác giữa NSDLĐ với các cơ sở giáo dục-đào tạo còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào vấn đề tuyển dụng và chỉ một số ít NSDLĐ cho biết họ có góp ý với nhà trường về nội dung chương trình giảng dạy hoặc phương pháp kiểm tra SV [29]. Thực trạng đó báo động các cơ sở GD-ĐT phải xem xét lại chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước sẽ dẫn đến những dịch chuyển về cầu nguồn lao động, lao động giản đơn, thủ công sẽ dần bị thay thế bởi lao động đòi hỏi nhiều kỹ năng phức tạp, trình độ chuyên môn cao hơn tại các doanh nghiệp. Do đó, các cơ sở GD-ĐT cần thực hiện đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp để có những cải thiện và đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, kiểm tra đánh giá…cho người học gắn với thực tế yêu cầu công việc. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học (ban hành kèm quyết định số 06/VBHN-BGDĐT ngày 04/ 03/ 2014) quy định tại tiêu chuẩn 4: có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của NT, tình hình SVTN, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp (tiêu chí 6); có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội (tiêu chí 7). Như vậy, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN là nhiệm vụ mà bất cứ nhà QLGD nào cũng cần thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đạt mục tiêu đề ra. Năm học 2008-2009, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu tuyển sinh sinh viên hệ chính quy ngành quản lý giáo dục. Hiện tại, nhà trường đã có 5 khóa sinh viên tốt nghiệp. Các SVTN đang công tác ở các cơ quan và tổ chức thuộc lĩnh vực
  12. 2 trong và ngoài giáo dục. Tuy nhiên công tác liên hệ với các cựu SVTN của khoa chưa thực hiện thường xuyên. Việc thực hiện nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN sẽ góp phần khẳng định chất lượng đào tạo của khoa, tăng cường mối liên kết giữa Nhà trường - Sinh viên tốt nghiệp - Người sử dụng lao động và tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các SV được đào tạo trong tương lai. Bên cạnh đó, những phản hồi đánh giá của các cơ quan tuyển dụng đối với SVTN (mức độ đạt được, chưa đạt được những kiến thức, kỹ năng, những yêu cầu cần bổ sung trong quá trình đào tạo…) là cơ sở định hướng cho hoạt động đào tạo của khoa trong thời gian sắp tới. Với những lý do trên, người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc và đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của của SVTN ngành QLGD tại trường. 2. Mục đích nghiên cứu Người nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường trường ĐH Sư phạm Tp.HCM; từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 3 4. Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị tại trường đại học, SVTN ngành QLGD tự đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại như thế nào? Kỹ năng nào là cần thiết cho công việc hiện tại của sinh viên tốt nghiệp? - NSDLĐ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại của sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục ở trường ĐH Sư phạm Tp. HCM như thế nào? Kỹ năng nào là cần thiết để sinh viên đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị tại trường đại học, SVTN ngành QLGD đáp ứng ở mức độ khá yêu cầu công việc hiện tại. Tuy nhiên SVTN còn hạn chế ở một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường đại học. - Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường ĐH Sư phạm Tp.HCM. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường ĐH Sư phạm Tp.HCM. 6. Giới hạn đề tài - Người nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, hệ chính quy 4 năm. SVTN được cấp bằng cử nhân QLGD từ năm 2012 đến năm 2015 (Khóa 34, Khóa 35, Khóa 36, Khóa 37). - Người nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD thông qua SVTN tự đánh giá và đánh giá của NSDLĐ. Do đó, căn cứ số
  14. 4 liệu SVTN các khóa từ năm 2012 đến năm 2015 do trường cung cấp, người nghiên cứu đã gửi phiếu hỏi đến tất cả SVTN và các NSDLĐ có thể tiếp cận được. Người nghiên cứu tập trung đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên về kiến thức và kỹ năng, không đi sâu vào đánh giá về thái độ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu - Người nghiên cứu sử dụng cả tiếp cận nghiên cứu định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua thu thập, xử lý, phân tích số liệu khảo sát SVTN, NSDLĐ và số liệu của các nghiên cứu tham khảo khác. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phân tích hồ sơ của trường và phỏng vấn bán cấu trúc SVTN và NSDLĐ. - Người nghiên cứu tiếp cận nghiên cứu lịch sử nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề theo những mốc thời gian cụ của các đề tài nghiên cứu liên quan trên thế giới và tại Việt Nam. - Người nghiên cứu tiếp cận nghiên cứu thực tiễn nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường ĐH Sư phạm Tp. HCM. Đồng thời người nghiên cứu tìm hiểu bối cảnh của giáo dục, kinh tế xã hội và thị trường lao động hiện tại để liên hệ giải thích mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN. - Tiếp cận hệ thống - cấu trúc giúp người nghiên cứu xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, các mối quan hệ tác động đến mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN đại học hiện nay. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Tiến hành tham khảo, tổng hợp, phân tích, khái quát hóa hệ thống các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài cho đến thời điểm hiện tại. - Tổng hợp số liệu, văn bản pháp lý có liên quan đến đề tài theo trình tự thời gian, logic và khoa học.
  15. 5 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra (bằng phiếu khảo sát) - Mục đích: thu thập số liệu để phân tích thống kê - Nội dung điều tra: + Đánh giá của NSDLĐ về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD. + Tự đánh giá của SVTN ngành QLGD về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại - Cách thức: người nghiên cứu trực tiếp phát phiếu và thu phiếu khảo sát ý kiến từ các đối tượng được khảo sát. - Đối tượng điều tra: SVTN và NSDLĐ 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Mục đích: tìm hiểu thực trạng nhu cầu công việc ngành QLGD, một số biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD. Cách thức: Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc trực tiếp. Đối tượng phỏng vấn: SVTN và NSDLĐ 7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ Người nghiên cứu thu thập hồ sơ liên quan đến SVTN, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra ngành QLGD; thu thập các tài liệu của trường qua hệ thống website nhằm tìm hiểu thực trạng đào tạo. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Mục đích: Xử lý, phân tích số liệu thống kê. Người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 16.0, phần mềm Excel.
  16. 6 8. Cấu trúc đề tài Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường đại học Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn Chương 3: Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN ngành QLGD tại trường ĐH Sư phạm Tp.HCM Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục
  17. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Báo cáo của UNESCO (1998), “Higher Education Relevance in the 21st Century”, đã đề cập đến mối liên quan giữa giáo dục đại học với những thay đổi của xã hội. Trong bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội có những biến động, thay đổi nhanh chóng, người học cần được trang bị những năng lực để thích ứng không chỉ ở hiện tại mà còn với sự thay đổi trong tương lai [52]. Trong cuốn sách “Kinh tế học giáo dục: nghiên cứu và các chủ đề” do Geogre Psacharopoulos chủ biên (1987), bài viết “Công việc và giáo dục” của Henry H.Levin đã cho rằng cả hai khu vực giáo dục và việc làm đều thực hiện cải cách để tạo ra vốn nhân lực cho xã hội và tương tác với nhau để liên tục thiết lập các kết nối (tham khảo từ Phạm Thị Lan Phượng, 2015) [39]. Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu Tiếp thị Khoa học với Doanh nghiệp ở Đức đã thực hiện nghiên cứu về “Thực trạng của Quan hệ Hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ở Châu Âu”, kết quả nghiên cứu đã được phổ biến trên 3000 trường đại học tại 33 quốc gia. Nghiên cứu này đã trình bày những lý luận quan trọng và chủ yếu về mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp (tham khảo từ Phạm Thị Ly, 2012) [26]. Năng lực của SVTN được xem là khả năng của mỗi cá nhân có thể tham gia vào công việc, duy trì việc làm và có khả năng thích ứng khi chuyển đổi vị trí công việc trong cùng một tổ chức hoặc có thể thay đổi việc làm mới trong điều kiện cần thiết (Parry, 1998). Một số mô hình lý thuyết về khả năng làm việc của SVTN đã được nghiên cứu trên thế giới như: mô hình CPS của Fugate et al (2004) (gồm các thành tố: thích ứng nghề nghiệp - bản sắc nghề nghiệp - vốn hiểu biết xã hội và con người); mô hình USEM của Yorke và Knight (2004) (gồm các thành tố: sự hiểu biết - kỹ năng - niềm tin - phẩm chất - tư duy/ siêu nhận thức); mô hình CarrerEDGE của Dacre Pool
  18. 8 và Sewell (2007) (gồm các thành tố: nghề nghiệp - kinh nghiệm - bằng cấp/ kiến thức chuyên môn - kĩ năng cốt lõi - trí tuệ cảm xúc) (tham khảo từ Phạm Văn Quyết, 2014) [43]. Các nghiên cứu về đánh giá năng lực SVTN trên thế giới như: Nghiên cứu về năng lực của các ứng viên tốt nghiệp ngành ngân hàng tại các trường đại học, cao đẳng ở Malaysia trong mắt nhà tuyển dụng “Business Graduates’ Competencies In The Eyes Of Employers: An Exploratory Study In Malaysia, University of Tenaga National, College of Business Management and Accouting, Sultan Haij Ahmad Shah Campus” (2010) của nhóm tác giả Shirley Ken Tzu Ting, Cheah Yeh Ying, Zuliawati Mohamed Saad và Aerni Isa. Kết quả cho thấy: sinh viên có kiến thức chuyên ngành khá tốt nhưng thiếu các kỹ năng mềm: KN viết, KN thuyết trình, KN viết bản báo cáo, KN nghiên cứu, KN phối hợp, KN thích nghi với sự đổi mới, KN đánh giá…Nghiên cứu đánh giá năng lực của các nhân viên điều dưỡng ngành y tế “Competency assesment of nursing staff” (2008) của tác giả Lynn Whelan. Nghiên cứu thực hiện đánh giá năng lực nhân viên dựa trên các yếu tố như kiến thức, kỹ năng và thái độ cư xử trong quá trình làm việc (tham khảo từ Nguyễn Thái Hòa, 2013) [18]. Năm 1990, B.P Allen (Mỹ) nghiên cứu về “Các kỹ năng cần có để SVTN có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc”, kết quả nghiên cứu đã đưa ra các KN SVTN cần có như: KN sử dụng quỹ thời gian cá nhân; KN hình thành các hành động học tập và các phẩm chất khác; kỹ năng làm chủ các cảm xúc tiêu cực; KN chủ động luyện tập và hình thành các thói quen hành vi mang tính chất nghề nghiệp (tham khảo từ Đỗ Thị Thúy, 2012) [49]. Trong các khảo sát về tình trạng việc làm và đánh giá chất lượng đầu ra của từng chương trình học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới có tích hợp việc đánh giá kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ nghề nghiệp của cựu SVTN như cuộc điều tra năm 1999 của trường Đại học Melbourne Úc với 3000 sinh viên và cuộc điều tra năm 2001 của trường Đại học Michigan với 6000 sinh viên. Các khảo sát này cung cấp cho nhà trường những yêu cầu công việc (kiến thức, kỹ năng) cần có của SVTN. Đây là cơ sở để nhà trường điều chỉnh chương trình đào tạo và nội dung đào tạo cho phù
  19. 9 hợp với yêu cầu của thị trường lao động (tham khảo từ Đỗ Nghiêm Thanh Nga, 2009) [28]. Tổng kết lại, nghiên cứu của UNESCO (1998) đã chỉ ra cần phải tăng cường sự tương thích giữa giáo dục đại học và thị trường lao động nhằm cung cấp cho SVTN những năng lực cần thiết để thích ứng với sự thay đổi ở hiện tại lẫn tương lai. Các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Tiếp thị Khoa học với Doanh nghiệp ở Đức (2011) (tham khảo từ Phạm Thị Ly, 2012), Henry H.Levin (1987) (tham khảo từ Phạm Thị Lan Phượng, 2015), Đại học Melbourne Úc và Đại học Michigan (tham khảo từ Đỗ Nghiêm Thanh Nga, 2009) đã chỉ ra được: tầm quan trọng và cần thiết của việc đánh giá năng lực SVTN đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Bên cạnh đó các nghiên cứu của B.P Allen (1990) (tham khảo từ Đỗ Thị Thúy, 2012), Lynn Whelan (2008) và nhóm tác giả Shirley Ken Tzu Ting, Cheah Yeh Ying, Zuliawati Mohamed Saad và Aerni Isa (2010) (tham khảo từ Nguyễn Thái Hòa, 2013) đã nêu lên được một số kỹ năng cần thiết để SVTN đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng cho đề tài của người nghiên cứu. 1.1.2. Tại Việt Nam Năm 2013, Ngô Thị Minh thực hiện nghiên cứu về “Tình trạng thất nghiệp của thanh niên sinh viên hiện nay”, tác giả đã chỉ ra rằng: qua khảo sát hơn 20.000 người tìm việc (T8/2012) của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp. Hồ Chí Minh cho thấy trên 50% sinh viên phải tìm kiếm việc làm nhiều lần hoặc làm việc trái nghành nghề đã học. Tình trạng này được ví von như là “không thất nghiệp nhưng thất nghề”. Những sinh viên ra trường không tìm được việc làm phải “làm bất cứ công việc gì để kiếm sống”. Một số sinh viên có điều kiện học cao lên để khỏi lãng phí thời gian nhàn rỗi, đã tạo nên tình trạng một số học viên của lớp cao học không có một chút kinh nghiệm nào và điều này thực chất chỉ là “chuyển từ hình thức cử nhân thất nghiệp sang thạc sĩ thất nghiệp”. Tác giả cũng đề cập đến việc thực hiện mục tiêu “tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350-400 SV vào năm 2020” (theo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020) dẫn đến quy mô đào tạo đại học thời gian qua tăng trung bình 13%/ năm. Việc mở trường, mở ngành
  20. 10 đào tạo chưa gắn với quy hoạch và yêu cầu sử dụng lao động làm mất cân đối cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền; chỉ tiêu tuyển sinh chính quy các trường đều tăng nhưng công tác quản lý đào tạo của nhà trường còn buông lỏng; nhà trường thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ, giáo viên và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đặt ra,…là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội. Điều này đang làm gia tăng tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay [27]. Năm 2011, nhóm tác giả gồm Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến và Phạm Lê Đông Hậu đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên” trên 98 doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, sản xuất, kinh doanh thương mại, cơ quan hành chính sự nghiệp và các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục thuộc các tỉnh/ thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Cà Mau). Những đơn vị được lựa chọn có ít nhất 20% cán bộ và nhân viên đang công tác đã tốt nghiệp từ trường Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp của trường Đại học Cần Thơ là khá tốt. Tuy nhiên việc đáp ứng yêu cầu, kỹ năng và điều kiện công việc của sinh viên không đồng đều ở các lĩnh vực hoạt động. Sinh viên dường như phù hợp hơn với yêu cầu công việc trong các trường THPT và các đơn vị hành chính sự nghiệp và chưa được đánh giá cao khi được tuyển dụng và làm việc tại các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Theo đó, sinh viên cần quan tâm và cải thiện nhiều hơn các kiến thức về lý thuyết cơ bản; kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành; kỹ năng kinh nghiệm thực tiễn; khả năng giải quyết công việc; các kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, năng lực về ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học [33]. Năm 2012, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Dung về “Đánh giá thực trạng và tìm các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU)”. Đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của các giảng viên (mẫu=130), các cán bộ quản lý (mẫu=38), nhân viên (mẫu=57), sinh viên (mẫu=2004), cựu sinh viên (mẫu=104), nhà tuyển dụng (mẫu=32) (tổng mẫu =2372). Kết quả cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
60=>0